- Là con gái của NGND. Thái Thị Liên - người được mệnh danh là “cây đại thụ của ngành Piano cổ điển Việt Nam”, hẳn là từ nhỏ bà đã được sống trong âm nhạc?
Hơn hai tuổi, tôi theo bố mẹ lên sống ở Chiến khu Việt Bắc. Đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ, thiếu thốn nên đến năm 8 tuổi tôi mới lần đầu tiên được thấy cây đàn piano và chính thức theo học đàn tại Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt nam).
Khi đó, mẹ tôi là giáo viên dạy đàn đầu tiên của tôi. Bà là người được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản ở Tiệp Khắc về piano cổ điển. Chính niềm say mê với âm nhạc, sự tận tâm với việc dạy học của bà đã trở thành hình mẫu để tôi noi theo.
- Vậy là một cách rất tự nhiên, bà đã tiếp nối đam mê của mẹ mình?
Đúng vậy, hồi đó, tôi luôn mong ước và tâm niệm sẽ trở thành nhà giáo dạy piano như mẹ tôi.
Năm 1969, tôi được tuyển chọn đi đào tạo ngành âm nhạc tại Kiev - Liên Xô cũ. Sau khi tốt nghiệp, tôi về nước làm việc. Đến năm 1984, tôi trở lại Liên Xô tiếp tục học cao học, làm nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ tại Nhạc viện Tchaikovsky, Moskva. Tôi may mắn là một trong số những người ở thế hệ đầu được đào tạo bài bản về piano cổ điển tại nước ngoài nên khi về nước, được trường giao nhiệm vụ giảng dạy piano, rồi sau này lên làm quản lý, tôi thấy đó là trách nhiệm và vinh dự của mình.
![]() |
GS Trần Thu Hà cùng học trò Lưu Hồng Quang - một trong số những nghệ sĩ piano xuất sắc của Việt Nam đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá |
- Khi đã là giám đốc Nhạc viện, lại có thời gian làm Đại biểu Quốc hội, vì sao bà vẫn luôn dành quỹ thời gian eo hẹp cho công việc giảng dạy?
Xuất phát điểm là một nhà giáo, tôi luôn xác định rõ, quản lý chỉ là công việc trong một giai đoạn nhất thời còn dạy học, ươm mầm tài năng âm nhạc mới là đam mê mà suốt cả cuộc đời tôi theo đuổi. Vì thế, dù bận đến đâu, tôi cũng chưa một ngày từ bỏ công việc giảng dạy, trau dồi chuyên môn.
Không ngừng cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc
- Thời gian và sức lực là có hạn, bà có bí quyết gì và lấy đâu ra năng lượng để có thể cùng lúc làm được nhiều việc đến vậy?
Trước đây, giờ hành chính tôi làm công tác quản lý còn dạy chuyên môn sẽ vào đầu giờ sáng từ 7h đến 8h30, sau 5h chiều hoặc những ngày cuối tuần. Buổi tối, tôi dành thời gian tham gia quản lý các chương trình biểu diễn của trường hay nghiên cứu khoa học. Nếu có chương trình tôi tham gia biểu diễn thì sẽ tập đàn sau 12h đêm hoặc buổi trưa.
Lịch thường xuyên kín đặc nhưng lao động trong ngành nghệ thuật ngoài sự vất vả còn có đam mê, niềm yêu thích nên mọi việc cứ thế cuốn mình đi không biết mệt mỏi.
![]() |
GS. Trần Thu Hà biểu diễn cùng GS Ngô Văn Thành và GS Markus Stocker |
- Thưa bà, bà thường làm thế nào để có thể hỗ trợ tối đa cho học trò của mình?
Có một thầy giáo người Nga đã chia sẻ với tôi: “Không phải cứ chơi đàn hay là dạy đàn giỏi mà cần phải có quá trình.” Giống như người thầy thuốc làm sao xác định được thể trạng, sức khỏe của bệnh nhân để kê đơn bốc thuốc, lên phác đồ điều trị chuẩn xác.
Nghề dạy nhạc cũng vậy, tôi thường đánh giá những ưu điểm và hạn chế của học trò để từ đó lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất cho các em. Đó cũng là cái nhạy cảm, kinh nghiệm của người thầy được tôi rèn qua năm tháng.
![]() |
GS. Trần Thu Hà bên học trò và đồng nghiệp |
- Vậy nhìn lại chặng đường đã qua, điều gì khiến bà cảm thấy hài lòng và còn việc gì khiến bà vẫn mong ước thực hiện?
Là lứa học sinh thời kỳ đầu của Trường Âm nhạc Việt Nam, thời đó ai cũng mơ ước có một ngôi trường khang trang, hiện đại. Cho đến giờ nhìn lại, tôi cũng thấy hạnh phúc khi bản thân đã góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng trường và được làm công việc mà tôi đam mê cả đời là dạy học.
