Văn Hậu khó đá vòng loại World Cup 2022Không phải ngẫu nhiên sau ngày đầu tiên làm việc với VFF về tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam, HLV Park Hang Seo cùng ê-kíp, chuyên gia y tế tổ chức cuộc hội chẩn riêng về chấn thương của Đoàn Văn Hậu.
Tình hình chấn thương, hồi phục của Đoàn Văn Hậu sau lần phẫu thuật gần nhất được đưa ra mổ xẻ cho thấy chiến lược gia người Hàn Quốc vô cùng quan tâm đến hậu vệ gốc Thái Bình.
 |
Đoàn Văn Hậu rất khó phục vụ tuyển Việt Nam trong 3 trận còn lại tại vòng loại World Cup 2022 |
Thông tin sau cuộc hội chẩn cho hay, hậu vệ đang khoác áo Hà Nội FC nhiều khả năng vận động nhẹ trở lại trong khoảng 1 tháng tới. Vì vậy, nếu theo đúng lộ trình phục hồi, khả năng Đoàn Văn Hậu trở lại sân cỏ vào tháng 5/2021 – thời điểm tuyển Việt Nam tập trung chuẩn bị cho 3 trận cuối cùng ở vòng loại World Cup 2022
Tuy nhiên, thật khó cho tuyển Việt Nam có sự phục vụ của Văn Hậu trong 3 cuộc đối đầu Indonesia, Malaysia và UAE bởi thời điểm bình phục và lấy được phong độ không phải một sớm, một chiều.
 |
Hậu vệ người Thái Bình cần thời gian bình phục chấn thương và lấy lại phong độ |
Chờ vận may của ông Park
Thời điểm trở lại sân cỏ của Đoàn Văn Hậu mới là dự tính, còn trên thực tế có thể lâu hơn, thậm chí xảy ra những biến chứng khó lường khác. Do vậy không thể quá trông chờ vào hậu vệ người Thái Bình, bất chấp việc ông Park rất hy vọng điều thần kỳ xảy ra.
Trong khi chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra với khả năng hồi phục của Văn Hậu, HLV Park Hang Seo hiển nhiên phải có những tính toán khác nếu như hậu vệ trái số 1 tuyển Việt Nam vắng mặt. Đây đang là bài toán khó đối với chiến lược gia người Hàn Quốc.
 |
HLV Park Hang Seo bất an khi thiếu sự phục vụ của trò cưng Văn Hậu |
Thực tế tại V-League lẫn ở đợt tập trung tuyển Việt Nam vào cuối năm 2020, ông thầy 61 tuổi vẫn chưa tìm được cái tên khả dĩ, đủ sức thay thế cho Đoàn Văn Hậu bên hành lang cánh trái.
Nói rõ hơn, HLV Park Hang Seo có rất nhiều cầu thủ chạy cánh bên hành lang cánh trái nhưng chỉ ở mức tròn vai, còn xuất sắc hoặc tiệm cận với những gì mà Đoàn Văn Hậu từng thế hiện thì hiếm hoi, thậm chí chưa thấy.
Chính bởi thế, khoảng thời gian ngắn ngủi khi V-League quay trở lại vào cuối tuần tới cho đến lúc tuyển Việt Nam tập trung trở lại (dự kiến đầu tháng 5), ông Park cần tìm được một tên khả dĩ hơn bên cạnh những người được trao gửi niềm tin là Hồng Duy, Xuân Mạnh hay Sầm Ngọc Đức.
Dĩ nhiên tìm được một nhân tố mới, đáng tin nơi hàng phòng ngự lại chẳng phải chuyện dễ dàng nên có lẽ ông Park lạiphải chờ vào vận may để vượt khó, giống như từng thấy nhiều lần trong suốt quãng thời gian đầu đi cùng bóng đá Việt Nam.
Video Đoàn Văn Hậu và những kỹ năng đẳng cấp châu Âu:
M.A
" alt="Tuyển Việt Nam mất Văn Hậu, thầy Park trông vào may mắn"/>
Tuyển Việt Nam mất Văn Hậu, thầy Park trông vào may mắn
Trong đại dịch Covid-19, các y, bác sĩ là những người lính xông pha nơi tiền tuyến, mà hậu phương là những người dân yếu đuối cần bảo vệ. Dù vậy, hậu phương cũng có thể làm tấm khiên, áo giáp cho đội ngũ tuyến đầu.

