Con tôi sợ học từ năm lớp 4
Tôi đồng cảm với bài viết của cô bé "chán nản,ôisợhọctừnămlớđứt cáp tuyệt vọng...". Tôi cũng đã từng trải qua giai đoạn khủng hoản của thời cắp sách đến trường, và bây giờ con tôi cũng đang bắt đầu cảm thấy sợ học khi cháu chỉ mới lớp 4!
Tôi rất buồn và lo lắng cho tương lai con, không biết có theo nổi lên cấp 3 hay đại học không? Tôi sợ con học quá sẽ rơi vào tình trạng của tôi thời đi học - rồi chỉ sợ trả bài, sợ học không vào những môn học thuộc, rồi giảm trí nhớ và bỏ học nửa chừng khi đang học cấp 2.
Người mẹ nào cũng lo cho việc học của con (nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Lúc tôi học lớp 2, tôi nhớ thầy ra bài tập về nhà rất nhiều. Buổi trưa vừa đi học về đến nhà, tôi không ăn cơm trưa ngay mà lao vào làm bài tập để chiều phụ gia đình làm việc sản xuất.
Khi lên cấp 2, tôi thấy nhiều môn học bài đều là bài dài..., tôi cảm thấy lo sợ và thường hay thức khuya dậy sớm để học cho thuộc bài mà hôm sau lên lớp!
Dần dần tôi bị giảm trí nhớ, học xong lên lớp trả bài là quên hết không còn chữ nào trong đầu. Và tôi xin gia đình cho tôi nghỉ học. Ba mẹ tôi không cho và họ đã khóc.
Tôi cố gắng để hết cấp 2, nhưng không học nổi. Tôi nghỉ học năm lớp 8.
Vài năm sau, bạn bè tôi ai nấy đều chuẩn bị lên đại học. Họ khuyên tôi đi học lại bổ túc, hai năm ba lớp. Tôi vẫn rất sợ học, nhưng cũng sợ thua kém bạn bè, lại thấy mình cũng hơi phục hồi trí nhớ nên quyết định đi học lại.
Tuy chương trình bổ túc bớt những môn phụ nhưng vẫn có những môn học thuộc, khó nhất là lịch sử, địa lý... Tôi lại rơi vào tình trạng trả bài hàng ngày như năm xưa, nên cũng thức khuya dậy sớm để học. Tôi vẫn không tài nào học nổi, nhưng cố gắng lấy được bằng tốt nghiệp cấp 3. Cũng phải nói là nhờ bạn bè giúp tôi nhiều lắm.
Ngày nay, con tôi mới bước vào lớp 4 mà đã có những môn rất khó học. Nhiều lúc cháu không thuộc bài được lại cau có “Bài này khó thuộc quá!”.
Là phụ huynh, tôi hy vọng Bộ GD-ĐT rút ngắn lại chương trình, chỉ để lại những kiến thức cần thiết để khi các cháu ra trường áp dụng được vào thực tế đời sống xã hội… Để các cháu có thời gian nghỉ ngơi vui chơi với bạn bè, gia đình, thì các cháu mới có kỹ năng sống, mới cảm nhận được, biết chia sẻ được tình cảm với mọi người xung quanh.
Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện cho những người lao động nghèo đỡ vất vả, lo cơm áo gạo tiền rồi lại cho con học thêm, học Anh văn… Nếu học nhiều mà bố mẹ không lo nổi tiền, rồi trẻ sẽ bỏ học, lớn lên lại trở thành thanh phần xấu của xã hội, rồi bị lên án... Nghèo, đói, ngu sinh ra cướp của giết người..
Bộ Giáo dục cấm giáo viên dạy thêm, giáo viên vẫn dạy, cháu nào đi học thêm giáo viên trong trường khi thi học kỳ dưới điểm trung bình thì được nâng điểm. Nếu không học trong trường thì cũng cho học ngoài chứ ko là thua kém bạn.(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Damac vs Al
- Vừa qua Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ra nghị quyết về việc đề nghị công nhận PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy làm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng đương nhiệm khẳng định nhà trường đã làm đúng luật và theo đúng trình tự.
PGS Nguyễn Trường Thịnh (trái) được giới thiệu để công nhận làm hiệu trưởng của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (Ảnh: Lê Tiên). Quy trình lựa chọn nhân sự Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 – 2025 trải qua nhiều bước:
Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ nhất, gồm Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (5 thành viên) thảo luận và đề xuất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự. Tại đây, 100% thành viên đồng ý sử dụng nguồn nhân sự tại chỗ theo quy hoạch để thực hiện quy trình nhân sự đề nghị Bộ GD-ĐT công nhận Hiệu trưởng. 100% thành viên cũng đồng ý cơ cấu, quy trình, tiêu chuẩn hiệu trưởng theo kế hoạch của tập thể lãnh đạo và Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường.
Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng gồm Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, người đứng đầu (kể cả phó trưởng đơn vị phụ trách) với 41 thành viên đã thảo luận và thống nhất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự.
Tại hội nghị này, có 63,41% số phiếu giới thiệu PGS.TS Lê Hiếu Giang; 36,59% số phiếu giới thiệu PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh. Kết quả không công bố tại hội nghị.
Bước 3: Tại hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ hai gồm Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (5 thành viên), có 40% số phiếu giới thiệu PGS.TS Lê Hiếu Giang; 60% số phiếu giới thiệu PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh. Kết quả công bố tại hội nghị.
Do kết quả giới thiệu tại Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng và Hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ hai khác nhau, Hội đồng trường chỉ đạo, chọn phương án nhân sự để thực hiện các bước sau. Hội nghị Hội đồng trường lần thứ nhất có 15/19 thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng trường báo cáo kết quả tại Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng và Hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ hai và thảo luận cho ý kiến bằng phiếu kín.
100% số phiếu đồng ý: “phương án nhân sự nào được trên 50% phiếu trên tổng số danh sách thành viên Hội đồng trường thì được lựa chọn”.
Hội đồng trường đã tiến hành biểu quyết về phương án nhân sự Hiệu trưởng. Kết quả 26,31% số phiếu chọn PGS.TS Lê Hiếu Giang; 52,63% số phiếu chọn PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh.
Kết quả công bố tại Hội nghị và Hội nghị đã kết luận: Hội đồng trường thống nhất (15/15 thành viên đồng ý) phương án được chọn phải đạt trên 50% số thành viên Hội đồng trường đồng ý thì được giới thiệu tại Bước 4.
Hội đồng trường đã chọn PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh (52,63%) để giới thiệu tại bước kế tiếp với số phiếu 10/15 phiếu đồng ý.
Bước 4: Tổ chức hội Hội nghị cán bộ chủ chốt gồm Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (là viên chức), Trưởng, Phó các đơn vị thuộc và trực thuộc.
98/99 thành viên đã tham gia. Kết quả, có 48 phiếu tín nhiệm PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh và có 48 phiếu không tín nhiệm PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh (2 phiếu không hợp lệ).
Bước 5:Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy (4 thành viên) thì có 3 phiếu đồng ý tín nhiệm nhân sự Hiệu trưởng đối với đồng chí Nguyễn Trường Thịnh (tỷ lệ 75%); 1 phiếu không đồng ý (tỷ lệ 25%).