Thời gian tới ngoài việc tiếp tục giảng dạy, tôi còn mong muốn hiệu đính tuyển tập những bản nhạc viết cho piano có giá trị của một số nhạc sỹ Việt Nam. Trước đây do chép tay nên nhiều nốt không còn chính xác như nguyên bản. Tôi may mắn được nhiều nhạc sỹ trao cho bản gốc nhờ chơi nên tới đây sẽ tập trung thực hiện ra mắt tuyển tập này.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!
Thái Trinh(thực hiện)
" alt=""/>GS Trần Thu Hà: suốt cuộc đời chỉ muốn làm một nhà giáo dạy pianoVới mẫu cầu thủ đặc biệt như Công Phượng, không phải lúc nào bóng đá cũng sản sinh và đào tạo thành công. "Công Phượng có khả năng gây đột biến đặc biệt trên sân", HLV Guillaume Graechen nói, "Công Phượng có khả năng solo từ ngoài vòng cấm để ghi bàn. Mẫu cầu thủ như vậy bóng đá 10 năm mới sản sinh ra một".
![]() |
Công Phượng là mẫu cầu thủ được HLV Guillaume nhấn mạnh, chỉ 10 năm mới sản sinh 1 cầu thủ |
Dẫu vậy, theo cựu HLV trưởng U19 Việt Nam, lứa đàn em Công Phượng tại U17 Học viện Nutifood lại có khả năng đột biến theo hình thức khác. "Tôi có nhiều học trò có thể gây đột biến, như Khánh Duy, Trung Hiếu... và đặc biệt là Hoàng Minh với những tình huống sút phạt. Có điều khả năng gây đột biến của các cầu thủ trẻ không phải lúc nào cũng thể hiện được, cần thêm thời gian mài giũa", HLV HLV Guillaume Graechen nói.
Trong cú trình làng của U17 Học viện Nutifood, danh hiệu Á quân đã vượt quá mục tiêu của đám trẻ do ông bầu Trần Thanh Hải chăm bón, đầu tư. "Mục tiêu ban đầu của U17 NutiFood là lọt vào vòng chung kết và lọt vào đến bán kết. Thậm chí, cả đội đã xuất sắc góp mặt ở trận chung kết. Thành tích vừa rồi (Á quân) có chút buồn nhưng tôi tự hào vì các học trò. Các em được đào tạo chất lượng, phát triển tốt để có thể đạt được những thành tích cao hơn nữa trong tương lai", HLV Guillaume Graechen tự hào.
![]() |
Chỉ giành Á quân U17 quốc gia, nhưng đám trẻ đang được rèn giũa dưới tay thầy Giôm vẫn cho thấy tiềm năng cực kỳ nổi trội |
Thừa nhận khi tái đấu U17 SLNA ở trận chung kết, U17 NutiFood có phần bị ngợp, căng cứng, thiếu tự tin bởi bầu không khí náo nhiệt do lượng CĐV xứ Nghệ tạo ra, thầy Giôm cho rằng vấn đề này có thể khoả lấp khi học trò có thêm nhiều kinh nghiệm trận mạc. Ông thầy người Pháp nói: "Thật sự cần có một sự chuẩn bị tâm lý thi đấu trước cho các em. Nếu được, tôi đề xuất mời một chuyên gia tâm lý để chuẩn bị điều đó cho các em.
Trong bóng đá, tâm lý của mỗi cá nhân là khác nhau, có nhiều em lần đầu tiên tham gia vòng chung kết cũng như trận chung kết, khiến các em căng thẳng. Việc này các em phải từ từ học hỏi và hoàn thiện dần".
Sau khi giành Á quân U17 quốc gia, thầy trò HLV Guillaume Graechen có 1 tháng chuẩn bị cho Cup U17 quốc gia. Tuy nhiên, với thực lực của "gà nhà", ông thầy người Pháp tự tin chất lượng của học trò đủ sức cạnh tranh ngang ngửa. Bởi như thất bại trước U17 SLNA ở chung kết, vấn đề nuối tiếc nhất của các học trò là không thể hiện đúng đẳng cấp.
![]() |
Mong muốn của HLV Guillaume là học trò được rèn giũa trận mạc nhiều hơn để tăng bản lĩnh, kinh nghiệm |
"Với những đối thủ mà chúng tôi đã chạm trán, tôi đánh giá U17 Nutifood tốt hơn U17 PVF. Các đội trẻ Viettel, CLB Hà Nội có thể đang làm rất tốt nhưng tôi không có nhiều thông tin bởi ít có cơ hội gặp gỡ. Nếu có điều kiện, tôi mong các đội bóng trẻ của mình được cọ xát nhiều hơn".
