Phải loại bỏ các bài báo có nội dung trùng lặp
Đối với các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín của ứng viên, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành trong quá trình xét công nhận chức danh phải kiểm tra chất lượng của các bài báo, có phù hợp với chuyên ngành đăng ký của ứng viên hay không, loại bỏ các bài có nội dung trùng lặp (chỉ tính 1 lần) theo quy định.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng yêu cầu xem xét tác giả chính, các thông tin xuất bản (ngày nhận, phản hồi, chấp nhận và xuất bản), số tạp chí; phỏng vấn ứng viên trong phiên họp báo cáo khoa học tổng quan để làm rõ những lý do ứng viên đăng bài số lượng lớn trong thời gian ngắn như ưng viên tham gia các nhóm nghiên cứu; xuất hiện yếu tố nước ngoài (địa bàn nghiên cứu, dữ liệu, số liệu nước ngoài, tác giả nước ngoài…).
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2020 cần kiểm tra một số thông tin như thời gian phản biện (ngày nhận, phản hồi, chấp nhận và xuất bản); một nhà xuất bản phát hành đồng thời nhiều tạp chí; phỏng vấn ứng viên để làm rõ lý do đăng bài với danh nghĩa cơ quan khác với cơ quan đang công tác.
Về tiêu chí xác định tác giả chính của bài báo khoa học, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu xác định theo quy định của từng tạp chí cụ thể (tác giả đứng đầu, tác giả liên hệ…); không chấp nhận xác nhận từ nhóm tác giả.
Không chỉ dựa vào cụm từ “sách chuyên khảo” in trên bìa
Đối với tiêu chí sách chuyên khảo, chương sách do nhà xuất bản quốc tế có uy tín xuất bản, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu, để xác định sách chuyên khảo cần dựa vào nội dung và kết cấu của cuốn sách chứ không chỉ dựa vào cụm từ “sách chuyên khảo” in trên bìa sách.
Việc kiểm tra, đánh giá cụ thể cuốn sách và các thông tin liên quan dựa trên lĩnh vực chuyên môn, số lượng tác giả, đề tài khoa học, tài liệu tham khảo, nghiên cứu của tác giả đóng góp vào nội dung cuốn sách.
Về tiêu chí xác định chương sách xuất bản tại nhà xuất bản có uy tín trên thế giới, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu kiểm tra kết cấu của cuốn sách thành các chương, xác định cuốn sách có được tổng hợp từ các báo cáo khoa học trong hội thảo, từ các volum của tạp chí,…
Ngoài ra, đối với hiện tượng thẩm định, xét hồ sơ chủ yếu dựa vào Bản đăng ký của ứng viên, chưa thẩm định kỹ các minh chứng trong hồ sơ, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành kiểm tra sự phù hợp của các minh chứng, không tính các minh chứng sai quy định; loại bỏ các công trình khoa học trùng lặp từ 30% trở lên và có chuyên môn không phù hợp với chuyên ngành đăng ký của ứng viên.
Thúy Nga
Nhiều ứng viên GS, PGS cho rằng Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã thay đổi hướng dẫn xét công nhận giữa chừng là không công bằng, dẫn đến đánh trượt thiếu thuyết phục.
" alt=""/>Sẽ kiểm tra chất lượng bài báo quốc tế khi xét giáo sư, phó giáo sư 2020Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã trao quyết định công nhận Chủ tịch hội đồng trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho PGS.TS Lê Thị Thu Thủy.
Bà Thủy trước đó cũng từng đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng ở Trường ĐH Ngoại thương như: Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Phó trưởng Khoa Sau đại học, Trưởng phòng quản lý đào tạo, Chủ tịch Công đoàn trường, Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường, Chủ tịch Hội đồng Trường nhiệm kỳ 2015 - 2020.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc trao quyết định công nhận Chủ tịch hội đồng trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho PGS.TS Lê Thị Thu Thủy. |
Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy bày tỏ niềm vinh dự khi tiếp tục được tín nhiệm giao trọng trách quan trọng này và quyết tâm cùng với các thành viên Hội đồng trường phát huy truyền thống trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển của Trường ĐH Ngoại thương, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo. Bà Thủy cũng cam kết sẽ làm tốt chức năng quản trị nhà trường, đặc biệt là trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ, đảm bảo cho Trường ĐH Ngoại thương luôn giữ vững vị thế của một trường dẫn đầu trong khối kinh tế, tiếp tục nâng cao vị thế trong và ngoài trên trường quốc tế.
