
Khánh Vân luôn nở nụ cười tươi mỗi khi xuất hiện, nụ cười lan tỏa sự ấm áp đến người đối diện. Nhìn bề ngoài, Vân dịu dàng, hiền lành, nữ tính. Nhưng ẩn bên trong là một cô gái cá tính, mạnh mẽ và có chút tinh nghịch.
Cũng tổn thương khi đọc bình luận tiêu cực
- Sáu tháng sau đăng quang, Hoa hậu Khánh Vân của hiện tại đã thay đổi những gì so với trước đây?
- Khi mới đăng quang 1-2 tháng, tôi có cảm giác chưa quen, vẫn tự đặt câu hỏi ‘Ủa mình là hoa hậu rồi hả’. Bây giờ tôi hiểu hơn sức nặng cũng như áp lực mà chiếc vương miện đem lại. Tôi biết mình phải làm thế nào để sống luôn có trách nhiệm với cộng đồng và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như bản thân mong muốn.
Tôi cũng chín chắn, bình tĩnh và nghiêm túc hơn. Còn Khánh Vân trước đây tính cách vui vẻ và hơi trẻ con.
- Cùng với sự nổi tiếng, được nhiều người biết đến, cuộc sống của chị biến động nhiều không?
- Cũng thay đổi khá nhiều. Sau một đêm ngủ dậy, mình bỗng có nhà mới, xe mới (trong 2 năm đương nhiệm, hoa hậu được ở nhà và sử dụng xe từ ban tổ chức - PV). Mình có một ê-kíp luôn bên cạnh, hỗ trợ.
Và những áp lực từ từ tìm đến nữa. Tôi đọc được nhiều lời bình luận, khen ngợi có, chê bai có. Thời gian đầu, thú thực tôi hơi buồn. Tôi tự hỏi sao mọi người lại nói mình như vậy. Mình cũng tổn thương, cũng biết đau lòng chứ!
Nhưng sau đó, tôi bình tâm hơn. Tôi nghĩ theo chiều hướng tích cực, những lời góp ý đó phần nào giúp tôi biết mình thiếu sót ở đâu để sửa chữa và cần cố gắng mỗi ngày. Điều tôi cần thay đổi nhất là phải tự tin để xử lý, ứng biến những sự việc xảy đến với mình.
- Cảm giác căng thẳng, áp lực ấy phải chăng đến từ việc chị bị so sánh với những hoa hậu tiền nhiệm?
- Tôi nghĩ so sánh chỉ là một phần. Áp lực nhất vẫn là việc tôi sẽ đại diện Việt Nam đi thi sắc đẹp quốc tế. Đó là một trọng trách lớn. Và tôi phải cố gắng hết sức, bằng cả tấm lòng và trái tim của mình.
 |
Khánh Vân cảm thấy mình chín chắn hơn sau khi lên ngôi hoa hậu. |
- Khánh Vân và H’Hen Niê có bao giờ trò chuyện trực tiếp với nhau về điều này?
- Tôi và chị Hen chưa bao giờ nói trực tiếp với nhau về câu chuyện này. Nhưng chị rất hiểu và chia sẻ. Tôi nhớ có một lần livestream trên mạng, chị bảo ngày trước cũng gặp áp lực như vậy và động viên tôi. Tôi nghe chị nói, tôi rớt nước mắt. Thỉnh thoảng có những gì không hiểu, tôi vẫn gọi điện, nhắn tin tham khảo ý kiến của chị Hen.
- Ba mẹ là những người luôn bên cạnh Khánh Vân thời gian qua. Khi gặp chuyện buồn, chị thường chia sẻ hay giữ trong lòng một mình?
- Tôi thường không chia sẻ nhưng ba mẹ hiểu và chủ động tâm sự với mình. Ba mẹ tôi dễ thương lắm, đã cổ vũ tôi rất nhiều. Mẹ nói với tôi bây giờ đã là hoa hậu rồi thì phải cố gắng, không nên bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực bên ngoài.
Tôi nghĩ mọi người chưa hiểu mình, nên có thể nói những điều chưa đúng. Thay vì trách móc, mình suy nghĩ tích cực, tìm cách đến gần hơn để khán giả hiểu, rồi từ từ có thể chuyển hóa từ ghét thành thích, yêu thương mình hơn.
