Nhận định, soi kèo Al
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/531c998961.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Jazira, 20h55 ngày 11/4: Chủ nhà ‘ghi điểm’
New York Times dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ việc cho biết, khi Tổng thống Donald Trump gọi điện cho những người bạn cũ bằng một trong số điện thoại iPhone của ông, tình báo Mỹ phát hiện ra rằng các gián điệp Trung Quốc thường nghe lén các cuộc gọi này. Các quan chức Nhà Trắng cũng cảnh báo các gián điệp Nga thường xuyên nghe lén các cuộc gọi thông qua chiếc điện thoại iPhone.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Ảnh: AFP) |
Phản ứng với thông tin trên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 25/10 nói rằng các cáo buộc từ báo Mỹ là “tin giả”. Bà nói thêm nếu ông Trump lo ngại về vấn đề an ninh liên quan tới chiếc điện thoại iPhone, ông có thể cân nhắc chuyển sang dùng điện thoại Huawei do Trung Quốc sản xuất hoặc cắt đứt liên lạc với bên ngoài.
“Đọc bài báo này, tôi cảm nhận thấy những tác giả người Mỹ dường như đã nỗ lực hết sức để giành chiến thắng giải thưởng điện ảnh Oscar cho kịch bản xuất sắc nhất”, bà Hoa nói đầy ẩn ý.
Theo New York Times, các gián điệp Trung Quốc được cho là đã nghe lén ông Trump nhằm thu thập các thông tin quan trọng để đối phó với căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Huawei, một trong những công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc, đã trở thành tâm điểm chú ý tại Mỹ, khi các cơ quan tình báo nước này quan ngại rằng Huawei có quan hệ với chính phủ Trung Quốc hoặc đảng Cộng sản cầm quyền, cảnh báo nguy cơ bị gián điệp khi sử dụng các thiết bị của hãng này.
Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ đã cảnh báo các ứng cử viên cho cuộc bầu cử tháng 11 tới đây không sử dụng các điện thoại của Huawei hoặc ZTE, một hãng viễn thông lớn khác của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Mỹ đã ngừng bán thiết bị di động và thiết bị kết nối viễn thông của Huawei và ZTE trong các cửa hàng bên trong căn cứ quân sự, lo ngại mối đe dọa về an ninh.
Ngoài Mỹ, Australia cũng đã ban hành lệnh cấm Huawei cung cấp công nghệ cho chính phủ, lo ngại với mối quan hệ của hãng này với chính phủ Trung Quốc có thể gây ra những rủi ro không đáng có. Huawei đã lên tiếng bác cáo buộc này.
Theo Dantri/SCMP
Chiếc điện thoại iPhone mà Tổng thống Donald Trump sử dụng đã bị cài đặt phần mềm gián điệp để nghe lén mọi cuộc điện thoại.
">Trung Quốc gợi ý Tổng thống Trump dùng điện thoại Huawei để tránh bị nghe lén
Hacker tấn công hàng loạt Facbook của các ngôi sao và KOL nổi tiếng
Thời gian gần đây, hàng loạt trang facebook cá nhân, fanpage của nhiều người nổi tiếng, KOL, tài khoản có tương tác tốt... bị hacker tấn công. Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Lan Khuê, hot girl Khả Ngân, người đẹp Hạ Vi, ca sĩ Đại Nhân, Đức Phúc… hay trước đó Phạm Hương, Lệ Quyên, Hồ Ngọc Hà đều từng là nạn nhân bị hack Facebook.
Mới đây nhất, FB của stylist Lê Minh Ngọc, người mẫu - travel blogger Quang Đại chỉ sau một đêm đều không thể đăng nhập.
Thời điểm bị hack Facebook (khoảng 6h sáng nay, ngày 27/10), Quang Đại vẫn đang ở New Zealand và rất bất ngờ với sự việc này.
Nhiều sao Việt bị hacker chiếm đoạt tài khoản Facebook cá nhân. |
Theo chia sẻ, bình thường Quang Đại cài 2 lớp bảo mật. Tuy nhiên do đang ở nước ngoài, nhất là tại khu vực mất sóng nên không kiểm soát được tài khoản Facebook cá nhân. Đến lúc mở ra thì phát hiện mail thông báo Facebook đã bị hack.
