Nhận định, soi kèo Samaxi FK vs Neftchi Baku, 18h30 ngày 7/4: Chiến thắng căng thẳng

Nhận định 2025-04-10 04:38:38 925
ậnđịnhsoikèoSamaxiFKvsNeftchiBakuhngàyChiếnthắngcăngthẳlich thi dau serie a   Hồng Quân - 07/04/2025 06:53  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/53b693218.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo River Plate vs Barcelona, 07h30 ngày 9/4: Không thể ngăn Sông bạc

Nissan Leaf 2021, mẫu xe được đánh giá 5 sao của Green NCAP

Điều này sẽ mang lại sự kiểm nghiệm chính xác hơn về dấu ấn môi trường thực sự của chiếc xe đối với người tiêu dùng, đặc biệt là đối với xe điện.

Ông Alex Damyanov, Giám đốc kỹ thuật của Green NCAP giải thích: “Chỉ nhìn vào các phương tiện chạy điện mà bỏ qua nguồn năng lượng để sản xuất nguồn điện tích vào pin là một thiếu sót lớn. Chúng tôi biết điều đó và đang làm việc để tinh chỉnh tiêu chí xếp hạng của mình để phản ánh thực tế đó”.

Năm tới, chúng tôi có kế hoạch cung cấp cho người dùng một bản phân tích tổng vòng đời (LCA) chiếc xe, cho phép họ tự xem xét chiếc xe nào cung cấp phương thức di chuyển sạch sẽ nhất, tùy thuộc vào việc họ sử dụng xe do ai làm ra, nguồn điện của họ đến từ đâu, chiếc xe được sản xuất ở đâu và cuối cùng nó được tái chế như thế nào, vị giám đốc kỹ thuật lý giải thêm.

Tin tức này được đưa ra khi Nissan và Lexus tận dụng tối đa các quy trình thử nghiệm hiện hành để đạt được xếp hạng 5 sao tối đa, dựa trên hiệu suất kết hợp trong không khí sạch, lượng khí thải nhà kính và hiệu quả năng lượng.

Trong khi Nissan Leaf và Lexus UX 300e đều đạt điểm hoàn hảo 5 sao, thì hai mẫu xe plug-in hybrid - là Renault Captur E-Tech và Volkswagen Golf 8 GTE chỉ nhận được ba sao rưỡi.

Theo Báo Giao Thông

Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Thêm một nước cấm bán xe động cơ đốt trong

Thêm một nước cấm bán xe động cơ đốt trong

Ngay sau Indonesia, Canada đã nối dài thêm danh sách các nước chốt kế hoạch cấm bán xe mới chạy xăng và diesel để chuyển sang xe xanh.

">

Tiêu chuẩn xe xanh Green NCAP sắp thay đổi tiêu chí xếp hạng

{keywords}Một điểm phong tỏa tại TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng. 

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tính từ 6h ngày 25/6, TP.HCM có tổng cộng 2.549 trường hợp mắc Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Trong đó, có 2.302 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 243 trường hợp nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 9,53%), 4 trường hợp lây trong khu cách ly.

Tính từ ngày 27/4 đến nay có 2.234 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố. Tính từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận 667 trường hợp dương tính nCoV.

Liên quan đến các bệnh nhân trên, hiện thành phố có 12.360 trường hợp đang cách ly tập trung.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, hiện nay, tình hình cách ly tại các khu cách ly tập trung của thành phố quá tải, nhiều nhân viên y tế, lực lượng chức năng đang trực tại đây đã quá sức. Vì vậy, Thứ trưởng đề xuất, thành phố cần phải cách ly các trường hợp F1 ít có nguy cơ tại nhà.

Cách ly các F1 tại nhà là phương án mà Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia đã bàn, thống nhất từ tháng 4, khi tình hình dịch bệnh ở các địa phương phức tạp, các khu cách ly tập trung không thể đáp ứng đủ.

Hiện TP.HCM có nhiều chuỗi lây nhiễm, nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây, số trường hợp F1 phải cách ly ngày càng đông nên các điểm cách ly tập trung còn hạn chế. Hơn nữa, ở các điểm cách tập trung quản lý không tốt cũng có khả năng lây nhiễm chéo giữa các phòng, các tầng.

Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc cách ly các F1 ít có nguy cơ tại nhà phải đảm bảo về công tác y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Đây là một điều hết sức quan trọng.

“Cách ly các F1 tại các khu nhà trọ và nhà ống san sát nhau là không thể được. Người phải cách ly tập trung mà ở trong không gian hẹp, thường xuyên đi lại từ nhà này qua nhà kia là không đảm bảo”, Thứ trưởng nói.

