Công nghệ

Nhận định, soi kèo Rapid vs UTA Arad, 1h00 ngày 30/1

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-21 11:04:48 我要评论(0)

Nhận định,ậnđịnhsoikèoRapidvsUTAAradhngàlịch ligue 1 soi kèo Rapid vs UTA Arad, 1h00 ngày 30/1 - Giảlịch ligue 1lịch ligue 1、、

Nhận định,ậnđịnhsoikèoRapidvsUTAAradhngàlịch ligue 1 soi kèo Rapid vs UTA Arad, 1h00 ngày 30/1 - Giải VĐQG Romania. Dự đoán, phân tích châu Âu, châu Á trận Rapid đối đầu với UTA Arad từ các chuyên gia hàng đầu.

Nhận định, soi kèo Gent vs Antwerp, 22h ngày 30/1

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Chuyển đổi sang IPv6 đồng nghĩa với việc không gian phát triển của mạng Internet Việt Nam sẽ rộng lớn hơn nhiều.

Với trọng tâm chuyển đổi IPv6 cho cộng đồng, trong hơn 10 năm qua, kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã đạt được những kết quả ấn tượng.

Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã có 34 triệu người dùng IPv6 với tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 46%, gấp tới 1,7 lần trung bình toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 Châu Á và thứ 10 toàn cầu, khẳng định vị thế trong khu vực và quốc tế. Mạng lưới, dịch vụ IPv6 của doanh nghiệp hoạt động tốt với 11 triệu thuê bao FTTH và hơn 34 triệu thuê bao di động IPv6.

Với khối CQNN, hiện đã có 33 địa phương và 4 bộ, ngành ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6; 13 Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoạt động tốt với IPv6; 20 địa phương và 11 bộ, ngành đã đăng ký sử dụng địa chỉ IP độc lập (IPv4, IPv6), sẵn sàng tài nguyên số phục vụ quy hoạch, hiện đại hóa mạng lưới, dịch vụ, phát triển hạ tầng số.

{keywords}
23 tập thể và 59 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 được trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, hành trình chuyển đổi Internet Việt Nam sang thế hệ mới hoạt động với địa chỉ IPv6 đã được bắt đầu từ những quyết định mạnh dạn, đúng đắn, kiên trì và hiệu quả; thể hiện rõ nhất bằng việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 – đóng vai trò kim chỉ nam xuyên suốt một thập kỷ vừa qua.

Theo Thứ trưởng, kết quả triển khai IPv6 những năm qua là niềm tự hào của Việt Nam. “Nếu nói về các bảng xếp hạng thế giới, rất ít có những xếp hạng mà Việt Nam lọt vào Top 10 quốc gia làm tốt nhất. Chúng ta đã làm được điều này với việc thúc đẩy chuyển đổi sang IPv6”, Thứ trưởng nói.

100% cơ quan nhà nước chuyển đổi sang IPv6 vào năm 2025

Để định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ khối cơ quan nhà nước chuyển đổi IPv6 thành công, ngày 14/1/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định 38 phê duyệt Chương trình “IPv6 For Gov” giai đoạn 2021-2025.

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Chương trình "IPv6 For Gov" giai đoạn 2021 - 2025.

Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cơ quan được giao chủ trì triển khai Chương trình, trong 5 năm tới, Bộ TT&TT xác định thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi IPv6 Việt Nam sẽ tập trung vào khối CQNN.

Bộ TT&TT sẽ tiên phong và đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN; xúc tiến, hỗ trợ và đảm bảo cho việc thực hiện thành công toàn bộ quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN.

Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình “IPv6 For Gov” trong 5 năm có thể khái quát theo hai giai đoạn lớn gồm: giai đoạn 2021 – 2022 với mục tiêu 50% bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công hoạt động tốt với IPv6; giai đoạn 2023 - 2025 với mục tiêu 100% mạng lưới, dịch vụ của CQNN chuyển đổi sang IPv6 và sẵn sàng hoạt động thuần IPv6.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng về chuyển đổi số: “Việt Nam đi cùng nhịp với các nước trên thế giới trong ứng dụng công nghệ”, chúng ta đặt mục tiêu đi cùng nhịp với Mỹ, Trung Quốc và những nước tiên phong khác trong triển khai IPv6.

Khẳng định Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành, Sở TT&TT và các đơn vị chuyên trách về CNTT làm tốt vai trò hạt nhân, đơn vị tham mưu xây dựng, triển khai thành công kế hoạch chuyển đổi IPv6 của các bộ, ngành, địa phương; chủ động triển khai và đáp ứng tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí của Chương trình.