Bà Thủy cho hay, trong thời gian tới, Trường ĐH Ngoại thương sẽ phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo liên ngành, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào các mặt hoạt động, mở rộng và phát triển khuôn viên, cơ sở vật chất. Cùng đó, tiếp tục tạo dựng môi trường để mọi thành viên có thể phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tiềm năng và nhiệt huyết vì sự phát triển của trường.
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao quyết định công nhận chức danh hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho PGS.TS Bùi Anh Tuấn. |
Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Phúc cũng trao quyết định công nhận chức danh hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho PGS.TS Bùi Anh Tuấn.
Trước đó, ông Tuấn cũng từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng tại Bộ GD-ĐT như Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Giám đốc dự án Phát triển Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE2 và là Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS Bùi Anh Tuấn bày tỏ quyết tâm cùng với tập thể nhà trường tạo được những đột phá trong phát triển, xây dựng nền tảng vững chắc, chuẩn bị đội ngũ và các điều kiện cho sự phát triển của trường giai đoạn mới thông qua các giải pháp phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết nội bộ. Cùng đó, khuyến khích đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên; xây dựng môi trường cởi mở, sáng tạo và chuyên nghiệp.
![]() |
Các thành viên Hội đồng trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ 2020-2025. |
Tham gia Hội đồng trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ này còn có 5 người ngoài trường, gồm: ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank; ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Alphanam; ông Vũ Viết Ngoạn, chuyên gia kinh tế; ông Trần Anh Vương, Chủ tịch, Tổng giám đốc tập đoàn BVG.
Thanh Hùng
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng vừa được bổ nhiệm giữ chức hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS.TS Hoàng Minh Sơn, người tiền nhiệm của tân hiệu trưởng, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường.
" alt=""/>Công bố các vị trí lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ mớiThầy Tuấn Anh, giáo viên dạy Giáo dục công dân ở Trường THCS Colette (TP.HCM) nhìn nhận tình trạng học sinh nói tục đang rất phổ biến. Anh từng tiếp xúc cũng như nghe nhiều em nói tục chửi thế, ngay cả ở trong trường học.
“Khi nghe các em nói bậy, tôi luôn nhắc nhở. Tôi nói với các em rằng làm như vậy người ta sẽ đánh giá không hay về chính các em cũng như cha mẹ, thầy cô. Phản ứng của các em lúc đó là lắng nghe, tuy nhiên không em nào thay đổi ngay”.
Thầy Tuấn Anh nhìn nhận học sinh nói tục chửi thề hiện nay không phân biệt gia cảnh. “Dù là trường có học sinh toàn là con nhà giàu hay trường đa số học sinh là con nhà nghèo thì các em vẫn nói bậy. Dù phụ huynh là người lao động chân tay hay trí thức thì con cái của họ cũng đều chửi thề”.
![]() |
Ảnh minh họa: Trương Thanh Tùng |
“Khi ngồi nói chuyện với nhau, các em thường xuyên văng tục. Nhiều em liên tục chửi thề bằng những từ ngữ rất khó nghe. Kể cả những người thân như ba mẹ, ông bà, cụ kị cũng “được” các em réo gọi kèm từ nói tục, thực sự rất phản cảm. Và khi chủ đề buôn chuyện của các em là thầy cô thì…” – anh Minh thở dài.Anh Nguyễn Lê Minh là giáo viên một trường tư thục ở quận Tân Phú (TP.HCM). Anh Minh kể cứ ra quán nước cạnh cổng trường là nghe học sinh chửi thề, văng tục. Đặc biệt là khi các em tụ tập ăn uống thì việc này càng nhiều hơn.
“Trong lớp thì hạn chế nhưng trong trường và trên mạng thì tôi thường xuyên nghe học sinh nói tục chửi thề” – đây là nhận xét của thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM).
Phản ứng của anh Du khi nghe học sinh chửi thề trong lớp là nhắc nhở, còn khi các em nói chuyện riêng với nhau thì… thôi.
Trong một buổi hội thảo với chủ đề ''Học sinh thành phố với văn hóa ứng xử học đường'' diễn ra tại TP.HCM, chính các học sinh đã thẳng thắn thừa nhận việc sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa của học sinh diễn ra hằng ngày trong lớp và trong trường học.
