Nhận định, soi kèo Khenchela vs JS Saoura, 21h30 ngày 18/2: Cửa dưới thất thế
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Leeds United vs Sunderland, 3h00 ngày 18/2: Đòi lại ngôi đầu
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Ảnh: FB nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. "Tôi có may mắn là chuyển về Báo Văn nghệ cùng ngày và được làm việc với ông nhiều năm. Ông sống giản dị, trung thực. Người ta không tìm được những lời hoa mỹ, sáo mòn của ông trong cuộc sống hàng ngày. Đúng sai, hay dở luôn rành mạch trong con người ông. Nhiều lúc, ông như một tảng đá lớn mà khó ai có thể lay chuyển.
Ông là một nhà văn tài năng và nhân cách mà tôi luôn kính trọng. Giờ ông đã rời khỏi mảnh đất 'lắm người nhiều ma' mà ông từng đau đớn, nổi giận và cảnh báo về một tương lai buồn của nó. Xin cúi đầu đưa tiễn ông về miền mây trắng, cảm ơn ông về những gì đã sống và đã viết cho cuộc đời này", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Năm 15 tuổi, ông đã có truyện ngắn đăng trên tạp chí Văn học.
Là người lính kỹ thuật của binh chủng Phòng không - Không quân, đời sống quân ngũ giúp ông đi nhiều, làm báo, viết văn với bút danh Thao Trường.
Năm 1986, Nguyễn Khắc Trường được trao giải Nhất cuộc thi bút ký của tuần báo Văn nghệ và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức. Sau này, Tạp chí Văn nghệ quân đội giới thiệu ông đi học Trường Viết văn Nguyễn Du (khoá I).
Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều mađược nhà văn Nguyễn Khắc Trường hoàn thành khi 44 tuổi. Tác phẩm nói về cuộc “đấu tranh” không khoan nhượng giữa hai dòng họ Trịnh và Vũ với cuộc tranh chấp quyền lực và ruộng đất ở nông thôn.
Tác phẩm ra mắt đã được nhiều nhà phê bình, nghiên cứu cũng như bạn đọc quan tâm, được dịch ra nhiều thứ tiếng, là đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ. Năm 2011, tác phẩm được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình dài tập nổi tiếng Đất và Người(biên kịch - nhà văn Khuất Quang Thụy, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong).
Đạo diễn 'Đất và Người', 'Ma Làng' - Nguyễn Hữu Phần qua đờiChị Nguyễn Diệu Trang - con gái đạo diễn Nguyễn Hữu Phần xác nhận với VietNamNet thông tin ông qua đời lúc 12h10 ngày 22/5 tại một bệnh viện ở Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi." alt="Nhà văn Nguyễn Khắc Trường của 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' qua đời" />Lãnh đạo Thị xã Quảng Yên cùng các sở, ngành liên quan tham quan mô hình chuyển đổi số ở khu 2, phường Yên Giang. Tháng 10/2022, phường Yên Giang và xã Cẩm La là 2 đơn vị hành chính cấp xã được Thị xã (TX) Quảng Yên chọn triển khai thí điểm mô hình "Xã, phường chuyển đổi số". Thực hiện mô hình, nhiều cách làm hay, sáng tạo của 2 địa phương này đã đem lại những đổi thay tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn. 2 địa phương đã thành lập, kiện toàn Tổ công nghệ số cộng đồng và Đội xung kích hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số tại trụ sở UBND xã, phường và các khu dân cư. Các tổ, đội đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký định danh điện tử, cài đặt ứng dụng VNeID, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu.
Bà Lê Thị Hiền (phường Yên Giang) cho biết: Được Đội xung kích hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số của phường đến tận nhà hướng dẫn, sau chưa đầy 30 phút thao tác trên điện thoại, tôi đã hoàn thành các thủ tục xin cấp hộ chiếu. Trước đây để người dân phải đến cơ quan xuất, nhập cảnh của tỉnh để hoàn thành tờ khai, chụp ảnh; nay chỉ cần có điện thoại thông minh và CCCD gắn chíp tôi đã nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, sau đó nhận hộ chiếu tại nhà qua đường bưu chính. Tôi cảm thấy rất tiện lợi và thực sự hài lòng.
Hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối 5 khu phố tại phường Yên Giang. Hoạt động hiệu quả của Tổ công nghệ số cộng đồng và Đội xung kích hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số đã giúp các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số tại 2 địa phương đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay 100% TTHC ở 2 địa phương này được cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tích hợp lên Cổng dịch vụ công của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của 2 địa phương có các bảng quét mã QR để tổ chức, công dân tra cứu thông tin, nộp phí, lệ phí…
Bà Lê Thị Ngọc Linh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Yên Giang, chia sẻ: Triển khai mô hình chuyển đổi số, phường phân công, giao nhiệm vụ cho từng CBCC, lực lượng công an, Đội xung kích, Tổ công nghệ số cộng đồng, trưởng khu phố; tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai hiệu quả kế hoạch.
Đến nay 100% lãnh đạo, CBCC của phường thực hiện ký số văn bản điện tử và ký số đầy đủ các bước giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% sử dụng biên lai điện tử, thay thế toàn bộ biên lai giấy; 100% các cơ quan, đơn vị được cấp địa chỉ số thực hiện gắn biển địa chỉ số. Phường là đơn vị hành chính cấp xã đầu tiên trong tỉnh lắp đặt hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 5 khu phố trên địa bàn. Nhờ có hệ thống này, quy mô cuộc họp được mở rộng, đảm bảo thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.