|
Các bác sĩ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 liên tục bận rộn. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Đồ bảo hộ cho đội ngũ y tế tham gia điều trị cho bệnh nhân F0 bao gồm: phương tiện phòng hộ cá nhân cấp độ 4, kính chắn giọt bắn, nón y tế con sâu, bao giày, găng tay y tế và khẩu trang N95. Bên cạnh đó, các trung tâm hồi sức Covid-19 còn thiếu một số máy móc, trang thiết bị.
Nhiều nhân viên y tế từng tâm sự, vì tiếc bộ đồ bảo hộ, họ phải cố gắng kéo dài thời gian làm việc đến cực hạn. Mỗi ca trực sáng hoặc chiều kéo dài 7-8 tiếng, ca đêm 10 tiếng. Có khi mồ hôi ròng ròng, dấp dính, rồi cơ thể mất nước, nóng bức, mệt đến kiệt sức.
 |
Bệnh viện dã chiến không chỉ thiếu máy móc thiết bị y tế, mà còn thiếu văn phòng phẩm, bàn ghế...(Ảnh: Phong Anh) |
Gần 4 tháng TP.HCM "chìm" trong đợt bùng phát thứ 4 của dịch Covid-19 với biến thể Delta đáng sợ. Rất nhiều nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cố gắng hỗ trợ lực lượng y tế khám, chữa bệnh cho những F0 khác ngay tại khu cách ly. Lại có nữ bác sĩ kiên quyết từ chối đi cách ly, xin một phòng nhỏ tại nơi làm việc, mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng, tiếp tục làm việc qua điện thoại để phụ đỡ đồng nghiệp, giúp đỡ bệnh nhân.
Khi Bệnh viện Hồi sức Covid-19 mới thành lập, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn thiếu thốn, có những bác sĩ phải chứng kiến bệnh nhân ra đi đột ngột. Và cả những lần bệnh nhân nặng đến mức đã làm hết mọi cách vẫn không cứu sống được người bệnh. Họ đã bị sốc, nhưng vẫn phải cố kìm nén lại sự hoang mang trong lòng, tiếp tục chiến đấu. Một nữ bác sĩ xin giấu tên chia sẻ: "Đợi hết dịch, có lẽ tôi phải đi điều trị tâm lý".
Ngày 19/8, tại buổi tọa đàm trực tuyến Bảo vệ blouse trắng nơi tuyến đầu, do Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức, PGS. TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, đã có khoảng 2.380 nhân viên y tế trở thành F0. Trong đó, có 3 người không qua khỏi.
PGS. TS Phạm Thanh Bình bày tỏ: "Cán bộ y tế đối mặt với nhiều áp lực trong điều trị khi phải làm việc gấp đôi bình thường. Họ còn phải chịu áp lực lớn nữa là số ca bệnh tăng nhanh, bệnh nhân tử vong khiến các cán bộ y tế bất lực".
Ngày 19/8, cả nước có tới 10.654 ca F0, tăng gần 2.000 ca so với ngày trước đó, số ca tử vong là 380. Riêng tại TP.HCM, số ca nhiễm lại tăng mạnh, lên 4.425 người.
Câu nói "Chúng tôi cần đồ bảo hộ"trong ở thời điểm dịch đã hoành hành gần 4 tháng nghe thật đau lòng. Họ thực sự là những người lính ra trận, những anh hùng ra đi vì trách nhiệm nghề nghiệp và tiếng nói của lương tâm.
Họ đi để nhiều người ở lại được sống bên gia đình. Nhưng trong cuộc chiến cam go này, kẻ thù vô hình. Vậy thay vì chờ đợi, nhân dân - đội ngũ hậu phương đang được bảo vệ - cũng có thể trở thàm tấm khiên, áp giáp cho các cán hộ y tế, bằng cách tham gia chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.
Mỗi một sự đóng góp sẽ là bộ đồ bảo hộ vững chắc nhất trong cuộc chiến chống Covid-19, và tiếp thêm tinh thần cho những "người lính" nơi chiến trận.
 |
Những chuyến xe cứu thương liên tục hú còi, đưa bệnh nhân Covid-19 đến bệnh viện điều trị (Ảnh: Thanh Tùng). |
Với mong muốn tiếp thêm động lực cho đội ngũ y, bác sĩ, Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối, kêu gọi toàn thể các Tập đoàn, Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân đồng hành cùng Báo VietNamNet ủng hộ trang thiết bị y tế (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cho các bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Mỗi một sự chung tay dù là nhỏ bé, cũng sẽ góp phần để không chỉ TP.HCM mà còn là cả nước sớm chiến thắng đại dịch.
Khánh Hoà
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo
VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148- Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM." alt="Lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch đang rất cần hỗ trợ"/>
Lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch đang rất cần hỗ trợ