"Không có hoa hậu nào nhạt"
- Hoa hậu giữ hình ảnh đẹp, an toàn thì dễ bị cho là “nhạt nhòa”. Ngược lại, nếu đi theo hướng cá tính, khác biệt, cô ấy cũng có thể gặp rủi ro và bị chỉ trích. Chị lựa chọn hướng đi nào?
- Tôi nghĩ Hoa hậu Hoàn vũ là cuộc thi hướng đến vẻ đẹp cá tính, mạnh mẽ, bản lĩnh, sống đúng và sống thật với bản thân. Những người đi trước tôi đều cá tính. Tôi muốn mình luôn thay đổi hình ảnh để không bị nhàm chán, tất nhiên vẫn phải trong chuẩn mực của một hoa hậu.
Khi mình thử nghiệm những điều mới thì không thể tránh khỏi những rủi ro và phải chấp nhận. Nhiều khi hình ảnh lên chưa đẹp, cũng có người nhận xét này kia, nhưng điều đó không phải vấn đề. Quan trọng là mình muốn làm mới, dám thay đổi. Tôi nghĩ khi đó mình sẽ là một hoa hậu thú vị.
Tôi cũng mong muốn mọi người có cái nhìn thoáng và tích cực hơn về một hoa hậu. Danh hiệu hoa hậu không chỉ thể hiện ở việc hình ảnh như thế nào, mà còn ở những việc, những dự án xã hội, cộng đồng mà cô ấy làm được. Hoa hậu cũng có tâm tư tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của riêng mình.
- Ở thời điểm này, chị có sợ hoặc thấy khó chịu nếu từ “nhạt” đó bị gắn lên tên của mình?
- Tôi nghĩ nhạt hay không là do cách cảm nhận của khán giả thôi, chứ không có hoa hậu nào nhạt cả. Mỗi hoa hậu có một cá tính riêng.
- Sau khoảng nửa năm trầm lắng vì ảnh hưởng của dịch bệnh, chặng đường sắp tới sẽ là giai đoạn nước rút của chị để chuẩn bị cho cuộc thi Miss Universe 2020?
- Tôi và ê-kíp của mình đã có kế hoạch rõ ràng và cụ thể để đến với Miss Universe. Tôi phải học, tập luyện rất nhiều về catwalk, kỹ năng giao tiếp ứng xử, học tiếng Anh, chọn quốc phục, đầm dạ hội... Có thể nói tôi và mọi người đang chạy nước rút mỗi ngày. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch, chưa biết lịch trình cụ thể của cuộc thi sẽ thế nào. Nhưng tôi phải luôn ở tư thế sẵn sàng nhất.
 |
Khánh Vân luôn muốn thay đổi hình ảnh và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. |
- Hiện, chị tự tin nhất ở kỹ năng nào và điểm nào cần cải thiện?
- Trước khi trở thành hoa hậu, tôi đã có kinh nghiệm làm nghề, nên mỗi thứ đều có nền tảng một chút. Tôi đang cố gắng làm sao để mọi thứ tròn trịa và tốt hơn lên.
Điều tôi không tự tin nhất là tiếng Anh. Qua kinh nghiệm của mình, tôi muốn nhắn nhủ các em đang trong độ tuổi đi học là hãy chú tâm vào tiếng Anh sớm. Hồi trẻ, tôi chỉ tập trung phát triển các môn năng khiếu. Bây giờ, mình học khó hơn. Tôi đặt mục tiêu trong vòng 3-6 tháng, mình không thể nói chuyện như người bản xứ được, nhưng vẫn có thể hiểu và giao tiếp với bạn bè quốc tế. Nếu gặp từ khó quá, mình có thể sử dụng ‘body language’. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là thần thái, cách thể hiện, chứ không hẳn là rào cản ngôn ngữ. Mình hãy cứ chia sẻ những điều thật lòng nhất, tôi tin mọi người sẽ cảm nhận được.
Đang nỗ lực tập luyện để đạt số đo vàng
- H’Hen Niê và Hoàng Thùy đều có cuộc lột xác vóc dáng ấn tượng trước khi đến với Miss Universe. Chị đã bắt đầu bước vào quá trình khổ luyện chưa?
- Quan điểm của Vân là phụ nữ trước hết hãy yêu bản thân, yêu cơ thể mình. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy tự tin. Bên cạnh đó, Vân biết không ai hoàn hảo ngay từ đầu. Ai cũng có khuyết điểm, quan trọng là mình nhìn nhận khuyết điểm như thế nào và khắc phục ra sao để hoàn thiện mỗi ngày.