Hiện phía hacker chưa có bất cứ động thái gì để đòi tiền chuộc hay ra giá. Phía Quang Đại đã liên hệ nhờ các chuyên gia trong ngành IT trợ giúp lấy lại tài khoản.
![]() |
Và gần đây nhất là người mẫu Quang Đại. |
Tương tự Quang Đại, tài khoản của MC H. (xin được giấu tên) có đến 20.000 lượt follow, tương tác khá "khủng" trên mạng xã hội nhưng đã bị hack mất FB vào sáng ngày 24/10 vừa qua.
Ngay khi biết mình bị mất Facebook, anh H. đã có ngay một động thái "khôn ngoan": báo với Facebook, gửi xác nhận hình ảnh, report (chặn) hoàn toàn tài khoản đó. Chính vì thế, nhóm người mà sau này anh H. liên hệ (cũng thuộc giới hacker) nhờ lấy lại facebook, đều "bó tay". Một khi Facebook đã xác nhận tài khoản bị hack, nhiều nhóm hacker không thể tiến hành đòi tiền chuộc.
"Mình nhờ một người bạn tiếp tục gửi thông tin sang đại diện Facebook ở Singapore chờ xác nhận. Bạn mình cũng từng bị hack, tài khoản của nó có khoảng 300.000 follow-er và mức giá được đưa ra là 30 triệu. Sau khi chuyển khoản, hacker mới chấp nhận gửi lại pass (mật khẩu)"- anh H. cho biết.
Được biết, trong sáng 27/10, anh H. đã lấy lại được Facebook cá nhân sau khi nhờ bạn bè can thiệp hỗ trợ.
Cay đắng bỏ tiền chuộc lại tài khoản của chính mình
Không chỉ những người nổi tiếng, mà nhiều tài khoản FB của các nhà báo có lượng followers lớn hoặc các shop bán hàng online, fanpage của một số đơn vị kinh doanh cũng bị giới hacker "để ý".
Chỉ trong vòng 24h qua, theo khảo sát của chúng tôi, rất nhiều Facebook đồng loạt thông báo bị giới hacker chiếm đoạt. Nhiều người hóm hỉnh, phải chăng thời điểm này là "mùa hack Facebook"!?
Với thủ đoạn tinh vi, sau khi chiếm đoạt, chúng thường đòi tiền chuộc lên tới vài chục triệu, hoặc không sẽ rao bán các tài khoản FB này cho giới chợ đen.
Và hàng loạt Facebook cá nhân khác đều thông báo bị hacker "nhòm ngó" tài khoản của mình. Ảnh chụp màn hình. |
Giới hacker có 2 mục tiêu khi âm mưu chiếm đoạt tài khoản Facebook. Hoặc chúng thương lượng một mức giá, mà số tiền đưa ra sẽ tỷ lệ thuận với độ hot của tài khoản bị hack. Facebook càng hot, nhiều lượt followers (theo dõi), nhiều friends (bạn bè) càng dễ trở thành "miếng mồi ngon". Mức giá cũng vô cùng, dao động từ 5-30 triệu đồng.
Anh L. là một nhà báo làm việc tại Hà Nội. Tài khoản Facebook của anh, dù không có quá nhiều lượt follow nhưng tương tác rất ổn với nhiều người trong xã hội. Đặc biệt, anh lại là người có tiếng nói.
3h sáng một ngày nọ, Facebook cá nhân của anh L. bị hack. 7h sáng ngủ dậy, anh đăng nhập vào tài khoản nhưng bị out ra. Biết Facebook đã bị hack, anh L. liên hệ với một nhóm bạn cũng thuộc dạng "cao thủ" về IT (công nghệ thông tin). Tuy nhiên cũng không xử lý được, bởi nhóm hacker còn "cao thủ" hơn.
Cuối cùng, anh L. tự tìm các mối liên hệ để nhờ đại diện Facebook tại khu vực Đông Nam Á đứng ra can thiệp nhằm tìm lại tài khoản cá nhân. Anh gửi thông tin về địa chỉ email, số điện thoại. Tuy nhiên, khoảng thời gian chết để chờ được xử lý là khá lâu. Anh quyết định sẽ chuộc lại Facebook từ chính giới hacker.