Để đảm bảo việc cách ly F1 tại nhà được thực hiện tốt, Thứ trưởng cho biết, TP.HCM sẽ tổ chức rà soát để bảo đảm an toàn trong khu cách ly tập trung, chống lây nhiễm chéo; tăng cường tiến hành rà soát ngoài cộng đồng, các khu công nghiệp.

Hồ Văn - Tú Anh

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thừa nhận việc tiêm vắc xin ban đầu còn nhiều thiếu sót

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thừa nhận việc tiêm vắc xin ban đầu còn nhiều thiếu sót

Thông tin trên được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh chia sẻ tại cuộc họp báo về tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 sáng 25/6.

">

Thứ trưởng Bộ Y tế chính thức để xuất TP.HCM cách ly F1 ít nguy cơ tại nhà

Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Leeds, 2h00 ngày 9/4: Căng như dây đàn

{keywords}Từ khi chiến sự nổ ra, văn phòng N-iX trở thành nơi ở của nhân viên và gia đình. (Ảnh: WSJ)

Andrew Pavliv, CEO hãng phần mềm N-iX, cho biết, họ liên tục nghe còi báo động và phải xuống hầm trú ẩn. Dù vậy, tuần này, họ vẫn hoàn thành khoảng 70% công việc cam kết cho khách hàng, chủ yếu tại Mỹ và Châu Âu.
Quy mô tấn công của Nga khiến hầu hết ngành công nghệ bất ngờ và càng gây ảnh hưởng đến một ngành vốn đã thiếu hụt nhân tài của Ukraine. Hàng ngàn công ty lớn nhỏ sử dụng các nhà thầu tại Ukraine để lập trình và phát triển ứng dụng, dịch vụ. Dù không phải địa chỉ gia công phần mềm lớn như Ấn Độ, Ukraine là một trong những “công xưởng” lớn nhất tại châu Âu.

Lviv, thành phố 721.000 dân, là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh công nghệ Ukraine. Thành phố chưa hứng chịu các cuộc tấn công quyết liệt từ Nga như Kyiv hay Kharkiv, nhưng đây lại là điểm trung chuyển để người tị nạn hướng đến Ba Lan, cách đó khoảng 40 dặm.

Theo Stepan Veselovskyi, người đứng đầu Lviv IT Cluster – tổ chức thương mại đại diện cho 200 công ty công nghệ có trụ sở tại đây, hầu hết các doanh nghiệp tại Lviv vẫn hoạt động. “Điều quan trọng là doanh nghiệp giao thương với nước ngoài vẫn tồn tại, trả thuế và trả lương cho mọi người trong xung đột. Thật điên rồ”, ông nói.

Khi chiến sự xảy ra, nhiều người dân Ukraine rời khỏi nhà, sống dưới ga tàu điện ngầm hay các hầm trú ẩn. Một số rời bỏ thành phố, đến những ngôi nhà ở nơi khác, hoặc đi xa hơn.

Ilia Podavalkin, người điều hành hãng phần mềm Scalamandra, chia sẻ, vài nhân viên của mình đang ở nước ngoài khi cuộc chiến bắt đầu, song phần lớn đều định cư tại các thành phố nhỏ ở biên giới với Slovakia, Ba Lan và Hungary. Một nhân viên từ Kyiv đã mất liên lạc trong 4 ngày nhưng cuối cùng cũng thông báo anh còn sống.

“Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ rơi vào tình thế này”, ông Podavalkin nói.

Ông tiết lộ, khoảng 60% nhân viên đang làm việc nửa ngày, vài người tham gia quân đội mạng của chính phủ. “Công ty của chúng tôi hiểu rằng nền kinh tế phải mạnh mẽ nhất có thể và không thể ngừng làm việc. Thật tồi tệ nếu không có việc làm và tiền trong thời chiến”.

Viktor Chekh, CEO công ty phần mềm Sombra, nói đã chuyển các nhân viên bán hàng sang làm tình nguyện viên, còn các lập trình viên tập trung vào viết code cho khách hàng. “Chúng tôi cần làm việc để có doanh thu, tất cả doanh thu sẽ gửi đến quân đội”, ông nói.

SoftServe, một trong các công ty gia công phần mềm lớn nhất Ukraine, đã bố trí chỗ ở cho khoảng 2.000 nhân viên, khoảng một nửa về phía Tây, phần còn lại về Ba Lan và Bulgary. Tính đến trưa ngày 2/3, họ chỉ đóng cửa một văn phòng tại Kharkiv vì lý do an toàn.