ĐVTN TX Quảng Yên triển khai công trình quét mã QR giới thiệu các điểm di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Trong nội dung kinh tế số và xã hội số, Yên Giang và Cẩm La đều xây dựng được các điểm nạp, rút tiền kết hợp thanh toán dịch vụ trực tuyến không dùng tiền mặt; tạo lập điểm đến và quảng bá hình ảnh các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên Google Maps; lập các fanpage mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Phường Yên Giang đã định vị điểm đến cho 46/46 cơ sở kinh doanh; xã Cẩm La định vị điểm đến cho 20/58 cơ sở kinh doanh, đạt hơn 30%.
Riêng tại Yên Giang, 100% trường học thanh toán phí, học phí không dùng tiền mặt; 650 hộ gia đình cài đặt ứng dụng TV360; 100% nhà văn hóa thôn, khu phố, chợ, trường học, điểm vui chơi lắp đặt wifi miễn phí; di tích đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Yên Giang được tạo mã QR để check thông tin…
Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự đồng lòng của nhân dân, mô hình “Xã, phường chuyển đổi số” đang được TX Quảng Yên nhân rộng. Thị xã ưu tiên tập trung hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ, nền tảng số thiết yếu; đầu tư đảm bảo hạ tầng mạng wifi tại các nhà văn hóa, hệ thống camera an ninh khu dân cư; kích cầu người dân sử dụng điện thoại thông minh… Đồng thời nghiên cứu thêm những giải pháp phù hợp, đưa công tác chuyển đổi số ở cấp xã ngày càng đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã địa phương.
Theo Minh Hà(Báo Quảng Ninh)
" alt="Mô hình điểm chuyển đổi số cấp xã ở Quảng Ninh" />Bệnh viện ở Balochistan để xảy ra vụ mất cắp trẻ sơ sinh hy hữu. Ảnh: BBC
Abdul Hamid, em chồng của sản phụ kể với phóng viên BBC rằng, gia đình chỉ biết chuyện động trời khi người mẹ hồi tỉnh hoàn toàn vài ngày sau cơn vượt cạn đầy đau đớn.
Theo Abdul, anh đưa chị dâu - Jamila Bibi đến bệnh viện Loralai cách làng của họ khoảng 60km về phía tây nam để chờ sinh hôm 4/12.
Sau khi Jamila lâm bồn, các y bác sĩ tại bệnh viện đã trao cho gia đình sản phụ một bé gái, rồi yêu cầu họ đưa cả hai mẹ con về nhà vì sức khỏe tốt, ổn định. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, Jamila vẫn trong chưa tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Con gái về nhà cùng cô đã qua đời trong thời gian này.
Khi người mẹ hồi tỉnh hoàn toàn, cô mới hỏi đứa con gái còn lại của mình đâu và gia đình đã trình báo vụ việc lên cảnh sát.
Jahangir Shah, trưởng đồn cảnh sát Loralai cho hay, sau khi nhận được khiếu nại của gia đình sản phụ, họ đã tiến hành bắt giữ nữ nhân viên y tế trực tại phòng đỡ đẻ của bệnh viện vào đêm Jamila chuyển dạ. Kết quả điều tra hé lộ, nữ y tá này đã được hai đồng nghiệp khác giúp sức để đánh cắp một con gái của Jamila và đưa ra khỏi bệnh viện để trao cho người dì vô sinh của cô ta. Nữ y tá khai, dì của cô ta kết hôn đã 17 năm mà không có con nên rất mong mỏi được nhận nuôi một đứa trẻ.
Bé sơ sinh bị đánh cắp hiện đã được trao trả cho gia đình. Ảnh: BBC Cảnh sát hiện đã bắt giam cả 4 người phụ nữ nói trên và trao trả bé gái về với gia đình của em.
Một bác sĩ sản phụ khoa tại Khu liên hợp y tế Bolan ở Quetta, thủ phủ tỉnh Balochistan khẳng định, sự cố chưa từng có tiền lệ ở Pakistan nhưng rất đáng báo động. Nhà chức trách đổ lỗi vụ việc do sự thiếu vắng các thủ tục cần thiết trong sản khoa, chẳng hạn như gắn thẻ đánh dấu cả mẹ và trẻ sơ sinh hay đăng ký sinh trắc học cũng như việc buông lỏng kiểm soát an ninh ở bệnh viện.