![]() |
Những phi vụ thu mua Fanpage số lượng lớn "không giới hạn". |
Thông qua một "trung tâm cứu hộ", anh chuyển khoản trước cho một người bạn số tiền 6 triệu rưỡi cho mức giá được thông qua. Ngay khi "tiền trao cháo mức", anh lấy lại được mật khẩu Facebook. Cảm giác khá bất an sau vụ việc, anh nhờ nhóm chuyên IT cài đặt lại bảo mật mà ngày trước chỉ có 2 lớp qua điện thoại, lên một tầng liên kết mới để bảo vệ tuyệt đối Facebook.
Tuy nhiên, anh L. vẫn rất hoang mang, vì như anh nói, "Hội hacker sẽ không dại gì mà làm việc trực tiếp với mình. Chúng rất tinh vi và ma ranh".
Không may mắn với mức giá 6,5 triệu để lấy lại FB, một "hot mom" hay một chủ Spa ở Hà Nội đều đã từng phải bỏ ra đến 30 triệu để lấy lại tài khoản, cùng với 9 triệu để bảo mật tài khoản FB bị hack.
Theo chia sẻ của nhiều nạn nhân trước đó, việc liên hệ Faecbook để được hỗ trợ giải quyết gần như... vô vọng. Facebook khó lòng phân biệt ai là nạn nhân, ai là hacker để trả tài khoản về cho chính chủ. Một khi tài khoản bị thay tên đổi họ và rao bán trên các hội nhóm kín. Với tính chất tương tác cao, chẳng hạn như Fanpage của người nổi tiếng, sẽ có khá nhiều người khác tìm mua để dễ bề hoạt động theo ý mình, không cần mất công gây dựng Page từ đầu. Nếu để đến lúc này, sẽ rất khó để nhờ Facebook can thiệp, vì kẻ gian đã đổi hết toàn bộ "ruột" của tài khoản. Khi đó, chuộc là cách duy nhất và nhanh nhất.
Nhờ công an can thiệp chặn đứng hacker nhí 16 tuổi
Chị S. - một hot Facebook-er trong lĩnh vực bán hàng trên mạng xã hội, vừa bị hack mất tài khoản cá nhân cách đây 2 tháng. Với chị, Facebook là "cần câu cơm" gọn - tiện - nhanh, nên thành thử, việc bị hack mất tài khoản khiến chị mất ăn mất ngủ. Hiện, chị S. có lượt tương tác ổn với 5 nghìn friends (bạn bè) và 22.000 follow-er.
Cũng như những nạn nhân khác, phát hiện Facebook bị hack, chị nhờ ngay một nhóm IT chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhóm này bó tay trước hành vi quá đỗi tinh vi của kẻ xấu. Đối tượng đã xoá toàn bộ liên kết cũ, cả số điện thoại lẫn 2 tầng mail. Trong trường hợp này, kẻ lấy lại được tài khoản chỉ có thể là hacker.
Hôm sau, chị S. nhờ bạn thân đăng một dòng trạng thái: "Facebook này (facebook của chị S.) hiện tại đang bị hack. Nếu ai có thể lấy lại được xin gọi vào số này và tôi sẽ chuộc lại".
Ngay một tiếng sau, có người gọi điện cho chị. Chúng ra giá 5 triệu và "cam kết", trong vòng 30 phút sẽ về lại tài khoản cho chị.
Thông thường, chưa có ai từng gặp chính hacker lấy cắp Facebook của mình. Chị S. giả vờ là nạn nhân không hề biết chút gì về công nghệ thông tin, càng không am tường về Facebook với mong muốn dụ dỗ gặp mặt hacker.
![]() |
"Chợ đen" hoạt động khá rôm rả. |
"Mình hẹn nó ra lấy luôn. Hôm sau, mình phải thuyết phục mãi nó mới đồng ý". Chị S. kể tiếp, hacker là một "thiếu niên" sinh năm 2002, quê Phú Thọ. Là một "nhân tài" trong giới, ba lô của hacker thay vì sách vở là khoản tiền 50 - 70 triệu mà trước đấy đối tượng vừa đi lấy lại page cho một nạn nhân khác.
Trước buổi hẹn, chị S. có âm thầm liên hệ với 2 chiến sĩ công an thuộc Cục an ninh mạng đi cùng mình. 2 anh ngồi gần, quay phim từ lúc hacker nhí bước vào.
