Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Al -
Doanh nghiệp lao đao vì tiền thuê đất tăng phi mã, Đà Nẵng sẽ tổ chức đối thoạiÔng Trần Quốc Hùng, Phó Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng trả lời kiến nghị của doanh nghiệp Trả lời doanh nghiệp, ông Trần Quốc Hùng - Phó Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng, cho hay thành phố đã rất nỗ lực, cố gắng để xử lý về giá đất. Cụ thể như việc tỷ lệ tiền thuê đất trong khung từ 1-3% thì thành phố đã báo cáo HĐND thành phố giảm từ 3% xuống 1%.
Tỷ lệ giữa đất thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh so với đất ở theo khung tối đa 90% thì Đà Nẵng đã đưa xuống từ 50-70%.
Về kiến nghị của doanh nghiệp, ông Hùng cho hay Đà Nẵng đã báo cáo Bộ TN&MT. Tuy nhiên, Bộ TN&MT trả lời rằng không có cơ sở pháp lý để xử lý theo kiến nghị của thành phố. Bộ này cho rằng, giá thuê đất phải tính theo mục đích sử dụng đất hợp pháp của các doanh nghiệp ven biển...
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, bảng giá đất được HĐND TP Đà Nẵng thông qua cho giai đoạn 2020-2024 là xây dựng năm 2019.
Khi đó thành phố đang đà phát triển mạnh, giá đất thị trường biến động rất cao và không ai lường được dịch Covid-19. Hiện thành phố đã giao các sở ngành thuê tư vấn rà soát bảng giá đất để điều chỉnh cho phù hợp.
Các doanh nghiệp ở Đà Nẵng đối mặt với khó khăn lớn khi tiền thuê đất tăng phi mã Với các dự án ven biển có mật độ sử dụng, mật độ xây dựng thấp dưới 20% nhưng đất cây xanh, giao thông vẫn tính là đất thương mại dịch vụ, UBND TP Đà Nẵng đã kiến nghị đoàn Đại biểu Quốc hội TP báo cáo để Quốc hội sửa đổi Luật đất đai.
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đồng ý về việc thành phố sẽ tổ chức riêng một buổi đối thoại với các doanh nghiệp thuê đất ven biển.
Ông Chinh đề nghị Sở KH&ĐT tiếp tục tổng hợp tất cả kiến nghị của doanh nghiệp để trả lời một cách có trách nhiệm nhất, tốt nhất cho doanh nghiệp.
Trước đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở khu vực ven biển thuộc 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn gửi đơn tập thể đến Thành ủy, HĐND, UBND TP. Đà Nẵng phản ánh tiền thuê đất quá cao.
Trong đơn, các doanh nghiệp nêu 3 kiến nghị, gồm: cho phép doanh nghiệp tiếp tục thuê đất như khung giá trước năm 2020; HĐND, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Quốc hội và Chính phủ không điều chỉnh tăng giá thuê đất trong giai đoạn ảnh hưởng dịch Covid-19 (năm 2020-2023) và tài khoản của doanh nghiệp không bị phong tỏa, tài sản không bị cưỡng chế vì nợ tiền thuê đất do ảnh hưởng của việc tăng giá đất lên đến 300-400%.
Từ đơn kiến nghị của doanh nghiệp, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng đã giao Sở TN&MT tham mưu lãnh đạo UBND TP lập đoàn kiểm tra thực tế một số dự án thuê đất ven biển trên địa bàn.
Tiền thuê đất tăng vọt từ 7 tỷ lên 27 tỷ/năm, du lịch làm không đủ tiền trảTiền thuê đất tăng phi mã, lên tới 300-400%, khiến nhiều doanh nghiệp du lịch ven biển Đà Nẵng làm không đủ trả, đứng trước bờ vực phá sản.">
-
Doanh nghiệp công nghệ Việt tặng khóa học lập trình online cho trẻ emKhóa học tự lập trình Scratch miễn phí gồm 5 buổi học trực tuyến trên vedubot.vn.
Đại diện Công ty DTT cho biết, đơn vị này không giới hạn số lượng học sinh đăng ký khóa tự học lập trình Scratch miễn phí. Để đăng ký khóa học, học sinh cần gửi trực tuyến thông tin đăng ký tại đây.
