Nhận định, soi kèo Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Nội, 17h00 ngày 21/2: Bất phần thắng bại
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/68c693174.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Al
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AFP).
Chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hôm 15/8 cho biết, họ sẽ tham gia tổng cộng 3 cuộc tranh luận trong mùa bầu cử này, gồm 2 cuộc tranh luận tổng thống và 1 cuộc tranh luận phó tổng thống.
"Những bàn tán về các cuộc tranh luận dừng lại tại đây. Chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump đã chấp nhận đề xuất của chúng tôi về 3 cuộc tranh luận, gồm 2 cuộc tranh luận tổng thống và 1 cuộc tranh luận phó tổng thống", chiến dịch tranh cử của Harris cho hay.
Trước đó, bà Harris và ông Trump đã đồng ý tranh luận lần đầu vào ngày 10/9 với sự điều phối của ABC News. Tuy nhiên, chiến dịch của ông Trump đã đề nghị tổ chức 2 lần tranh luận và họ quyết định sẽ gặp nhau lần hai vào khoảng cuối tháng 10.
Hiện chưa rõ bên nào sẽ điều phối cuộc tranh luận tổng thống lần hai. Hãng tin NBC được cho là đang liên hệ với cả 2 đội ngũ để phối hợp tổ chức cuộc tranh luận.
Hai "phó tướng" tranh luận
Trong khi đó, cuộc tranh luận trực tiếp giữa ứng viên phó tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa được ấn định vào ngày 1/10.
Hãng tin CBS đầu tuần này đăng tải trên tài khoản X rằng họ đã mời ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Tim Walz và ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa J.D. Vance tranh luận trực tiếp tại New York với 4 phương án thời gian gồm ngày 17/9, 24/9, 1/10 và 8/10.
Ông Walz sau đó đăng tải lại thông điệp từ tài khoản chiến dịch tranh cử của mình với nội dung: "Hẹn gặp ông vào ngày 1/10, ông J.D".
"Phó tướng" của ông Trump đã chấp nhận lời đề nghị tranh luận vào ngày 1/10 và cũng để ngỏ thách đấu tranh luận vào ngày 18/9.
Như vậy, cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống và phó tổng thống sẽ diễn ra khi một số bang ở Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống 2024. Ngày bầu cử chính thức là 5/11.
Theo AFP">Bà Harris đồng ý tranh luận lần hai với ông Trump
Ngày 9/10, ông Trần Bình Trọng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết, địa phương này đã phối hợp với huyện Quỳnh Lưu và công ty đấu giá, tổ chức đấu giá lại 23 lô đất em trai Phó Chủ tịch UBND huyện này từng trúng đấu giá năm 2023.
23 lô đất nêu trên nằm tại khu vực Đồng Quan, xã Quỳnh Hưng, có tổng diện tích hơn 4.600m2. Kết quả trúng đấu giá của 23 lô đất này là hơn 43 tỷ đồng.
"23 lô đất đấu giá lại chỉ có 5 người địa phương trúng, còn lại là người ở các huyện, xã khác. Đến thời điểm này, số tiền người trúng đấu giá các lô đất mới nộp được hơn 20 tỷ đồng", ông Trọng nói.
23 lô đất ông Nguyễn Văn Trọng trúng đấu giá và bị hủy kết quả để thực hiện lại (Ảnh: Nguyễn Phê).
Trước đó, ngày 20/6/2023, tại hội trường UBND xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu) đã diễn ra buổi đấu giá 56 lô đất khu vực Đồng Quan, xóm 5, xã Quỳnh Hưng. Khu đất này có tổng diện tích 11.467m2. Giá khởi điểm đấu giá là 59,7 tỷ đồng.
312 lượt người tham gia đấu giá và 100% lô đất được đấu thành công với tổng số tiền trúng đấu giá hơn 85 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm là gần 26 tỷ đồng.