Mục tiêu lớn nhất của tôi bây giờ là phải tăng cân. Tạng người tôi dễ bị sụt cân, để tăng rất khó khăn. Sau khi tăng cân, tôi sẽ tập để siết body cho săn chắc.
- Cụ thể, chị đặt mục tiêu đạt được số đo bao nhiêu?
-Tôi cũng giống các người đẹp khác là nỗ lực tập luyện để hướng đến số đo vàng. Người tôi mình dây mỏng, tập luyện sẽ là một quá trình cực khổ và phải cố gắng mỗi ngày. Số đo hiện tại của tôi là 82-60-90. Và tôi cần cải thiện vòng ba nhiều nhất.
- Còn những kế hoạch khác đang trong quá trình thực hiện, chị có thể chia sẻ thêm?
- Sau dịch, lượng công việc bây giờ của tôi rất dày đặc, nhiều khi không có thời gian nghỉ ngơi. Tôi đang thực hiện dự án xã hội, đi đến các tỉnh để giải cứu những đứa trẻ bị xâm hại tình dục hoặc có nguy cơ bị xâm hại. Tôi cố gắng đưa các em về ngôi nhà an toàn One Body Village.
  |
Hoa hậu Hoàn vũ 2019 thực hiện dự án cộng đồng giúp đỡ những em nhỏ bị xâm hại tình dục. |
Khi bắt tay vào thực hiện, tôi biết đây là một trong những dự án khó làm vì nhạy cảm. Mình phải cẩn thận trong từng câu nói, vì nó liên quan đến những đứa trẻ. Tôi chưa biết mình sẽ làm tốt đến đâu, nhưng đang cố gắng hết sức, hết tâm huyết.
- Từ đâu chị mong muốn thực hiện dự án này?
- Xuất phát từ câu chuyện cá nhân của Khánh Vân mà tôi đã chia sẻ trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Tôi từng suýt trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Khi gặp biến cố, tôi đã hoảng sợ, bị ảnh hưởng tâm lý một thời gian. May mắn, tôi có cha mẹ và anh trai bên cạnh. Tôi tự đặt câu hỏi vậy với những đứa trẻ mồ côi hoặc không được yêu thương, sự tổn thương, ám ảnh sẽ kinh khủng đến đâu. Tôi luôn trăn trở và muốn bảo vệ các em.
Hiện, tôi mới đi được 1 tỉnh, đi trong 5 ngày và đưa được 7 em bé về ngôi nhà. Khi đi thực tế, mình mới thấy có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Tôi mong muốn sẽ nhận được sự ủng hộ từ các mạnh thường quân, những người yêu trẻ em để chung tay cùng mình thực hiện dự án.
Đôi khi một bàn tay không thể làm nên tất cả. Chúng ta cần nhiều bàn tay để làm những điều ý nghĩa.
(Theo Zing)

Sơn Tùng - Hà Tăng làm bánh giỏi, Quang Vinh - Khánh Vân vẽ đẹp như hoạ sĩ
Không chỉ giỏi đúng chuyên môn nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ của showbiz Việt còn có những tài lẻ về lĩnh vực ẩm thực và hội hoạ khiến nhiều người phải bất ngờ.
" alt=""/>Khánh Vân: 'Sau một đêm ngủ dậy, tôi bỗng có nhà và xe mới'
. Nhưng bằng sự nỗ lực của mình và sự giúp đỡ động viên của mẹ anh, bà Debbie Phelps, hiệu trưởng một ngôi trường trung học ở Towson, bang Maryland nước Mỹ mà nhân loại mới có thể thấy được một Michael Phelps ngày hôm nay.</p><table width=)

Michael Phelps và gia đình của mình.
Cậu bé Michael Phelps và hội chứng ADHD
Michael Phelps sinh ngày 30/6/1985, là em út trong một gia đình có hai chị gái, Hilary và Whitney, ở ngoại ô Baltimore (bang Maryland). Ông Fred, bố của Michael, là một quân nhân. Còn mẹ anh, bà Debbie, là giáo viên trung học cơ sở. Tuy nhiên, đến năm 1993, cha mẹ Phelps ly thân. Một năm sau, họ chính thức ly dị khi cậu bé Phelps mới 9 tuổi. Bà Debbie Phelps đã phải một mình nuôi anh khôn lớn cùng các chị gái.