Tiếp đó, Hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ ba, gồm Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (5 thành viên) tiếp tục bầu. Kết quả có có 4 phiếu đồng ý tín nhiệm nhân sự Hiệu trưởng đối với PGS Nguyễn Trường Thịnh (tỷ lệ 80%); 1 phiếu không đồng ý (tỷ lệ 20%).
Bước 6: Hội nghị Đảng ủy gồm 13 thành viên, trong đó kết quả có 10 phiếu đồng ý nhân sự Hiệu trưởng đối với PGS Nguyễn Trường Thịnh (tỷ lệ 76,9%); 3 phiếu không đồng ý (tỷ lệ 23,1%).
Bước 7:Tổ chức Hội nghị Hội đồng trường lần thứ hai có 16/19 thành viên có mặt. Kết quả có 12 phiếu đồng ý nhân sự hiệu trưởng đối với PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh (tỷ lệ 63,15%); 4 phiếu không đồng ý (tỷ lệ 21,05%.
Theo báo cáo của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, việc xây dựng Kế hoạch thực hiện quy trình nhân sự dựa vào các quy định gồm: Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017; Luật Giáo dục đại học 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP; Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị; Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 30/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quyết định 3815/QĐ-BGDĐT ngày 20/11/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công nhận Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết 11/NQ-HĐT ngày 08/01/2021 của Hội đồng trường ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Lê Huyền
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đề nghị công nhận hiệu trưởng mới
PGS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy được đề nghị công nhận làm Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
" alt="ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM lên tiếng về “bất thường” bầu hiệu trưởng" /> - Mẹ chồng tôi đã mất gần chục năm nay, hiện tại bố chồng đang ở một mình. Mấy hôm trước ông đi khám bệnh về, đột ngột gọi các con đến thông báo tình hình bệnh tật nghiêm trọng của mình.
Tôi nghe ông nói mấy loại bệnh, toàn từ ngữ chuyên ngành phức tạp không thể nhớ hết. Đại khái là ông phải phẫu thuật và điều trị khá lâu, tiêu tốn khoản tiền không nhỏ, lên đến cả mấy trăm triệu. Ông gọi các con đến để chúng tôi bàn bạc rồi bố trí cho ông chữa bệnh.
Bố chồng tôi không có của ăn của để, hàng tháng chỉ có vài triệu lương hưu. Anh em nhà chồng tôi không quá nghèo nhưng cũng chẳng ai thuộc diện giàu có. Mấy trăm triệu đối với chúng tôi thực sự là số tiền lớn. Căn nhà nhỏ ông đang ở là đất hương hỏa các cụ để lại, sao có thể bán?
Anh cả bắt đầu viện cớ vừa mua nhà nên cạn sạch tiền. Chị hai thì bảo chồng chị quản lý hết tiền bạc, hơn nữa vợ chồng chị cũng chẳng dư dả gì. Cậu út kêu than vừa cưới vợ chưa lâu, vợ lại sắp đẻ đang nghỉ việc ở nhà, hai người đến chi tiêu hàng ngày còn phải căn ke tiết kiệm.
Chồng tôi đang đi công tác, chỉ có mình tôi đến họp gia đình. Tôi không biết ý chồng thế nào nhưng thấy các anh chị đều thoái thác trách nhiệm mà tôi thương bố chồng quá. Cả đời vất vả nuôi 4 đứa con trưởng thành, đến lúc tuổi già sức yếu thì các con lại mải lo cuộc sống riêng chẳng đoái hoài đến bố. Mà bình thường ông đối xử với con cháu có đến nỗi nào đâu.
Nghĩ vậy nên tôi đứng ra nói với bố chồng rằng ông cứ yên tâm, nếu các anh chị không đóng góp được thì vợ chồng tôi sẽ lo cho ông toàn bộ. Dù thật sự chúng tôi cũng phải đi vay mượn. Anh chị chồng nghe xong đều vui mừng nhẹ nhõm, khen tôi rối rít, bảo tôi đúng là cô con dâu hiền thảo.
Bố chồng đang mệt mỏi dựa vào ghế, đột nhiên ông đứng bật dậy cười tươi nhìn tôi, lời ông nói sau đó khiến tất cả phải kinh hãi: "May quá cuối cùng bố không phải đau đầu nghĩ cách chia mảnh đất rồi. Có 4 đứa con mà chỉ có một mảnh đất duy nhất nên chẳng biết chia thế nào, đành phải giả bệnh để xem đứa nào xứng đáng…".
Tất nhiên kết quả là vợ chồng tôi xứng đáng được thừa hưởng mảnh đất của ông. Anh chị chồng đều há hốc kinh ngạc, không ai biết ông có mảnh đất ấy, càng không ngờ được bố chồng lại giả bệnh để thử lòng các con.
Ngay lập tức bố chồng tuyên bố giải tán cuộc họp gia đình, đợi chồng tôi về sẽ sang tên mảnh đất để chúng tôi xây nhà. Trước mặt ông các anh chị không dám nói gì nhưng ra ngoài thì họ bất mãn, khó chịu với vợ chồng tôi ra mặt.
Tôi kể mọi chuyện cho chồng, anh bảo sẽ bán mảnh đất đó đi rồi chia đều tiền cho mọi người. Tôi nghe mà tức điên, chúng tôi còn đang thuê nhà, có đất để xây nhà thì tốt quá rồi còn gì. Sao chồng tôi có thể ngốc như vậy? Tôi phải khuyên anh thế nào đây?
Giữa tiệc sinh nhật, mẹ vợ làm chuyện phũ khiến con rể giận run người
Mẹ vợ tỏ ý khinh thường tôi và có ý vun vén cho vợ tôi với Duy - người yêu cũ của cô ấy.
" alt="Thông báo của bố chồng khiến cả nhà sợ hãi" /> Ngọc Mai đoạt danh hiệu Người đẹp Nhân ái. Cụ thể, tại phần thiNgười đẹp Nhân ái, Ngọc Mai chia sẻ từng gây quỹ để phối hợp với tổ chức Wellbeing thực hiện dự án lớp học an toàn, đào tạo kỹ năng mềm cho trẻ em khi làm Trưởng Ban thiện nguyện của Hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Lan. Đồng thời, cô cũng nhắc tới dự án"Lớp học cho em"tại Suối Giàng, tỉnh Yên Bái mới tham gia khảo sát gần đây; tập trung vào xây dựng các lớp học tiếng Anh hàng tuần, phát triển du lịch bền vững. Việc cô nói liền 2 dự án và nhắc tới đối tượng trẻ em miền núi lẫn ngoại thành khiến nhiều người dễ nhầm 2 dự án với nhau.
Ngọc Mai chia sẻ về dự án nhân ái tại Hoa hậu Việt Nam 2022:
Trong bài tố, Khánh Ly viết thời gian làm Trưởng Ban thiện nguyện (chỉ 3 tháng trong khi nhiệm kỳ là 2 năm), Ngọc Mai không gây được chút quỹ nào cho Wellbeing để tổ chức lớp học, dù ở miền xuôi hay miền núi. Bên cạnh đó, dự án do Hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Lan phối hợp với Wellbeing là “An toàn cho em”nhưng Ngọc Mai lại giới thiệu là lớp học an toàn.