Tuy nhiên, vài lãnh đạo công nghệ Ukraine lo lắng sự thấu hiểu và hỗ trợ đang nhận được từ khách hàng quốc tế sẽ không kéo dài mãi. Họ đang chuẩn bị những kế hoạch khẩn cấp để chuyển toàn bộ nhân viên ra khỏi Ukraine, sang các nước láng giềng nếu tình hình căng thẳng hơn.

Du Lam (Theo WSJ)

Bộ trưởng 31 tuổi giúp Ukraine giành lợi thế trước Nga trong cuộc chiến thông tin

Bộ trưởng 31 tuổi giúp Ukraine giành lợi thế trước Nga trong cuộc chiến thông tin

Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng trẻ nhất của Ukraine, đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ lôi kéo các hãng công nghệ lớn nhất thế giới về phía nước mình trong cuộc chiến với Nga.  

">

Ngành công nghệ Ukraine chống chọi thế nào trong chiến sự?

{keywords}

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn

Về phía Bộ Y tế, chúng tôi đã có các văn bản thông báo tới các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin trên tinh thần Bộ Y tế sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi khi rõ nguồn vắc xin.

Đối với các vắc xin được WHO, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép, Bộ Y tế đảm bảo cấp phép trong vòng 5 ngày. Với các vắc xin khác khi chưa được WHO và một số tổ chức thế giới như FDA, cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) công nhận, Bộ Y tế sẽ cố gắng thẩm định và cấp phép trong vòng 10 ngày nếu như đủ tiêu chuẩn.

Bộ Y tế sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cũng như tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình đàm phán cũng như trong quá trình vận chuyển vắc xin về Việt Nam.

Cuối năm 2021 sẽ có nhiều vắc xin nội

Nhà báo Thúy Hạnh:Như vậy với sự hỗ trợ tối đa của Chính phủ cũng như Bộ Y tế, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng từ giờ đến cuối năm chúng ta sẽ có khoảng hơn 100 triệu liều vắc xin về tới Việt Nam để đảm bảo cho tiêm chủng.

Hiện tại chúng ta được biết dịch Covid-19 chắc chắn sẽ không thể tự mất đi như một số đại dịch từng có. Tức dịch sẽ còn kéo dài và vắc xin là bài toán dài lâu và phải tiêm nhắc lại hàng năm. Do đó song song với tìm nguồn vắc xin nhập khẩu để đáp ứng tình trạng khẩn cấp, việc nghiên cứu phát triển vắc xin trong nước được xem là một trong những ưu tiên hiện tại của Chính phủ. Hiện tại các vắc xin ở trong nước của chúng ta phát triển đến giai đoạn nào rồi, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn:Chúng tôi cho rằng vắc xin là biện pháp căn bản và lâu dài, đóng vai trò quyết định việc thành công hay không trong chiến lược phòng chống Covid-19 của chúng ta.

Ngay từ tháng 4-5/2020, lãnh đạo Bộ Y tế đã chủ động gặp gỡ các nhà khoa học, các tổ chức và các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin để động viên, khích lệ các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Tiếp theo đó, Bộ Y tế cũng cử các nhà khoa học có kinh nghiệm đồng thời cùng với hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt của Tổ chức Y tế thế giới.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị trực tiếp, trực tuyến để trao đổi kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, thiết kế đề cương nghiên cứu. Bộ Y tế đã tạo mọi điều kiện nhanh nhất, khẩn trương nhất. Đương nhiên chúng ta cũng không thể cắt được các quy trình phải có để đảm bảo khách quan, khoa học bởi lẽ chúng tôi xác định vắc xin là sản phẩm đặc biệt, không những liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của con người mà còn liên quan tới cả cộng đồng. Chính vì vậy, chúng ta khẩn trương nhưng vẫn phải đảm bảo chặt chẽ và khoa học.

Cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, của các nhà khoa học và sự đồng tâm nhất trí của một số tổ chức, các đơn vị sản xuất vắc xin, tới nay chúng ta đã có một số đơn vị ban đầu thành công trong nghiên cứu sản xuất vắc xin.

Cụ thể như vắc xin Nanocovax của Nanogen bắt đầu chuyển sang pha 3. Mặc dù Nanogen chưa hoàn thiện hết pha 2, tức chúng ta chưa có dữ liệu đầy đủ của pha 2 tuy nhiên dựa trên kết quả ban đầu của pha 2, Hội đồng khoa học, Hội đồng đạo đức quốc gia đã cho phép thực hiện ngay pha 3.