Vừa gặp nhau, hacker với những thao tác "điêu luyện" vào được ngay Facebook của chị S. Xong xuôi, đối tượng đọc lại mật khẩu và địa chỉ mail cho nạn nhân. Tuy nhiên, thủ đoạn tinh vi khi Facebook của chị S. vẫn còn 1 tầng liên kết với mail của hacker khác từ xa. Nếu có bất kỳ động tĩnh nào, nhóm hacker vẫn có thể "đánh cắp" tài khoản của chị một cách dễ dàng.
"Nó đòi mình chuộc với giá 5 triệu, mà đó là tài sản của mình. Khi nó bắt đầu đếm tiền, công an ập vào bắt tại chỗ và đưa lên phường. Nó tinh vi đến mức xoá hết mọi bằng chứng, phủ nhận hết thông tin. Vì nó chỉ mới 16 tuổi nên công an chỉ lập biên bản rồi thả về".
Sau khi bị phát hiện, hacker để lại cho chị S. một lời nhắn, tuyên bố: "Chị cứ giữ cho chặt vào!".
Theo chia sẻ của chị S., thực chất nhóm hacker hoạt động kiểu "cộng sinh", khoảng 20 người trong một đội. Chúng chia ra 2 team, một team chuyên "hack" và một team chuyên "lấy". Đôi bên cùng có lợi. Nếu không làm bảo kê, tài khoản dễ dàng bị hack thêm một lần nữa. Chị S. đã nhờ một nhóm hacker khác "bảo vệ" Facebook cá nhân với mức giá 6 triệu/năm.
"Vì mình cũng không muốn gây thù chuốc oán với "giới", chỉ mong yên ổn làm ăn nên thà mình đóng tiền bảo kê còn hơn".
Đối tượng mà giới hacker hướng tới không chỉ có những người nổi tiếng
Nhiều người dùng phổ thông vẫn khá "lạc quan" vì cho rằng mình ít lọt vào tầm ngắm của giới hacker. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp dở khóc dở cười, hacker sẵn sàng tấn công tất cả những đối tượng mà chúng muốn.
Hầu như những "con mồi" được đưa vào tầm ngắm đều coi Facebook là một công cụ rất quan trọng với công việc và cuộc sống. Giới nghệ sĩ, KOL,... thường bị đưa vào vị trí đầu tiên trong bảng danh sách. Tiếp đến là những tài khoản xem Facebook là công cụ kiếm ăn, chủ yếu là bán hàng online với lượt tương tác khá "khủng". Và thường thì họ đều không quan tâm lắm tới vấn đề bảo mật, cho tới khi bị hack!
Còn đối với những tài khoản Facebook cá nhân thông thường, không tương tác tốt, cũng không bán hàng online, tại sao vẫn bị giới hacker tấn công? Thực chất, khi chúng ta tùy tiện tham gia sử dụng các app (ứng dụng) bừa bãi trên Facebook. Đây hầu hết là những app thuộc thể loại gây tò mò, dễ làm dễ chơi nên nhiều người không để ý mà chỉ click là xong. Trong khi đó, với cách thức đăng nhập bằng Facebook, bạn đã vô tình cho phép chúng truy cập vào thông tin cá nhân của mình mà không hề biết.
Đây chính là một trong những loại lỗ hổng về bảo mật thông tin trên Facebook, là cách gián tiếp để hacker nhòm ngó tới Facebook cá nhân của bạn một cách dễ dàng nhất.
![]() |
Những ứng dụng này cần được cảnh giác và tránh xa là trên hết, để không bị hack Facebook. |
Nếu nạn nhân không "chuộc" Facebook, kẻ xấu sẽ "thay ruột", đổi thông tin, đường dẫn của tài khoản, rao bán cả Fanpage và tài khoản cá nhân. Sau khi đổi đường dẫn và tên, người bị hại sẽ không thể xác định đâu là tài khoản của mình.Và thường chúng ta vẫn nghĩ, những tài khoản nào có tick xanh sẽ được bảo mật tuyệt đối, là "tấm bùa hộ mệnh" trước mọi loại hacker?
