 than thở: “Đọc kịch bản cũng bị chụp trộm”. Rất nhanh, đội nghiền phim đã soi ra những diễn biến mới nhất của phim thông qua phần kịch bản bị hé hộ đó.</p><table class=)
Đình Tú tiết lộ kịch bản “Thương ngày nắng về”.Phân cảnh kịch bản là trường đoạn liên quan đến gia đình của Hoàng Duy (Đình Tú). Ngoài Duy và ông Long (NSND Tiến Đạt) còn có sự xuất hiện của Mai (Minh Khuê) - tình trẻ của ông Long và con trai riêng của hai người tên Quân. Với tình huống này, Quân sẽ trở thành em cùng cha khác mẹ với Duy, Mai trở thành mẹ kế (không chính danh) của chàng trai chỉ hơn kém mình vài tuổi.
Dựa vào tình huống, thoại trong kịch bản, có thể thấy dường như chủ tịch tập đoàn Hoàng Kim đang gặp vấn đề về sức khỏe, hôn mê và vừa có dấu hiệu tỉnh dậy. Cả Quân, Mai và Duy đều có mặt tại đó.
 |
Gia đình Duy sẽ không yên ổn vì sự xuất hiện của Mai. |
Một nhân viên đoàn phim cũng tiết lộ: sau cú xoay chóng mặt của mối quan hệ giữa Khánh (Lan Phương) và Đức (Hồng Đăng), diễn biến sắp tới của “Thương ngày nắng về” sẽ là cuộc đấu quyền lực liên quan đến bà Kim Nhung (NSND Minh Hòa), Trang (Huyền Lizzie) - Duy (Đình Tú) cùng tập đoàn Hoàng Kim. Sự xuất hiện của Mai sẽ khiến cục diện thay đổi, bắt đầu có những tình huống căng thẳng khiến khán giả hồi hộp và bị cuốn theo.
Dựa trên thông tin từ bản phim gốc của Hàn Quốc, mẹ kế Na Hye Mi là người tiếp theo xuất hiện. Cô còn hợp tác cùng anh trai - một kẻ mưu mô gây xáo trộn mọi thứ. Ứng với Na Hye Mi phiên bản Việt chính là Mai. Trước đó Minh Khuê cũng từng nhiều lần nói về sự xuất hiện của mình trong “Thương ngày nắng về” nhưng phải đến mấy tập gần đây khán giả mới bắt đầu được chứng kiến những tình tiết mở màn cho sự xuất hiện đặc biệt này. Ở tập 30, chủ tịch Hoàng Kim đã gọi điện cho một người phụ nữ để hỏi thời gian về nước. Ông còn nhắc nhở cô: “Có nhiều việc đang đợi em lắm đấy”. Nhân vật nói chuyện với ông Long chính là Nhật Mai.
 |
Mối quan hệ của Duy - Trang rất có thể sẽ bị ảnh hưởng. |
Nói về tính cách nhân vật, diễn viên Minh Khuê cho biết Mai nặng tình nhưng trong lòng cũng chất chứa nhiều toan tính, hận thù. Ngoài ra, cô còn là người có nhan sắc xinh đẹp, gu thời trang sang trọng.
Minh Khuê cũng thừa nhận thông tin Nhật Mai sẽ thuộc nhóm nhân vật phản diện: “Đây là một vai phản diện và có rất nhiều đất diễn, tuy Minh Khuê đã từng đảm nhận nhiều vai phản diện nhưng đây vẫn là một vai diễn khó và đòi hỏi sự tập trung cao độ, thêm nữa bộ phim đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả nên đó cũng là một áp lực đối với Khuê.”
 |
Viễn cảnh làm rể bà Nga của Duy còn xa. |
Ở cuối tập trước, chủ tịch Hoàng Long muốn công khai người thừa kế tập đoàn Hoàng Kim - đó chính là Hoàng Duy, đồng thời ông cũng muốn con trai nghĩ tới việc đại sự. Duy chưa sẵn sàng với đề nghị đầu tiên của bố nhưng việc thứ hai thì có thể đáp ứng. Duy đã thừa nhận việc mình đã có bạn gái là Trang. Khán giả hiện đang rất hồi hộp không hiểu liệu rồi ông Hoàng Long có đồng ý chuyện tình cảm của Duy với Trang?