Sau khi phiên đấu giá kết thúc, dư luận xôn xao về việc ông Nguyễn Văn Trọng (công chức kế toán xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu) đã trúng 23 lô đất trị giá hơn 30 tỷ đồng. Điều đáng nói, ông Nguyễn Văn Trọng là em ruột ông Nguyễn Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, người phê duyệt giá khởi điểm.
Ngày 28/6/2023, tổ giám sát đấu giá quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu đã xác minh và xác định ông Nguyễn Văn Trọng là em ruột của người ký quyết định phê duyệt giá khởi điểm các lô đất.
Ngày 3/7/2023, UBND huyện Quỳnh Lưu tổ chức họp và thông báo kết luận phiên đấu giá các lô đất tại xã Quỳnh Hưng diễn ra khách quan, đúng trình tự, thủ tục.
23 lô đất đấu giá lại được hơn 43 tỷ đồng (Ảnh: Nguyễn Phê).
Tuy nhiên, do đấu giá viên, tổ giám sát đấu giá chủ quan, không kiểm tra, rà soát kỹ tư cách khách hàng khi tham gia đấu giá nên để xảy ra việc ông Nguyễn Văn Trọng không đủ điều kiện, tham gia đấu giá.
Sau đó, chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu không công nhận kết quả trúng đấu giá đối với 23 lô đất nêu trên, đồng thời báo cáo giải trình rõ trách nhiệm trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục đấu giá để xảy ra sai sót.
Thường trực Huyện ủy Quỳnh Lưu đã có kết luận và giao UBND huyện chỉ đạo UBND xã Quỳnh Bá tổ chức kiểm điểm ông Trọng để xử lý các vấn đề liên quan theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ông Trọng bị kỷ luật phê bình, rút kinh nghiệm.
">Vụ em trai phó chủ tịch huyện trúng đấu giá 23 lô đất: Đã đấu giá lại
Chiều nay 10/9, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) phối hợp cùng một công ty đấu giá tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 50 thửa đất ở tại 3 xã trên địa bàn.
Các thửa đất được đem ra đấu giá gồm 30 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc; 09 thửa đất tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc thuộc TT8 và 11 thửa thuộc khu Hương Nam, xã Xuân Đình. Giá khởi điểm lần lượt của 3 khu là 23,4 triệu đồng/m2; 19,8 triệu đồng/m2 và 25 triệu đồng/m2.
Trao đổi với phóng viên Dân trí,ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) - cho biết đến nay, công tác chuẩn bị cho buổi đấu giá đã hoàn tất. Phiên đấu giá lần này ít hồ sơ tham gia đấu, chỉ bằng một nửa phiên 29/8.
Phiên đấu giá 39 lô đất tại huyện Phúc Thọ vào cuối tháng 8 thu hút được 600 hồ sơ tham gia (Ảnh: Dương Tâm).
Trước đó, sáng 29/8, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) tổ chức đấu giá đối với 39 lô đất tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Thọ Lộc. Trong đó, 30 lô đất tại xã Trạch Mỹ Lộc có diện tích 96-148m2, giá khởi điểm 23 triệu đồng/m2. Còn lại 9 lô tại xã Thọ Lộc có diện tích khoảng 134m2/lô, giá khởi điểm 19,8 triệu đồng/m2.
Phiên đấu giá này có hơn 600 hồ sơ tham gia. Kết thúc phiên đấu giá, lô cao nhất giá trúng là 60 triệu đồng/m2, gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm. Lô thấp nhất có mức giá là 33,6 triệu đồng/m2, cao 70% so với giá khởi điểm. Các lô còn lại có giá trúng từ 33,6-52,8 triệu đồng/m2.
">Đấu giá 50 lô đất tại huyện Phúc Thọ, ít hồ sơ tham gia
Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Al
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (Ảnh: TASS).