Nguyên văn bài đăng tố Ngọc Mai nói dối.
VietNamNet đã liên hệ với Nguyễn Khánh Ly. Cô là chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Lan (VSNL) nhiệm kỳ 2017-2018. Cô là người tuyển Ngọc Mai làm thành viên Ban thiện nguyện vào năm 2017 và chọn Mai vào vị trí Trưởng Ban thiện nguyện năm 2018.
Sau khi rời vị trí chủ tịch VSNL, Khánh Ly đã kết nối Ban thiện nguyện của VSNL với tổ chức Wellbeing. Tiền thân của chương trình “An toàn cho em”là dự án “Lớn lên an toàn” mà VSNL đã hỗ trợ truyền thông trong nhiệm kỳ 2017-2018. Khánh Ly đã về Việt Nam và trực tiếp tham gia lớp học do Wellbeing giảng dạy, thấy đây là hoạt động ý nghĩa nên kết nối cho Ngọc Mai và VSNL.
Chia sẻ cụ thể, Khánh Ly cho biết Ngọc Mai có giấy chứng nhận là Trưởng Ban thiện nguyện từ VSNL nhưng điều cô muốn nói không phải chuyện giấy chứng nhận mà làkết quả của hoạt động.
“Thứ nhất, chúng tôi đã làm hồ sơ tài trợ, họp online trao đổi hai bên, có những bài truyền thông chia sẻ, có hình ảnh Mai đi gây quỹ qua hoạt động bán đồ lưu niệm. Tất cả chỉ dừng lại ở đó, không hề có quỹ nào được chuyển về Việt Nam cho Wellbeing, không có lớp học nào Wellbeing dạy trên miền núi. Tôi thấy việc Mai liên tục chia sẻ như vậy khiến nhiều người hiểu lầm rằng thời điểm đó đã có những lớp học diễn ra dưới hình thức gây quỹ. Khả năng của Mai hoàn toàn không gây quỹ được để tổ chức lớp học. Tôi nghĩ nếu không có kết quả thì tại sao lại đi PR mọi việc như vậy.
Thứ hai, Mai nói có hình ảnh bán hàng gây quỹ trong sự kiện Tết. Tôi đã đặt lại luôn câu hỏi gây quỹ được bao nhiêu tiền, ai cầm tiền? Wellbeing không hề nhận đồng nào. Mai không trả lời được mà phải hỏi lại các bạn liên quan khác thời điểm đó. Ở điểm này, Mai dù là Trưởng Ban và trực tiếp quản lý quầy hàng nhưng không biết chính xác cầm được bao nhiêu tiền, bàn giao tiền cho ai hay như thế nào. Thứ ba, tôi đã gửi tin nhắn nhắc nhở Mai về việc PR chuyện này nhưng cô ấy vẫn tiếp tục chia sẻ các nội dung đó lên báo, dù kết quả là không hề gây quỹ và không có lớp học nào diễn ra”, Khánh Ly chia sẻ với VietNamNet.
Ngày 9/12, sau các tranh luận, Ngọc Mai cho rằng Khánh Ly đang làm quá lên từ chuyện bình thường. Ngọc Mai khẳng định Khánh Ly không có quyền yêu cầu cô phải trình bày hay đính chính theo ý muốn cá nhân. Đồng thời, cô coi đó là những lời lẽ xúc phạm, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và danh dự; sẽ nhờ luật sư can thiệp nếu Khánh Ly tiếp tục. Khánh Ly cho biết, sau đó Ngọc Mai không có thêm động thái gì.
Chiều 23/12, Khánh Ly quyết định công khai câu chuyện khi tiếp tục đọc được bài báo thông tin Mai chia sẻ việc gây quỹ cho Wellbeing.
Đêm 23/12, Ngọc Mai thông tin tới người hâm mộ rằng BTC và các bên liên quan đều đã biết. Cô mời luật sư để có thể giải quyết việc bị bôi nhọ. Cô mong khán giả hãy hướng về những điều tích cực và dùng mạng xã hội văn minh, không muốn lòng nhân ái bị mang ra tranh cãi và bàn tán.
Tại họp báo sau đăng quang, BTC Hoa hậu Việt Nam cho biết đã trao đổi với Ngọc Mai và sẽ đi đến cùng trong việc xác minh. Ngọc Mai nói với BTC có những người trong tổ chức có thể chứng nhận cô tham gia dự án từ thiện và mức độ tích cực.
BTC cho hay không chấm các dự án Ngọc Mai thực hiện trong quá khứ, mà chấm dự án cô thực hiện cùng thí sinh Đinh Khánh Hoà ở Hoa hậu Việt Nam 2022. Tiểu ban Nhân ái đánh giá đây là dự án tốt nhất, từ việc lập kế hoạch, triển khai, thái độ thực hiện và kết quả (quyên góp được 210 triệu đồng).
Đức Thắng
'Không thể can thiệp bằng quyền lực hay tiền bạc ở Hoa hậu Việt Nam 2022'Hoa hậu Việt Nam 2022 Huỳnh Thị Thanh Thuỷ cùng 2 á hậu Trịnh Thuỳ Linh và Lê Nguyễn Ngọc Hằng trao đổi cùng báo chí sau đăng quang." alt="Người đẹp nhân ái của Hoa hậu Việt Nam bị tố nói sai, BTC xác minh đến cùng" />Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an). Ảnh: Thanh Hùng. Học viên tại đây chủ yếu là trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi, vi phạm pháp luật, từ trộm cắp, gây rối trật tự tới hiếp dâm; vận chuyển, tàng trữ, buôn bán ma túy; giết người. Các em thường mang tâm lý nặng nề, tự ti.
Thường bỏ học lâu ngày, nhiều em thiếu kiến thức cơ bản, không có động cơ, mục đích học tập. Có em còn tái mù chữ.
Vào dạy học, cô Lụa cũng làm quen việc đối diện với những học viên tay chân đầy xăm trổ, lầm lỳ.
Không phân biệt độ tuổi, qua các chương trình rà soát trình độ, học viên được nhà trường chia vào các lớp học chữ. Việc học kết thúc khi học viên hoàn thành chấp hành theo mức độ vi phạm (từ 6 tháng đến tối đa 2 năm).
Song song với việc việc giảng dạy văn hóa, cô Lụa cùng các đồng nghiệp kết hợp giáo dục đạo đức, pháp luật, định hướng cho các em lối sống lành mạnh, có trách nhiệm hơn.
“Chúng tôi không chỉ dạy kiến thức mà còn đan xen những bài học cuộc sống, để cảm hóa, động viên các em trở thành người biết yêu thương, sống có ích cho gia đình và xã hội”.
Ngoài những tiết lên lớp, cô Lụa sẵn sàng chia sẻ với các em trong giờ ra chơi, sinh hoạt ngoại khóa hoặc bất cứ khi nào học viên cần hỗ trợ. “Tôi luôn nghĩ mình không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn như người mẹ thứ hai, động viên, giúp đỡ các em vượt qua mặc cảm để học tập, rèn luyện thật tốt”.