Đồng thời, với sự chỉ đạo của Thủ tướng, hội đồng tiếp tục họp để tăng tốc, đẩy nhanh pha 3, làm pha 3 luôn với tổng số 13.000 tình nguyện viên, phấn đấu đến 15/7 tiêm hết mũi 1 cho 13.000 tình nguyện viên và đến 15/8 tiêm xong mũi 2. Phấn đấu tới cuối tháng 8, đầu tháng 9 sẽ có số liệu ban đầu của pha 3 để dựa vào đó hội đồng đạo đức, Bộ Y tế sẽ xem xét, cân nhắc trình tới Bộ Y tế cũng như Chính phủ để có biện pháp cần thiết.

Thứ hai, đối với IVAC, công ty sinh phẩm Nha Trang, hiện đã hoàn thành pha 1 và đang gửi kết quả đánh giá sang Canada. Chúng tôi chắc rằng cuối tháng 6 này sẽ có kết quả và sẽ bắt đầu tiến hành pha 2 vào tháng 7 tới. Chúng tôi hy vọng trong năm 2021 sẽ xong pha 2 và đầu 2022 sẽ tiến hành pha 3.

Bên cạnh đó, có một số đơn vị khác đang tiếp nhận nghiên cứu, chuyển giao từ một số tổ chức nghiên cứu của nước ngoài.

{keywords}

GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia

Nhà báo Thúy Hạnh:Thưa GS Đức Anh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng là một trong hai đơn vị cùng tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac của Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC). Đây cũng là một trong những ứng viên vắc xin đang rất được kỳ vọng tại Việt Nam như Thứ trưởng vừa đề cập. Hiện tại vắc xin Covivac đã tiêm xong giai đoạn 1 rồi, vậy hiện kết quả đánh giá ban đầu về vắc xin này như thế nào? Người dân cũng đang rất hy vọng và kỳ vọng vào vắc xin này. Vậy xin GS thông tin thêm!

GS Đặng Đức Anh:Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với ĐH Y Hà Nội để thử nghiệm vắc xin của IVAC với tên là Covivac. Như Thứ trưởng đã nói, giai đoạn 1 đã hoàn thành, hiện đang gửi mẫu sang Canada để đánh giá về tính sinh miễn dịch.

Tuy nhiên theo số liệu của chúng tôi, vắc xin này ở giai đoạn 1 có tính an toàn rất tốt. Đánh giá sơ bộ bước đầu về tính sinh miễn dịch cũng rất khả quan. Chúng tôi cũng đang đợi kết quả của Canada là một cơ quan độc lập đánh giá rất khách quan. Cuối tháng 6 này khi có kết quả, chúng tôi sẽ báo cáo Hội đồng đạo đức, Bộ Y tế và xin phép triển khai giai đoạn 2, dự kiến bắt đầu từ tháng 7, được thực hiện ở Thái Bình.

Kết thúc giai đoạn 2 chúng ta sẽ có số lượng người tham gia nhiều hơn, có thể đến cuối năm cũng xin phép Hội đồng đạo đức triển khai giai đoạn 3. Và cũng hy vọng vắc xin này cũng sớm được sử dụng vào đầu năm 2022.

Nhà báo Thúy Hạnh:Và đây cũng là một thông tin rất vui với người dân.

Thưa Thứ trưởng, hiện tại chúng ta đang triển khai cùng lúc rất nhiều hướng để có vắc xin. Song song vắc xin nhập khẩu, mình đẩy mạnh nghiên cứu trong nước. Ngoài ra còn mũi thứ 3 là chúng ta đang tiếp nhận chuyển giao vắc xin từ nước ngoài. Vậy hiện tại ở Việt Nam có những đơn vị nào đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài rồi?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn:Có thể nói, việc chuyển giao công nghệ được Chính phủ, Thủ tướng hết sức quan tâm. Chúng ta có thể thấy, gần đây nhất vào thứ 5 vừa qua, Thủ tướng đã có hội đàm với Tổng giám đốc của WHO, trong đó đề xuất với WHO, bên cạnh việc chuyển giao sẽ cử các chuyên gia sang hỗ trợ Việt Nam để công nhận, nếu đạt yêu cầu thì vắc xin của Việt Nam có thể xuất khẩu ra nước ngoài trong tương lai.

Hiện tại, chúng ta có các đơn vị nhận chuyển giao của một số tổ chức, một số công ty nước ngoài. Trước hết công ty Vabiotech từ từ tháng 7 tới sẽ đóng bán thành phẩm vắc xin Sputnik của Nga kết hợp chuyển giao công nghệ của Nga với công suất trước mắt khoảng 5 triệu liều/tháng.