Ở một diễn biến khác: Trang nói với bà Kim Nhung rằng cô đã biết thân thế thực sự của Hoàng Duy, nhưng điều ấy không hề ảnh hưởng đến tình cảm của hai người. Tất nhiên, theo như kịch bản gốc, con đường làm dâu hào môn của Trang không dễ dàng như thế. Tuy rằng trước kia ông Long rất có cảm tình với cô nhân viên, nhưng sau thời gian ông cử người đi theo dõi hành động của bà Nhung thì đã phát hiện Trang chính là đứa con gái năm xưa của bà. Lẽ thường, chẳng ai lại muốn nhận con gái của người thù mình làm con dâu.
 |
Ông Hoàng Long sẽ không dễ dàng chấp nhận con gái của bà Nhung làm con dâu mình. |
Ngoài ra, bí ẩn về cái chết của mẹ Duy cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Duy – Trang. Trong trường hợp ông Hoàng Long chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự ra đi của người vợ quá cố và Duy vẫn đang mò mẫm dựa theo từng dòng nhật ký của mẹ để lại để đi tìm sự thật thì Duy rất có thể sẽ gặp nguy hiểm. Đây không phải là lời đoán chơi, bởi khán giả đã được một lần ngơ ngác ngỡ ngàng bật ngửa trong tình huống tương tự ở phim “Mặt nạ gương” – bố Hoa chính là người giết mẹ cô và sự thật này đã được che giấu suốt 20 năm.
Theo Tiền Phong
" alt="Đình Tú tiết lộ kịch bản 'Thương ngày nắng về': Trang không dễ làm dâu hào môn"/>
Đình Tú tiết lộ kịch bản 'Thương ngày nắng về': Trang không dễ làm dâu hào môn
- Sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn và nữ tính, nhưng cô gái Nguyễn Bích Thủy, lớp 12 chuyên Pháp, THPT Chuyên ngữ (ĐHQG Hà Nội) tự nhận mình có chút “nổi loạn” và “khác người”.8 trường, 7 học bổng

|
Nguyễn Bích Thủy - học sinh lớp 12 Chuyên Pháp, THPT Chuyên ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) |
Thủy cho biết mình bắt đầu có ý định xin học bổng Mỹ từ hè năm lớp 10 – khá muộn so với bạn bè. Không đầu tư nhiều thời gian như nhiều bạn, cộng với “gia đình không có nhiều điều kiện nên em chỉ thi SAT một lần”, tuy nhiên kết quả mà Thủy đạt được thực sự gây ấn tượng.
8/12 trường ĐH của Mỹ đồng ý nhận, trong đó 7 trường trao cho Thủy mức học bổng từ 20.000 USD/ năm tới 42.000 USD/ năm.
Nói về kinh nghiệm ôn luyện để đạt được điểm SAT 2270 và TOEFL 108/120, Bích Thủy đúc kết bằng một từ : “tự học”. Thủy cho rằng mình hợp với phương pháp tự học hơn vì vừa không mất thời gian đi lại, vừa không tốn kém, và quan trọng nhất là đi học thêm khiến những kiến thức mà mình nhận được thường “thụ động”.
“Cô giáo đưa ra kiến thức nào thì mình nhận kiến thức đó. Nếu tự học, mình sẽ học phần kiến thức mà mình thấy hứng thú, từ đó mang lại hiệu quả hơn” – nữ sinh Chuyên ngữ chia sẻ.
Với các môn ngoại ngữ, Thủy cho rằng “học gì cũng cần phải có đam mê”. Vì thực sự yêu thích ngôn ngữ, đam mê văn hóa nên em xem phim, nghe nhạc Mỹ rất nhiều, “dần dần nó thấm vào người”. Có niềm đam mê với ngôn ngữ, cô gái 18 tuổi này tiết lộ vẫn muốn học thêm những ngoại ngữ khác để hiểu biết thêm về nhiều nền văn hóa.
