Nỗ lực chi viện máu trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng

时间:2025-01-16 08:15:46 来源:NEWS

Đây là sự chi viện từ Bắc vào Nam vô cùng quý báu,ỗlựcchiviệnmáutronggiaiđoạndịchbệnhcăngthẳlịch thi đấu cúp liên đoàn anh với số lượng lớn nhất từ trước đến nay. Nếu như trước đây chủ yếu là các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên, miền Trung hỗ trợ cung cấp cho phía Bắc thì trong 2 tháng vừa qua, miền Bắc đã chi viện máu rất tốt cho các địa phương phía Nam.

Đảm bảo duy trì nguồn cung máu trong giai đoạn dịch Covid-19

Theo kế hoạch, năm 2021, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần tiếp nhận 355.000 đơn vị máu để cung cấp cho các bệnh viện, trung bình mỗi tháng cần khoảng 30.000 đơn vị. Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, nhiều tỉnh thành phố áp dụng giãn cách xã hội, lượng máu tiếp nhận và cung cấp giảm nghiêm trọng tại nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trên toàn quốc.

{ keywords}
Lượng máu dự trữ tại nhiều bệnh viện liên tục ở mức thấp, nhiều thời điểm gần như chạm đáy. Ảnh: Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

TS.BS. Trần Ngọc Quế, Phụ trách Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, vào tháng 7, Viện chỉ tiếp nhận được gần 14.000 đơn vị máu, có ngày chỉ đáp ứng được 50% - 60% nhu cầu máu cần cho cấp cứu và điều trị. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng máu tại các bệnh viện vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm máu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

“Lịch hiến máu không ổn định, dễ bị thay đổi bất ngờ khi có những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến máu trong thời gian dài, trong đó có Hà Nội - nơi cung cấp nguồn người hiến máu chủ yếu cho Viện.”, TS.BS. Trần Ngọc Quế nói.

Tương tự, tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, lượng máu dự trữ giảm mạnh, nhiều thời điểm gần chạm đáy, không thể tổ chức tiếp nhận máu ở cộng đồng. Các bệnh viện như Chợ Rẫy, Truyền máu - Huyết học TP.HCM, Huyết học - Truyền máu Cần Thơ… kêu gọi người dân trực tiếp đến bệnh viện hiến máu, có ngày chỉ đón tiếp 30 - 50 người đến hiến máu.

{ keywords}
Nhân viên khoa Lưu trữ và phân phối máu, Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương đóng gói các đơn vị máu chuyển vào miền Nam. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Theo TS.BS. Trần Ngọc Quế, việc cung cấp máu giữa các khu vực, các Trung tâm, điều phối máu trên phạm vi toàn quốc đã được thực hiện hiệu quả nhiều năm nay. Tuy nhiên, nếu như trước đây, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chủ yếu cung cấp máu cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (trung bình mỗi ngày Viện cung cấp 1.500 đơn vị) thì trong giai đoạn vừa qua, Viện đã chịu áp lực cung cấp máu cho cả nước, gồm miền Nam, miền Trung (Quảng Bình, Nghệ An), vận chuyển máu tới cả Hà Giang, Sơn La…

Để có thể duy trì công tác hiến máu, ổn định nguồn cung nhưng vẫn đảm bảo an toàn của những người tham gia hiến máu Viện đã linh động áp dụng nhiều cách thức như: Tổ chức hiến máu ở các vùng xanh, chia nhỏ thành nhiều điểm/nhiều ngày, chia giờ cho người hiến máu, điện tử hóa quá trình tổ chức (người hiến máu đăng ký trước, nhận tin nhắn xác nhận),... Đồng thời tổ chức điều tiết, cung cấp, sử dụng máu hợp lý, hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ trong hiến máu tình nguyện

TS.BS Trần Ngọc Quế nhận định, kể từ đầu đại dịch 2020 đến nay, ý thức của người dân về hiến máu tình nguyện đã tăng lên đáng kể, chỉ cần được huy động là người dân sẵn sàng đến hiến máu. “Hàng ngàn người dân đến hiến máu trong thời điểm dịch bùng phát đã cho thấy tình cảm và trách nhiệm của cộng đồng để giúp ngành y tế nhiều lần vượt qua khủng hoảng thiếu máu”, TS.BS Quế cho biết.