Tuấn Anh
" alt="Vụ nhân viên y tế đánh cắp trẻ sơ sinh cho người thân gây rúng động Pakistan" />Bảo Anh thần thái trong sự cộng hưởng của phong cách sportswear và thời trang đường phố. Mẫu sơ mi oversized được kết hợp vô cùng ăn ý với áo ngực racerback và quần short thể thao. Phụ kiện kính râm và boots cao cổ hoàn thiện dáng vóc khoẻ khoắn, năng động đầy cá tính của nữ ca sĩ. Phương Ly ấn tượng trong bộ ảnh với thương hiệu Chanel nổi tiếng. Thiết kế cardigan đính đá với tông màu rực rỡ như vàng, hồng ánh kim trên nền đen đơn sắc tạo nét sang trọng, thanh lịch mà vẫn sôi động, bắt mắt. Tông son đỏ ruby là sự phối hợp tinh tế với set đồ. Phí Phương Anh khác lạ trong diện mạo nên thơ, đài các. Cô nàng xuất hiện trong thiết kế đầm dạ hội trễ vai với kỹ thuật xếp layers kỳ công. Tông xanh pastel cùng lối đính kết điểm xuyết lấp lánh trên thân áo khiến cho mẫu đầm càng trở nên lộng lẫy. Khánh Vân táo bạo khi diện mẫu đầm cut-out khoe trọn vòng eo cuốn hút. Chi tiết dây mảnh chạy theo đường cong thân váy càng tôn vóc dáng gợi cảm của nàng Hậu. Kết cấu bralette ở thân trên kết hợp cùng đường xẻ thân sau khéo tôn nét kiêu sa cho từng bước đi. Mẫu khuyên ngọc trai với chi tiết hoa đá tạo sắc thái nhẹ nhàng, nữ tính. Ninh Dương Lan Ngọc thời thượng cùng set đồ mang phong cách “white on white". Lối mix áo phông lưới và áo cúp khoét eo là ý tưởng mới lạ, độc đáo. Mẫu quần ống rộng với chất liệu thun gân mang lại cảm giác nhẹ nhàng, cân bằng với tổng hoà cá tính. Phụ kiện Charles & Keith với tông Candy Pink là điểm nhấn đầy ngọt dịu, nữ tính cho cô nàng. Kaity Nguyễn ngọt ngào trong thiết kế đầm tay bồng trễ vai. Chi tiết cuốn bèo và cấu trúc xếp tầng ở cánh tay mang lại sắc thái thơ mộng, bay bổng. Tông trắng tinh khôi tăng phần trong sáng cho diện mạo nữ diễn viên, với nét đẹp tựa một tiểu thư đài các. Lối trang điểm hồng phấn nhẹ nhàng tạo nét thơ ngây đầy thu hút. Tiểu Vy trưởng thành trong mẫu áo off-shoulder xếp nếp và quần ống suông thanh lịch. Một lần nữa, màu trắng gần đây trở nên thịnh hành và được sao Việt ưa chuộng khi phối đồ. Chất liệu nhẹ nhàng của áo kết hợp cùng độ dày và chắc chắn của quần tạo nét tương phản, bù trừ vô cùng hợp lý. Phương Nga quyền lực thả dáng với set đồ chất liệu tweed hot trend. Mẫu áo croptop hai dây đi kèm chân váy mini skirt và áo cardigan là các phối lý tưởng cho mọi quý cô hiện đại. Chỉ với tông đỏ, nàng Á Hậu mang sắc thái mạnh mẽ đậm tinh thần nữ quyền. Tú Hảo năng động với phong cách streetwear trong bộ hình với thương hiệu Boss. Áo phông cam nổi bật sơ vin cùng quần ống suông basic là sự kết hợp gồm yếu tố trẻ trung, khoẻ khoắn. Mũ bucket tạo nét tinh nghịch, cá tính cho tổng thể set đồ. Lương Thuỳ Linh sắc sảo trong bộ cánh đen thêu đính ấn tượng. Phom áo ôm gọn cơ thể với đường cắt cân đối khoe trọn vòng eo thon. Thiết kế quần túi hộp với chất liệu da đương đại là điểm cộng cho tinh thần chuyên nghiệp với thẩm mỹ hợp xu hướng. Đỗ Mỹ Linh yêu kiều trong thiết kế đầm ren với những nếp ly nhẹ nhàng. Kiểu dáng ôm sát vòng eo khéo tôn vóc dáng nhỏ nhắn, đường cong điệu đà. Lựa chọn tông trắng kem tối gỉan, nàng Hậu đẹp thanh nhã, hút hồn ngay từ phút giây đầu tiên. MLee lôi cuốn cùng cả “cây” đen khi diện set blazer chất liệu gân nổi. Phom áo khoác croptop cùng chân váy chữ A kết hợp cùng phụ kiện thời thượng như túi xách da chần bông và boots cao cổ là gợi ý thú vị cho mùa xuân 2022. Vy Bùi
Thùy Tiên sexy với váy khoét hiểm hóc, Đông Nhi cá tính
Thuỳ Tiên quyến rũ trong mẫu đầm ánh cam quyền lực, Đông Nhi phá cách cùng thời trang đường phố, Jun Vũ yêu kiều trong đầm xuyên thấu.
" alt="Khánh Vân táo bạo diện đầm cut" />- Vấn đề lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc hành chính sự nghiệpvào Luật Giáo dục sửa đổi được nhóm chuyên gia soạn thảo nhận định có cơ sở.
Sáng 12/12, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung một số điều Luật giáo dục với sự tham gia của 15 Sở GD-ĐT phía Nam.
Ngoài tăng lương cần môi trường làm việc dân chủ
Góp ý vấn đề lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc hành chính sự nghiệp trong Luật Giáo dục sửa đổi, ông Trần Ngọc Long, Trường THPT Long Thành, Đồng Nai, cho rằng đây mong mỏi của hàng triệu giáo viên hiện nay. Tăng lương sẽ tạo động lực cho giáo viên làm việc nhưng ngoài chế độ chính sách, giáo viên cũng cần một môi trường làm việc công minh, dân chủ, cởi mở.
Ông Trần Ngọc Long, Trường THPT Long Thành, Đồng Nai Còn ông Phan Sĩ Quang, Sở GD-ĐT Đắc Nông, cho rằng thay vì xếp lương giáo viên ở thang bậc cao nhất thì nên tăng lương làm sao đảm bảo đời sống tối thiểu cho giáo viên.