Bộ TT&TT sẽ hoàn tất việc chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của Bộ trước để làm hình mẫu tham khảo. Các CQNN thực hiện nhanh hơn quá trình xây dựng kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công. Phấn đấu ngay trong năm 2021, 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 thành công cho Cổng thông tin điện tử.

Các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp CNTT cần chủ động tư vấn, cung ứng dịch vụ có hỗ trợ tính năng IPv6 cho các CQNN; chủ động rà soát, đầu tư nâng cấp hạ tầng, dịch vụ, phần cứng, phần mềm hỗ trợ IPv6 và phát triển các nền tảng hỗ trợ IPv6 như nền tảng của kinh tế số, định danh số, thanh toán điện tử… tiếp tục tham gia tiến trình chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng IPv6, hướng tới chỉ tiêu 100% người sử dụng truy cập Internet qua IPv6.

Các doanh nghiệp viễn thông, Internet đẩy nhanh cung cấp dịch vụ IPv6 tới người dùng trên diện rộng; hướng tới mục tiêu 100% người sử dụng IPv6 vào năm 2023. Các doanh nghiệp nội dung, các trung tâm dữ liệu, nền tảng điện toán đám mây lớn chuyển đổi cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định ngay trong quý I/2021. Trạm trung chuyển lưu lượng quốc gia VNIX là nơi lý tưởng để kết nối, trao đổi lưu lượng Internet, IPv6.

Trung tâm VNNIC và các đơn vị thuộc Bộ TT&TT thực hiện tốt vai trò chủ trì, điều phối, tư vấn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi IPv6; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, ICT chuyển đổi IPv6 đồng bộ; tham mưu cho Bộ TT&TT các chính sách, kế hoạch và có  biện pháp thúc đẩy cụ thể.

Là cơ quan thường trực, VNNIC cũng cần thực hiện tốt hơn vai trò trung tâm tổng hợp, theo dõi, giám sát thông tin để tương trợ hỗ trợ các đơn vị bám sát và hoàn tất các chỉ tiêu của chương trình.

“Các cơ quan, tổ chức, đơn vị hãy xác định tinh thần đi cùng nhau, làm cùng nhau và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu trong Chương trình IPv6 cho CQNN như đã thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6”, Thứ trưởng đề nghị.

(Xem tư liệu Quyết định Phê duyệt chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2025)

Vân Anh

Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực APAC được ITU chọn đào tạo triển khai IPv6 cho mạng 5G

Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực APAC được ITU chọn đào tạo triển khai IPv6 cho mạng 5G

ictnews Trên cơ sở các yếu tố đi đầu về ứng dụng IPv6, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã lựa chọn Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) để tổ chức Chương trình đào tạo triển khai IPv6 trong mạng 5G.

" alt="Công bố chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước đến năm 2025" width="90" height="59"/>

Công bố chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước đến năm 2025

 - Người nhà một bệnh nhân đã tố bị bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh có hành vi thiếu chuẩn mực khi điều trị trong phòng cấp cứu.

Cụ ông 70 tuổi nhập viện vì "yêu” liên tục

Ngừng cạo lông trong 1 năm, hot girl khiến người hâm mộ phải bất ngờ

Gần đây, một tài khoản mạng xã hội mang tên P.H.T đăng tải bài viết về việc bị bác sĩ Khoa Cấp cứu BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tát khi dùng điện thoại quay lại việc thiếu trách nhiệm cấp cứu cho bệnh nhân.

Nội dung bài viết nói: "Khoảng gần 23h ngày 26-9, tôi đưa bệnh nhân cấp cứu tại khoa cấp cứu Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ninh. Khi các bác sĩ đưa bệnh nhân lên giường, tiến hành kẹp các dây cáp vào tay, chân bệnh nhân để kiểm tra các yếu tố tim mạch, huyết áp... Các sợi cáp được kết nối với một màn hình hiển thị (monitor), nhưng không cắm nguồn điện kết nối cho monitor nên không hiện chỉ số tình trạng bệnh nhân.

Các bác sĩ trực ngồi cách xa người bệnh khoảng 5 mét. Tôi hỏi tại sao màn hình không có điện, lúc này một bác sĩ trực mới đứng dậy đi ra cắm điện cấp cho thiết bị màn hình.

{keywords}

Bác sĩ Sinh bị tố là tát người nhà bệnh nhân

Rất bức xúc về tinh thần làm việc của các bác sĩ trực ca hôm đó, tôi nói sẽ phản ánh sự việc này lên lãnh đạo bệnh viện thì bác sĩ Lê Bá Sinh (trực ca) nói thách tôi làm việc đó.

Khi đó tôi lấy điện thoại ra quay tác phong của bác sỹ trực để phản ánh lên lãnh đạo bệnh viện, bất ngờ bác sỹ này quay lại giơ tay đánh tôi. Rất may, có một bác sỹ đứng chắn ngang giữa tôi và bác sỹ Sinh nên sự việc được ngăn chặn kịp thời không gây ra hậu quả.

