“Buồn vì không biết thích nghề gì”
Thí sinh Nguyễn Ngọc Lan đang cân nhắc nguyện vọng 2 vào trường. Nguyện vọng 1 của em là vào khoa Ngữ văn, em đang tính toán xem nguyện vọng 2 vào khoa Lịch sử hay Chính trị
“Em thật sự chưa biết nên đăng ký vào khoa nào nữa. Em thi khối C nên khi đăng ký xét tuyển vào sư phạm thì mọi người đều khuyên vào khoa Ngữ văn. Ở phổ thông em học tốt môn này nên em nghĩ có thể theo học được. Còn lại các khoa khác em thấy bình thường, nhưng vẫn muốn đăng ký đủ cả hai nguyện vọng để cho chắc chắn”.
Ngọc Lan tiết lộ em còn đăng ký xét tuyển vào Khoa Báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM), và đây mới là khoa em thật sự thích học.
Thí sinh Phạm Quang Thắng đến từ Đồng Nai thì đăng ký xét tuyển vào Khoa Sư phạm Toán. Vốn là học sinh trường chuyên, Thắng cho biết việc trở thành giáo viên là một trong những định hướng của em. “Em thấy mình cũng hợp với nghề sư phạm, cả nhà em không ai theo nghề này nhưng bố mẹ cũng ủng hộ”.
Thắng cho biết vì có ý định theo nghề nên em cũng đọc về những thay đổi sắp tới trong giáo dục. “Em biết là học xong ra trường, nếu có việc làm ngay thì lứa cử nhân chúng em sẽ dạy theo chương trình – SGK mới. Em mong rằng nhà trường cải tiến chương trình đào tạo, chuẩn bị cho chúng em đủ kiến thức và kỹ năng để ra trường có thể làm việc được ngay”.
Còn thí sinh Nguyễn Thùy Dương đến từ Quận Tân Phú nộp hồ sơ tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết dù nộp hồ sơ vào ngành sư phạm nhưng bản thân Dương lại không thích ngành sư phạm.
Dương cho biết em lựa chọn nộp ngành thấp nhất vào trường sư phạm vì điểm của em cũng không cao. “Nhưng khả năng đỗ rất có thể xảy ra”.
Chia sẻ về ngành yêu thích của mình Dương cho biết “Em thấy cũng buồn vì bản thân chẳng biết thích gì. Em cũng học rất nhiều chỗ, quen nhiều bạn, thấy đa phần các bạn của em cũng vậy. Khi hỏi các bạn thích gì các bạn cũng không biết thích gì. Chỉ những bạn quyết tâm thật sự học rất nghiêm túc. Còn lại học ít nghiêm túc”.
![]() |
Thí sinh nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Theo Dương, ngoài nộp hồ sơ vào sư phạm, em cũng nộp ở một trường khác. “Đỗ trường nào em học trường đó. Nếu đỗ cả hai, em sẽ cân nhắc”.
“Tôi rất sợ thí sinh không yêu nghề”
Ông Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết đây là một trong những trường rất được thí sinh quan tâm.
“Lượng thí sinh đăng kí dự thi vào trường trước đây khá lớn. Hai năm nay thay đổi phương thức thi, thì số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển tương đối khả quan”.
Ông Hồng nhận định rằng vì điểm chuẩn vào trường sư phạm cao, nên khả năng thí sinh nộp hồ sơ vào trường vì có mức điểm phù hợp ít xảy ra.
“Tôi cho rằng đa phần các em đăng ký vào trường vì tình yêu nghề. Là hiệu trưởng, tôi rất sợ thí sinh vào sự phạm nhưng không yêu nghề. Ngành giáo dục không thể bền vững nếu người làm nghề không thật sự yêu nghề mà vì những lý do khác” – ông Hồng bày tỏ.
Trước câu hỏi nhà trường đã có giải pháp nào để lựa chọn những thí sinh không chỉ có điểm cao mà còn yêu nghề, gắn bó với nghề sư phạm, ông Hồng cho biết biện pháp thực tế chưa làm được nhưng tư duy về việc này thì đã có.
“Khi đi tư vấn, tôi thẳng thắn khuyên các em rằng nếu chọn nghề sư phạm, các em phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ, yêu học sinh. Nếu các em không yêu nghề mà vẫn theo học, các em hại chính bản thân thì ít vì lựa chọn sai ngành nghề, nhưng lớn hơn là các em hại cả một thế hệ”.