Hoạt động ngoại khóa là yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ của cô gái trúng tuyển 8 trường đại học này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Thủy, nếu các bạn muốn gây ấn tượng với trường, hoạt động ngoại khóa nên “tập trung”. Tập trung ở đây nghĩa là không dàn trải mỗi hoạt động một tí nhưng không sâu. “Ví dụ như em thích nghệ thuật thì những hoạt động ngoại khóa của em sẽ hướng vào các hoạt động có yếu tố nghệ thuật”.

|
Bích Thủy chụp ảnh kỷ yếu cùng các bạn lớp 12 chuyên Pháp |
Thủy từng tham gia chương trình “Trả lại tác phẩm cho học sinh” – một cách học Văn mới mẻ của trường Chuyên ngữ qua việc chuyển thể các tác phẩm văn học thành những vở kịch, bài hát, màn trình diễn thời trang…
Trong chương trình này, em đảm nhận vị trí Đạo diễn sân khấu – một công việc đòi hỏi gu thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật. Hay một hoạt động khác là AIESEC – Dash for Impact – một cuộc thi lên ý tưởng về một dự án. Nếu thuyết phục được các nhà đầu tư, dự án sẽ được rót ngân sách để thực hiện. Với ý tưởng tăng nhận thức của mọi người về vấn đề “stress”, trầm cảm ở học sinh, sinh viên Việt Nam, nhóm Thủy được lọt vào top 14 chung cuộc.
Cô gái nổi loạn
Lý do nhóm Thủy chọn đề tài này là do nhận thức được rằng ở Việt Nam, tâm lý của học sinh rất ít được coi trọng và bố mẹ đang tạo quá nhiều áp lực cho con cái. Thậm chí, bản thân em cũng từng trải qua những quãng thời gian căng thẳng và áp lực vì học hành, công việc, thi cử… “Bố mẹ lúc nào cũng nhìn điểm toán. Có 13 môn dù tất cả các môn kia tốt mà toán thấp thì vẫn bị nói. Phụ huynh Việt Nam luôn đặt các môn tự nhiên lên hàng đầu” – Thủy chia sẻ về những quan điểm đôi khi gây ra tranh cãi với bố mẹ.
Đó cũng là chủ đề mà em tập trung trong bài luận. “Em nói về xã hội Việt Nam. Mọi người quá là giống nhau, quá là khuôn đúc. Bố mẹ thì lúc nào cũng muốn mình giống những người khác. Câu chuyện mà em kể trong bài luận của mình khá khác biệt. Qua câu chuyện này em muốn nói tới việc tại sao mọi người lại phải giống nhau, tại sao mỗi người lại không phải là một sự khác biệt, tại sao lại nhìn bề ngoài để đánh giá một con người”.
Bích Thủy cười sảng khoái khi được hỏi về sự giúp đỡ của bố mẹ trong quá trình học tập và xin học bổng: “Chủ yếu gây áp lực là chính chị ạ! Bố mẹ ép học nhiều và không nghĩ các hoạt động ngoại khóa là quan trọng. Nhiều khi em phải giấu để tham gia vì em đam mê và thậm chí em học được từ đó nhiều hơn là qua sách vở”.

|
Thủy tự thấy mình là một cô gái có phần “nổi loạn” |
Tuy nhiên, Thủy khẳng định em chưa bao giờ ước rằng mình không phải học trường chuyên, và áp lực của bố mẹ tạo ra đôi khi cũng có nhiều cái lợi.
“Nó giúp em tăng khả năng chịu áp lực và bây giờ nếu phải chịu những áp lực khác bên ngoài thì chắc em cũng không còn sợ nữa. Còn vào trường chuyên là để phục vụ mục đích đi du học của em. Đó là ước mơ của em và môi trường như thế này mới tạo động lực để em cố gắng, tránh những thứ phù phiếm mà các bạn trẻ khác hay sa vào như quá chăm chút ngoại hình, chơi bời, bạn trai bạn gái…” – cô gái con một khẳng định.