Bên cạnh đó, Vabiotech đã ký biên bản ghi nhớ với công ty ANZ của Nhật Bản. Đây là công ty đã thành công pha 2 với công nghệ hiện đại ADN và sắp tới chúng tôi đang bàn với ANZ Nhật Bản và Vabiotech dự kiến sẽ khởi động pha 3 vào tháng 7 tới tại Việt Nam kết hợp với chuyển giao công nghệ.

Như vậy nếu thuận lợi, chúng ta có thể thành công pha 3 trong 3-5 tháng. Như vậy, vắc xin này sẽ là vắc xin đầu tiên chúng ta chuyển giao thành công tại Việt Nam.

Chúng ta cũng đang bàn với Cuba về việc chuyển giao công nghệ, hợp tác cũng như nghiên cứu pha 3 với vắc xin của Cuba.

Bên cạnh đó Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang bàn bước đầu với Việt Nam về chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, có một tập đoàn lớn đã được chính phủ giao để nhận chuyển giao công nghệ từ hoa Kỳ. Tập đoàn này cũng đang khẩn trương tiếp nhận, song song với việc xây dựng nhà máy đồng thời cũng kết hợp với họ thử nghiệm lâm sàng pha 3. Chúng tôi hy vọng cuối năm 2021, đầu năm 2022 có thể đưa sản phẩm vắc xin vào thực tế.

{keywords}

Nhà báo Thúy Hạnh:Theo Thứ trưởng đánh giá, việc các doanh nghiệp của Việt Nam tiếp nhận chuyển giao các công nghệ vắc xin của nước ngoài có gặp khó khăn gì hay không?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn:Trước hết, các công nghệ của nước ngoài, đặc biệt các nước phát triển có công nghệ mới, chúng ta chưa có thời gian làm quen như vậy chắc chắn phải mất một thời gian làm quen trong quá trình triển khai.

Thứ hai, về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị của chúng ta hiện tại cũng chưa đáp ứng được. Như vậy chúng ta cũng phải có một khoảng tối thiểu 5-6 tháng để xây dựng nhà xưởng kết hợp với trang thiết bị.

Thứ ba, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về vắc xin ở Việt Nam hiện tại đang thiếu, bởi lẽ chúng ta đang có rất nhiều bất cập trong đãi ngộ chính sách cũng như giá vắc xin quá rẻ tại Việt Nam nên không khuyến khích, không khích lệ được các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

Tuy nhiên chúng tôi tin tưởng rằng những tồn tại này sẽ được khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Việt Nam có thể tiêm 1 triệu liều vắc xin/ngày

Nhà báo Thúy Hạnh:Như vậy là chúng ta đang có cùng lúc 3 hướng để có được vắc xin tiêm cho người dân. Tuy nhiên có một bài toán khác được đặt ra là từ chúng ta từ giờ đến cuối năm Chính phủ đặt mục tiêu là có thể tiêm cho 70% dân số. Khoảng thời gian chỉ còn 6 tháng mà sắp tới vắc xin về ồ ạt, vậy liệu chúng ta có thể hoàn thành được chỉ tiêu này không, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn:Như GS Đức Anh vừa trao đổi, vừa qua, cụ thể ngày 24/6, Bộ trưởng Y tế sau khi bàn bạc với các Bộ ban ngành đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo tiêm phòng vắc xin Covid-19 quốc gia, bao gồm Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ TT&TT và Bộ GTVT. Và chúng tôi chia ra nhiều tiểu ban, bao gồm tiểu ban vận chuyển, tiểu ban tiêm chủng, tiểu ban an toàn tiêm chủng, tiểu ban giám sát, tiểu ban công nghệ thông tin và truyền thông và văn phòng của Ban chỉ đạo.

Theo đó, chúng tôi đã chuẩn bị về kho bãi, nhà xưởng cũng như trang thiết bị cần thiết như tủ, xe để vận chuyển đồng thời xây dựng phần mềm, vừa qua đã thí điểm thành công tại TP.HCM và tới đây sẽ áp dụng nhân rộng ra cả nước trong chiến dịch để đảm bảo mọi việc được chuẩn bị kỹ nhất, đảm bảo cho chiến dịch sắp tới của chúng ta được tiến hành một cách an toàn, hiệu quả và thành công.

Nhà báo Thúy Hạnh:Hiện tại Chương trình tiêm chủng mở rộng đang đóng vai trò quan trọng nhất trong việc điều phối, triển khai các hoạt động tiêm chủng trong chiến dịch lần này, vậy để có thể tiêm được hết 150 triệu liều vắc xin, chúng ta đã lên kế hoạch cụ thể ra sao, trường hợp chuẩn bị hết các khâu, chúng ta có thể tiêm bao nhiêu triệu mũi trong 1 tuần?