Ngoài việc uốn nắn từng con chữ, truyền đạt kiến thức gắn với cuộc sống, cô Lụa kịp thời khen ngợi các học viên để tạo không khí tiết học sôi nổi, giúp các em dễ tiếp thu bài hơn.
Trong suốt hơn 10 năm gần gũi, chia sẻ với những mảnh đời lầm lỡ, cô Lụa nhận ra nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt. “Có em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhiều em dù có gia đình nhưng chưa được người thân một lần vào thăm. Biết các em tủi thân, chúng tôi đã động viên, khích lệ rất nhiều. Mỗi ngày, bước chân vào trường, tôi cảm nhận được niềm tin trong ánh mắt học viên nên càng muốn giảng dạy cho các em những kiến thức, bài học để làm lại cuộc đời”, cô Lụa chia sẻ.
Là cô giáo trong ngành công an, cô Lụa cho hay, dù buộc phải mạnh mẽ nhưng nhiều lúc cô không khỏi xúc động trước hoàn cảnh của học sinh. “Không phải lúc nào cũng dùng đến các biện pháp cứng rắn, chúng tôi gần gũi các em qua những lời tâm tình, động viên, cũng như sự thấu hiểu, đồng cảm. Không ít em vào đây do hoàn cảnh đưa đẩy, nhận thức không đầy đủ chứ không phải do tâm ý sinh ra hành vi như thế”, cô Lụa chia sẻ.
Với những học viên khó bảo, sau nhiều lần nhắc nhở không thành, ngoài việc kèm cặp trên lớp, cô Lụa tìm cách gặp riêng. Cô tranh thủ những ca tối trực văn hóa để gặp, trao đổi, khích lệ điểm tích cực để các em lấy lại tự tin.
Tâm huyết với các học viên, cô giáo chấp nhận đôi khi đánh đổi thời gian dành cho gia đình nhỏ, dù luôn cố gắng để không ảnh hưởng giữa công việc và gia đình.
Nỗ lực của cô Lụa được đền đáp khi cô chứng kiến những đứa trẻ ngày đầu thậm chí phải cầm tay nắn từng nét chữ, nay đã biết đọc, biết viết, thành thạo các kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia. Nhiều học viên bày tỏ mong muốn ra trường có việc làm tử tế, sống có ích.
Học viên N.K.C.Đ (đến từ Lạng Sơn, thời hạn chấp hành giáo dưỡng 18 tháng) chia sẻ đầy biết ơn khi được cô Lụa giúp có thêm kiến thức, hiểu hơn về pháp luật. Nam sinh được cô Lụa chủ nhiệm từ lớp 1 đến lớp 3 này thổ lộ: “Sắp kết thúc thời gian kỷ luật, em đã biết tính toán, đọc, viết. Em muốn làm việc tốt, sống có ích cho xã hội, không vi phạm pháp luật sau khi ra trường”.
Cô Lụa vui nhất khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn của cựu học viên báo đã có công việc ổn định, có gia đình riêng hạnh phúc.
“Có lẽ đó là điều hạnh phúc nhất của những giáo viên tại các trường chuyên biệt. Đây là động lực để chúng tôi thêm cố gắng, trau dồi chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ”, cô Lụa xúc động.
Cô giáo Lê Thị Hồng Lụa là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
'Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ'
Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay." alt="Cô giáo “làm mới” những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ" /> Theo anh Nguyễn Hùng Cường, bố Khải An, ngay từ khi 1 tuổi, con anh đã có thể đọc, nhận diện hết bảng chữ cái và những con số. Đến khi 3 tuổi, bé bắt đầu đọc sách, báo. Cũng kể từ đó, chính anh là người dạy bé những chữ cái tiếng Anh đầu tiên mình biết, chứ không cho con theo học thêm tại trường, lớp nào.Bảng thành tích, bằng khen của cậu bé 10 tuổi.
“Lúc đầu, gia đình không nghĩ cháu có khả năng ngôn ngữ. Khi dạy con ghép chữ tiếng Việt lúc 2 tuổi, tôi nhận thấy An học rất nhanh. Tôi dạy cháu đọc tiếng Việt, sau đó là tiếng Anh. Bé có trí nhớ rất tốt và phát âm chính xác. Vợ chồng tôi thường xuyên mua sách về hướng dẫn con tự học”, anh Cường cho hay.
Bước vào lớp 1, Khải An đã có chứng chỉ tiếng Anh đầu tiên dành cho người mới học. Sau đó, từ lớp 2 đến lớp 4, bé có nhiều chứng chỉ khác như tham dự những khóa thi TOEFL Junior lấy bằng B1, B2.
Trong những năm tiểu học, Khải An luôn đứng đầu các cuộc thi Olympic tiếng Anh online cấp trường và thành phố. Ngoài ra, năm lớp 4, em xuất sắc đoạt giải thưởng Out Standing Critical Thinking Award trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh có tên “SPEAKING-A-BOUT Competition 2015”, do Học viện tiếng Anh IvyPrep tổ chức. Đây là giải thưởng đặc biệt cho những thí sinh có tư duy phản biện tốt nhất cuộc thi.
"Bí quyết học tiếng Anh của em là... không có bí quyết gì cả. Em chỉ biết mình rất thích học tiếng Anh và duy trì đều đặn mỗi ngày để tạo thành thói quen nuôi dưỡng đam mê", Khải An chia sẻ.
Gia đình định hướng Khải An học IELTS Academic từ đầu tháng 4/2016. Với tốc độ học và hiểu nhanh, bé đã học gần như hết các giáo trình. Đến cuối tháng 7 vừa qua, An đạt điểm thi IELTS Academic 7.0 với điểm Speaking 8.0, điểm Listening 6.5, Reading 7.0, Writing 5.5.
Không phải con nhà nòi
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ làm nghề nghiệp không liên quan nhiều tiếng Anh, nhưng Khải An lại có năng khiếu ngoại ngữ từ khi rất nhỏ. Điều quan trọng, khi nhận ra khả năng của con, bố mẹ đã lên kế hoạch định hướng kỹ để tạo thói quen tự học và tìm hiểu cho bé.
Bố Khải An chia sẻ, anh không phải thầy giáo dạy tiếng Anh, cũng không phải nhà tâm lý học. Nhưng, anh nghĩ, hơn ai hết, cha mẹ là người hiểu rõ con mình nhất, từ đó có thể khuyến khích, động viên bé học tập theo sở thích cá nhân.
Kể từ khi phát hiện năng khiếu của con trai, anh Cường cùng gia đình đã định hướng cách tự học, tìm kiếm thông tin cho bé qua sách, báo, tivi, cũng như luôn bên cạnh chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc.
“Lúc cháu còn nhỏ, gia đình tôi cố gắng duy trì 15 – 20 phút học tiếng Anh. Đến khi cháu 8, 9 tuổi, thời gian học ngoại ngữ khoảng 30 phút mỗi ngày”, bố bé An cho hay.