Nguyễn Thảo
" alt="Nữ sinh nổi loạn giành vé vào 8 đại học Mỹ"/>
Nữ sinh nổi loạn giành vé vào 8 đại học Mỹ
- "Toàn bộ danh sách thí sinh dự thi tại các cụm sẽ được công khai. Nhiều trường ĐH sẽ công bố điểm thi ngày 19/7...." Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết khi trao đổi với VietNamNetchiều 18/7.Nhiều cụm công bố điểm thi ngày 19/7
Thưa Thứ trưởng từ ngày 15/7 các cụm thi bắt đầu gửi kết quả về Bộ. Thứ trưởng cho biết kết quả này đã được xử lý như thế nào?
- Trong quy trình xử lý dữ liệu tuyển sinh, sau khi các trường chấm thi xong thì nhập dữ liệu vào phần mềm chấm thi. Phần mềm sẽ xuất ra một file mã hóa kết quả. Trường ghi vào đĩa CD và gửi ra Bộ và Bộ sẽ lưu giữ CD này làm kết quả gốc - để sau này có sai sót hoặc phải chỉnh sửa thì các trường sẽ dùng đĩa này để làm căn cứ xử lý.
Bước tiếp là Bộ sẽ giải mã kết quả này và đưa lên hệ thống. Các cụm thi sẽ tải kết quả này để so sánh với kết quả ráp phách ở trường - nếu hai kết quả trùng khớp không có bất cứ sai sót gì thì các trường sẽ công bố điểm thi cho thí sinh dự thi tại cụm thi.
Đến chiều 18/7, đã có hơn 70 cụm thi đã gửi dữ liệu về Bộ. Bộ đang xử lý kỹ thuật song song để các trường có thể chạy đối sánh kết quả . Sau đó trường nào xong thì có thể công bố kết quả sớm.

|
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga giải đáp các thắc mắc tại buổi hợp báo hậu thi THPT quốc gia (Ảnh: Thanh Hùng) |
- Như vậy thời hạn công bố điểm thi có thể đẩy tiến độ sớm hơn dự kiến ban đầu?
Trong chiều và tối nay các trường sẽ chạy đối sánh kết quả. Và nếu không có sai sót gì thì ngày mai (19/7) sẽ có một số trường công bố kết quả sớm, thay vì 20/7 mới công bố.
Đây cũng là chủ trương của Bộ năm nay, trường nào xong sớm sẽ cho công bố điểm thi sớm để tránh tình trạng nghẽn mạng xảy ra năm trước.
Toàn bộ danh sách thí sinh dự thi tại cụm sẽ công khai
- Vậy năm nay Bộ GD-ĐT đã làm gì để tránh tình trạng nghẽn mạng khi thí sinh truy cập xem điểm thi?
Rút kinh nghiệm năm ngoái, năm nay Bộ đã xử một số vấn đề kỹ thuật để không xảy ra sự cố nghẽn mạng.
Thứ nhất, các trường không công bố điểm thi cùng một thời điểm. Có nghĩa là cụm nào chấm thi xong sớm, gửi về Bộ kiểm tra, đối sánh nếu không có sai sót thì sẽ công bố sớm. Năm ngoái, 8 điểm cùng bấm nút công bố kết quả cùng một lúc nên đã xảy ra hiện tượng nghẽn mạng.
Thứ hai, năm nay Bộ giao 120 cụm tổ chức thi trên cả nước công bố điểm thi. Vì vậy việc công bố điểm thi được phân tán ở nhiều điểm sẽ giảm tải đi rất nhiều so với cả nước chỉ có 8 điểm công bố kết quả thi năm ngoái
Thứ ba, trong thời gian qua Bộ đã làm việc với các cụm thi, các địa phương - đồng thời Bộ trưởng Bộ gddt cũng đã gửi công văn tới Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị hỗ trợ để các trường, các cụm thi công bố điểm thi: ưu tiên công suất đường truyền, mở rộng băng thông...cho các máy chủ. Do vậy, cơ sở kỹ thuật ở các cụm thi đã được chuẩn bị tốt, các cụm thi đều sẵn sàng cho việc công bố kết quả thi.