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, dấu tick xanh không có nghĩa bạn được bảo mật cấp cao hơn, hay là được ưu ái hơn trên Facebook. Dấu hiệu đó chỉ có tác dụng xác nhận tài khoản chính chủ, phân biệt với tài khoản giả mạo trong các vấn đề liên quan. Còn đối với trường hợp bị chiếm quyền kiểm soát, mọi quyết định vẫn nằm trong tay kẻ nắm thông tin tài khoản lúc đó, là giới hacker.
![]() |
Báo giá dịch vụ rất "chuyên nghiệp". Ảnh chụp màn hình. |
Chợ đen của các hacker hoạt động như thế nào và tinh vi ra sao? Liệu các hacker sẽ bị xử lý theo luật hình sự như thế nào khi hành vi này được chứng minh đã cấu thành tội phạm.
Theo Toquoc
Một cựu giáo viên trường trung học Lee-Davis (Mỹ) bị cáo buộc xâm nhập hàng loạt tài khoản trực tuyến của người nổi tiếng. Nếu bị kết án, người này có thể ngồi tù 7 năm.
">Người nổi tiếng bị hack Facebook liên tiếp, bỏ hàng chục triệu để chuộc
BlackBerry hiện tại không còn tập trung nhiều vào mảng phần cứng khi đối tác TCL là công ty được phép phát triển những phần cứng mang thương hiệu "dâu đen". Hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu hiện tại của BlackBerry là phần mềm.
Nhưng trong một động thái bất ngờ, BlackBerry đã vừa ký thỏa thuận với thương hiệu đồng hồ nổi tiếng thế giới Timex. Với bản thỏa thuận, nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng sẽ mở đường cho dòng sản phẩm đồng hồ thông minh mang thương hiệu BlackBerry, bất chấp việc "dâu đen" hoàn toàn không tiết lộ bất cứ thông tin nào về sự hợp tác với Timex. BlackBerry chỉ cho biết thỏa thuận với Timex sẽ cho phép BlackBerry tập trung vào những cơ hội tiếp theo trên thị trường truyền thông di động.
">BlackBerry cũng “học đòi” sản xuất đồng hồ thông minh?
Nhận định, soi kèo ZED FC vs El Gouna, 21h00 ngày 11/4: Cửa trên thất thế
Chúng ta có thể quen với hình ảnh những con chuột túi đáng yêu nhảy tung tăng khắp mọi miền hoang dã nước Úc, có thể lâu lâu phì cười khi có con Kangaroo cơ bắp chơi đấm tay bo với con người nhưng nếu để làm quen với việc nhìn thấy loài vật dễ thương này nằm lổn nhổn trong nồi và được phân ra từng suất thì chắc hơi khó.
Nghe thì trái khoáy, tuy nhiên có nhiều lý do để chính phủ Úc quyết định làm thịt biểu tượng Quốc gia.
Đầu tiên, số lượng Kangaroo đang nhiều gần gấp đôi số lượng người dân sinh sống tại Úc. Tức là khả năng người dân bị chuột túi hành hung hội đồng là rất rất cao. Xin lỗi, nhưng bọn chuột túi nhảy nhót nhiều nên cơ chân to lắm, nó đá cho cái thì nghỉ việc nằm nhà. Tất nhiên, ưu tiên hàng đầu là phải bảo vệ an toàn cho người dân trước đã.
ABC News cho biết thêm, vì quân lực quá đông đảo, số lượng chuột túi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước này. Nhiều thí nghiệm còn cho thấy, nếu để bày đàn lũ lĩ Kangaroo tự do sinh nở không kế hoạch hoá gia đình thì sớm muộn gì Úc cũng sẽ tan tác. Đến lúc ấy, Kangaroo không chỉ là chuỗi âm thanh phiền phức trên quảng cáo nhà đài mà còn là hiểm hoạ đối với cả nhân loại (vì chúng nó còn to xác nữa).
Bởi vậy, chính quyền Úc đã bắt đầu kêu gọi người dân cùng tham gia giải quyết vấn nạn chuột túi bằng nhiều biện pháp giết thịt nhân đạo. Giết thịt mà lại nhân đạo thì có lẽ chuột túi sẽ được nghe nhạc, xông hơi, xem một chương trình ca múa nhạc cuối đời rồi nằm lăn ra cho người ta chế biến?