Hiện nay, Khải An có lịch học 2 ngày/tuần tại trung tâm tiếng Anh. Ngoài ra, sau khi làm xong bài tập các môn khác ở trường, mỗi ngày, bé đều nghe và đọc sách tiếng Anh khoảng 1 tiếng. Dịp cuối tuần, gia đình thường để cháu thư giãn, đi chơi, gặp gỡ bạn bè.
Nhiều người ngưỡng mộ và thắc mắc về bí quyết đạt điểm thi IELTS cao như vậy trong khi tuổi còn rất nhỏ. Bố Khải An cho biết: “Cả gia đình và cháu cũng không có bí quyết gì đặc biệt. Một phần nhờ năng khiếu, phần lớn là thói quen và định hướng từ nhỏ. Điều quan trọng nhất, tình yêu thương và lòng kiên trì của cha mẹ với con chính là phương pháp giúp ích cho bé”, anh Cường chia sẻ.
Được biết, ngoài năng khiếu về ngoại ngữ, Khải An có thể chơi nhiều loại nhạc cụ như guitar, trống để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học ở trường và ở nhà.
Cô Trần Thi Khanh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lai nhận xét: Khải An là học sinh có năng lực và kiến thức học thuật, hàn lâm tốt hơn nhiều so với tuổi của cháu. Cô cũng mong ước, Khải An có được môi trường và điều kiện tốt để phát triển khả năng của mình.
Cũng theo gia đình cho biết, bé Khải An sẽ theo học tại Trường Quốc Tế Việt Úc (VAS) theo học bổng được cấp cho những học sinh tài năng vào năm lớp 5.
Theo Zing
" alt="Bé trai 10 tuổi đạt IELTS 7.0 và câu chuyện đam mê ngoại ngữ" />- "Lớp con lại đổi giáo viên", "Lớp con nóng nhưng không được bật điều hòa" "Lớp con bạn A, bạn B bị cô mắng..." - trước những điệp khúc sau mỗi buổi học về của con, tôi lại tìm cách "xoa dịu", có phần đứng về phía nhà trường để con không có suy nghĩ lệch lạc. Vì đơn giản con đang học trong mô hình trường học được cho là ưu tú của thành phố.
Nhưng con kể nhiều chuyện cũng làm người mẹ là tôi xao động, đặt vô số câu hỏi. Tôi chọn cách trao đổi với ban phụ huynh. Rất vui là mọi phản ánh đều được ban phụ huynh tiếp nhận, kết nối tới ban giám hiệu nhà trường.
Thay đổi như thế nào sau đó? Theo lời con kể thì lớp được hôm bật điều hòa, hôm lại không. Thầy cô lên lớp trò vừa kịp mến vì hợp cách dạy thì nhà trường lại "điều chuyển" sang lớp khác.
Việc điều chuyển này chẳng có gì đáng nói, nếu cô không có những lời lẽ "áp đặt" khiến học sinh phản ứng như: "Lớp dốt nhất khối, trò nghịch"...
Những bức xúc, chán nản không nhỏ từ phía học trò ở tuổi bắt đầu có chính kiến...cứ thế dội đến phụ huynh. Trưởng ban phụ huynh nói rằng đã trao đổi với ban giám hiệu những hiện tượng đó.
3 năm THCS, lớp con đổi 3 giáo viên chủ nhiệm, chưa kể giáo viên các môn toán, văn.... Trong số đó, có cô chuyển đi nơi khác.
Một số phụ huynh buộc phải tính đến việc chuyển cho con sang lớp khác (chắc do nghĩ lớp học có vấn đề). Những đứa trẻ đang thân nhau bỗng chuyển lớp trong tiếc nuối của các bạn ở lại. Chưa kể, lại có bạn ở trường khác "nhập cư" về.
Chuyện nhỏ đã thành chuyện không nhỏ diễn ra ở buổi họp phụ huynh.
Cô giáo chủ nhiệm điều hành khiến những người tham dự có cảm giác như cô bị "ép" nhận lớp chứ chẳng hào hứng gì. Cô nói trước buổi họp gồm cả những người ít tuổi hay lớn tuổi hơn mình bằng những lẽ thiếu mô phạm, không đúng với tên gọi "chất lượng cao" của trường học.
Ban phụ huynh nhìn nhau, khó chịu không tả được. Người này ủn người kia. Cuối cùng, tôi xin phép góp ý kiến.
"Xin phép được góp ý kiến nhỏ để cô hiểu trò hơn. Các cháu đang ở độ tuổi nhạy cảm, mọi lời lẽ của người lớn nếu không đúng sẽ khiến các cháu rơi vào mặc cảm. Học trò học ở đây nên được đối xử công bằng. Có thể một số thầy cô măc định lớp này dốt hơn lớp kia nhưng tôi nghĩ các thầy cô không nên nói ra quá nhiều. Cô này nhắc rồi, thì cô khác nên có cách nói khác. Các cháu học tốt là công các cô phần lớn, còn các cháu chưa tốt mong các cô có kèm cặp thêm...".
Vừa nói đến đó, cô giáo bỗng bật khóc. Tự dưng tôi bị cảm giác có lỗi. Những điều tôi nói không sai, mà đó là chưa nói hết những gì học trò, và các phụ huynh khác tâm tư nữa.
Tôi đứng nghe cô phân trần "Phụ huynh nói thế là phụ công các cô...". Rồi cô giải thích dài dòng.
Bỗng nhiên, tôi có cảm giác nếu cứ căng lên hơn thua với cô, không khí sẽ nặng nề hơn với các con khi lên lớp.
Nghĩ vậy, tôi chủ động nói lời xin lỗi cô và xin rút lại những gì đã nói trước cuộc họp.
Lúc đó, tôi cũng thoáng thất vọng vì nghĩ rằng cô không biết lắng nghe.
Cũng may mà buổi họp có cô giáo chủ nhiệm cũ dự để bàn giao. Cô cũng nêu ý kiến khiến cho không khí căng thẳng giảm xuống.
Sau cuộc họp, phụ huynh như được giải tỏa điều khó nói. Ít ra là đã có người nói hộ những điều mình không dám bày tỏ.
Nhưng có một kết quả khả quan hơn cả chính là cô chủ nhiệm. Dù bị ban giám hiệu nhắc nhở nhưng cô đã không để bụng.
Trong quãng thời gian sau đó, những lời đẹp về cô của con tôi và các bạn đã dần thế chỗ cho sự phàn nàn.
Tôi hiểu là cô đã lắng nghe và tự điều chỉnh mình sau đó.
Quan trọng hơn, cô đã đồng hành với trò hết 2 năm. Và trong kỳ thi vào lớp 10, học sinh của lớp đỗ vào trường luôn trong top 3 của thành phố với tỉ lệ cao.
Tôi kể câu chuyện trên để mong cô - trò - phụ huynh bớt "cái tôi" mà lắng nghe, để bớt các vụ bạo lực học đường, giáo viên cũng không phải rơi lệ vì những hành động nóng nảy và lời nói thiếu sư phạm, xúc phạm tới học sinh không nên có của chính mình.