Thứ tư, Bộ cũng sẽ chuyển cơ sở dữ liệu điểm thi - sau khi các cụm đã công bố - cho một số cơ quan báo chí để hỗ trợ các cụm thi công bố rộng rãi kết quả điểm thi này. Như vậy, thí sinh cũng có thêm kênh tra cứu điểm thi ở các báo, đài.
Như vậy, 4 giải pháp nêu trên Bộ tin tưởng sẽ không có tình trạng nghẽn mạng xảy ra như năm trước
Cổng tuyển sinh quốc gia của Bộ năm nay được chuẩn bị hạ tầng và các điều kiện khác như thế nào để đảm bảo thí sinh truy cập không bị nghẽn, làm thủ tục xét tuyển không bị sai sót?
- Khi giao dữ liệu cho các cụm thi công bố kết quả thi thì cổng thông tin của Bộ không còn giữ vai trò công bố điểm thi nữa. Bộ chỉ công bố kết quả tổng hợp chung thôi.
Công thông tin của Bộ phục vụ cho công tác đăng ký xét tuyển ĐH CD sắp tới là chính.
Ngoài điểm thi cá nhân của thí sinh, năm nay Bộ sẽ có những thao tác phân tích điểm thi nào? Các thông tin này như phổ điểm, đối sánh kết quả... Bộ có công bố hay không?
-Năm ngoái Bộ công bố điểm của từng thí sinh. Thí sinh có tên, SBD danh mới có thể truy cập xem điểm của mình mà không biết điểm tổng thể. Nên năm nay, Bộ yêu cầu các trường ngoài việc công bố như năm ngoái- từng cá nhân thí sinh có thể truy cập - thì các cụm thi công bố công khai kết quả thi của toàn bộ danh sách thí sinh dự thi tại cụm.
Nghĩa là cơ sở dữ liệu và kết quả điểm thi của kỳ thi sẽ được công bố rộng rãi, công khai.

|
Thí sinh trao đổi sau giờ thi (Ảnh: Lê Văn) |
Trên cơ sở dữ liệu công khai - mọi người có thể phân tích về phổ điểm, kết quả từng môn hay tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu của mình.
Sáng 18/7, Bộ đã gửi công văn yêu cầu các cụm thi công bố công khai kết quả thi
Thí sinh chỉ được nộp hồ sơ xét tuyển 1 lần
Vậy Thứ trưởng có lời khuyên gì cho thí sinh yên tâm trước giờ nhận kết quả thi cũng như bình tĩnh để có lựa chọn chuẩn trong xét tuyển vào ĐH?
- Một vài ngày tới các em sẽ biết kết quả thi của mình. Năm nay việc công bố điểm thi như trên đã nói thì các em hoàn toàn thoải mái tra cứu kết quả của mình.
Ngoài việc các em tra cứu điểm thi trên mạng thì Bộ cũng yêu cầu các sở GD-ĐT in danh sách thí sinh dự thi nộp tại điểm nhận hồ sơ - để thí sinh nơi truy cập internet khó khăn thì có thể đến nơi nộp hồ sơ để xem kết quả điểm thi của mình. Đồng thời, yêu cầu các trường phổ thông nối mạng để phục vụ thí sinh trong việc tra cứu điểm thi.
Do đó, thí sinh hoàn toàn không phải lo lắng vì không biết được kết quả của mình. Nếu không kết nối được internet thì có thể đến nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc về trường THPT để nhận kết quả điểm thi.
Sau khi biết kết quả thì các em đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Do đó, với những em có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay phải nghiên cứu kỹ về cách thức đăng ký như thế nào cho phù hợp với trường/ ngành với kết quả có được của mình.