GS Đặng Đức Anh:Thực ra, với chiến dịch lớn nhất toàn quốc như thế này, chúng ta sẽ sử dụng tất cả điểm tiêm chủng. Nếu trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì có các điểm ở xã phường, trên toàn quốc thì chúng ta có ít nhất 11.000 điểm. Ngoài ra có các cơ sở tiêm chủng tại các bệnh viện, cơ sở y tế khác rồi các đơn vị quân đội, công an đều tham gia. Nếu đồng loạt chúng ta cùng tiến hành tiêm chủng, ít nhất mỗi ngày 1 điểm tiêm chủng có thể tiêm được 100 người và chúng ta nhân lên thì con số có thể là hơn 1 triệu người.

Nếu chúng ta chuẩn bị tốt, thì việc thực hiện tiêm chủng với số lượng lớn như vậy sẽ được hoàn thành. Chúng tôi tin tưởng, việc thành lập BCĐ với rất nhiều sự tham gia của rất nhiều bộ ngành và các đơn vị trong Bộ Y tế, việc triển khai sẽ được thuận lợi: Thứ nhất, về việc vận chuyển, bảo quản vắc xin trong điều kiện rất là tốt, thứ hai tập huấn tất cả kỹ thuật về tiêm chủng cũng như đảm bảo an toàn tiêm chủng, có các đội cấp cứu và các hướng dẫn rất cụ thể. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng chúng ta sẽ thành công trong việc triển khai chiến dịch lớn nhất trong cả nước chưa bao giờ có ở Việt Nam như sắp tới.

Nhà báo Thúy Hạnh:Với những kinh nghiệm chúng ta đã từng làm tốt trong các chương trình tiêm chủng mở rộng trước đây cho hàng triệu trẻ em thì người dân hoàn toàn có thể tin tưởng. Nhưng mà có một vấn đề, gần đây đội ngũ tiêm chủng tại các tỉnh đã được tập huấn, nhưng tại sao vẫn còn tình trạng rất nhiều địa phương, ví dụ như trong 24 giờ qua một số địa phương chỉ tiêm được 7-40 trường hợp, theo GS có thể giải thích lý do chậm trễ ở đây là vì sao?

GS Đặng Đức Anh:Bước đầu có thể một số địa phương còn hơi lúng túng nhưng chúng tôi nghĩ trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có những hỗ trợ về tập huấn cũng như hướng dẫn và chúng ta sẽ mở rộng các điểm tiêm.

Vừa rồi một số tỉnh tổ chức tiêm chủng, tập trung hơi nhiều người thì chúng tôi cũng có khuyến cáo nên mở rộng các điểm tiêm và chia nhỏ nhóm người được tiêm để chúng ta triển khai được nhanh hơn. Đồng thời cũng hướng dẫn rất chi tiết về an toàn tiêm chủng, đảm bảo người đến tiêm sẽ được đảm bảo về an toàn tiêm chủng.

Nhà báo Thúy Hạnh:Giáo sư vừa đề cập đến an toàn tiêm chủng. Trong chiến dịch tiêm chủng lần này, Bộ Y tế luôn luôn có quan điểm tiêm đến đâu an toàn đến đó. Sắp tới chúng ta triển khai tiêm đến hàng trăm triệu liều vắc xin như thế, vậy làm sao vừa đảm bảo tốc độ mà vẫn đảm bảo an toàn?

GS Đặng Đức Anh:Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể về an toàn tiêm chủng, các điểm tiêm đều được tập huấn đầy đủ. Nếu người tiêm gặp những phản ứng sau tiêm thì đã có những hướng dẫn đảm bảo được điều trị một cách kịp thời. Nếu những triệu chứng tiến triển nặng hơn, chúng ta sẽ có những đội cấp cứu sẵn sàng để chuyển bệnh nhân đến bệnh viện một cách sớm nhất để được điều trị kịp thời.

Nhà báo Thúy Hạnh:Tức là tại các điểm tiêm, kể cả điểm tiêm di động chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức các đội cấp cứu cơ động để chờ trực sẵn, xử lý các trường hợp nguy cấp đúng không ạ?

GS Đặng Đức Anh:Vâng, việc tổ chức như vậy cũng đã được hướng dẫn và được tập huấn rất đầy đủ.

Nhà báo Thúy Hạnh:Thưa Thứ trưởng, hiện tại chúng ta đang tiêm chủ yếu là vắc xin AstraZeneca, nhưng thực tế cũng có một bộ phận người dân đang e ngại, trì hoãn để đợi chờ các vắc xin khác ít tác dụng phụ hơn. Vậy thứ trưởng có thể khuyên người dân như thế nào trong những trường hợp này?