Nam Anh
Buổi họp phụ huynh độc đáo của cô giáo tâm huyết
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ ra giấy khổ lớn sơ đồ tư duy có hình ảnh minh họa ấn tượng; đến buổi họp phụ huynh sẽ tự lên trình bày trước mặt cha mẹ.
" alt="Tôi đã xin lỗi trong buổi họp phụ huynh khi cô giáo rơi nước mắt" />
- ·Soi kèo góc Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1
- ·Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2022
- ·Ai dám “ôm” đất vàng chung cư cũ!?
- ·Trường dạy phụ nữ lái xe của mỹ nhân Afghanistan có nguy cơ đóng cửa
- ·Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên
- ·Gia tăng các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam
- ·Anh thắt chặt quản lý các trang web thu thập thông tin người dùng
- ·Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2022 có đáp án Trường THCS Thái Thịnh
- ·Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Najaf, 21h00 ngày 15/1: Tin vào cửa dưới
- ·Những trường hợp được miễn thi ngoại ngữ thi tốt nghiệp THPT 2022
- -Cuộc sống của người dân ở nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM đang phải gánh chịu khói bụi, chất thải ô nhiễm được xả ra từ các cơ sở sản xuất bên cạnh.
Nhiều năm nay, người dân ở hẻm 226 đường An Dương Vương, P.16, Q.8, phải sống chung với mùi hôi khó chịu, từ làn khói trắng xả ra bởi cơ sở sản xuất nhựa, gần chung cư Peridot. Đối diện hàng ngày với nguy cơ mắc các chứng bệnh về hô hấp nhưng nhiều hộ dân vì điều kiện kinh tế nên chưa thể chuyển nhà.
Khói thải đen ngòm kéo theo nguy cơ bệnh về hô hấp
Bảo vệ của chung cư Peridot cho biết: “Mùi nhựa nấu lan ra rất hôi và khó chịu, vào buổi tối mùi thường dữ dội hơn. Dân ở đây cũng có phản ánh, làm đơn báo cáo lên chính quyền nhiều lắm rồi. Tình trạng này xảy ra đã mấy năm nay, cũng đã có người xuống kiểm tra nhưng chưa thấy thay đổi gì”.
Cách đó không xa, cư dân chung cư Ehome 3 cũng nhiều lần bức xúc trước tình trạng cơ sở sản xuất Top Royal Flash (địa chỉ tại 207/63 Hồ Ngọc Lãm, P.An Lạc, Q.Bình Tân) xả khí thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt suốt hơn 1 năm qua.
Ông Huỳnh Văn Xoàng, làm việc tại tòa nhà A5 - Ehome 3, cho biết: “Khói thải tạt qua khu dân cư bên này khó chịu lắm. Toàn bộ tòa nhà đều bị ảnh hưởng, nhất là những căn hộ trên cao. Công ty xả khí thải không có thời điểm cố định, khi thì vào ban ngày, khi lại ban đêm. Tình trạng này xảy ra khá lâu rồi, từ ngày chưa lên block A5 đã bị, nhưng chưa thấy xử lý dứt điểm”.
Nhà máy cạnh chung cư Ehome 3 gây bức xúc vì ô nhiễm
Trước đó, cơ sở sản xuất của Công ty Cổ phần May Phương Đông tại P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM, đã bị xử phạt 60 triệu đồng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo Quyết định xử phạt hành chính của UBND Q.12, Công ty Cổ phần May Phương Đông đã xả nước thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần trong trường hợp lưu lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ), vi phạm quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 13 của Nghị định số 179/2013/NĐ -CP.
Không chỉ vi phạm về xả nước thải, người dân tại khu vực đường Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM, cũng bức xúc về tình trạng khói thải gây ô nhiễm của chi nhánh Công ty Cổ phần May Phương Đông.
Chị Hương (40 tuổi) bán hàng tại khu vực chợ cóc, ngay cạnh cơ sở sản xuất này cho biết: “Bình thường vào buổi trưa khoảng 12 giờ, 1 giờ là Công ty May Phương Đông bắt đầu xả khói, xả cho tới tối luôn, khói đen mù mịt tưởng như cháy nhà. Kiểu này sao mà ở được. Khói thải được xả lên qua đường ống, gặp gió thì tạt hết xuống khu vực dân ở, có khi đen tới mức không thấy đường luôn. Buổi chiều tầm 4, 5 giờ là khói đen đặc khắp chợ rồi”.
Sau một thời gian cư dân bức xúc, phản ánh lên các cơ quan chức năng, tình trạng xả khói đen của Công ty May Phương Đông có dấu hiệu giảm xuống. Tuy nhiên tình trạng này không biết duy trì được bao lâu.
Được biết, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch thí điểm xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn Q.12. Việc xử lý các cơ sở này phải hoàn thành trong năm 2016. Trong 21 cơ sở cần xử lý, có 16 cơ sở sẽ di dời đến khu công nghiệp tại Bình Chánh, 2 cơ sở sẽ chuyển đổi sang ngành nghề không ô nhiễm.
Mức xử phạt chưa đủ sức răn đe
Theo Luật sư Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng Luật sư Trường, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã được quy định rõ trong Nghị định số 179/2013/NĐ - CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc xử phạt vẫn đang ở mức “giơ cao đánh khẽ”, nên chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, theo Luật sư Trường, các cơ quan chức năng cũng cần quyết liệt trong việc xử lý, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ngay trong khu dân cư, để cải thiện chất lượng cuộc sống, giải quyết những bức xúc kéo dài của cư dân.
Quốc Tuấn - Trang Nhung
" alt="TP.HCM: Nhiều khu dân cư khốn khổ vì ô nhiễm" /> - TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - LÀO
1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ ngày 10/9 đến ngày 13/9/2024.
Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; tiếp Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào; thăm nguyên Lãnh đạo cấp cao Việt Nam; gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia, lưu học sinh Việt Nam tại Lào, đại diện thế hệ trẻ Việt Nam và lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam; đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; gặp gỡ, làm việc với Lãnh đạo và thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa, lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và tin cậy sâu sắc, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi thống nhất những định hướng, chủ trương và các biện pháp nhằm tiếp tục đưa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trên các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng, Chiến lược hợp tác giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2021-2030; đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế nổi bật gần đây mà hai bên cùng quan tâm.
3. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các nhà Lãnh đạo Việt Nam và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử mà mỗi Đảng, mỗi Nhà nước và nhân dân hai nước đã giành được trong gần 40 năm đổi mới và những kết quả quan trọng đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng; khẳng định những thành tựu của hai Đảng, hai nước đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại của mỗi nước. Hai bên bày tỏ tin tưởng vững chắc rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, kế tục sự nghiệp của các thế hệ Lãnh đạo của hai Đảng, hai nước, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam và Lào tiếp tục đạt được những thành tựu mới, to lớn hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc của mỗi Đảng, xây dựng đất nước Việt Nam và Lào ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao vai trò, vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới, vững bước đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.