Riêng tháng 8 và tháng 9/2021, dù là thời điểm dịch Covid-19 phức tạp, giãn cách xã hội siết chặt nhưng lượng máu tiếp nhận mỗi tháng của Viện đều đạt khoảng 30.000 đơn vị máu (tương đương số lượng máu tiếp nhận vào tháng 1/2021 và tháng 6/2021).

Kết quả trên có được, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan truyền thông báo chí, quan trọng hơn là sự linh hoạt trong cách thức tổ chức, tận dụng các nền tảng công nghệ để hỗ trợ hoạt động hiến máu ngay trong giai đoạn dịch. Đơn cử, Viện đã triển khai kêu gọi, cung cấp thông tin về hiến máu tới người dân qua các kênh truyền thông đại chúng như: Mạng xã hội, website, App Hiến máu, Tổng đài Chăm sóc người hiến máu, SMS, email…

{ keywords}
Người dân tìm và quan tâm (hoặc quét mã QR) để theo dõi Zalo của Trung tâm máu quốc gia. Ảnh chụp màn hình.

Đặc biệt, từ tháng 3/2021, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Zalo đã ký kết triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hiến máu tình nguyện trên nền tảng này. Thông qua trang Zalo "Trung tâm Máu quốc gia" của Viện, người dân có thể chủ động cập nhật thông tin, kiến thức về hiến máu, lịch hiến máu.

Được xây dựng dựa trên nhu cầu của người hiến máu, trang Zalo này thiết kế sẵn phần tin nhắn tự động (Chatbot). Người dân có nhu cầu chỉ cần nhập thông tin muốn tìm hiểu về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hiến máu, trang Zalo sẽ tự động trả về kết quả tương ứng. Các thông tin tích hợp trong Chatbot đã được phân nhánh chi tiết, cụ thể, từ đó tiết kiệm thời gian cho nhân viên để cung cấp thông tin kịp thời cho người hiến máu.

“Đây là kênh giúp người hiến máu cập nhật các thông tin chính thống, liên tục và được giải đáp mọi thắc mắc về hiến máu một cách miễn phí. Qua đó, thúc đẩy tương tác cá nhân giữa người hiến máu với Viện. Chúng tôi có thể lắng nghe phản hồi, trao đổi trực tiếp, tạo ra những trải nghiệm tích cực, nâng cao sự hài lòng của người dân”, TS.BS Trần Ngọc Quế bày tỏ.

{ keywords}
Dù diễn ra trong giai đoạn dịch, nhưng các chương trình hiến máu vẫn nhận được sự tham gia của nhiều người dân. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Tính đến hết tháng 9/2021, Zalo “Trung tâm Máu Quốc gia” đã thu hút gần 14.000 lượt quan tâm. Đặc biệt từ giữa tháng 9, với tinh thần “Hiến máu vì miền Nam ruột thịt” thông qua trang Zalo này đã có gần 3 triệu tin nhắn mời người dân tham gia hiến máu tại một số tỉnh như: Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định và nhận sự hưởng ứng tích cực.

“Hoạt động hiến máu trong giai đoạn dịch bệnh đã nhận được sự chung sức của nhiều cơ quan, đơn vị và sự dũng cảm, chia sẻ yêu thương của người hiến máu. Nhiều điểm hiến máu tổ chức tại các tỉnh không có dịch hoặc tại ‘vùng xanh’ của Hà Nội có kết quả vượt xa kế hoạch, đạt 120-150% so với dự kiến.”, TS.BS. Trần Ngọc Quế cho biết thêm.

Có thể thấy việc ứng dụng các nền tảng công nghệ vào công tác hiến máu sẽ giúp những người dân tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng nhất đối với các thông tin về hiến máu. Qua đó, giúp công tác tổ chức hiến máu ngày càng chuyên nghiệp, mang đến lợi ích và sự thuận tiện tối đa cho cộng đồng, xã hội.

Được biết, năm 2020, cả nước đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu. Trong đó, 99% lượng máu tiếp nhận là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu, góp phần cứu sống hàng ngàn người bệnh cần truyền máu.

Phương Dung

相关内容
推荐内容