Vũ Ngọc Sơn chụp ảnh cùng Arne Jan Flolo, đại sứ Na Uy tại Myanmar bên ngoài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Để được chọn là người tiếp đón những vị khách cao cấp này, Sơn phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với trình độ ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn thành thạo. Ngoài ra, lý lịch của anh phải "sạch". Công ty sẽ tìm hiểu cách anh ứng xử với đồng nghiệp để đánh giá về tính cách.
Kể về lần đầu đón khách VIP, Sơn chia sẻ bản thân không tránh khỏi lo lắng, bởi công việc yêu cầu tác phong chuyên nghiệp hết mức có thể. Cảm giác khi làm việc hoàn toàn không giống với lúc dẫn những tour thông thường.
Trước mỗi chuyến đi, công ty sẽ cung cấp cho anh thông tin về tên, chức danh, quốc tịch, yêu cầu của khách hàng nhưng tuyệt đối không tiết lộ toàn bộ lịch trình của họ. Anh phải chủ động tìm hiểu về văn hóa, kinh tế, lịch sử ở quốc gia của khách hàng để trò chuyện một cách tự nhiên.
Sơn sẽ được đưa đến sân bay bằng một chiếc xe sang, để đón những vị khách vừa bước xuống từ chuyên cơ riêng.
"Một số người còn có vệ sĩ đi cùng. Vậy nên bản thân cảm thấy khá hồi hộp, tim đập nhanh, tôi luôn tự nhắc mình phải cẩn thận và chú ý cao độ. Tôi cũng không được tự ý chụp ảnh và đăng tải nó lên bất cứ đâu mà không được sự cho phép từ họ", Sơn nói.
Một trong những kỷ niệm khiến anh bất ngờ nhất chính là hình ảnh các con của Tổng thống Azerbaijan bước xuống chuyên cơ riêng ở Hà Nội, với trang phục giản dị. Họ đã cùng đi dạo phố, ngắm cảnh, ăn những món đặc sản và ghé thăm khu chợ địa phương.
"Tôi từng chứng kiến Thư ký riêng của Vua Charles III cắt tóc trên vỉa hè, một tỷ phú (giấu tên) ngồi uống cà phê trên chiếc ghế nhựa bình dân, ngắm nhìn vẻ đẹp của nhịp sống Hà Nội buổi sáng. Họ đều cảm thấy rất thích thú với những trải nghiệm mà cuộc sống giàu có trước đây chưa từng mang lại", nam hướng dẫn viên kể.
Theo Sơn, những vị khách cao cấp anh từng gặp đều có một điểm chung là luôn cư xử rất lịch thiệp và đúng mực với những người xung quanh.
"Họ rất hạn chế làm phiền người khác, dù cho đối phương đang phục vụ họ. Ngoài ra, từ cách ăn uống, chọn trang phục, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp của những vị khách này luôn khiến tôi nể phục và học hỏi được rất nhiều", Sơn bộc bạch.
Nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại cho anh thu nhập ổn định và lối sống tự do (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chia sẻ về công việc hướng dẫn viên, chàng trai cho hay không chỉ đối với khách VIP, anh luôn phải giữ tác phong chuyên nghiệp ở mọi tour mà mình đón tiếp. Hằng tháng, nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại cho Sơn thu nhập trung bình khoảng 20-30 triệu đồng.
"Công việc này đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm, nhiều ngày không được về nhà nên phải ai yêu thích lắm mới làm được. Thời gian đầu mới theo nghề, chưa thích ứng được với công việc, tôi đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề.
Tuy nhiên, thứ níu chân tôi ở lại chính là cơ hội được tự do trải nghiệm, đi nhiều nơi, gặp nhiều người và học được rất nhiều thứ. Đến giờ, dù đi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa thôi ngưỡng mộ vẻ đẹp của quê hương. Nhiều du khách đến đây, hầu như đều bày tỏ rằng họ không ngờ Việt Nam lại tươi đẹp và yên bình đến thế", anh Sơn trải lòng.
" alt=""/>Hướng dẫn viên Việt kể chuyện bất ngờ khi dẫn tour cho tỷ phú nước ngoàiNam thanh niên không may mất lái, tông trúng xe khoai lang dựng bên đường (Ảnh cắt từ clip).
Đáng chú ý, sau khi phát hiện sự việc, chủ quán không những không tỏ ra khó chịu mà còn nhanh tay đỡ nam thanh niên dậy. Tiếp đó, nữ chủ xe khoai lang liền nhắc nam thanh niên đi vào trong quán ngồi để kiểm tra vết thương, còn chị này và các bạn nhân viên lo dọn dẹp hàng hóa vừa đổ vỡ.
Khoảnh khắc này ngay sau khi được chia sẻ lập tức nhận được "bão tim" từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ lời khen ngợi sự tốt bụng và dễ thương của chủ quán lẫn nhân viên khi lo cứu người trước.
Được biết, sự việc xảy ra vào 14h ngày 16/11, tại tiệm khoai lang lắc số 124 Châu Thị Vĩnh Tế (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
Thanh niên tông đổ xe khoai, phản ứng của chủ quán nhận "mưa" lời khen (Video: Văn Linh).
