Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Midtjylland vs Brondby, 23h00 ngày 30/3: Tiếng vọng từ quá khứ -
Chồng chị Hiền là bác sĩ Lê Nhật Huy (BV Hữu nghị Việt Đức) đang đi công tác ở Bệnh viện dã chiến số 13 ở Bình Chánh (Thủ Đức, TP.HCM). Chị Hiền cho biết mọi năm, vì chị là giáo viên nên anh Huy luôn thu xếp công việc để đưa 2 con đến trường vào ngày khai giảng. Năm nay anh Huy đi vắng, chị và hai con cùng xem lại một phóng sự trên truyền hình có anh Huy đang ở nơi làm việc. Những háo hức và âu lo của năm học mới sau lễ khai giảng"Như vậy, bố Huy vẫn cùng tham dự ngày khởi đầu năm học mới với ba mẹ con" - chị Hiền xúc động nói.
Hai con chị Hiền vẫn được cùng bố dự khai giảng Bé Nguyễn Phương Chi, học sinh lớp 7 Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội) thì cho biết dù chỉ được dự lễ khai giảng trên truyền hình, nhưng từ tối hôm qua Chi vẫn cảm thấy khá háo hức.
"Sáng nay, bố mẹ giục con dậy sớm hơn bình thường, cùng với các em mặc trang phục nghiêm chỉnh để chuẩn bị khai giảng" - Phương Chi kể.
Phương Chi cũng nói rằng cả mấy chị em đều rất mong được đến trường.
"Mấy tháng nay phải ở nhà, chúng con chán lắm rồi. Từ năm ngoái đến năm nay học online mấy đợt rồi nên con cũng đã quen với cách học này nhưng vẫn thích đến trường hơn. Con mong dịch Covid-19 mau bị đẩy lùi để được sớm gặp lại bạn bè, thầy cô".
Chị Trịnh Thị Thu, một phụ huynh ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, cho hay đã rơi nước mắt vì xúc động khi nhìn hình ảnh các con bắt đầu năm học mới qua màn hình.
Chị Thu kể cả đêm qua chị không ngủ được vì hồi hộp và lo lắng, năm nay 2 con của chị đều vào những lớp đầu cấp, đặc biệt bạn nhỏ mới bắt đầu vào học lớp 1.
“Con trai vào lớp 1, việc học online tới đây chắc cũng sẽ gặp khó khăn nhất định bởi con có vấn đề về mắt (tật khúc xạ). Tuy vậy, gia đình chúng tôi thống nhất với nhau sẽ luôn đồng hành cùng nhà trường và các con để đạt được hiệu quả cao nhất”.
Năm nay vào lớp 6, nhưng cô bé này mới chỉ được gặp bạn mới, thầy cô mới ở lớp học trực tuyến "Việc cô trò chưa được làm quen nhau thì việc học trực tuyến là điều rất khó khăn.Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không còn cách nào khác, gia đình sẽ kiên trì đồng hành cùng các con.
Tôi muốn chúc các học sinh trên cả nước như những đứa con của mình một năm học đạt được nhiều thành tựu, hạnh phúc, vui vẻ và bình an”, chị Thu chia sẻ.
Trong khi đó, dù cũng bày tỏ sự tiếc nuối nhưng chị Nguyễn Thị Minh Trang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cũng cho rằng lễ khai giảng online được chính quyền và nhà trường tổ chức phần nào cũng đem đến cho con những nhận thức, cảm xúc háo hức của một ngày tựu trường đầu tiên.
“Đây cũng là lần đầu tiên tôi trải qua một lễ khai giảng trực tuyến, có lẽ là một trải nghiệm mà chúng tôi sẽ nhớ mãi”, vị phụ huynh có con năm nay vào lớp 1 chia sẻ.
Con trai chị Nguyễn Thị Minh Trang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) năm nay vào lớp 1, tham dự lễ khai giảng đầu tiên trong đời học sinh của mình. “Đường truyền mạng có ổn định không? Sĩ số lớp khá đông tới 56 học sinh trong 1 phòng học zoom liệu cô giáo có thể theo dõi được hết tới từng cháu hay không?”… - đây là những băn khoăn của chị Nguyễn Thị Ánh Phượng (quận Hà Đông, Hà Nội).
Chị Phượng cho biết đã có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý cũng như một số kiến thức cơ bản cho con nên dù có chút lo lắng nhưng cả nhà vẫn rất háo hức chào đón năm học mới này, năm học đầu đời của con ở tuổi học sinh.
“Tôi mong là con sẽ có một năm học thành công và tràn đầy niềm vui. Nhưng trước mắt, mong dịch bệnh sớm qua để các con sớm được đến trường với thầy cô và các bạn”.