Như khẳng định của nhiều nhà khoa học, không có vắc xin nào hiệu quả 100% và không có vắc xin nào an toàn 100%. Chúng tôi khuyên người dân chúng ta có vắc xin nào thì hãy dùng vắc xin đó.

Bên cạnh đó, một số nước đã nghiên cứu có thể dùng 2 loại vắc xin ở 2 thời điểm tiêm khác nhau. Ví dụ trước mắt có thể dùng vắc xin AstraZeneca, sau có thể dùng Pfizer và một số vắc xin khác. Qua nghiên cứu, nhiều khi vắc xin khác hãng, khác dòng thì hiệu quả miễn dịch còn cao hơn.

Chúng tôi trân trọng đề nghị người dân chúng ta đừng quá kén chọn. Trước hết có vắc xin nào thì hãy vui lòng, có trách nhiệm thì tiêm vắc xin đó. Thứ hai, có vắc xin nhưng vẫn phải quan tâm và thực hiện đúng theo khuyến cáo vắc xin+ 5k của Bộ Y tế.

Nhà báo Thúy Hạnh: Đứng ở góc độ người làm chuyên môn, giáo sư  Đức Anh sẽ khuyên người dân như thế nào? Vừa qua TP.HCM tiêm 3 ngày khoảng hơn 400.000 liều vắc xin, trong đó ghi nhận hơn 1.100 trường hợp gặp phản ứng phản vệ sau tiêm, trong đó có khoảng 15 trường hợp độ 3, 2 trường hợp độ 4, theo giáo sư tỉ lệ này ở mức nào so với thế giới?

{keywords}

GS Đặng Đức Anh:Vâng, cũng như Thứ trưởng vừa nói, chúng ta không có vắc xin nào an toàn tuyệt đối an toàn 100%. Tất nhiên chúng ta sẽ gặp phản ứng sau tiêm, có thể là phản ứng nhẹ hoặc phản ứng nặng và tỉ lệ như vừa rồi chúng ta thấy ở TP.HCM là cũng hoàn toàn tương tự như tỉ lệ nếu tính tất cả mũi tiêm đã thực hiện ở Việt Nam và trên thế giới, và tỉ lệ đó hoàn toàn nằm trong tỉ lệ cho phép đã được WHO công bố với AstraZeneca cũng như một số vắc xin khác.

Nhà báo Thúy Hạnh:Khi nãy Thứ trưởng có nói đến chúng ta hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc tiêm 2 loại vắc xin cho 2 mũi, hẳn việc này cũng đã được nghiên cứu và tính đến ở Việt Nam, thưa GS Đức Anh?

GS Đặng Đức Anh:Việc này đã được nghiên cứu ở nhiều nước châu Âu cũng như ở Mỹ. Số liệu ở Tây Ban cho thấy nếu tiêm mũi 1 là AstraZeneca, mũi 2 là Pfizer thì đáp ứng miễn dịch rất tốt, thậm chí tốt hơn khi tiêm cùng một loại.

Ở Anh đang nghiên cứu mũi 2 tiêm các loại vắc xin khác như Moderna hoặc Sputnik… và số liệu bước đầu cũng rất khả quan. Tuy nhiên chúng tôi cũng hoàn toàn đồng tình với ý kiến Thứ trưởng, chúng tôi khuyến cáo người dân nếu chúng ta có vắc xin nào thì chúng ta tiêm vắc xin đó vì phản ứng sau tiêm giữa các loại vắc xin có tỉ lệ gần như nhau và không có vắc xin nào tuyệt đối an toàn 100%.

Sẽ tiêm vắc xin dịch vụ ở thời điểm phù hợp

Nhà báo Thúy Hạnh:Vâng vậy là người dân nên tránh tâm lý chờ đợi và nếu chúng ta thuộc diện được tiêm thì hãy đi tiêm ngay.

Thưa Thứ trưởng, theo kế hoạch, trước mắt trong năm nay Việt Nam sẽ triển khai tiêm vắc xin miễn phí cho người dân, tuy nhiên mới đây trong cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 có yêu cầu Bộ Y tế xây dựng sẵn phương án triển khai song song tiêm vắc miễn phí và dịch vụ khi tiêm vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng. Vậy việc này có đảm bảo công bằng trong tiếp cận vắc xin không, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn:Chúng tôi nghĩ rằng đây là câu hỏi rất hay và mọi người rất quan tâm.