“Chúng ta nói lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc hành chính sự nghiệp nhưng có đáp ứng được đời sống không? Hiện nay lương của giáo viên không đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu vì tiền chưa ra khỏi túi thì giá cả đã tăng cao vọt. Nhiều giáo viên đi dạy vài chục năm như thu nhập rất thấp. Vì vậy nên tăng lương như thế nào để đảm bảo đời sống tối thiểu cho giáo viên hơn là tăng ở bậc cao nhất”- ông Quang đề xuất.
Ngoài ra, ông Quang cũng cho rằng, ngoài lương tăng thì điều giáo hiện nay mong chờ là giáo dục không phải xã hội hóa để giáo viên được tôn trọng và trả về đúng vị trí là “nghề cao quý”.
Ông Phan Sĩ Quang, Sở GD-ĐT Đắc Nông “Nhiều giáo ước rằng nhà nước sẽ bao cấp mọi vấn đề để giáo dục không phải xã hội hóa thì chúng tôi sẽ được tôn trọng hơn. Chúng tôi chỉ mong vị thế của mình được tôn trọng như “nghề cao quý trong những nghề cao quý” - ông Quang nói.
Cũng bày tỏ băn khoăn về lương cho giáo viên, ông Bùi Văn Hòa, Hiệu trưởng một trường THCS ở Đồng Nai, cho rằng Luật Giáo dục sửa đổi nên sửa lại định nghĩa nhà giáo. Đó là nhà giáo không chỉ là người trực tiếp giảng dạy mà cả những người làm quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục.
Ông Hòa cho biết, sau 20 năm công tác ở trường THCS, vừa rồi Phòng GD-ĐT có ý điều về công tác nhưng ông đã từ chối khéo tính ra về phòng làm thì mất một nửa thu nhập, lại vừa mất thời gian.
"Khi một giáo viên giỏi được điều lên làm quản lý thì phụ cấp ưu đãi bị cắt là đúng, nhưng phụ cấp thâm niên cũng bị cắt hết. Điều đó chẳng khác nào phủ nhận thời gian cống hiến trước đó của họ. Đó là chưa kể những người làm quản lý cũng rất thiệt thòi vì không được nghỉ 2 tháng hè như giáo viên, thay vào mỗi năm nghỉ hơn 10 ngày phép”- ông Hòa nêu.
Trong khi đó một hiệu trưởng ở quận 10, TP.HCM, cho rằng thang bậc lương của giáo viên đã cao vì vậy nên thay vì lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc hành chính sự nghiệp thì nên đổi thành mức lương phải phù hợp với vị trí việc làm.
Đề xuất tăng lương là có cơ sở
Bà Thái Thị Tuyết Dung, Trường ĐH Luật TP.HCM - thành viên nhóm soạn thảo Luật Giáo dục sửa đổi, cho rằng đề xuất xếp lương giáo viên ở thang bậc cao nhất không phải là sự ngẫu nhiên mà chính sách rất hợp lý. Còn vấn đề tiền đâu và tăng như thế nàohiện nay nhóm soạn thảo đang tiến hành thực hiện.
Theo bà Dung, nhóm soạn thảo đề xuất xếp lương cho giáo viên cao nhất vì lương khởi điểm của giáo viên hiện nay rất thấp, dẫn tới việc không thu hút được người tài vào nhà giáo.
Bà Thái Thị Tuyết Dung “Chúng tôi đã đưa ra một số cơ sở cho đề xuất này. Thứ nhất, sắp tới các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ tự chủ tài chính, do đó đội ngũ viên chức nhà giáo trong các đơn bị này trong không hưởng ngân sách nhà nước và nguồn ngân sách này sẽ chuyển về cho bậc phổ thông, tiểu học, mầm non. Thứ hai ảnh hưởng của cách mạng 4.0 số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục sẽ giảm, điều này sẽ tiết kiệm được nhân sự, giảm biên chế trong các đơn vị. Thứ ba, Bộ GD-ĐT sẽ cấu trúc lại ngân sách cho giáo dục" - bà Dung thông tin.
Còn bà Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Học viện Tài Chính, cho rằng nhà nước đã dành 20% ngân sách cho giáo dục đào tạo là một con số không ít vì vậy ngành giáo dục phải tiếp tục giữ "1/5 miếng bánh" ngân sách này bằng cách chứng minh cho xã hội ngân sách này dành cho giáo dục là xứng đáng. Đó là ngành giáo dục phải làm những việc như cải cách giáo dục, đổi mới cách dạy cách học, nhà giáo cũng phải thay đổi để phù hợp vì vậy việc tăng lương cho nhà giáo là hợp lý.
Bà Hoàng Thị Thuý Nguyệt “Chúng tôi đang đề nghị chuyển đầu từ giáo dục bậc cao xuống giáo dục cơ sở. Ở bậc đại học, một số ngành khoa học cơ bản nhà nước vẫn phải đầu tư, những ngành xã hội cần sẽ chuyn sang ngành dịch vụ. Còn bậc học thấp là cái nền của giáo dục"- bà Nguyệt cho biết.
Bà Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM- thành viên ban soạn thảo cho biết tăng lương cho giáo viên là việc "không thể không làm" vì hiện nay lương của giáo viên được xếp vào bậc rất thấp.