|
Cậu bé Michael Phelps bị chuẩn đoán mắc chứng bệnh ADHD từ lúc 9 tuổi. |
Cũng trong khoảng thời gian đó, bên cạnh nỗi đau mất chồng, sự vất vả khi phải một mình nuôi 3 người con thì bà Debbie lại phát hiện ra cậu con trai của mình không thể tập trung vào bất cứ điều gì. Và 9 tuổi, cậu bé Phelps được các bác sĩ chuẩn đoán mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Lúc đó bà rất buồn vì Phelps bị mọi người nhìn bởi một con mắt khác, ngay cả các giáo viên của cậu bé cũng vậy.
Sự nỗ lực của một bà mẹ đơn thân và cách nuôi dạy con không phải ai cũng làm được
“Đó là một cú sốc đối với tôi. Nhưng tôi muốn chứng minh cho tất cả mọi người rằng họ đã sai. Tôi biết rằng, Michael có thể đạt được bất cứ điều gì nó muốn nếu nó đặt tâm trí của mình vào đó". Bà Debbie chia sẻ về cảm xúc của mình khi biết con trai bị mắc hội chứng ADHD.
Ngay lúc đó, bà Debbie, một người giáo viên trong hơn hai thập kỷ đã bắt đầu làm việc chặt chẽ với trường của Michael để giúp đỡ cậu bé. "Bất cứ khi nào một giáo viên nói, 'Michael không thể làm được điều này', tôi đã nói lại với họ rằng 'Vậy, em đã/ sẽ làm gì để giúp Michael?", bà Debbie nhớ lại.

|
Những giọt nước mắt từ mẹ của một huyền thoại. |
Michael thích bơi lội ngay từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy, khi Michael rên rỉ về việc anh ghét đọc sách, thì mẹ anh đã thay đổi điều đó bằng cách đưa cho cậu bé những tờ báo thể thao hoặc những cuốn sách về thể thao. Còn khi nhận thấy rằng sự chú ý của Michael “đi lạc” trong toán học, bà đã thuê một gia sư và khuyến khích con sử dụng toán theo ngôn ngữ mà Michael thích như: "Bạn sẽ mất bao lâu để bơi hết 500 mét nếu bạn bơi ba mét mỗi giây?".
Cũng vì Michael thích bơi nên các bác sĩ đã khuyên nên để cậu bé tham gia bơi lội như một phần của cuộc điều trị. Bà Debbie đã cất công đưa anh tới hồ bơi 4-5 lần một tuần, tất nhiên khi đó không hề trông đợi rằng con bà rồi sẽ trở thành người bơi lội xuất sắc nhất hành tinh. Thực vậy, việc làm mẹ đơn thân giúp bà Debbie có được quyết tâm sắt đá cùng cậu con trai mọi lúc mọi nơi. Bà không phải tranh cãi về việc ai sẽ đưa Phelps tới bể bơi, ai sẽ trả tiền điều trị và tập luyện cũng như việc Phelps có trở thành vận động viên chuyên nghiệp hay không.

|
Niềm vui khi nhìn thấy con chiến thắng của một người mẹ. |
Tại bể bơi, bà Debbie đã giúp Michael giảm “tăng động” bằng cách nhắc nhở cậu bé phải xem xét đến những hậu quả mà hành vi của mình có thể gây nên. Bà Debbie cho biết khi Michael 10 tuổi, trong một lần thi bơi, Michael đứng thứ hai và cậu bé đã rất thất vọng. Biểu hiện lúc đó của cậu bé là giằng chiếc kính của mình và ném chúng thật mạnh lên mặt sàn của hồ bơi.
Lúc đó, bà Debbie không hề tỏ ra trách móc hay có bất kỳ lời nói không vui nào với Michael. Khi họ lái xe về nhà, trên xe, thay vì nói Michael phải kiềm chế hay nói rằng con sẽ chiến thắng lần sau, Debbie lại nói với Michael về “tính thể thao” nhiều hơn về “những chiến thắng”. Bà Debbie và Michael đã tự tạo ra những tín hiệu riêng cho họ, để giúp Michael luôn bình tĩnh. Đó chính là dấu hiệu tay hình chữ “C”. Theo bà Debbie, bất kỳ khi nào đứng trên khán đài, thấy Michael thất vọng, chữ “C” đó lại được hiện lên trên tay bà. Nó là biểu tượng cho từ “compose yourself – hãy bình tĩnh lại”.

