Có sự đồng hành của ông xã Khắc Triệu và con gái Cece Trương về cả phần hình ảnh lẫn âm nhạc, ca sĩ Cẩm Vân và gia đình đã thông qua MV gợi lên cảm hứng về một cuộc sống tích cực với nhiều niềm vui, nhiều khám phá và trải nghiệm mới dù ở bất kỳ độ tuổi nào.
Bên cạnh lời bài hát mang nhiều thông điệp và nền nhạc được phối mới giúp truyền tải nội dung theo cách trẻ trung, tươi vui, phần hình ảnh cũng nhận nhiều bình luận tích cực từ khán giả. Trong đó, chi tiết “Chiếc hộp thanh xuân” còn được nhiều khán giả tinh ý nhận ra và ví von là “trứng phục sinh” mang theo nhiều thông điệp ngầm của MV “Thanh xuân mãi cháy”.
Lâu nay, khái niệm “trứng phục sinh” (chi tiết ẩn) vẫn thường được nhắc đến như “đặc sản” trong sản phẩm của nhiều nghệ sĩ quốc tế. Việc tìm thấy “trứng phục sinh” được khéo léo “cài cắm” trong MV của một nghệ sĩ Việt Nam gạo cội đã khiến không ít khán giả thích thú. Đặc biệt là khi chi tiết ấy còn truyền đi những thông điệp thật sự ý nghĩa.
Ba mẹ hay ông bà chúng ta ai cũng có cho riêng mình “Chiếc hộp thanh xuân”. Chiếc hộp ấy có thể là vật hữu hình như vài bức ảnh kỷ niệm, hoặc kỷ vật… minh chứng về những đam mê, nhiệt huyết. Nhìn sâu hơn, “chiếc hộp thanh xuân” tượng trưng cho một tinh thần tươi trẻ, luôn rực cháy khát khao sống trọn từng phút giây dù ở bất kì độ tuổi nào. Đặc biệt, với ông bà, ba mẹ, khi nhiều guồng quay tất bật đã được gác lại phía sau, họ càng có thêm thời gian nối dài những mong muốn và niềm tự hào của mình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bật mở “chiếc hộp thanh xuân”. Khi mà bất kỳ mối e ngại nào về cả sức khoẻ thể chất hay tinh thần đều có thể ngăn ông bà, ba mẹ thắp lên ngọn lửa thanh xuân thì sự hiện diện từ cháu con sẽ luôn là động lực tuyệt vời để họ vượt qua rào cản ấy.
Từ ly sữa thơm ngon, giàu dinh dưỡng đến lời động viên đúng lúc cho những lần thử sức của ông bà trong một lĩnh vực yêu thích, hay chuyến đi gia đình gói trọn tâm ý của con cháu… Tất cả đều góp phần tạo nên nền tảng sức khỏe và tinh thần để ông bà, ba mẹ có thêm cảm hứng. Hình ảnh Cece cặm cụi tạo nên “phiên bản hữu hình” của “chiếc hộp thanh xuân” trong MV chính là lời khẳng định mạnh mẽ cho điều đó.
Cece Trương chia sẻ: “Theo mình, chiếc hộp thanh xuân ở MV là một hình ảnh ẩn dụ về những khía cạnh mà chúng ta cần thật sự chú tâm. Trong đó, nếu bức ảnh thời trẻ đại diện cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần thì Värna - nhãn hàng Sữa người lớn của Nutifood Thụy Điển chính là quà tặng cho sức khỏe thể chất của ba mẹ, ông bà. Chính nền tảng tốt về tinh thần và thể chất sẽ là điều kiện căn bản nhất để ba mẹ, ông bà có thể làm mọi điều mình yêu và hoàn thành mọi mong ước thanh xuân”.
Về phần mình, ca sĩ Cẩm Vân cho biết: “Hơn 40 năm làm nghề ca hát đến lúc này Cẩm Vân vẫn tiếp tục sống hết mình với đam mê từ thanh xuân. Đó là một niềm hạnh phúc không thể tả hết bằng lời. Vì vậy, với mong muốn lan toả năng lượng hạnh phúc mà mình đang may mắn tìm thấy, Vân vô cùng hào hứng khi có thể bắt tay cùng nhãn hàng Värna thực hiện MV “Thanh xuân mãi cháy”. Hy vọng đây sẽ trở thành một nguồn cảm hứng để các bạn, các anh chị và cả các cô chú tiếp tục sống với nhiệt huyết và tinh thần tươi trẻ, tiếp tục đam mê, tiếp tục khám phá để thanh xuân luôn bừng cháy”.
Värna là nhãn hàng sữa dành cho người lớn tuổi được sản xuất dưới sự giám sát chặt chẽ của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển. Värna có 2 dòng sản phẩm là: ● Värna Complete: Sữa phòng ngừa và phục hồi sức khỏe nhanh. ● Värna Diabetes: Sữa tiểu đường - Ổn định đường huyết hiệu quả. |
Tố Uyên
" alt=""/>Bí mật đặc biệt của ca sĩ Cẩm Vân trong MV ‘Thanh xuân mãi cháy’Nguyễn Minh Đức, người sáng lập Remaps - Ảnh: Shark Tank
Trên trang web của startup hiện có thông tin của 17,5 triệu thửa đất ở 21 tỉnh thành trên cả nước. Người dùng có thể gõ theo từ khóa để tìm thửa đất, xem kích thước, quy hoạch, giá, dẫn đường, chia sẻ hoặc đăng bán, đăng tin cho thuê chỉ trong 30 giây.