Ở nơi dịch Covid-19 đang nóng bỏng nhất cả nước, chị Bích Thanh (Thủ Đức, TP.HCM) xúc động cho biết trong ngày này chị cảm thấy rất thương con và bạn bè.
“Năm học trước đã kết thúc một cách bất ngờ vì dịch bùng phát rồi một mùa hè, lẽ ra các con được vui chơi thì hàng ngày chỉ đối mặt với những bức tường bất động và chỉ biết nhìn ngắm bầu trời qua khung cửa sổ nhỏ hẹp vì “ai ở đâu ở yên đó”.
Tôi dặn lòng và luôn động viên con, cần tạo cho mình một thái độ, một suy nghĩ tích cực, để ngày mai khi cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, con sẽ có một trải nghiệm đáng nhớ. Từ đó hiểu sự cố gắng trước những khó khăn của những ngày đã qua sẽ là động lực, là nền tảng để con bước tiếp.
Tôi cũng mong thầy cô và các con tạo cho mình những vắc xin tích cực để khởi động một năm học thách thức”.
Nỗi lòng thầy cô
Giảng dạy tại ngôi trường nằm ở vùng biên giới, với cô giáo trẻ Nàng Xô Vi (giáo viên Phân hiệu Trường PTDTNT tỉnh Kon Tum tại huyện Ia H’Drai), năm học mới này sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức.
“Khó khăn lớn nhất vẫn là chuyện thiếu sách vở. Trong năm học mới, mặc dù nhà trường đã cố gắng cung cấp sách giáo khoa cho học sinh, nhưng hiện số lượng vẫn còn đang rất thiếu. Do đó, mong muốn của cô trò lúc này là có đủ sách giáo khoa, chứ chưa mong đến chuyện có tivi, máy tính”, cô giáo sinh năm 1996 nói.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hiện ngành giáo dục của tỉnh Kon Tum đã lên phương án cho việc dạy và học trong năm học mới, trong đó có tính đến phương án học trực tuyến. Tuy nhiên, theo cô Vi, để triển khai việc học trực tuyến tại Ia H’Drai cũng không dễ dàng khi có quá nửa học sinh thiếu trang thiết bị phục vụ cho học tập như điện thoại, máy tính.
“Thậm chí, ngay trước thềm khai giảng, nhiều phụ huynh đã tới hỏi giáo viên năm học này sẽ học trực tuyến hay trực tiếp. Vì dịch bệnh, nhiều phụ huynh không thể đi làm thuê; do đó, nếu học trực tuyến sẽ tiết kiệm được tiền mua quần áo mới cho con”.
Các thầy cô giáo của TP.HCM trong lễ khai giảng đầy cảm xúc Tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu), mặc dù chưa bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, nhưng lễ khai giảng năm nay vẫn được diễn ra ngắn gọn. Mọi hoạt động trong buổi lễ được rút ngắn lại, không có các tiết mục văn nghệ và hoạt động vui chơi.
Dù không rực rỡ cờ hoa, nhưng thầy cô và học trò vẫn cảm thấy hào hứng và ấm áp.
Vừa đưa 5 học sinh đi phẫu thuật từ Hà Nội trở về, vì thế, cô giáo Bùi Minh Khuyên (giáo viên lớp 3 của trường) không thể tham dự lễ khai giảng năm nay. Là giáo viên chủ nhiệm, điều cô Khuyên hụt hẫng nhất là không thể đến trường cùng đón chào và làm quen với học sinh.
“Mấy ngày trước, nhà trường đã thông báo đến từng trưởng bản để huy động học sinh tới lớp. Hàng năm, mình cũng thường cùng các đồng nghiệp đến từng bản làng để đón học sinh quay lại trường. Năm nay vì phải cách ly 14 ngày tại nhà, chỉ được dõi theo đồng nghiệp đón học sinh tới trường, trong mình cảm thấy hơi buồn vì như bỏ lỡ một điều gì đó”.
Vì thế, cô giáo trẻ đã nhờ đồng nghiệp quay lại những thước phim của buổi lễ, cũng háo hức dõi theo từng giây từ khi khai mạc cho đến lúc buổi lễ kết thúc.
“Mong muốn của mình trong năm học mới, cũng như nhiều giáo viên vùng cao khác, là học trò có thể đến lớp đầy đủ. Cuối tuần, thầy cô sẽ không còn phải đến vận động từng em; các em cũng tự giác đến lớp chứ không còn cảnh giáo viên phải đi rượt đuổi học trò trong rừng”, cô Khuyên chia sẻ.