Tôi đã trình bày chi tiết sự việc này với ban lãnh đạo BVĐK tỉnh, đề nghị bệnh viện xác minh, xử lý.

Ngày 13-10-2018 tôi nhận được văn bản của Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng ninh trả lời phản ánh của tôi trước đó.

Trong văn bản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh không nhắc đến sự thiếu trách nhiệm của kíp trực khi sử dụng hệ thống kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (không kết nối nguồn điện cho monitor hoạt động).

Trong văn bản bệnh viện gửi còn ghi, bệnh viện yêu cầu người nhà bệnh nhân cần có thái độ ứng xử hợp tác với nhân viên y tế.

Cuối văn bản có thông báo đã họp phê bình bác sỹ Sinh vì vi phạm qui tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế nhưng không có một từ nào nhận lỗi và xin lỗi người nhà bệnh nhân.

Người đăng tải bài viết nêu thêm, lãnh đạo Bệnh viện đã thiếu tinh thần tiếp thu, cầu thị, biết sai nhưng không biết xin lỗi, nhận cái sai của mình…hình thức xử lý bác sỹ Sinh chưa phù hợp".

{keywords}

BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Giám đốc BV đa khoa tỉnh Quảng Ninh Trịnh Văn Mạnh cho biết đã tiếp nhận sự việc và xử lý cá nhân bác sĩ Lê Bá Sinh (bị tố tát người nhà bệnh nhân), tuy nhiên sự việc không như chủ tài khoản trên nói.

Ông Mạnh thông tin, 23h ngày 26/9, BV tiếp nhận bệnh nhân Ng.T.T.M (52 tuổi, trú phường Hà Tu, TP Hạ Long) trong tình trạng co giật.

Sau đó, các bác sĩ đã sử dụng thiết bị hỗ trợ người bệnh gồm khí máu, điện tâm đồ, monitor... Khi cắm hàng loạt thiết bị hỗ trợ khiến điện tâm đồ nhiễu sóng nên bác sĩ tạm thời rút thiết bị này ra.

Một lát sau ông Thái xuất hiện, thắc mắc tại sao không cắm thiết bị monitor. Các bác sĩ trong kíp trực đã giải thích nhưng ông không nghe và liên tục dùng điện thoại quay quá trình bác sĩ làm việc. Vừa quay, ông Thái vừa nói nhiều câu rất khó nghe.

Do bức xúc nên bác sĩ Sinh đã Tát vào tay người nhà bệnh nhân để yêu cầu dừng việc quay video.

"Quan sát toàn bộ video từ camera của BV thì không có chuyện các bác sĩ đứng cách 5 mét mà luôn luôn có hai người túc trực để trợ giúp", ông Mạnh khẳng định.

Ngoài ra, với hành vi của bác sĩ Sinh, BV đã thành lập ban thanh tra nhân dân đưa ra hình thức kỷ luật đối với BS Sinh là hạ một bậc thưởng và phê bình bác sĩ trước toàn thể cán bộ bệnh viện.

Phạm Công

Cô gái ăn thịt vịt, xương đi lạc trong người 3 tháng

Cô gái ăn thịt vịt, xương đi lạc trong người 3 tháng

Trong lúc ăn thịt vịt, cô gái trẻ không may bị hóc xương nhưng không hề hay biết cho đến 3 tháng sau.

" alt="Thực hư chuyện bác sĩ tát người nhà bệnh nhân trong phòng cấp cứu" width="90" height="59"/>

Thực hư chuyện bác sĩ tát người nhà bệnh nhân trong phòng cấp cứu

{keywords}Tài khoản Twitter của Tổng thống Trump có nguy cơ bị khóa vĩnh viễn. (Ảnh: Getty Images)

Twitter khóa tài khoản Tổng thống Mỹ Donald Trump nửa ngày sau khi xóa 3 tweet chứa “vi phạm nghiêm trọng và lặp lại” chính sách công ty. Theo Twitter, ông Trump sẽ bị đình chỉ tài khoản vĩnh viễn nếu tái diễn và sẽ không được mở khóa cho tới khi xóa toàn bộ ba tweet vi phạm. Quyết định được Twitter đưa ra sau khi ông Trump đăng video mà Twitter cho là có “nguy cơ bạo lực”.

Trong khi đó, Facebook cho biết sẽ khóa tài khoản của ông Trump trên Facebook và Instagram trong 24 tiếng, đồng nghĩa với việc ông không thể đăng bài.