Tất cả các công nghệ trên nền tảng này đều do Remaps nắm giữ để có thể phục vụ cho việc cải tiến và cập nhật dữ liệu nhanh.
Sau 2 năm hoạt động, công ty đã có 1,2 triệu người dùng, 110 nghìn người dùng đăng ký. Remaps xếp hạng thứ 6 trong các nền tảng bất động sản Việt Nam theo Similar Web, mỗi ngày phục vụ từ 8 – 10 nghìn người.
Tính đến hiện tại, nhà sáng lập đã đầu tư 13,5 tỷ đồng vào công ty và trải qua 3 giai đoạn gọi vốn.
Mô hình kinh doanh của startup hướng đến thu tiền từ 3 nhóm bao gồm: Thu từ người dùng, đã có doanh thu 170 triệu; thu từ dịch vụ API (Application Programming Interface – phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau) đấu nối với các nền tảng bất động sản, hiện có doanh thu 230 triệu; thu từ quảng cáo.
Đáng chú ý Remaps không thu tiền tính năng listing như một số nền tảng khác, vì người muốn đăng bán thì bắt buộc phải có một bất động sản.
Hiện tại startup đang cập nhật bản đồ theo quy hoạch sử dụng đất. Kể từ khi có bản quy hoạch, chỉ sau 4 – 8 tiếng là có thể cập nhật trên hệ thống, thông tin được lấy từ nguồn công khai.
“Ở trên thị trường hiện tại có rất nhiều nơi công khai cái đó. Chỉ là cách thức họ công khai bằng file pdf khá là khó coi. Chính vì vậy, Remaps mới đưa lên bản đồ bằng cách ghép tất cả các lớp lại để giúp cho người Việt tra cứu dễ, nhanh”, Minh Đức nói.
Nhà sáng lập startup cũng cho biết, chưa thống kê được người dùng trả tiền cho việc gì khi sử dụng nền tảng bởi chức năng xem quy hoạch là miễn phí.
Trên nền tảng của Remaps, người bán chỉ cần đúng thông số bất động sản là được đăng tin, không cần xác nhận là chính chủ hoặc được ủy quyền.
Về phần kiểm soát thông tin, Minh Đức chia sẻ: “Khi tạo ra cộng đồng đưa lên sẽ có khuyến cáo riêng. Người dùng tự vẽ được thì bên em sẽ kiểm soát được chuyện đó. Thời gian Remaps làm được trong vòng 24 tiếng”.
Theo nhà sáng lập Remaps, doanh thu lớn nhất là quảng cáo, quan niệm phải tạo ra sản phẩm tốt trước nên hiện nay đang tập trung xây dựng sản phẩm, chưa tập trung kiếm tiền. Đặc biệt, startup có những ý tưởng không cần cộng đồng vẫn thu được tiền. Có những ý tưởng đã được triển khai như user (người dùng), API. Các sản phẩm thu tiền khác sẽ được startup triển khai từ nay đến cuối năm.
Remaps hiện có khoảng 25% người dùng ở Hồ Chí Minh, 13% ở Hà Nội. 50% người dùng là nhà môi giới, còn lại là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Shark Hùng Anh chốt đầu tư với Remaps - Ảnh: Shark Tank
Shark Hùng Anh tỏ ra đặc biệt quan tâm đến startup này, ông thắc mắc về dự tính thời gian đạt doanh thu đáng kể của Remaps. Minh Đức cho biết, từ nay đến cuối năm, startup của anh dự kiến triển khai 5 nguồn doanh thu còn lại. Sau khi xong mới truyền thông bởi nếu truyền thông mà doanh thu không về thì startup nguy hiểm.
Đội ngũ Remaps hiện tại có 14 người và phần lớn làm parttime nên chi phí gần như chỉ dành cho IT. Ngoài ra, Remaps chi phí cho server (máy chủ) khoảng 40 triệu một tháng.
Shark Hùng Anh nhận định sản phẩm của startup tốt. Startup không biết đến khi nào kiếm được tiền, nhưng ông đã có ý tưởng rồi. Vì vậy, ông đề nghị đầu tư tối thiểu 10 tỷ cho tối đa 40% cổ phần.
“Mình cứ nuôi hoài, bạn chỉ tập trung lo làm sao để phát triển sản phẩm lên. Mình sẽ cam kết minimum đầu tư cho bạn ít nhất 10 tỷ. 3 năm vẫn tiếp tục vì mất 10 tỷ. Mình sẽ tiếp tục đầu tư cho bạn cho đến khi nào bán được hàng. Tại vì lúc đó tiền của mình bỏ ra, cho dù mình bỏ bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì mình cũng lấy 40% thôi”, Shark Hùng Anh thuyết phục startup.
Cuối cùng, Minh Đức đồng ý nhận đầu tư tối thiểu 10 tỷ đồng cho tối đa 40% cổ phần của Shark Hùng Anh.
Đáng chú ý về phía Shark Bình, ông bày tỏ sự phân vân và quyết định từ chối đầu tư. Tuy vậy, ông ngỏ ý rằng nếu Shark Hùng Anh mời, ông có thể tham gia cùng để giúp Startup tìm kiếm “long mạch”.
Lê Mỹ
Đến với Shark Tank Việt Nam mùa 5, vị “cá mập” nước ngoài Erik Jonsson cho biết, sứ mệnh của Antler và của cá nhân ông tại Việt Nam là giúp các Startup Việt vươn tầm thế giới.
" alt=""/>Startup được đề nghị “bao nuôi” cho đến khi nào bán được hàng trên Shark Tank