|
Huyền thoại Michael Phelps. |
Có thể nói, bà Debbie sử dụng rất nhiều chiến lược khác nhau để giữ cho Michael luôn bình tĩnh và đi theo một kỷ luật. Theo thời gian, tình yêu với bơi lội của Michael ngày càng lớn và bà Debbie vui mừng vì sự tự giác của Michael trong việc này. “Michael rất ít khi từ bỏ những buổi tập luyện, ngay cả vào Giáng sinh thì hồ bơi vẫn là nơi đầu tiên chúng tôi đến và thằng bé hạnh phúc khi được ở đó".
Debbie cũng chia sẻ rằng bà luôn lắng nghe con trai của mình. Khi Michael học lớp 6, cậu bé nói rằng cậu muốn ngưng dùng thuốc. Mặc dù có mối nghi ngại nghiêm trọng rằng liệu mọi chuyện đó có ổn không khi cậu bé không uống thuốc nữa, nhưng bà vẫn đồng ý để cho cậu bé dừng lại. Michael đã không làm mẹ mình thất vọng. Cậu bé đã không còn dùng thuốc cho những người mắc tăng động giảm chú ý từ lớp 6 cho tới tận bây giờ.

|
Michael Phelps luôn dành niềm vui chiến thắng đầu tiên cho mẹ của mình. |
Những việc làm của mẹ Michael Phelps đã khiến cả thế giới phải nể phục. Chuyên gia vật lý trị liệu Gilda Carle, tác giả cuốn Don’t Bet on the Prince! How yo Have the Man You Want by Betting on Yourself (tạm dịch: Đừng làm hoàng tử! Làm sao để trở thành người bạn muốn bằng cách là chính mình) đã từng thốt lên rằng: “Mẹ của Michael Phelps xứng đáng được trao giải Bà mẹ của năm”.
Ông còn nói thêm rằng: “Bà ấy đã một tay nuôi dạy ba đứa con, và cho Michael điều mà không đứa trẻ nào có: tập trung hết sức lực cho bơi lội. Michael Phelps thực sự là một ví dụ điển hình cho việc con người đã vượt lên số phận mạnh mẽ như thế nào. Nó cũng phá vỡ những định kiến về việc trẻ nhỏ sẽ trở nên hư hỏng ở những gia đình đổ vỡ. Điều quan trọng là chất lượng giáo dục và sự hướng dẫn cho con cái, dù cho môi trường tức thời xung quanh nó có ra sao. Mỗi cá nhân đều có những kỹ năng có thể được nuôi dưỡng và phát triển”.
Cho dù người mẹ này không kỳ vọng con mình có thể trở thành một chàng hoàng tử, nhưng bà đã nhận lại cả một HUYỀN THOẠI.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Mẹ kình ngư Michael Phelps đã 'biến' một đứa trẻ tăng động thành huyền thoại


Lý Quang Diệu được coi là "cha đẻ" của đảo quốc SingaporeÔng đã có một trận chiến với bệnh viêm phổi nặng sáng hôm đó, nhưng trong suốt cuộc đời mình, ông đã giành chiến thắng nhiều trận chiến khác.
Có những cuộc chiến sống còn đã được lưu lại trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử của chúng ta.
Ông lãnh đạo một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, không có nội địa, gần như là không có thứ gì. Cũng có sự trừng phạt thẳng tay với những người bất đồng chính kiến, những chính trị gia đối lập – việc mà ông cho là cái giá cần thiết cho trật tự xã hội và thành tựu về kinh tế.
Chính sách song ngữ của ông là thứ mà tôi muốn nói đến. Là một người trẻ tương đối thành công – đủ để kiếm được một suất ở trường đại học Mỹ, tôi thấy bản thân và khả năng ngôn ngữ của mình được gói gọn trong tầm nhìn của ông.
Khi Singapore giành được độc lập từ Malaysia vào năm 1965, Lý Quang Diệu đã biết rằng đất nước nghèo tài nguyên này cần có một mô hình kinh tế độc nhất.
“Chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi giống như những người láng giềng, chúng tôi sẽ chết” – ông Lee chia sẻ với New York Times vào năm 2007. Khi các cường quốc thực dân từ bỏ sự cầm quyền, nhiều người muốn củng cố bản sắc của mình như một quốc gia độc lập bằng cách loại bỏ sự ảnh hưởng của phương Tây.
Năm 1966 Thủ tướng Diệu đã ra chỉ đạo tất cả học sinh cần phải học tiếng mẹ đẻ của mình.