4. Hai bên khẳng định tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của hai dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử gần một thế kỷ đã qua; nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu đặt nền móng xây dựng, được các thế hệ Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan, quy luật lịch sử và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai nước, là nền tảng để hai nước cùng phát huy truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Lào không chỉ là hai nước láng giềng mà là hai nước anh em, đồng chí có chung nguồn gốc từ một Đảng Cộng sản Đông Dương, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình; cùng kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước ngày nay và mai sau.
Hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước có trách nhiệm cùng nhau giữ gìn, bảo vệ, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển lên tầm cao mới, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực, trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào với thông lệ quốc tế, dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau, ủng hộ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau cùng phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Hai bên chân thành cảm ơn về sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, quý báu, chí tình, chí nghĩa mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
5. Hai bên nhất trí tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, là nòng cốt định hướng tổng thể quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược, chủ trương, chính sách liên quan đến an ninh và phát triển của mỗi nước; duy trì các chuyến thăm, gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước dưới nhiều hình thức; chủ động, tăng cường trao đổi về lý luận, thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề mới trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng hội nhập quốc tế; tổ chức tốt các cuộc hội thảo, tọa đàm về những vấn đề mới đang đặt ra đối với mỗi đảng, mỗi nước; phối hợp nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách về Tư tưởng Kaysone Phomvihane.
Hai bên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào cũng như quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, lực lượng vũ trang hai nước; tích cực triển khai giảng dạy tại các cơ sở giáo dục của hai nước về các nội dung của Bộ Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; sớm khởi công xây dựng một số công trình di tích lịch sử có ý nghĩa trong quan hệ Việt Nam - Lào; phối hợp tổ chức tốt kỷ niệm các sự kiện trọng đại của hai Đảng, hai nước trong đó có 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 70 năm thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, 80 năm Quốc khánh Việt Nam và 50 năm Quốc khánh Lào.
6. Hai bên nhất trí nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ, tạo bước đột phá nâng tầm hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học - kỹ thuật để tương xứng với tầm vóc của quan hệ chính trị trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước. Tiếp tục đàm phán, sửa đổi hoặc ký mới các hiệp định, thỏa thuận để phù hợp với tình hình thực tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong hợp tác, nhất là về lĩnh vực kinh tế, trong đó có Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2026-2030, Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2026-2030.
Hai bên có các biện pháp cụ thể để tăng cường kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam - Lào và giữa ba nền kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia, nhất là kết nối về thể chế, tài chính, hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng điện, viễn thông, du lịch. Đẩy mạnh vận động các đối tác quốc tế phù hợp tham gia hợp tác và hỗ trợ các dự án kết nối chiến lược giữa hai nước.
Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư, tập trung triển khai các dự án trọng điểm bảo đảm tiến độ và chất lượng; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý kinh tế vĩ mô giữa hai nước; có các chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp hai nước đầu tư vào các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh nhất là lĩnh vực năng lượng (năng lượng sạch, năng lượng tái tạo), chuyển đổi số, công nghệ, nông nghiệp, khoáng sản, du lịch. Thúc đẩy triển khai mô hình khu kinh tế cửa khẩu qua biên giới trên hành lang kinh tế Đông - Tây.
Hai bên nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm duy trì tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương bình quân tăng 10 - 15%/năm; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, kênh phân phối cho hàng hóa Việt Nam và Lào tại mỗi nước để tạo đầu ra bền vững cho các loại sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ giữa hai nước trong giao dịch thương mại, đầu tư. Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Lào xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Việt Nam.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược trong hợp tác về lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, theo đó tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa hai Chính phủ giai đoạn 2022-2027; thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, công chức các cấp của Lào, nhất là cán bộ quản lý, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thúc đẩy hợp tác phát triển kỹ năng và đào tạo nghề ở cả cấp Trung ương và địa phương.
Hai bên phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực khác như lĩnh vực pháp luật, tư pháp; văn hóa, thể thao, du lịch; y tế, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thông tin và truyền thông; lao động và xã hội. Đẩy nhanh tiến độ việc triển khai thực hiện các dự án hợp tác giữa hai nước.
Hai bên thực hiện tốt Hiệp định về kiều dân, Hiệp định về lãnh sự, Hiệp định về lao động giữa hai nước, Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự; tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam tại Lào và người Lào tại Việt Nam sinh sống, làm việc, học tập phù hợp với quy định luật pháp của mỗi nước và thông lệ quốc tế.
7. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và nhất trí tăng cường đẩy mạnh hơn nữa trụ cột hợp tác về quốc phòng, an ninh, bảo đảm chỗ dựa vững chắc cho nhau nhằm đối phó với các thách thức an ninh ngày càng đa dạng, phức tạp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh ở mỗi nước. Thực hiện có hiệu quả Nghị định thư và Kế hoạch hợp tác về quốc phòng, an ninh; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền; Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới. Xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, ổn định và phát triển bền vững; khẳng định an ninh của nước này cũng chính là an ninh của nước kia; không để các thế lực thù địch lợi dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia và lôi kéo gây chia rẽ quan hệ giữa hai nước. Tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, ngăn chặn và phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm ma túy; tiếp tục nỗ lực phối hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh tại Lào và tôn tạo các tượng đài liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào.
8. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin kịp thời, tham vấn, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mê Công, Tổ chức Thương mại thế giới, Diễn đàn hợp tác Á - Âu, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai bên tăng cường phối hợp với Campuchia thực hiện hiệu quả Kết luận Cuộc gặp giữa ba Đồng chí đứng đầu ba Đảng Việt Nam - Lào - Campuchia; Thỏa thuận giữa ba Thủ tướng về khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), Tuyên bố chung giữa ba Chủ tịch Quốc hội; triển khai tích cực Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đến năm 2030, cơ chế hợp tác giữa ba Bộ trưởng Quốc phòng, Công an và thiết lập các cơ chế hợp tác mới giữa ba Bộ trưởng của các Bộ Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Văn hóa - Thể thao - Du lịch của ba nước. Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA trong năm 2024.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các nước tiểu vùng Mê Công, các đối tác và các tổ chức quốc tế liên quan trong việc quản lý và sử dụng nguồn nước và các tài nguyên khác một cách hiệu quả, bình đẳng và bền vững, đồng thời theo dõi, kiểm tra các tác động một cách toàn diện bao gồm cả những tác động xuyên quốc gia, trao đổi thông tin liên quan đến khí tượng, thủy văn đi đôi với cảnh báo sớm để nâng cao khả năng phòng chống hạn hán và lũ lụt, góp phần vào việc phát biển bền vững trong tiểu vùng Mê Công gắn với lợi ích chung của các nước ven sông Mê Công.
Hai bên phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác Mê Công năm 1995 về hợp tác phát triển bền vững trong tiểu vùng Mê Công cũng như trong khuôn khổ nước thành viên Ủy hội Mê Công quốc tế và các cơ chế hợp tác liên quan khác, thúc đẩy, tăng cường hội nhập các cơ chế hợp tác tiểu vùng và quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN; khuyến khích các nước ASEAN và các đối tác ngoài khu vực tham gia tích cực trong việc hỗ trợ và đầu tư tại tiểu vùng Mê Công trên các lĩnh vực quan trọng như: kết nối cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghệ sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực trên tinh thần hợp tác “một Mê Công một lý tưởng”.