“Theo tính toán của chúng tôi, một giáo viên là viên chức giảng dạy ở bậc mầm non và tiểu học sẽ được xếp loại viên chức A0. Trong loại viên chức A0 thì có tới 10 thang bậc lương. Sau 24 năm công tác người giáo viên này mới đạt hết thang bậc lương này và chỉ được tăng 2.680.000 đồng. Đối với giáo viên THCS thì thời gian để đạt bậc này là 27 năm. Như vậy giáo viên đang được xếp ở bậc lương rất thấp. Vì vậy việc được tăng lương là cần thiết”- bà Quỳ cho biết.
Theo bà Quỳ, vấn đề tăng lương như thế nào và nguốn kinh phí ở đâu, hiện nay nhóm nghiên cứu đang thống kê để đưa ra phương án cụ thể. Tuy nhiên, có 2 phương án có thể được xem xét cụ thể nhất là xếp lại lương khởi điểm, đó là khi giáo viên nhận vào viên chức thay vì xếp ở bậc lương thứ nhất trong thang bảng lương thì có thể xếp ở bậc 2; Căn cứ vào tiêu chuẩn điều kiện thay đổi ngạch lương của giáo viên.
Lê Huyền; Ảnh: Văn Bình
" alt="Đề xuất tăng lương giáo viên là có cơ sở" />
Trước những tranh cãi không có hồi kết của các phụ huynh về đáp án bài toán chỉ gồm các phép cộng trừ mới đây, các giáo viên dạy toán đã đưa ra lời giải chính xác cuối cùng.
Cụ thể, bài toán được một phụ huynh đăng tải trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ với câu hỏi:“Cô sai hay trò sai?” khiến các mẹ tranh cãi nảy lửa có đề bài như sau:
Tính nhanh:
66 – 6 + 7 + 23 -18 + 2=?
Với đề này, đáp án mà em học sinh đưa ra là 74 nếu cứ cộng trừ lần lượt từ trái qua phải. Tuy nhiên, theo phần sửa được cho là của giáo viên khi cộng trừ ghép các cụm số vào với nhau để có kết quả tròn(phù hợp với yêu cầu tính nhanh của bài toán) thì kết quả là 70.
Sau chưa đầy 1 tiếng đăng tải, bài toán đã nhận được hàng trăm bình luận tranh cãi.
Một số phụ huynh cho rằng, cách cộng trừ theo cụm để có kết quả tròn như phần bút đỏ sửa chữa sẽ đảm bảo yêu cầu “tính nhanh” của bài toán, nhưng lẽ ra kết quả này cũng phải trùng với kết quả theo cách tính bình thường.
Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Cao Cường (giáo viên chuyên luyện thi môn Toán ở Hà Nội) cho rằng, trong trường hợp này, phần sửa chữa bằng bút đỏ đã sai và học sinh mới là người đưa ra đáp án và cách làm đúng.
“Đây là biểu thức chỉ có cộng trừ thì thứ tự thực hiện là từ trái qua phải nên kết quả phải là 74. Nếu tính theo cách của phần chữa bằng bút đỏ thì chỉ khi biểu thức có dấu ngoặc. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc, nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. Đây là điều mà sách giáo khoa cũng nói rất rõ”, thầy Cường cho hay.
Thầy Phan Văn Thái, giáo viên chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) khẳng định, dù với cách tính nào đi chăng nữa thì kết quả của biểu thức này vẫn phải là 74. Do đó, lời giải ở phần bút đỏ đưa ra là không đúng.
Thầy Thái chỉ ra lỗi sai: “Trong một biểu thức chỉ có phép cộng và trừ thì chúng bình đẳng nhau và phải thực hiện từ trái qua phải. Trường hợp với yêu cầu tính nhanh thì nếu sau khi gộp như vậy, có thể hiểu là đưa vào trong ngoặc, thì lỗi sai của phần sửa bằng bút đỏ là chưa đổi dấu khi đưa vào trong ngoặc. Phép tính nếu có gộp để tính nhanh phải là (66-6) + (7+23) - (18-2), kết quả cuối cùng vẫn ra là 74".
Chia sẻ về câu chuyện này, anh Lê Hưng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, cần phải xem liệu đó có phải là giáo viên trong các trường phổ thông có nghiệp vụ sư phạm hay chỉ là các gia sư, giáo viên kiểu “nghiệp dư”; thậm chí không loại trừ các trường hợp "tạo tình huống giả định" rồi gắn cho cô giáo:
“Không chỉ là chuyện các giáo viên mà các bài tập trong các sách in trôi nổi thiếu kiểm định trên thị trường cũng có không ít các lỗi sai. Vì vậy, các phụ huynh cũng cần xác định rõ trước khi quy chụp chung cho tất cả các giáo viên hay sách bài tập, dẫn tới có cách nhìn sai lệch cho ngành giáo dục”.