“Nếu chỉ đơn ngữ trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta, chúng ta sẽ không kiếm sống được. Còn nếu đơn ngữ tiếng Anh sẽ là một trở ngại” – ông viết trong hồi ký của mình. “Chúng ta sẽ mất bản sắc văn hóa, sự tự tin về bản thân và về vị thế của mình trong thế giới này”.
Chính sách song ngữ của ông Diệu đã gây ảnh hưởng vì nó giúp Singapore trở nên chuyên nghiệp với lực lượng lao động toàn cầu hóa.

|
Lý Quang Diệu là người rất quan tâm tới giáo dục |
Trong một bức thư gửi con trai Thủ tướng Diệu – Thủ tướng Lý Hiển Long, Tổng thống Trần Khánh Viêm có viết:
“Người Singapore ngày nay có thể tận dụng tình trạng song ngữ và song văn hóa để nắm bắt những cơ hội thể hiện bản thân mình khắp thế giới”. Một lực lượng lao động nói tiếng Anh sẽ trở thành nguồn lực tốt nhất của Singapore, tôi biết được điều này trong các lớp học lịch sử ở trường trung học, bởi vì lúc đó chúng ta có thể thu hút đầu tư trực tiếp của nhiều quốc gia ở phương Tây. Với uy thế về kinh tế của Trung Quốc, nhiều người Singapore nói tiếng Trung (người Trung Quốc chiếm ¾ dân số Singapore) cũng có thể tận dụng các cơ hội của mình. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Singapore vào năm 2013, với hợp tác thương mại song phương lên tới 91,4 tỷ đô la.
Trong những năm đầu lập quốc, đây cũng là một công cụ gắn kết xã hội đối với một quốc gia được tạo thành từ người Trung Quốc, người Malay và người Ấn Độ gốc Do Thái.
Tiếng Anh cho họ một nền tảng để giao tiếp xã hội cũng như cạnh tranh ở trường học trên cơ sở bình đẳng, nhưng tiếng mẹ đẻ giúp họ giữ được gốc gác. Nó giúp xoa dịu những căng thẳng về sắc tộc – yếu tố có thể cản trở sự phát triển về kinh tế.
Thủ tướng Diệu được báo chí gọi là “cha đẻ” của Singapore – với tôi, đó là một sự đánh giá công bằng, bởi vì tôi thấy hành trình cuộc đời tôi gói gọn trong quan điểm của ông.
Kể từ khi tốt nghiệp phổ thông, vốn tiếng Trung của tôi trở nên mai một – nhưng những năm tháng học ngôn ngữ này đã giúp tôi có được cảm giác trực quan về thứ mà một số người gọi là ngôn ngữ khó học nhất thế giới.
Khả năng đọc các tài liệu tài chính bằng tiếng Trung và dịch các bài báo (dù là với một cuốn từ điển Trung-Anh bên cạnh) không chỉ giúp tôi trong công việc, mà còn định hình hướng đi trong sự nghiệp của tôi - một nhà báo theo dõi các nền kinh tế mới nổi của châu Á.
Ở trường, khi bạn bè người Ấn và người Malay của tôi bỏ các lớp học tiếng mẹ đẻ, tôi vẫn luôn nhắc nhở mình rằng hoàn cảnh và văn hóa khác biệt cần được hiểu và tôn trọng. Việc học song ngữ dạy tôi một bài học quan trọng về việc sống giữa các nền văn hóa khác biệt. Nó giúp tôi rất nhiều khi sống ở một quốc gia đa văn hóa như Mỹ.
Nhưng có lẽ điều thú vị nhất trong chính sách song ngữ của Thủ tướng Diệu là cá nhân ông đã rất khó khăn trong việc vật lộn với tiếng Trung. Bố mẹ nói tiếng Anh hoàn toàn. ông kể lại những khó khăn của mình khi học thứ tiếng này trong cuốn sách “Thách thức cả đời tôi: Hành trình song ngữ của Singapore”.
Với ông, học tiếng Trung là một trận chiến khó khăn – giống như những thử thách trong sự nghiệp chính trị của ông để giúp một hòn đảo nhỏ bé sống sót và sau đó là phát triển mạnh mẽ. Tôi thực sự biết ơn sự kiên trì của ông.
Bài viết của Yunita Ong – nhà báo phụ trách khu vực châu Á của Forbes.
- Nguyễn Thảo (Theo Forbes)
" alt=""/>Chính sách ngoại ngữ của ông Lý Quang Diệu