The Verge nhận định ông Trump liên tục thách thức chính sách của các mạng xã hội song thường nhận được đãi ngộ đặc biệt với tư cách Tổng thống Mỹ. Chẳng hạn, Twitter hạn chế bài viết chứa cụm từ “súng nổ khi cướp phá bắt đầu” mà không xóa theo chính sách kích động bạo lực do có quy định ngoại lệ đối với phát ngôn từ các lãnh đạo thế giới.

Sau khi ông Trump thua trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, Twitter xác nhận đãi ngộ với tài khoản của ông sẽ chấm dứt sau ngày 20/1, ngày Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.

Ngày 6/1 (giờ địa phương), dòng người ủng hộ Trump ùn ùn đổ về Washington, đột kích trụ sở Quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol, làm gián đoạn cuộc họp chứng nhận kết quả bầu cử. Theo New York Times, trong các năm qua, ông Trump xây dựng tầm ảnh hưởng bằng cách đăng tweet liên tục và tiếp cận hàng triệu người trên Facebook. Khi bầu cử kết thúc, ông lại dùng các nền tảng này để thách thức kết quả bầu cử và gọi đây là gian lận.

Trên Twitter, người dùng kêu gọi CEO Jack Dorsey đóng tài khoản của ông Trump. Trong khi đó, YouTube và Facebook cho biết sẽ không dung thứ cho những lời  kêu gọi bạo lực trên website của họ. YouTube đã xóa nhiều livestream cảnh người biểu tình tràn lên Đồi Capitol mang theo vũ trang. Đồng thời, nền tảng cũng tích cực quảng bá các nguồn tin chính thống trên trang chủ, kết quả tìm kiếm và gợi ý video.

CEO Facebook Mark Zuckerberg trong biên bản nội bộ gửi nhân viên bày tỏ sự buồn lòng vì hành vi bạo lực của đám đông. Ông nói Facebook quyết định tăng cường kiểm duyệt bình luận của ông Trump vì tình thế “khẩn cấp”. “Chuyển giao quyền lực hòa bình là vô cùng quan trọng đối với chức năng của nền dân chủ, chúng ta cần các lãnh đạo chính trị đứng lên làm ví dụ và đặt quốc gia lên hàng đầu”, Zuckerberg viết.

Trên một video đăng lên các trang mạng xã hội, Tổng thống Trump kêu gọi người ủng hộ về nhà: “Các bạn phải về nhà ngay. Chúng ta cần có hòa bình. Chúng ta cần luật pháp và trật tự”. Tuy nhiên, ông không quên nhắc lại các luận điệu sai lầm rằng kết quả bầu cử đã bị đánh cắp.

Sau đó, Twitter xóa ba tweet của ông Trump, bao gồm video và tweet khẳng định “chiến thắng long trời lở đất” trước khi khóa tài khoản. YouTube cũng xóa video, còn Facebook gỡ bài đăng gây hiểu nhầm về chiến thắng của ông Trump.

Giới phê bình chỉ trích động thái của Facebook, Twitter và Facebook là quá trễ do những lời kêu gọi bạo lực và lên kế hoạch biểu tình đã lan tràn trên các nền tảng này. Chẳng hạn, trên Facebook, người biểu tình công khai thảo luận về những gì định làm tại Washington trên trang Red-State Secession hàng tuần liền. Trang này còn yêu cầu gần 8.000 người theo dõi chia sẻ địa chỉ của “kẻ thù” sinh sống tại thủ đô, bao gồm địa chỉ nhà của các thẩm phán liên bang, thành viên Quốc hội, chính trị gia nổi bật.

Bình luận trên trang thường chứa hình ảnh súng ống, đạn dược cùng các emoji gợi ý thành viên của trang đang chuẩn bị hành vi bạo lực. Theo New York Times, một bài viết còn nói mọi người nên “chuẩn bị dùng vũ lực để bảo vệ nền văn minh”. Một số bình luận nói tới việc “chiếm đóng” thủ đô và hành động buộc Quốc hội lật ngược kết quả bầu cử.

Facebook cho biết đã xóa trang vào sáng 6/1 (giờ địa phương). Dù vậy, trước khi bị xóa, trang đã kịp hướng dẫn người theo dõi vào một số mạng xã hội khác như Gab và Parler.

Du Lam (Theo The Verge, New York Times)

Ông Trump ký lệnh cấm giao dịch với Alipay và 7 ứng dụng Trung Quốc

Ông Trump ký lệnh cấm giao dịch với Alipay và 7 ứng dụng Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/1 ký sắc lệnh hành pháp, cấm giao dịch với 8 phần mềm Trung Quốc, trong đó có Alipay của Ant Group.  

" alt="Twitter khóa tài khoản Tổng thống Trump 12 tiếng" width="90" height="59"/>

Twitter khóa tài khoản Tổng thống Trump 12 tiếng