- Thanh Hùng
- ·Siêu máy tính dự đoán Barcelona vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 18/2
- ·Gần 500 học sinh công lập được trao chứng chỉ phổ thông quốc tế Pearson Edexcel
- ·Thực khách sốc phát hiện thứ 'kinh dị' trong miếng đậu mua ở chợ đêm
- ·Thùy Tiên nhận học bổng tài năng trị giá 350 triệu đồng
- ·Soi kèo phạt góc Juventus vs Inter Milan, 02h45 ngày 17/2
- ·Cục An toàn thông tin hướng dẫn học trực tuyến an toàn với Zoom, Teams, Trans, Jitsi
- ·Sao Việt 11/3/2024: Đẹp trai như Việt Anh, Jennifer Phạm trẻ trung xinh đẹp
- ·“Ông đồ” sinh viên giữ hồn chữ Việt
- ·Siêu máy tính dự đoán AC Milan vs Feyenoord, 0h45 ngày 19/2
- ·Mỹ đưa công ty phát triển phần mềm Pegasus vào 'danh sách đen'
Đại diện Sở KH&CN trao Chứng nhận Hệ thống quản lý tiên tiến cho Công ty Cổ phần Chế tạo máy - Vinacomin Công ty Cổ phần Chế tạo máy - Vinacomin là đơn vị đã đăng ký và triển khai áp dụng thành công 2 hệ thống quản lý tiến tiến và 1 công cụ 5S, trong đó có hệ thống quản lý Năng lượng ISO 50001:2018 - hệ thống quản lý lần đầu tiên được áp dụng tại Quảng Ninh và hệ thống quản lý Môi trường ISO 14001:2015. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, trong đó nhiều sản phẩm của công ty đã giành các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, với sự hướng dẫn, tư vấn của Sở KH&CN, từ năm 2022, bệnh viện đã thực hiện thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015; hệ thống quản lý Môi trường ISO 14001:2015 và công cụ 5S. Bệnh viện dự kiến mở rộng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO cùng các công cụ khác như mô hình 5S cho tất cả các khoa, phòng trong toàn bệnh viện, đáp ứng ngày một tốt hơn công tác khám chữa bệnh.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thực hiện nội soi “Chìa khoá” phát triển bền vững
Giai đoạn 2015-2020, Sở KH&CN Quảng Ninh đã lựa chọn 30 doanh nghiệp để hỗ trợ áp dụng mô hình điểm về nâng cao năng suất, chất lượng. Các hoạt động hỗ trợ tập trung vào đào tạo phương pháp đánh giá nội bộ; hướng dẫn, khắc phục, cải tiến các vấn đề năng suất, chất lượng; tham quan, học tập kinh nghiệm tại các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng trong toàn quốc…
Theo đánh giá, qua thí điểm trên 30 doanh nghiệp đều cho thấy đã cải thiện năng suất, tăng 15-20%. Năng lực quản trị, điều hành, quản lý của doanh nghiệp cũng được nâng cao; chất lượng sản phẩm được cải thiện, được thị trường đón nhận, đánh giá tốt.
Từ năm 2021, Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được triển khai. Theo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Ninh, đến nay Chi cục đã tư vấn, hỗ trợ 20 đơn vị áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến; 5 doanh nghiệp đạt giải Chất lượng quốc gia. Đồng thời hỗ trợ đào tạo 16 lớp cho trên 500 học viên là cán bộ, người lao động các đơn vị trong tỉnh về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thời gian qua, việc triển khai thành công các hệ thống quản lý chất lượng và các bộ công cụ đã giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, từng bước khẳng định thương hiệu, tên tuổi trên thị trường. Điều này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động năng suất chất lượng của tỉnh phát triển bền vững hơn.
Năm 2021, Quảng Ninh có năng suất đạt 350,8 triệu đồng/lao động, cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung của cả nước. Năm 2022, năng suất lao động của tỉnh ước tính đạt được tới 406,6 triệu đồng/lao động, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đạt trên 10%, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 55.000 tỷ đồng, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.
Sở KH&CN Quảng Ninh cho biết sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng vào quy trình vận hành, sản xuất kinh doanh. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để Quảng Ninh đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hằng năm tăng 10-15%; có ít nhất 20 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.
N.H
" alt="Quảng Ninh tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng KHCN nâng cao chất lượng" />Hay: "Trong khi bạn bè đồng trang lứa với tôi chỉ dành thời gian để ngủ, để chơi, để uống trà sữa thì tôi đã tham dự cuộc thi Hoa hậu. Tôi nghĩ mình trưởng thành hơn các bạn, khi mà các bạn vừa đi học vừa đi làm thì tôi đã là một Hoa hậu", "Khi BGK đã chọn em ở vị trí cao nhất, thì phải chứng tỏ em là một cô gái như thế nào thì họ mới đưa em đến vị trí đó đúng không ạ?"...
Vừa đăng quang, Hoa hậu Ý Nhi đã liên tiếp có những phát ngôn gây bức xúc.
Trước những phát ngôn này, người đẹp quê Bình Định bị chỉ trích gay gắt trên các diễn đàn mạng. Cô phải cùng "bà trùm Hoa hậu" Kim Dung livestream xoa dịu khán giả.
Trong buổi livestream, cả Kim Dung và Hoa hậu Ý Nhi đều cho rằng người đẹp này còn trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm trả lời phỏng vấn nên "nói lan man" và "không chính xác".
Người đẹp bật khóc trong buổi livestream.
Ngay sau buổi livestream của Hoa hậu Ý Nhi, ca sĩ Dương Triệu Vũ - em trai Hoài Linh đăng tải dòng trạng thái bênh vực người đẹp quê Bình Định:
"Sau khi xem đoạn trả lời của bé Ý Nhi thật sự thấy thương cô bé này hơn, thấy em ngoan ngoãn, thật thà, nghĩ sao nói vậy đúng với lứa tuổi một cô bé mới trưởng thành. Đừng bắt em ấy phải già hơn 10, 20 tuổi, khi lời nói kèm theo chiếc mặt nạ trở thành công cụ để làm vừa lòng mọi người - thật tội nghiệp.