Tuy nhiên, đây thực ra là giải pháp buộc phải làm. Vì nếu để chuột túi tự do sinh sản, hàng triệu con sẽ có nguy cơ chết trong đợt hạn hán sắp tới. Bạn biết đấy, Úc có sa mạc mà? Mặt khác, dinh dưỡng đến từ thịt chuột túi cũng được đánh giá là tốt, bởi chúng chứa ít chất béo và mê-tan hơn (khí mê-tan là một trong những thủ phạm làm cho trái đất ấm lên, có khá nhiều trong thịt bò).
Nói là làm thịt nhưng khá là ít người có nhu cầu ăn chuột túi, chắc cũng vì chưa quen nhìn thấy bọn loi choi này không toàn vẹn một khối. Chỉ một số rất nhỏ các khách du lịch muốn thử thưởng thức mùi vị của loài vật được in trên quốc huy Úc là như thế nào mà thôi.
Ngoài ra thì Úc còn có loài quốc điểu nữa là chim Emu - một loài đà điểu Châu Úc. Có khi nào trong thời gian tới, với môi trường hoang dã nhiều ở quốc gia này, thì chúng ta sẽ được thấy thịt Emu xếp bên cạnh gà tre, gà tam hoàng hay gà Đông Tảo?
Theo GenK
">Úc: Chuột túi nhiều gấp đôi người, chính quyền huy động người dân ăn thịt kangaroo
Một trong những cách thức được cư dân mạng sử dụng nhiều nhất là “review bombing”, khi mà họ chỉ đơn giản là spam liên tục những nội dung tiêu cực trên các trang chuyên đánh giá, như Metacritic hay Rotten Tomatoes.
Valve, nhà phát triển của Dota 2, là một trong những hãng đầu tiên tiến hành công khai tất cả những đánh giá từ phía người dùng. Steam tiến hành đo lường tất cả những đánh giá tiêu cực rồi đăng tải tất cả số lượng của chúng theo các mốc thời gian…
Tuy nhiên, khi Valve tiến hành thử nghiệm hệ thống mới mẻ này lại đi nhận được sự phản đối kịch liệt từ phía người dùng. Tựa game chủ lực của hãng, Dota 2, đã nhận được hơn 7.000 đánh giá tiêu cực trên trang Steam (tính từ ngày 25/8 vừa qua) từ phía đông đảo người dùng – trong đó có không ít người chưa từng chơi tựa game MOBA này bao giờ.
Lý do đằng sau một loạt những phản ứng mạnh mẽ từ phía cộng đồng người chơi game tới từ sự thất vọng khi Valve quyết định bỏ mặc series Half-Life. Thương hiệu game FPS lừng danh này đã ngừng hoạt động kể từ khi Half-Life 2: Episode Two ra mắt vào ngày 10/10/2007.
Câu chuyện càng trở nên nóng hơn khi cựu biên kịch của series Half-Life, Marc Laidlaw, đã cho đăng tải một bài viết có tựa đề “Epistle 3” hồi cuối tháng 8 vừa qua. Bài viết trên trang blog cá nhân của Laidlaw được cho là phần kết của series Half-Lifegồm ba phần – đồng nghĩa với việc gần như sẽ không bao giờ có Half-Life 2: Episode Threenữa.
Fan Half-Lifeđã “rủ nhau” trút cơn giậnlên trang Steam của Dota 2, trong đó rất nhiều người đề cập đến cái tên “Half-Life 3” trong những bình luận tiêu biểu:
Một trong những sự không hài lòng của cộng đồng người chơi game tới từ thông báo của Valve xoay quanh tựa game đấu bài Artifact, chỉ ngay sau khi kịch bản của "Epistle 3" được hé lộ. Điều này đã dấy lên sự ức chế của nhiều fan Half-Life 3khi họ cho rằng Valve đã hủy bỏ vĩnh viễn dự án để dồn lực phát triển Artifact.
Tuy nhiên, bản thân Laidlaw đã phủ nhận hoàn toàn cáo buộc trên và cho rằng Valve không liên can.
Nói vậy không có nghĩa là fan Dota 2không nằm trong số những người đã thực hiện vụ “review bombing” vừa qua. Vào ngày 01/11/2013, cộng đồng Dota 2cũng đã thực hiện một vài hành động ngay khi xuất hiện thông tin Valve sẽ không giới thiệu lại game-mode dành riêng cho dịp lễ Halloween có tên gọi “Diretide” mà hãng đã từng cho ra mắt lần đầu vào cùng thời điểm năm 2012.