Thời gian tới, Công ty DTT sẽ tiếp tục cập nhật các khóa STEM tự học khác để chia sẻ miễn phí tới các em học sinh qua nền tảng hệ sinh thái giáo dục STEM VEDUBOT.
“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc học tập trên nền tảng công nghệ VEDUBOT càng phát huy tác dụng vì đã tạo cơ hội cho học sinh sử dụng thời gian hiệu quả thông qua trải nghiệm các khóa học STEM, thực hành, kiểm tra kiến thức và thỏa sức khám phá tri thức với thư viện học liệu có sẵn trên hệ thống”, đại diện Công ty DTT chia sẻ.
Trước đó, vào ngày 18/5, DTT đã cho ra mắt hệ sinh thái giáo dục STEM Việt Nam VEDUBOT tại vedubot.vn. Là kết quả tích lũy kinh nghiệm phát triển giáo dục STEM trong hơn 10 năm cùng năng lực công nghệ của DTT, VEDUBOT là nền tảng công nghệ giáo dục tích hợp đa dạng trải nghiệm, cho phép học sinh “Học STEM mọi lúc, mọi nơi”, phát triển khả năng tự học. Nền tảng này cũng góp phần mang cơ hội học tập khoa học công nghệ đến đông đảo học sinh trên cả nước, đồng thời hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục sớm chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục.
Kể từ năm 2011, DTT đã tham gia phát triển giáo dục STEM tại Việt Nam, mang đến cơ hội học tập cho hơn 60.000 lượt học sinh tại 500 câu lạc bộ và 150 trường từ mầm non đến trung học cơ sở trên cả nước.
Doanh nghiệp công nghệ này cũng đã liên tục tổ chức các cuộc thi Robothon, Wecode quốc gia, quốc tế trong 9 năm qua, với nhiều học sinh Việt Nam đạt được giải cao. Ngày hội STEM, Liên minh STEM là những hoạt động, ý tưởng đã được đội ngũ DTT khởi tạo và triển khai tổ chức.
Vân Anh
Học viện STEM hợp tác cùng Photon đưa về Việt Nam robot giúp phụ huynh học công nghệ 4.0 cùng con
ictnews Với hợp tác của Học viện STEM và Photon Education, dự kiến trong tháng 11/2019, học sinh Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận với robot giáo dục Photon, một công cụ hỗ trợ phụ huynh học lập trình cùng con một cách dễ dàng.
"> -
Đề xuất trích 10% tiền trúng đấu giá đất để phát triển nhà ở xã hộiBên cạnh trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị; HoREA đề xuất trích 10% tiền trúng đấu giá đất để phát triển nhà ở xã hội. (Ảnh: Minh Thư) Do đó, Hiệp hội đề xuất nên bổ sung thêm quy định UBND cấp tỉnh trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để phát triển nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, HoREA cho rằng, nếu bỏ quy định “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ” thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 phát triển 570.000 căn nhà ở xã hội, đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội.
Như vậy, “giấc mơ” của đông đảo người dân là người thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang muốn được mua, thuê mua nhà ở xã hội ngày càng xa vời.
HoREA cho hay, cần thiết bổ sung quy định “các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải có trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ” vào điều 43 và điều 81 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để bổ sung một phần nguồn vốn xã hội hóa từ các dự án nhà ở thương mại để thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư. Đây là chủ trương lớn của Đảng nhằm huy động các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế để góp phần phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nhà ở xã hội trong lĩnh vực nhà ở.
Hiệp hội đề xuất Nghị định của Chính phủ sau khi có Luật Nhà ở (mới) sẽ quy định phương thức thực hiện nghĩa vụ của các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải có trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội và sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước thì chủ đầu tư được bán toàn bộ sản phẩm của dự án nhà ở thương mại.
“Chủ đầu tư nộp thêm vào ngân sách nhà nước một khoản tiền tương đương 20% tiền sử dụng đất của dự án nhà ở thương mại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”, HoREA đề xuất.
Theo Bộ Xây dựng, tổng hợp từ các địa phương cho thấy nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới là rất lớn; trong đó, giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 1.300.000 căn, giai đoạn 2025-2030 cần thêm khoảng 1.300.000 căn.
Trong khi đó, cả nước đã hoàn thành 301 dự án khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7,7 triệu m2.
Hiện đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng 22,7 triệu m2. Trong đó, 245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang đầu tư xây dựng.
Minh Thư
">