Do đó, trong thời gian 10 ngày từ khi nhận kết quả đến khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thì các em nên tìm hiểu thông tin các trường có xét tuyển ĐH, CĐ năm nay.
Đầu tiên các em cần tham khảo về ngành nghề, sau đó là mức điểm chuẩn trường nhận hồ sơ xét tuyển, tham khảo điểm chuẩn trúng tuyển của các trường năm ngoái - để so sánh với kết quả của mình.
Năm nay thí sinh không có rút - nộp hồ sơ như năm trước nữa nên cần nghiên cứu kỹ vì chỉ được nộp hồ sơ một lần.
Bộ cũng cho phép thí sinh đăng ký trực tuyến tạo thuận lợi cho các em. Phần mềm đăng ký trực tuyến Bộ đã có kiểm tra ở những vùng khó khăn nhất như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...đồng thời hướng dẫn thí sinh ở những vùng này đăng nhập thử nghiệm và các em làm rất tốt và rất thuận lợi cho thí sinh.
Trường tốp trên sẽ dễ tuyển
Năm nay Bộ sẽ họp xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng vào thời điểm nào thưa Thứ trưởng?
- Năm nay thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển sớm hơn mọi năm - nghĩa là 1/8 thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển rồi cho nên Hội đồng xác định ngưỡng điểm đầu vào phải họp ngay sau khi công bố kết quả điểm thi.

|
Ảnh: Lê Văn |
Dự kiến ngày 25-28/7 này, Hội đồng xác định ngưỡng điểm đầu vào sẽ họp tư vấn cho Bộ trưởng ngưỡng điểm xét tuyển vào ĐH.
Còn với bậc CĐ thì theo quy chế năm nay thì những thí sinh tốt nghiệp THPT đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường CĐ - cho nên không xác định ngưỡng xét tuyển CĐ như mọi năm nữa.
Từ dữ liệu điểm thi của hơn 70 cụm gửi về Bộ - Thứ trưởng có thể khái quát về chất lượng điểm thi năm nay so với năm trước?
- Hiện nay chưa đủ dữ liệu điểm thi của tất cả các cụm nên chưa có bức tranh tổng thể được. Tuy nhiên, qua xem xét kết quả thi của hơn 70 cụm đã chuyển về Bộ và qua đánh giá của các chuyên gia, nhận xét của thí sinh thì đề thi năm nay phân hóa tốt.
Bài thi ở dải điểm cao như 9,10 giảm vì điểm năm nay chia nhỏ hơn nên khoảng cách phân bố nhỏ hơn nên phổ điểm không bị dốc ở phần điểm cao. Vì vậy năm nay ở các trường tốp trên tuyển sinh sẽ dễ hơn. Mọi năm nhiều em cùng ngưỡng điểm, cùng kết quả phải dùng đến tiêu chí phụ để tuyển - thì năm nay các trường không phải sử dụng đến tiêu chí phụ trong xét tuyển.
Đến giờ này, có cụm thi nào gặp trục trặc phải tham vấn ý kiến của Bộ về tra cứu điểm thi không? - Hiện nay có nhiều cụm chấm xong trước đã rất sẵn sàng cho việc công bố điểm thi. Không có cụm thi nào phàn nàn, lo lắng về đường truyền internet vì hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ đã cam kết hỗ trợ tích cực để không có hiện tượng nghẽn mạng xảy ra trong quá trình tra cứu điểm thi. Năm nay đã có sự phối hợp rất chặt chẽ từ nhà trường với cơ quan cung cấp dịch vụ và chính quyền địa phương để công việc công bố kết quả thi diễn ra suôn sẻ. Hy vọng sáng 19/7, khi những trường đầu tiên công bố kết quả, thí sinh có thể tra cứu điểm thi thoải mái mà không bị trục trặc kỹ thuật khâu nào. |
- Cảm ơn Thứ trưởng!
" alt="Bộ Giáo dục công khai toàn bộ dữ liệu điểm thi"/>
Bộ Giáo dục công khai toàn bộ dữ liệu điểm thi