Hai bên khẳng định sự nhất trí cao với lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông nêu trong các Tuyên bố của ASEAN. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cùng các bên liên quan thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
9. Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các ban của Đảng, các bộ, ngành của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận, Đoàn thể, tổ chức nhân dân và các địa phương của hai nước, nhất là các địa phương có chung đường biên giới. Tích cực trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển; tăng cường giao lưu nhân dân nhất là thế hệ trẻ hai nước.
10. Hai bên nhất trí và đánh giá cao kết quả tốt đẹp của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của đồng chí Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước vào tháng 7/2024, là dấu mốc trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào, góp phần quan trọng vào việc củng cố, vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới, vì sự phồn vinh của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Phu nhân trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam về sự tiếp đón hết sức trọng thị, thân tình, thể hiện sâu sắc của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào; trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân; mời các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam sang thăm chính thức Lào. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời, thời gian cụ thể của các chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao.
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đọc thơ Bác Hồ ca ngợi quan hệ Việt - Lào
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đọc thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt: "Thương nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt - Lào, hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long"." alt="Tuyên bố chung Việt Nam" /> Ở một diễn biến khác, như một sự sắp đặt của hoàn cảnh, Quý ngồi uống bia với Hào (Mạnh Quân) và Nghiêm (Tiến Lộc). Biết Quý đang cần tiền mà ngại mở lời, Hào kể hoàn cảnh khó khăn của Quý cho Nghiêm và hỏi vay luôn tiền giúp bạn. Nghiêm hỏi: "Thế ông cần bao nhiêu tiền?". Hào đáp: "Có 4 triệu thôi ông ạ".
Trong khi đó, vừa ra khỏi cửa, Trinh (Liên Tít) đã bị đám trẻ trong ngõ va phải khiến bát bún ngan đổ vào người. Dù đám trẻ và ông bà bán ngan đã can ngăn, xin lỗi nhưng Trinh vẫn vô cùng khó chịu và phản ứng thái quá. Đúng lúc đó, con trai ông chủ trọ có mặt tranh thủ tặng hoa để lấy lòng Trinh.
Trong khi đang làm nhiệm vụ xử lý 1 ca va chạm giao thông, Nghiêm nhận ra người bị thương chính là người quen cũ của mình. Nghiêm sẽ cho Quý vay tiền? Cô gái bị tai nạn là ai? Diễn biến chi tiếtSao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 5 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.
Quỳnh An
Nhan sắc nóng bỏng của diễn viên sinh năm 2000 đóng vai 'gái ngành' Huyền búp bêHàn Trang - diễn viên 24 tuổi đảm nhiệm vai 'gái ngành' Huyền búp bê trong phim "Sao Kim bắn tim Sao Hỏa" đang phát sóng trên VTV là gương mặt không còn xa lạ." alt="Sao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 5: Trinh 'gái ngành' lại làm loạn xóm" />Triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu chung với các nền tảng xuyên biên giới, đơn vị thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước, theo Nghị định 147. Ảnh minh họa: D.V Nghị định 147 cũng quy định rõ, nền tảng xuyên biên giới và mạng xã hội trong nước đều có trách nhiệm phân loại và hiển thị cảnh báo những nội dung không phù hợp với trẻ em.
Triển khai giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em là yêu cầu với cả nền tảng xuyên biên giới cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước.
Yêu cầu với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến là phải thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em như phân loại trò chơi theo độ tuổi, giới hạn thời gian chơi, và cung cấp các công cụ kiểm soát của phụ huynh.
Chia sẻ quan điểm về những quy định mới liên quan đến bảo vệ trẻ em trên mạng, ông Đỗ Dương Hiển, chuyên gia của ChildFund Việt Nam cho hay: Các tổ chức quốc tế về bảo vệ trẻ em đánh giá rất cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về quản lý, sử dụng Internet nói chung và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nói riêng.
“Có thể nói Nghị định 147 thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý những vấn đề phát sinh, các vấn đề mới hiện nay”,ông Đỗ Dương Hiển nhận xét.
Chuyên gia đến từ ChildFund Việt Nam phân tích, Nghị định 147 thay thế cho Nghị định 72 đã ra đời cách đây 10 năm; trong 10 năm qua, đã có nhiều thay đổi liên quan đến việc sử dụng Internet, mạng xã hội.
Chẳng hạn, Nghị định cũ chưa đề cập nhiều đến các mạng xã hội xuyên biên giới; nhưng Nghị định 147 đã chỉ rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ, cung cấp nội dung hay cá nhân cung cấp nội dung trên mạng xã hội và người sử dụng.
Nhận định các quy định tại Nghị định mới cho thấy bước tiến lớn trong công tác bảo vệ trẻ em trên mạng, ông Đỗ Dương Hiển nêu dẫn chứng, chẳng hạn, về quản lý thời gian chơi game online, Nghị định 147 đã bổ sung quy định người dưới 18 tuổi không được chơi quá 3 tiếng mỗi ngày.
Hay như yêu cầu doanh nghiệp cung cấp game phải phân loại nội dung, phân loại game cũng là quy định mới được đánh giá cao.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của người đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, ông Đỗ Dương Hiển cho rằng, vẫn còn nhiều thách thức để có thể đưa các quy định mới của Nghị định 147 liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đi vào cuộc sống.
“Để mọi người có thể hiểu và áp dụng các quy định mới, chúng tôi tôi nghĩ rằng thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ cần triển khai nhiều hơn các hoạt động truyền thông để phổ biến, hướng dẫn thực hiện Nghị định mới này”, ông Đỗ Dương Hiển nêu khuyến nghị.
Hình thành hệ thống kênh truyền thông về bảo vệ trẻ em trên mạngTheo VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), đến nay hệ thống các kênh truyền thông về bảo vệ trẻ em trên mạng đã được hình thành, bao gồm cả website và các kênh truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến." alt="ChildFund Việt Nam: Nghị định 147 là bước tiến lớn về bảo vệ trẻ em trên mạng" />
- ·Nhận định, soi kèo NK Maribor vs Dynamo Kyiv, 15h00 ngày 16/1: Tiếp tục gieo sầu
- ·Lời chúc ngày 20/11 cho thầy giáo ngắn gọn, ý nghĩa nhất 2024
- ·Fulbright giới thiệu học bổng tại TP Hồ Chí Minh
- ·Khánh Huyền
- ·Nhận định, soi kèo Varnsdorf vs Hradec Kralove, 19h00 ngày 15/1: Khó có bất ngờ
- ·Cô giáo Hà Nội mặc áo dài nhảy dancesport ấn tượng
- ·Thầy giáo Hà Nội bị tố dâm ô đã trở lại giảng dạy
- ·101 sinh viên xuất sắc được tuyển dụng vào làm việc tại Viettel
- ·Soi kèo phạt góc Wellington Phoenix vs Sydney FC, 13h00 ngày 15/1: Đội khách áp đảo
- ·Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số