Trả lời câu hỏi của hãng tin TASSvề việc liệu Nga có nối lại các vụ thử hạt nhân để đáp trả các chính sách leo thang của Mỹ hay không, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 29/11 cho hay: "Tôi không muốn nói trước điều gì, chỉ có thể nói rằng tình hình khá phức tạp. Chúng tôi đang liên tục xem xét toàn bộ các yếu tố và mọi khía cạnh của vấn đề này".
Hồi tháng 2, người đứng đầu Cục Chống phổ biến vũ khí và Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Yermakov cho biết, một số dấu hiệu gián tiếp cho thấy Washington có thể nối lại các vụ thử hạt nhân toàn diện. Lãnh đạo Nga cảnh báo rằng nếu Mỹ đi theo con đường đó, Moscow sẽ buộc phải đáp trả tương xứng.
Khi Mỹ và các đồng minh châu Âu thảo luận về việc cấp phép cho Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng tên lửa phương Tây, ngày càng có nhiều lời đồn đoán rằng Nga có thể nối lại thử hạt nhân như một đòn đáp trả.
Tháng trước, Andrei Sinitsyn, người đứng đầu bãi thử hạt nhân của Nga tại Novaya Zemlya, nói rằng cơ sở đã sẵn sàng để tiếp tục thử nghiệm trên quy mô lớn.
Cho tới nay, nước Nga hậu Xô Viết chưa tiến hành thử hạt nhân. Liên Xô đã thử lần cuối vào năm 1990 và Mỹ vào năm 1992.
Moscow nhiều lần tuyên bố để ngỏ sử dụng mọi biện pháp sẵn có, kể cả năng lực hạt nhân, để đáp trả nếu phương Tây cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo TASS">Nga cân nhắc nối lại thử hạt nhân
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và thượng nghị sĩ J.D. Vance (Ảnh: Reuters).
Tại buổi khai mạc Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa trong tuần này, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức được đề cử làm ứng viên đại diện đảng ra tranh cử tổng thống vào cuối năm.
Nhân dịp này, ông cũng thông báo lựa chọn ông thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance làm ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử.
Với lựa chọn này, ông Trump đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng, nếu ông tái đắc cử, chính sách đối ngoại lấy nước Mỹ làm trọng tâm của ông sẽ tiếp tục có hiệu lực.
Từ một người từng công kích gay gắt cựu chủ nhân Nhà Trắng, thượng nghị sĩ Vance hiện giờ có quan điểm khá tương đồng với ông Trump, trong đó có chủ trương phản đối tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Ông cũng nhiều lần chỉ trích NATO và các thành viên châu Âu vì không chi đủ cho quốc phòng.
Ông Vance đã đưa ra một số bình luận khiến nhiều người lo ngại như Anh dưới sự lãnh đạo của Công đảng sẽ trở thành "quốc gia Hồi giáo thực sự đầu tiên có vũ khí hạt nhân"
Việc đề cử ông Vance đã dập tắt hy vọng của một số đồng minh của Mỹ rằng ông Trump có thể sẽ mềm mỏng hơn trong lập trường chính sách đối ngoại nếu tái đắc cử.
Hy vọng đó được thúc đẩy bởi chính ông Trump. Mặc dù ông thường xuyên nhắc lại tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine, sẽ cắt viện trợ cho Ukraine nếu tái đắc cử và rằng ông sẽ không gửi thêm viện trợ cho Kiev, nhưng ông đã dừng việc kêu gọi các đồng minh của mình tại quốc hội chặn gói viện trợ mới trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine hồi đầu năm nay.
Kristine Berzina, chuyên gia về địa chính trị và an ninh, người đứng đầu Quỹ Marshall Đức thuộc chương trình Địa chiến lược phương Bắc của Mỹ, cho biết: "Ông ấy có thể kêu gọi các thành viên quốc hội không bỏ phiếu cho dự luật này, nhưng thay vào đó, ông ấy ngầm cho phép dự luật được thông qua".