Các học sinh cứ giao tiếp với nhau là sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa. Có học sinh vừa bước ra khỏi cổng trường, bước vào quán nước là giao tiếp với nhau bằng những từ ngữ thiếu văn hóa. ''Có những bạn không kiểm soát được lời nói của mình. Mở miệng ra là nói tục. Nói mười câu thì đến sáu bảy câu có từ nói tục'' – một học sinh nêu thực trạng.
Nhà trường bất lực?
Dù vậy, không phải đến bây giờ việc chỉnh đốn ngôn ngữ của học sinh mới được các nhà trường lưu tâm.
Sổ tay sinh hoạt năm học 2015-2016 phát cho học sinh của Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình) ngoài nội quy về trường lớp quen thuộc còn có nội dung “Những điều cần lưu ý khi lên Facebook”. Trong đó, ngay lưu ý số 1 là: Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt...
![]() |
Nội quy của 1 trường học ở TP.HCM |
Cách đây 2 năm, Trường THPT Đông Sơn 2 (Thanh Hóa) triển khai một số yêu cầu nghiêm khắc đối với học sinh khi sử dụng Facebook, trong đó cũng có yêu cầu "Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy".Trước đó, từ đầu năm 2013, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) ban hành "Những điều cấm kỵ khi lên Facebook". Theo đó, học sinh không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả bằng những từ viết tắt, phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt; không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai, và chỉ "like" khi đã đọc kỹ nội dung.
Trong 10 điều của Nội quy học sinh Trường TH-THCS-THPT Nam Việt (TP.HCM) có Điều 7 cấm học sinh không nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích; Không chọc ghẹo, gây sự đánh nhau trong trường và ngoài phố…
Thận chí, có giáo viên đã từng dùng biện pháp mạnh đến mức phản cảm để trừng phạt học sinh nói bậy. Sự việc xảy ra cuối năm 2016 ở Trường Tiểu học Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội). Cho rằng một học sinh lớp 4 chửi bậy, cô giáo chủ nhiệm đã cho hơn 40 bạn trong lớp tát vào miệng em này...
![]() |
Nội quy của trường THPT Đông Sơn (Thanh Hóa) |
Tất cả các trường học đều có nội quy cấm học sinh nói tục, chửi thề, chửi bậy, nhưng nhìn chung, tình trạng học sinh nói tục chửi thề, như một giáo viên thừa nhận, càng ngày càng trầm trọng.
Thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du nhìn nhận nguyên nhân là do ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và xã hội.
“Trong các trường học dù đã có nội quy cấm nói tục, chửi thề nhưng nó chỉ là biện pháp nhất thời” - anh Du nhận xét.
Ông Nguyễn Văn Khả, hiệu trưởng một trường phổ thông ở quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết nhà trường cấm học sinh không được nói tục, chửi thề trong trường, ngoài trường và ngay cả trên mạng xã hội.
Khi nghe được em nào nói tục, chửi thề, quy trình xử lý của trường sẽ là: Lần 1 -nhắc nhở; Lần 2 - mời phụ huynh lên làm việc. Nếu nhiều lần mà không thay đổi sẽ trả về gia đình tự giáo dục cùng với địa phương. Nếu năm sau học sinh thay đổi thì nhà trường sẽ nhận vào học lại.
Nhưng dù đưa ra mức kỷ luật rất nghiêm khắc nhưng ông Khả thừa nhận vẫn không thể cấm được học sinh nói bậy.
Nhiều em đến trường không nói tục, chửi thề nhưng chỉ cần ra khỏi cổng trường là các em sẵn sàng văng ra những từ ngữ khó nghe. Nhiều học sinh còn lên mạng xã hội lập tài khoản ảo rồi tham gia vào các nhóm chửi tục. Hoặc khi trao đổi, nhắn tin cho nhau các em cũng sẵn sàng viết những từ ngữ rất tục tĩu.
“Chúng tôi đã làm rất nghiêm, cấm đoán có, xử phạt có nhưng vẫn không xuể vì chỉ quản lý được trong trường, còn bên ngoài nhà trường là những mối quan hệ xã hội khác của các em. Hơn nữa, hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các em có đầy đủ phương tiện như điện thoại, máy tính… để sẵn sàng chửi bậy ở bất kỳ nơi nào, giờ nào” - ông Khả nói.
Lê Huyền – Ngân Anh
Làm thế nào để giới trẻ, học sinh, sinh viên hạn chế nói tục, chửi bậy và có ứng xử văn minh trong môi trường học đường và xã hội. Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Những ý kiến phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Trân trọng cảm ơn." alt=""/>Nhà trường chịu thua trước 'cơn lũ' chửi thề của học trò?