Như tôi đã trình bày, ngay nguồn Covax miễn phí chúng ta đã có 38,9 triệu liều và như vậy đủ bao phủ cho 19,4 triệu người ưu tiên. Bên cạnh đó chúng ta mở rộng ra cho công nhân và đã có thêm 30 triệu liều của VNVC ký với Bộ Y tế đã được Chính phủ mua lại với giá phi lợi nhuận. Như vậy với những người không quá dư dả điều kiện, thì đã được Đảng, Chính phủ lo miễn phí. Và để tăng nhanh nguồn cung, đa dạng hóa nguồn vắc xin, đa nguồn lực và đỡ cho ngân sách quốc gia, chúng tôi tin rằng chủ chương tiêm dịch vụ cũng hợp lý và Bộ Y tế sẽ đề xuất xem xét ở một thời điểm phù hợp.

Nhà báo Thúy Hạnh:Tức là chúng ta cũng chưa biết thời điểm nào sẽ triển khai tiêm dịch vụ. Trước mắt trong năm nay chúng ta sẽ dồn lực tập trung triển khai tiêm cho  75 triệu dân trước đúng không ạ?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Hiện tại nguồn cung vắc xin rất hiếm, đặc biệt là trước tháng 9. Như vậy chúng ta không thể chắc được số lượng cụ thể là bao nhiêu liều sẽ về đến tháng 9, chúng tôi chỉ dám nói tương đối thôi chứ không dám hoàn toàn chắc chắn. Như vậy chúng ta phải ưu tiên các đối tượng thuộc Nghị quyết 21, đồng thời theo chủ trương của Chính phủ là vừa phòng chống dịch vừa làm kinh tế để đạt mục tiêu kép. Như vậy đối với công nhân trong khu công nghiệp, chúng ta phải coi họ như các chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, phải bảo vệ để họ an tâm trong phát triển kinh tế để đạt mục tiêu kép theo Chính phủ đề ra.

Nhà báo Thúy Hạnh:Thứ trưởng đang nói đến công tác triển khai tiêm chủng. Hiện tại các lô vắc xin về Việt Nam hầu hết phân đều cho các địa phương, có ý kiến cho rằng tại sao mình không dồn lực tiêm trọng điểm cho các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, liệu chúng ta có xem xét đến phương án này chưa?

Đây cũng là phương án mà Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đang thực hiện dựa trên cân bằng nhiều yếu tố. Trước hết chúng ta phân bố vắc xin dựa vào tỉ lệ mắc của vùng đó, thứ 2 là dân số, thứ 3 là mật độ dân số và thứ 4 là một số yếu tố khác ví dụ như tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp thì chúng ta ưu tiên. Đây là biện pháp mà chúng ta đã và đang thực hiện và chúng tôi cho rằng đây là chủ trương hết sức đúng đắn của Chính phủ và Ban chỉ đạo.

Vâng, xin cảm ơn Thứ trưởng!

Nhà báo Thúy Hạnh:Thưa quý vị, rõ ràng vắc xin ngừa Covid-19 là bài toán căn cơ và lâu dài để chấm dứt đại dịch. Tại nhiều quốc gia có lệ tỉ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Anh, Israel, hay một số nước ở EU, các hoạt động đã dần trở lại bình thường.

Vì vậy hơn bao giờ hết, Việt Nam đang huy động mọi nguồn lực để tiếp cận với các nguồn vắc xin Covid-19.

Những ngày này, người dân Việt Nam trên khắp cả nước, các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI và cả các kiều bào ở nước ngoài đang đồng lòng góp sức cùng Chính phủ vượt qua đại dịch thông qua ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19.

Tính đến nay con số ủng hộ đã lên gần 8.000 tỷ đồng. Đây sẽ là một nguồn lực lớn góp phần cùng Chính phủ đảm bảo tài chính mua đủ 150 triệu liều vắc xin, tiến tới đạt dịch cộng đồng.

Với sự nỗ lực cao nhất của Chính phủ và của mọi người dân, chúng ta kỳ vọng sẽ nhanh chóng chiến thắng đại dịch trong tương lai gần.

Đến đây, chương trình xin được kết thúc. Cảm ơn 2 vị khách mời đã tham gia chương trình!

Thúy Hạnh

Bộ Y tế tăng tốc độ thử nghiệm Nanocovax, tiêm luôn 13.000 người

Bộ Y tế tăng tốc độ thử nghiệm Nanocovax, tiêm luôn 13.000 người

Sau cuộc họp khẩn, Hội đồng Đạo đức quốc gia thống nhất triển khai tiêm giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax trên 13.000 người, hoàn tất giữa tháng 8.  

">

Chiến lược tiêm vắc xin Covid

友情链接