Trò chuyện với phóng viên Dân trí, chị Phan Thị Phương (36 tuổi, chủ quán) cho hay, khi thanh niên đâm vào tủ bán hàng để trên vỉa hè thì dầu trong bếp điện văng tung tóe, đổ vào chân nạn nhân gây bỏng.
Phát hiện sự việc, chị nhanh chóng chạy lại rút dây điện của bếp để đảm bảo an toàn và gọi nam thanh niên vào quán ngồi để sơ cứu vết thương.
Lúc này, các vị khách trong quán cũng nhanh chóng giúp đỡ, dìu nạn nhân vào. Chủ nhà khi hay chuyện cũng vội vàng chạy lên lầu cắt lá nha đam, mang xuống đắp vào vết thương cho nam thanh niên. Mỗi người một việc, nhưng ai cũng lo lắng cho người bị nạn.
"Dù là người xa lạ, nhưng tôi nghĩ trong tình huống đó ai cũng sẽ xử lý giống như tôi, hỗ trợ cho người bị nạn trước, còn tài sản tính sau. May mắn vết thương được sơ cứu kịp thời nên không để lại hậu quả nặng", chị Phương nói.
Hành động của chị Phan Thị Phương nhận được "mưa" lời khen từ cộng đồng mạng (Ảnh: Hoài Sơn).
Anh Trần Văn Linh (36 tuổi, chồng chị Phương) cho hay, lúc đó anh cũng vừa bước vào thì thấy mọi thứ ngổn ngang, nên vội đỡ xe máy của người bị nạn lên để cùng nhân viên dọn dẹp.
"Khi tôi đang dọn thì có 2 vị khách nước ngoài đi bộ ngang qua, họ không biết có chuyện gì nhưng cũng vào phụ giúp dựng tủ lên khiến tôi cảm thấy ấm lòng khi xung quanh còn rất nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi thấy hoạn nạn", anh Linh bộc bạch.
Anh Linh cho biết thêm, khi được sơ cứu xong vết thương, nam thanh niên có xin lỗi và ngày hôm sau quay lại mong muốn được đền bù số tiền gây hư hỏng tài sản nhưng anh từ chối nhận vì "còn người là còn tài sản".
"Tài sản bị thiệt hại cũng hơn 1 triệu đồng, nhưng đó là chuyện xui rủi của cả hai bên, không ai mong muốn cả. May mắn là người không bị gì, còn tài sản thì tự bản thân tôi có thể khắc phục được", anh Linh chia sẻ.
" alt=""/>Thanh niên tông đổ xe khoai chiên và phản ứng "triệu tim" của chủ quánĐiểm đầu của đường Vành đai 4 khi nối từ tỉnh Bình Dương vào TPHCM là đoạn cắt qua bờ sông Sài Gòn (khu vực đường Bàu Lách giao với tỉnh lộ 15, huyện Củ Chi) (Ảnh: Hải Long).
Theo UBND TPHCM, tuyến đường hướng tới mục tiêu phát huy tối đa hiệu quả lợi thế các tỉnh, giảm chi phí logistics, vận tải, thời gian lưu thông của hành khách, hàng hóa. Với việc là cầu nối đối với các cảng hàng hóa, đường Vành đai 4 TPHCM sẽ tạo xung lực rất lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.
Sau khi hoàn thành, đường Vành đai 4 TPHCM cũng hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc tuyến. TPHCM sẽ mở ra được không gian phát triển mới, tạo chuỗi liên kết theo ngành, theo địa phương.
Dự án Vành đai 4 TPHCM cũng góp phần giảm lưu lượng xe lưu thông trong nội thành, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, làm giảm đáng kể nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Với sự tác động lan tỏa, UBND TPHCM nhận định, việc đầu tư dự án là rất cấp thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện tại.
Tổng chiều dài dự án Vành đai 4 TPHCM trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dài 159,31km. Đoạn qua TPHCM dài khoảng 16,7km; qua Bà Rịa - Vũng Tàu 18,23km; qua Đồng Nai hơn 46km; qua Long An khoảng 78,3km.
Quy hoạch hướng tuyến đường vành đai 4 TPHCM (Đồ họa: Ngà Trịnh).
Theo phương án sơ bộ, mặt cắt ngang của Vành đai 4 TPHCM sau khi hoàn chỉnh rộng 74,5m với 8 làn cao tốc và hệ thống đường song hành. Dự án cũng xây dựng hoàn chỉnh 23 nút giao liên thông và một số điểm ra, vào đường bộ cao tốc.
Đường Vành đai 4 TPHCM có diện tích đất chiếm dụng hơn 1.400ha. Trong đó, TPHCM là hơn 206,5ha; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 146,8ha; tỉnh Đồng Nai khoảng 482,6ha; tỉnh Long An khoảng 579,5ha.
Trong tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, TPHCM dự kiến hoàn thành dự án Vành đai 4 từ nay đến năm 2028. Năm 2024-2026 là giai đoạn cho công tác chuẩn bị, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; từ năm 2026 đến năm 2028, dự án bắt đầu khởi công xây dựng và hoàn thành.
" alt=""/>Vành đai 4 TPHCM mở cơ hội phát triển cho Đông Nam Bộ và miền Tây