Ông Hồng cũng mong muốn những thí sinh chọn nghề sư phạm phải cân nhắc kĩ vì các em có có quyền quyết định tương lai, công việc của mình. “Công việc của một nhà giáo rất vất cả. Có thể thu nhập thấp, ít thời gian, vất vả, áp lực nên các em cần cân nhắc kỹ. Dù vậy, “nghề giáo” luôn là một nghề thực sự đáng quý theo đúng nghĩa”.
“Thế hệ chúng tôi khi chọn nghề ít có điều kiện tìm hiểu nhiều như bây giờ. Chúng tôi cũng ít nhiều phải chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Nhưng dù vậy, chúng tôi rất yêu nghề. Ngày nay các em có nhiều điều kiện nhận biết về “quyền” của các em nhiều hơn, vì vậy, các en phải sáng suốt, lựa chọn”.
Về việc nhà trường có “cảnh báo” nào cho sinh viên về tình trạng sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp, ông Hồng cho rằng, vấn đề thất nghiệp không thực sự “khủng khiếp” như mọi người vẫn nghĩ.
“Vì những sinh viên học sư phạm học giỏi, yêu nghề thực sự ra trường vẫn có việc làm đúng nghĩa, có chỗ làm phù hợp và tử tế” – ông Hồng khẳng định.
Lê Huyền – Ngân Anh
" alt=""/>Hiệu trưởng trường sư phạm “rất sợ thí sinh không yêu nghề”Truyền thông Đài Loan cho biết nguyên nhân Huỳnh Chí Vỹ vỡ nợ là vì công việc kinh doanh thất bại. Vài năm qua, anh đầu tư số tiền lớn vào lĩnh vực trò chơi điện tử, dịch vụ ăn uống và các mảng kinh doanh phụ khác. Anh cũng đồng thời là giám đốc điều hành 6 nhà hàng kiểu Hong Kong.
"Dịch bệnh Covid-19 khiến công việc kinh doanh anh ấy gặp khó khăn, doanh số gần như bằng 0. Nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không đủ chi phí gồng gánh", nguồn tin chia sẻ với Sina. Trong khi đó, Huỳnh Chí Vỹ từ chối phản hồi khi được phóng viên liên hệ.
![]() | ![]() |
Tài tử nổi tiếng nhờ vẻ ngoài nam tính, cao 1,95 m và cân nặng 84 kg.
Huỳnh Chí Vỹ sinh năm 1981, xuất thân là người mẫu. Nhờ đoạt danh hiệu quán quân tại một cuộc thi tìm kiếm siêu mẫu Con đường tơ lụa, anh chính thức gia nhập làng giải trí với vai trò diễn viên. Trong sự nghiệp gần 20 năm, nam diễn viên góp mặt trong các phim như Hoa hồng tình yêu, Đánh cắp trái tim, Tiên kiếm 3, Cùng ngắm mưa sao băng, 101 lần cầu hôn...
Năm 2009, nam diễn viên chuyển hướng sang Trung Quốc hoạt động. Anh tiếp tục tham gia dự án phim, tham gia gameshow và quảng cáo song không tạo được nhiều dấu ấn. Từ 2012, anh rẽ hướng sang kinh doanh để đảm bảo kinh tế cho bản thân và gia đình.
Trang Lăng Vân được xác nhận qua đời khi ngã từ tầng cao xuống. Dù được đưa đi cấp cứu nhanh chóng nhưng cô không qua khỏi, hưởng dương 22 tuổi.
" alt=""/>Diễn viên Huỳnh Chí Vỹ vỡ nợ gần 10 tỷ đồngNguyên mẫu chiếc máy tính Apple Computer A từng thuộc sở hữu của cố CEO Apple – Steve Jobs hiện đang được bán đấu giá – với mức giá thấp nhất có thể chiến thắng đấu giá là 500.000 USD, do công ty đấu giá RR Auction thực hiện.
Chiếc máy tính mang tính lịch sử này từng được cho là đã thất lạc và chỉ vừa được tìm thấy gần đây. Thiết bị được chính nhà đồng sáng lập Apple – Steve Wozniak hàn bảng mạch bằng tay năm 1976 – đúng năm thành lập của Apple.