Cố lên em nhé, showbiz này là một chặng đường đầy những bài học ra nước mắt. Mong em luôn giữ mãi được sự trong trẻo như những ngày chập chững này".
Bênh vực Hoa hậu Ý Nhi, Dương Triệu Vũ gặp ý kiến trái chiều.
Tuy nhiên, lời động viên của Dương Triệu Vũ lại vấp phải hàng loạt ý kiến trái chiều của khán giả. Ngay dưới bài đăng của nam ca sĩ, đa phần cư dân mạng đều cho rằng lý do "trẻ người non dạ" mà anh và Ý Nhi đưa ra chỉ là để biện hộ cho những phát ngôn thiếu khiêm tốn của tân Hoa hậu:
"Khiêm tốn là đức tính mà trẻ 16 tuổi trở lên đã có thể học và thấm nhuần. Người bình thường đã không thể chấp nhận được đừng nói với cương vị là Hoa hậu. Đã thế còn định đại diện Việt Nam thi quốc tế, thử hỏi với tư duy này thì cô Hoa hậu này có thể mang được gì ra đấu trường quốc tế đây", "Anh cũng là một người của công chúng thì đáng lý ra anh phải biết được giá trị lời nói của một người của công chúng. Không phải cứ còn trẻ là muốn nói gì thì nói, phải biết mình đang đứng ở cương vị nào để nói, mọi hành động cử chỉ lời nói của một người là người của công chúng luôn có sự theo dõi của nhiều người. Khi anh muốn động viên em ấy thì cũng không nên nói là em ấy còn nhỏ còn trẻ thấy thương này nọ mà anh phải đặt mình ở cương vị một người đi trước để có lời khuyên tốt hơn cho em ấy".
Không chỉ phản đối quan điểm của Dương Triệu Vũ, nhiều người còn khuyên nam ca sĩ nên xóa bài đăng, thậm chí tuyên bố hủy theo dõi anh:
"Muốn bênh vực thì cũng phải cân nhắc đúng sai, phải trái chứ anh trai", "Anh nên tập trung vào đi hát thay vì bàn chuyện tư duy", "Anh cũng là người của công chúng, cũng nên chú ý lời nói", "Tốt nhất anh nên xóa bài này đi", "Bênh vực thế này là sai rồi anh ơi. Cứ cho là em ấy còn nhỏ dại thì phải dạy em ấy cư xử và ăn nói cho đúng chứ không phải bảo em ấy cứ giữ mãi sự trong trẻo này", "Vốn rất yêu quý anh nhưng sau bài đăng này thì xin phép hủy theo dõi", "Quá thất vọng về bài viết này của anh, hủy theo dõi từ hôm nay"...
Trước phản ứng gay gắt từ khán giả, Dương Triệu Vũ vẫn để lại dòng trạng thái gây tranh cãi trên trang cá nhân của mình. Đối với những bình luận trái chiều từ khán giả, nam ca sĩ hoàn toàn giữ im lặng.
(Theo VTC)
" alt="Bênh vực Hoa hậu Ý Nhi, em trai Hoài Linh bị khán giả phản ứng" />- Thành lập từ năm 1982, tính đến nay đã hơn 30 năm nhưng Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) chưa từng có một cô giáo.
Do ở vùng đặc biệt khó khăn nên các giáo viên Trường Tiểu học Tri Lễ 4 được bố trí công tác đều là nam giới. Nằm giữa bản làng người Mông, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 vốn được xem là một trong những điểm khó khăn nhất của huyện Quế Phong vì đường sá đi lại và các điều kiện vô cùng khó khăn.
Cách trung tâm thị trấn hơn 30 km, nhưng để vào được trường phải đi mất cả ngày. Bởi để đến được điểm trường của mình, các giáo viên nơi đây hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở bám theo sườn núi. Con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội.
Đây còn là ngôi trường biết đến với nhiều “không”: không đường ôtô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet,…
Để đến được trường, các giáo viên nơi đây phải vượt qua những cung đường vô cùng khó khăn. Vào mùa mưa, các thầy giáo quen với cảnh đường đất vào trường ngập bùn lầy lội . Những điều kiện quá khó khăn cũng chính là nguyên nhân khiến ngôi trường này kể từ ngày thành lập đến nay không hề có bóng dáng của các cô giáo. Thay vào đó, 44 thầy giáo vẫn ngày đêm miệt mài cắm bản, vượt khó để gieo chữ ở tất cả 6 điểm trường với 29 lớp học.
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Nguyễn Hồng Hiệp, người đã 7 năm gắn bó với mái trường này cho rằng điều kiện quá khó khăn nên có lẽ cũng chỉ các thầy giáo mới có đủ sức khỏe để có thể công tác tốt được.
“Có lẽ cũng do điều kiện địa hình khó khăn, vất vả quá nên lãnh đạo phòng giáo dục cũng chỉ xếp toàn thầy giáo. Chưa kể, việc đi xe máy cũng khó, chúng tôi đàn ông con trai đi còn ngã liểng xiểng do đường xấu, khi thì bụi bặm khi thì ngập bùn, các cô khó mà đi được”.
Thiếu thốn về điều kiện sinh hoạt và dạy học nhưng đổi lại các thầy giáo nơi đây lại rất đoàn kết và có nhau trong mọi hoạt động.