Cô Trần Thị Tuyến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) so sánh thiên nhiên cũng như con người, thời khắc này đã thể hiện rất rõ rằng sẽ có gian khó. Nhưng càng những lúc như thế này, thầy cô cần sáng tạo và thay đổi để bắt nhịp với những đổi thay đó và để làm điểm tựa tinh thần cho các học trò.
Đồng thời, theo cô Tuyến, mô hình gia đình học tập sẽ là mô hình rõ ràng nhất cũng là cách để thích ứng và gắn kết mọi người, cùng nhau thấu hiểu và chia sẻ để vượt qua khó khăn.
“Thầy và trò không được gặp trực tiếp, hẳn ai cũng buồn và thiệt thòi. Nhưng lạc quan, nghĩ rộng hơn thì mọi người vẫn được gặp nhau qua phần mềm trực tuyến. Quan trọng là mọi người cùng nhau thay đổi cách tương tác trong trong bối cảnh bất khả kháng như bây giờ” - cô Tuyến nói.
Nhóm PV
Lễ khai giảng 'chưa từng có', học sinh cả nước bắt đầu một năm học đặc biệt
Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh cả nước dự lễ khai giảng năm học mới mà chỉ được nghe tiếng trống khai trường qua sóng truyền hình hay máy tính. Gần chục ngàn học sinh đón khai giảng tại địa phương khác.
"> -
Ưu đãi lãi suất cho vay, LPBank tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối nămƯu tiên các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời
Bước vào quý IV, các doanh nghiệp đều tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, sau ảnh hưởng của thiên tai, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn.
Chị Kim Ngân - chủ một doanh nghiệp vật liệu xây dựng tại Hải Phòng vẫn chưa hết lo lắng khi gần một tháng trôi qua kể từ ngày bão số 3 đổ bộ, văn phòng, nhà kho, máy móc, hàng hóa của công ty chị đều bị hư hỏng, thiệt hại ước tính lên đến gần 500 triệu đồng. Gánh nặng càng đè lên vai doanh nghiệp khi những tháng cuối năm đang cận kề, trong khi chi phí sửa chữa, vốn lưu động đều eo hẹp, khiến việc khôi phục sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia, mức độ phục hồi của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự chung tay của cộng đồng và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đặc biệt, Công điện số 103/CĐ-TTg về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm 2024 và những năm tiếp theo vừa được ký.
Trong đó, Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các ngành mang tính động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
LPBank cùng doanh nghiệp bứt tốc cuối năm
Luôn bám sát chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tiếp tục triển khai chương trình "Tiếp sức vốn vay - Lãi suất trao tay", kéo dài từ nay đến hết 31/12. Đây là một trong những gói tín dụng hấp dẫn, tổng hạn mức đến 3.000 tỷ đồng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đầu tư.
Từ nay đến hết 31/12, LPBank triển khai chương trình "Tiếp sức vốn vay - Lãi suất trao tay" với tổng hạn mức đến 3.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay ưu đãi từ 5,0%/năm.
Một trong những điểm nổi bật của chương trình là mức lãi suất cho vay ưu đãi. Theo đó, với doanh nghiệp vay vốn bằng VND, lãi suất cho vay ưu đãi từ 6,0%/năm, đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay USD, lãi suất cho vay ưu đãi từ 5,0%/năm. Thời gian được hưởng ưu đãi của chương tình kéo dài lên đến 6 tháng.
Bên cạnh đó, để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời và hiệu quả, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn, LPBank đã tối giản hóa các quy trình và thủ tục để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thông tin chi tiết về chương trình độc giả tham khảo tại đây.
Trong nhiều năm qua, LPBank luôn thể hiện rõ vai trò là đối tác đồng hành tin cậy, uy tín để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi mở rộng sản xuất kinh doanh.Riêng trong năm 2024, LPBank cũng liên tục triển khai các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất cố định đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh ngắn hạn, khách hàng xuất nhập khẩu với quy mô 9.000 tỷ đồng... với mức lãi suất cho vay ưu đãi từ 6,5%/năm. Kết quả, hiện đã có gần 900 khách hàng của LPBank được hưởng lợi từ các chương trình này.
Các chương trình ưu đãi của LPBank đã hỗ trợ thiết thực rất nhiều cho nhóm khách hàng doanh nghiệp, lan tỏa mạnh mẽ trên toàn quốc, góp phần khôi phục sản xuất kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Với lợi thế là một trong những ngân hàng có mạng lưới rộng lớn tại 63 tỉnh thành trên cả nước, LPBank nỗ lực mang tới nhiều giải pháp tài chính cho cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, với sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ khi liên tục cải tiến quy trình để tối giản hồ sơ, thủ tục vay vốn, LPBank sẵn sàng tiếp nhận, giải quyết mọi thắc mắc, giúp doanh nghiệp tự tin phát triển.