Thực tế, Apple Computer A không phải 1 thiết bị có hình khối giống những chiếc máy tính cá nhân mà chúng ta thấy ngày nay mà chỉ là một bảng mạch với các con chip và dây điện – được thương hiệu hóa với dòng chữ in nổi "Apple Computer A 76".
"Bản dùng thử" có giá trị lịch sử cao nhất này từng được Steve Jobs chào bán cho Paul Terrell – chủ sở hữu thương hiệu The Byte Shop, một trong những cửa hàng máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Và chính Paul Terrell là người khuyến khích Steve Jobs hãy phát triển bản thương mại của sản phẩm này thay vì chỉ để nó dưới dạng những bảng mạch loằng ngoằng.
Bảng mạch và 2 nhà đồng sáng lập Apple định chào bán sử dụng ngôn ngữ lập trình BASIC để tương tác. Người dùng cần mang theo bộ lưu trữ, bộ cấp nguồn và bàn phím riêng để có thể sử dụng.
Steve Jobs lúc đầu chỉ định bán bảng mạch với giá 40 USD nhưng nhận được tư vấn của Paul Terrell, ông đã phát triển phiên bản hoàn chỉnh của Apple 1.
The Byte Shop sau đó đã đặt mua 50 chiếc với giá 666.66 USD/sản phẩm và trở thành cửa hàng đầu tiên trên thế giới bán máy tính Apple 1. Có thể nói, Terrell chính là người đặt nền móng cho sự thay đổi của Apple – từ hoạt động mang tính cá nhân hóa nhỏ lẻ trong "Apple Garrage" trở thành công ty công nghệ khổng lồ trị giá 2.5 nghìn tỷ USD như ngày nay.
Apple Computer A chính thức lên sàn đấu giá từ ngày 20/7 và cho tới ngày 29/7 đã có mức giá đấu lên tới hơn 400.000 USD. Ngày kết thúc đấu giá cho sản phẩm này là ngày 18/8.
"Rất ít cổ vật của Apple được đánh giá là hiếm có và có giá trị lịch sử cao như nguyên mẫu Apple 1 này. Nó đã nằm trong Apple Garage suốt nhiều năm qua", RR Auction cho biết. Theo đơn vị tổ chức đấu giá, vẫn chưa rõ chủ sở hữu hiện tại của nguyên mẫu Apple 1 nhưng người bán giấu tên cho biết họ đã nhận được thiết bị từ chính tay Steve Jobs khoảng 30 năm trước.
"Chiếc Apple Computer A được đem đi đấu giá hoàn toàn trùng khớp với tấm ảnh được Terrell chụp vào năm 1976 lúc ông sử dụng thử nguyên mẫu. Thiết bị cũng đã được chuyên gia về Apple-1 Corey Cohen kiểm định và xác nhận là hàng chuẩn" – RR Auction cho biết thêm.
Tuy nhiên, dựa trên một số hình ảnh, nguyên mẫu Apple 1 không còn nguyên vẹn hoàn toàn mà đã bị mất một mảng góc trên bên phải dường như là do bị tháo rời ra. Bức ảnh Polaroid từ năm 1976 mà RR Auction cung cấp cho thấy đây từng là một bảng mạch hoàn chỉnh.
![]() |
Sản phẩm Apple Computer A đang được RR Auction bán đấu giá là một bảng mạch có vẻ không hoàn chỉnh. |
"Tình trạng hiện tại của bảng mạch đã cho thấy quyết định vào lúc đó của Steve Jobs. Ông cho rằng nguyên mẫu này không chỉ đơn giản để cất giữ mà còn có thể tái sử dụng. Ông đã lấy một vài vi mạch ra để sử dụng trong những khâu chế tác đầu tiên cho máy tính Apple 1 như vi xử lý và các linh kiện khác", RR Auction cho biết thêm.
Một số máy tính Apple-1 hiếm đã được bán đấu giá trong những năm gần đây. Một trong những chiếc máy tính Apple-1 đầu tiên được bán với giá gần 1 triệu USD vào năm 2014. Một chiếc Apple-1 khác được bán vào năm 2013 với giá hơn 600.000 USD. RR Auction cũng đã bán một chiếc Apple-1 đang hoạt động vào năm 2020 với giá 375.000 USD, cao hơn 75.000 USD so với giá bán dự kiến của nó.