Theo thầy Hiệp, việc các cô giáo không được phân công về đây cũng là điều dễ hiểu bởi quá khó khăn về đường sá, sinh hoạt, cơ sở vật chất của trường vẫn thiếu thốn rất nhiều. “Do tính chất đặc thù nên giáo viên ở đây ở lại trường. Nhưng khi có khách về trường thì anh em đã phải vào bản xin ngủ nhờ. Giờ nói thật là nếu có thêm một cô giáo, việc bố trí phòng, chỗ ngủ cho các giáo viên cũng rất khó khăn và bất tiện”, thầy Hiệp nói.
Việc không có giáo viên nữ cũng có nhiều bất tiện trong quá trình dạy học và các phong trào của trường lớp.
“Với các học sinh lớp 1, 2 thì các cô giáo sẽ tiện hơn rất nhiều. Ví dụ như chăm sóc, hướng dẫn cho các cháu sinh hoạt, đặc biệt là các em học sinh nữ. Trong quá trình dạy, các em học sinh lớp 1, 2 rất nhỏ, và thường còn rất kém về ngôn ngữ nên việc chăm sóc của các thầy chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các cô giáo khéo léo, uyển chuyển. Với các học sinh lớp 4, 5 thì có thể cứng rắn hơn nhưng với các học sinh lớp nhỏ cần sự mềm mại, nhẹ nhàng”.
Một buổi họp giáo viên của trường. Tuy nhiên, không vì thế mà thầy Hiệp cùng đồng nghiệp nản lòng, thay vào đó là tập làm quen và cố gắng khắc phục bằng mọi cách có thể. Các hoạt động văn nghệ có thể đơn giản hơn nhưng không bao giờ là thiếu dưới mái trường.
“Các thầy cũng tập các tiết mục văn nghệ cho các em học sinh. Những bài hoặc động tác múa khó quá thì đành thôi, nhưng thay vào đó nghĩ ra những động tác, tiết mục đơn giản”, thầy Hiệp cười.
Nơi đây, các thầy giáo quán xuyến tất cả mọi việc từ dạy học... ...cho đến các phong trào, hoạt động của trường lớp. Thậm chí, có giai đoạn học sinh trường nhận được chương trình hỗ trợ ăn trưa, các thầy giáo phân công để thay phiên nhau vào bếp nấu ăn cho các em học sinh.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 hiện có 44 thầy giáo, nhưng lại có tới 6 điểm trường lẻ nên tính ra mỗi điểm cũng thường chỉ có sự có mặt của 5-6 giáo viên.
Kể từ khi thành lập đến nay, các học sinh nơi đây cũng quen với việc chỉ có các thầy giáo. Thế nhưng các thầy giáo nơi đây lại rất đùm bọc và cùng nhau tham gia nhiều công việc sau giờ lên lớp như chơi thể thao hay cùng nhau đánh bắt cá, nấu ăn và có những bữa cơm cùng nhau.
Chính tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đó khiến các thầy giáo công tác nơi đây chưa bao giờ cảm thấy cô độc khi ở một nơi mà “không thể liên lạc được bởi không có sóng”.
Thanh Hùng
" alt="Ngôi trường hơn 30 năm không có một cô giáo" />Trước đó, sinh viên Y vẫn đi học trong mùa dịch
Như vậy, đây là lần đầu tiên Trường ĐH Y Hà Nội quyết định cho sinh viên học trực tuyến thay vì đến trường.
Ngoài ĐH Y Hà Nội, nhiều trường y khác trên cả nước hiện vẫn học tập bình thường.
Kể từ sau Tết Nguyên đán, hơn 12.000 sinh viên, học viên của Trường ĐH Y Hà Nội vẫn đi học và trực trong mùa dịch. Các biện pháp phòng, chống dịch cũng được nhà trường tuyên truyền tới từng giảng viên, sinh viên.
Đến ngày 19/3, gần 130 sinh viên, trong số đó có 97 sinh viên đang theo học năm cuối, hệ Bác sĩ Y học dự phòng và 27 sinh viên năm cuối hệ Cử nhân Y tế công cộng của trường đã được điều động tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch trực tiếp theo đề nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19.
Thúy Nga
Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội: “Nếu sợ, chúng tôi không cử sinh viên đến điểm nóng”
- Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, ông Tạ Thành Văn cho biết, nếu có một nhân viên y tế hay sinh viên trường y dương tính với Covid-19, điều đó hoàn toàn không bất ngờ. “Chúng tôi đã lường trước được điều đó” - ông nói.
" alt="Trường ĐH Y Hà Nội chuyển sang dạy học trực tuyến" />
- ·Nhận định, soi kèo Espanyol vs Bilbao, 20h00 ngày 16/2: Thoát khỏi nhóm cầm đèn đỏ
- ·Phong cách 'hờ hững' của Khả Như và Thiều Bảo Trâm
- ·Mã độc tống tiền đã tăng gấp 10 lần trong 1 năm qua
- ·Cô gái mặc khêu gợi dậm chân điên cuồng trên nóc ô tô
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Wolves, 21h00 ngày 16/2
- ·Diễn viên Thanh Hương xác nhận ly hôn
- ·Vượt trầm cảm, cựu học sinh chuyên nhận học bổng trường khó nhất nhì thế giới
- ·Hơn 1.200 người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017
- ·Nhận định, soi kèo Ajax vs Heracles Almelo, 22h45 ngày 16/2: Khách tự tin
- ·Đến thăm cô giáo đầu năm mới, học trò cũ 'dính' ngay bài kiểm tra 15 phút