Sự vượt trội của đàn em Công Phượng |
Tương tự lứa đàn anh Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh..., lứa cầu thủ hiện tại được rèn giũa bởi HLV Guillaume cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt lối đá fair-play, tuyệt đối nói không với tiểu xảo trong bóng đá. Gần chục năm rèn giũa, lứa U17 NutiFood còn được trau dồi văn hóa kỹ lưỡng, trang bị song ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài điểm chung trên, do được chống lưng bởi một công ty dinh dưỡng nên ngay ở khâu tuyển chọn đầu vào, Học viện bóng đá NutiFood đã tuyển một số học viên thiếu chiều cao, thể lực nhưng kỹ thuật tốt, sau đó chăm sóc, dùng các biện pháp tăng cường dinh dưỡng để phát triển thể trạng. Hiện một số các học viên khóa I phát triển rất tốt, cao hơn 1m70. |
Hoàng Khúc
" alt=""/>Cựu HLV U19 Việt Nam nói Công Phượng là cầu thủ 10 năm có mộtTrên lý thuyết, hợp đồng mượn Công Phượng của CLB TPHCM với HAGL còn khoảng 1 tháng nữa mới kết thúc. Nhưng việc dính chấn thương có thể phải nghỉ đến hết mùa nên xem như cũng đến ngày về.
Có thể thấy, Công Phượng thật không dễ muốn lại phố Núi khi vướng chuyện gia đình, công việc làm ăn... thậm chí môi trường sống tại TPHCM hợp hơn rất nhiều so với Pleiku.
![]() |
Công Phượng đang thực sự hạnh phúc ở CLB TPHCM |
Nhưng quan trọng nhất, chuyện chân sút xứ Nghệ không mặn mà trở lại HAGL vẫn nằm ở chuyên môn. Ai cũng thấy Công Phượng đã tốt, hoàn thiện hơn sau vài tháng gia nhập CLB TPHCM thông qua số bàn thắng, đường chuyền trong 11 trận tại V-League.
Chưa kể, ở CLB TPHCM chân sút mà bầu Đức yêu thích nhất cũng nhận lương rất cao (được đồn cả trăm triệu đồng/tháng) nên Công Phượng khó trở về với bầu Đức một cách vui vẻ nhất, dù tình cảm thì vẫn còn.
Bầu Đức chốt nhanh cho được giá
Với tài năng, thương hiệu, mức lương cao ngất ngưởng và bản hợp đồng đào tạo còn lại cùng HAGL vào lúc này Công Phượng đang được định giá hơn 100 tỷ đồng nếu như muốn có sự phục vụ của chân sút người xứ Nghệ.
Nhưng đó là trường hợp tính việc đền bù 3 năm hợp đồng đào tạo còn lại với bầu Đức, HAGL. Còn khi tiền đạo này bước sang tuổi 28, e rằng sẽ khác đi rất nhiều.
![]() |
xem ra bầu Đức nên bán sớm cho được giá thôi |
Nói như thế không có nghĩa bầu Đức thiếu tiền để cần phải bán Công Phượng, trái lại ông chủ đội bóng phố Núi cần tiền đạo người xứ Nghệ hơn bao giờ hết không chỉ lúc này mà còn tính cả đường tương lai.
Bầu Đức không muốn bán Công Phượng, bởi đơn thuần ông chủ đội bóng phố Núi muốn chân sút này sẽ trở thành một biểu tượng ở sân Pleiku, cũng như sẽ là một doanh nhân tiếp nối mình sau khi giải nghệ.
Tuy nhiên, bầu Đức có lẽ cần phải cho Công Phượng một con đường mới, tương lai hơn thay vì về khoác áo đội bóng “đá cho vui” của mình. Tài năng của chân sút tuyển Việt Nam khó mà bay cao, nếu tiếp tục thi đấu cho HAGL trong bối cảnh bầu Đức vẫn chưa “máu” bóng đá trở lại.
Đây không phải là nỗi lo thiếu cơ sở, cứ nhìn vào sự vất vả rồi dậm chân tại chỗ về chuyên môn của Xuân Trường hay Tuấn Anh trong thời gian vừa qua là đủ thấy khi chơi bóng một cách quá thiếu động lực cùng HAGL tại V-League.
Vậy nên, bầu Đức giải phóng Công Phượng sớm sẽ là cơ sở cho tiền đạo mà mình yêu quý nhất bay cao trong sự nghiệp, qua đó góp thêm sức mạnh cho tuyển Việt Nam hướng đến sân chơi World Cup, một mục tiêu mà cả cuộc đời làm bóng đá ông chủ HAGL theo đuổi.
Còn về chuyện biểu tượng, thực tế HAGL chẳng thiếu người làm điều đó như Xuân Trường, Tuấn Anh... chẳng hạn thế thì còn lấn cấn gì mà không cho CLB TPHCM hay đội bóng nào đó cần Công Phượng một cơ hội, bầu Đức!
Xuân Mơ
" alt=""/>Bầu Đức bán Công Phượng cho CLB TPHCM, không chỉ được mỗi tiền