Chịu(Theo Dot Esports)
">Dota 2 nhận hơn 7000 đánh giá tiêu cực trên Steam chỉ trong vài ngày
Đố các bạn biết, nếu là cách đây 5 năm, bạn sẽ nghĩ gì khi có người nói đến 1 dàn máy tính trị giá gần 100 triệu VNĐ ? Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến 1 thùng máy đầy dây nhợ, cố gắng nhồi nhét những linh kiện đắt tiền vào và giá tiền của dàn máy sẽ thể hiện qua sức mạnh chơi game.
Nhưng còn ngày nay, khi nhắc đến 1 dàn máy có giá trị khủng như vậy, hầu như ai cũng sẽ đoán trước được rằng dàn máy sẽ rất gọn gàng, nhìn bắt mắt và đầy đủ màu sắc, thậm chí được thiết kế cả một bộ tản nhiệt nước custom lấp lánh dưới ánh đèn LED.
Quả nhiên, nói không ngoa khi năm 2017 đúng là năm của những linh kiện máy tính được trang bị LED RGB. Các nhà sản xuất đua nhau đưa ra các sản phẩm với thiết kế hầm hố, che đi những tụ điện và phần lớn bảng mạch, những đường nét cách điệu và logo của hãng nổi bật trên dàn đèn LED RGB đầy đủ sắc màu.
Bạn có thể thấy, bộ máy tính dưới đây được lắp ráp trông khá đơn giản, không tản nhiệt nước custom. Nếu chưa bật máy, thoạt nhìn sẽ chẳng có gì nổi bật, nhưng khoan hãy đánh giá nhé, bạn sẽ thấy được vẻ đẹp lung linh đầy màu sắc và ma mị của nó.
Bộ máy tính này được Mai Hoàng lắp ráp, chỉ dựa trên vẻ đẹp sẵn có của các linh kiện, không tản nhiệt nước custom hay moding, nhưng vẫn đẹp lại vẻ đẹp chẳng kém cạnh gì. Nếu bạn là người đam mê máy tính, bạn sẽ thấy điểm đặc trưng là Bo mạch chủ X299 bởi 8 khe cắm ram được chia đều 2 bên CPU. Hoặc nếu tinh mắt, bạn sẽ thấy con số X299 được khắc trên heatsink mosfet mạch VRM.
Nổi bật tại chính giữa, là block tản nhiệt nước AIO của hãng Aigo, một thương hiệu mới tại Việt Nam. Và để đồng bộ, 6 chiếc quạt LED RGB cũng đến từ thương hiệu Aigo, với tên mã Aigo Aurora C3. Để tô điểm thêm vẻ đẹp đầy màu sắc, chủ nhân bộ máy tính này còn trang bị đến 8 thanh RAM G.Skill DDR4 Trident Z RGB, tạo hiệu ứng hòa hợp với những chiếc quạt tản nhiệt.
Và nếu bạn là game thủ, chắc hẳn sẽ không bỏ qua thứ nổi bật và quan trọng nhất dành cho game, đó chính là “khủng long” MSI GTX 1080Ti Lightning 11G kia.
Cấu hình chi tiết :
Main: MSI X299 Gaming M7 ACK
CPU: Intel Core i7-7800x
RAM: G.Skill DDR4 Trident Z RGB 8x8Gb bus 3000 MHz
VGA: MSI GTX 1080Ti Lightning 11G
SSD: Plextor M8PeY 1Tb
PSU: Seasonic Prime 1000W
Case: Aigo Atlantis
Fan: Aigo Aurora C3 x2
CPU Cooling: Aigo Serac T240
Gland modding cable
Tổng giá thành bộ máy này rơi vào khoảng gần 100 triệu VNĐ, vừa mang đến cho bạn sức mạnh không ngại bất kì một game nào, vừa lại rất đẹp, bắt mắt và dĩ nhiên, cực kì đơn giản.
Theo GenK
">Bộ máy tính trị giá 100 triệu, không có tản nhiệt nước custom nhưng vẫn lung linh
友情链接