Để tiếp cận nguồn vốn hiệu quả, an toàn và linh hoạt ở bất kỳ đâu, doanh nghiệp có thể liên hệ chi nhánh/phòng giao dịch của LPBank trên toàn quốc để được hỗ trợ, hoặc liên hệ qua hotline *8668 và tổng đài CSKH 24/7 1800577758/02462668668.
"> -
Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2021 Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp khai giảng năm học mới 2021 – 2022NIỀM TIN VÀ HY VỌNG CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC
ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC NHÂN DỊP KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2021-2022
Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên yêu quý!
Trong bức thư cuối cùng nhân dịp bắt đầu năm học mới vào tháng 10 năm 1968, Bác Hồ đã căn dặn ngành Giáo dục cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.
Đã 53 năm, ngành Giáo dục của chúng ta giờ đây đang đối diện với những thử thách rất lớn do đại dịch COVID-19 diễn ra khắp toàn cầu. Nhưng hơn lúc nào hết, tôi tin tưởng ngành Giáo dục, đặc biệt là đội ngũ các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy truyền thống thi đua, vượt lên khó khăn, học tập và rèn luyện thật tốt như lời Bác dạy năm xưa.
Với tinh thần, niềm tin đó, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn cùng với những kết quả của ngành Giáo dục đã đạt được thời gian qua. Nhân đây, tôi bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đến ngành Giáo dục, các gia đình giáo viên, học sinh, sinh viên ở những địa phương dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là với những gia đình gặp phải xáo trộn cuộc sống quá lớn do dịch bệnh và cả những mất mát về sức khỏe, người thân.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc Tôi hiểu, với người làm thầy, làm cô và với các em học sinh, sinh viên, việc không thể đến lớp vào mùa tựu trường là cả một sự trống trải đi liền với nỗi buồn sâu sắc. Chúng ta tự hào vì có những bác sỹ đồng thời cũng là giáo viên, những em sinh viên, nhất là sinh viên ngành Y, đang ngày đêm miệt mài ở tuyến đầu chống dịch.
Nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022, tôi thân ái gửi tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên cả nước lời thăm hỏi ân cần, lời chúc tốt đẹp nhất.
Các đồng chí, các thầy cô giáo và các em học sinh, sinh viên thân mến,
Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, nhiều học sinh, sinh viên đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn do phong tỏa, giãn cách. Việc học trực tuyến còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những gia đình thiếu các điều kiện, phương tiện để học trực tuyến. Tất cả chúng ta đều rất lo lắng và đồng cảm khi chứng kiến cảnh những F0, F1 là các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học, thậm chí là bậc mẫu giáo, những thiếu niên, nhi đồng phải rời gia đình, làng xóm để đi điều trị hoặc cách ly tập trung; do vậy đã bị ngắt quãng việc học.
Chủ tịch nước đề nghị ngành Giáo dục, cùng các ngành, các cấp cần lưu ý, có những hành động tương xứng với tình hình dịch bệnh và có những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ một số học sinh, sinh viên bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa. Hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành Giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta.
Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu quyết tâm mài dùi kinh sử, chinh phục tri thức để làm rạng danh tiên tổ, để phụng sự đất nước của dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm văn hiến.
Vì vậy, với các em học sinh, sinh viên, trong bối cảnh nhiều thử thách này, Chủ tịch nước muốn nhắc lại niềm tin yêu, hy vọng của Bác Hồ kính yêu đối với học sinh, sinh viên cả nước, ngay từ buổi đầu lập quốc vào năm 1945:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
Quyết tâm cho năm học 2021-2022 và xa hơn của tất cả chúng ta, không riêng gì ngành Giáo dục, là không để một trẻ em nào, đặc biệt là các em ở vùng dịch, vùng sâu, vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn, bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không để nền giáo dục Việt Nam, vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và Nhân dân.
Bước vào năm học mới 2021-2022, tôi mong muốn ngành Giáo dục tiếp tục "tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài"như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, vừa hoàn thành chương trình giáo dục được thiết kế phù hợp với môi trường số hoá và thích ứng với mọi diễn biến dịch bệnh. Toàn xã hội, ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh luôn chăm lo, nhắc nhở các em học sinh, sinh viên; đồng thời mỗi người phải là tấm gương cho con trẻ noi theo trong công tác phòng, chống dịch; các ngành, các cấp cùng 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cần đảm bảo thực hiện an toản, đầy đủ và hiệu quả việc tiêm chủng vắc-xin và 5K.
Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên cùng với gia đình, người thân an toàn trước đại dịch, không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới.
Thân ái!
Nguyễn Xuân Phúc
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
">