Sự hình thành của đế chế nghìn tỷ USD Apple:
Năm 1976: Các nhà sáng lập Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập công ty vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 khi họ bắt đầu bán các bộ máy tính cho những người có sở thích, mỗi bộ đều do Wozniak chế tạo thủ công.
Sản phẩm đầu tiên là Apple I.
1977: Apple phát hành Apple II vào tháng 6, đây là chiếc PC đầu tiên được sản xuất cho thị trường đại chúng.
1981: Jobs trở thành chủ tịch.
1984: Macintosh được giới thiệu trong thời gian quảng cáo cho Super Bowl và sau đó chính thức được công bố trong một sự kiện ra mắt. Nó đã bị ngừng sản xuất một năm sau đó và Jobs rời công ty.
1987: Apple phát hành Macintosh II, máy Mac màn hình màu đầu tiên.
1997: Apple thông báo họ sẽ mua lại phần mềm NeXT trong một thỏa thuận trị giá 400 triệu USD liên quan đến việc Jobs trở lại Apple với tư cách là Giám đốc điều hành tạm thời. Anh chính thức nhận vai vào năm 2000.
2001: Apple giới thiệu iTunes, OS X và iPod thế hệ đầu tiên.
Máy nghe nhạc iPod MP3 đầu tiên được phát hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2001, tại một sự kiện ở Cupertino và có thể chứa tới 1.000 bài hát.
2007: Apple trình làng iPhone.
2010: iPad đầu tiên được công bố.
2011: Jobs từ chức năm 2011 vì bệnh tật, trao lại chức vụ CEO cho Tim Cook. Jobs qua đời vào tháng 10 vì bệnh ung thư tuyến tụy.
2014: Apple trình làng Apple Watch. Nó cũng tiết lộ những chiếc iPhone lớn hơn đầu tiên của mình - 6 và 6 Plus.
2015: Sau khi mua Beats từ Dr Dre, Apple đã tung ra Apple Music để cạnh tranh với Spotify và các dịch vụ phát trực tuyến nhạc khác.
2016: Apple "trở lại cội nguồn" và công bố iPhone SE 4 inch - sản phẩm từng mang lại thành công cho "Táo khuyết" trong quá khứ. Trong khi đó, công ty đang vướng vào một cuộc chiến pháp lý với FBI, liên quan đến việc cơ quan này yêu cầu quyền truy cập vào chiếc điện thoại bị khóa mà Syed Farook sử dụng, người đã bị tiêu diệt trong một vụ xả súng sau khi thực hiện một vụ tấn công chết người vào tháng 12 ở San Bernardino, California cùng vợ. Lệnh tòa đã được bãi bỏ vào ngày 28 tháng 3 sau khi FBI cho biết một bên thứ ba có thể mở khóa thiết bị.
Năm 2017: Apple giới thiệu iPhone X, loại bỏ nút Home để nhường chỗ cho thiết kế màn hình tràn cạnh tương lai và hệ thống FaceID mới sử dụng cảm biến và tia laser tiên tiến để mở khóa điện thoại chỉ bằng khuôn mặt của chủ sở hữu.
Năm 2018: Lần đầu tiên cho công ty, Apple giới thiệu các tính năng mới trong hệ điều hành mới nhất của mình, iOS 12, khuyến khích người dùng quản lý và dành ít thời gian hơn trên thiết bị của họ. Động thái này được đưa ra bởi một lá thư mạnh mẽ từ các cổ đông kêu gọi công ty giải quyết vấn đề nghiện điện thoại thông minh ngày càng tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Năm 2019: Vào tháng 1, Apple báo cáo sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận đầu tiên trong một thập kỷ. Giám đốc điều hành Tim Cook một phần đổ lỗi cho doanh thu từ Trung Quốc giảm mạnh.
Năm 2022: Apple công bố doanh thu tăng mạnh trở lại, phần vì COVID-19 bị đẩy lùi, phần vì thành công từ thế hệ iPhone 13.
(Theo VTV)
Kể từ khi lên nắm vị trí CEO của Apple cho đến nay Tim Cook đã “tại vị” được gần 11 năm, mặc cho những thành công ông mang về cho Táo Khuyết thì vẫn không ít người dùng không hài lòng với cách vận hành công ty của ông.
" alt=""/>Vì sao kỷ vật của Steve Jobs luôn có giá tới vài trăm nghìn USD?