"Vì vậy, có một cảm giác ở Washington rằng ông Trump đang ở trong thời điểm khá ủng hộ Ukraine, và ông ấy nên được hưởng lợi từ sự thay đổi đó, đặc biệt là khi xét đến mức chi tiêu quốc phòng cao hơn nhiều ở châu Âu hiện nay", bà bình luận thêm.
Tuy nhiên, với việc lựa chọn ứng viên liên danh tranh cử, ông Trump đã dập tắt những hy vọng này.
"Thượng nghị sĩ J.D. Vance dường như không quan tâm đến việc trở thành đồng minh tốt của châu Âu", bà Berzina nói.
Tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2, ông Vance đề xuất Ukraine nên đàm phán với Nga vì Mỹ và các đồng minh khác không có khả năng hỗ trợ nước này. Ukraine và NATO đã bác bỏ, vì điều đó có nghĩa là Kiev sẽ phải từ bỏ một số lãnh thổ.
Tại Munich, ông Vance đã bỏ qua một cuộc họp quan trọng giữa phái đoàn lưỡng đảng gồm các thượng nghị sĩ Mỹ và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói rằng ông không nghĩ mình sẽ học được điều gì mới ở đó. Ông đã tham dự một cuộc họp với ông Zelensky ở Washington vào tháng 12 nhưng rời đi sớm.
Xoay trục sang Trung Quốc
Ông Vance đã lập luận rằng Mỹ nên chuyển trọng tâm khỏi Nga và hướng tới Đông Á. Đầu tuần này, ông nói rằng cuộc chiến ở Ukraine phải đi đến một "kết thúc nhanh chóng" để Mỹ có thể tập trung vào "vấn đề thực sự là Trung Quốc".
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Vance cho biết đó là "mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ và người Mỹ hoàn toàn không để ý đến".
Trong một bài viết đăng trên New York Timesvào tháng 4, ông Vance cũng lập luận rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine có thể gây bất lợi cho khả năng phòng thủ của Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công hòn đảo.
"Những vũ khí này không chỉ cần thiết cho Ukraine. Nếu Trung Quốc nhắm đến Đài Loan, hệ thống tên lửa Patriot sẽ rất quan trọng đối với quốc phòng của họ", ông viết.
Không chỉ riêng ông Vance cho rằng Đông Á, và cụ thể là Trung Quốc, đặt ra mối đe dọa lớn, nếu không muốn nói là lớn hơn, đối với Mỹ so với Nga. Trevor McCrisken, một chuyên gia chính sách đối ngoại Mỹ và phó giáo sư tại Đại học Warwick, cho biết có sự đồng thuận giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trên trường quốc tế đối với lợi ích của Mỹ.
"Chỉ là hầu hết đảng viên Dân chủ và đảng viên Cộng hòa ôn hòa hơn đều tin rằng Nga cũng mối đe dọa", ông nói.
Trong mắt hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây, các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga song hành với nhau. Chỉ tuần trước, các nhà lãnh đạo NATO cáo buộc Bắc Kinh thúc đẩy cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Đó có thể coi là cáo buộc gay gắt nhất của NATO về mối liên hệ của Bắc Kinh với chiến sự Nga - Ukraine. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ và chỉ trích.
Sam Greene, giám đốc Chương trình phục hồi dân chủ tại Trung tâm phân tích chính sách châu Âu (CEPA) và là giáo sư về chính trị Nga tại Cao đẳng Hoàng gia London, cho biết việc đề cử ông Vance sẽ giúp các đồng minh của Mỹ hiểu rõ rằng sự chuyển dịch sang chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa theo kiểu ông Trump có khả năng sẽ mang tính lâu dài hơn.
Ông cho biết: "Khi ông Trump còn là tổng thống, tôi nghĩ người châu Âu đã coi đây là sự chịu đựng 4 năm, sau đó thở phào nhẹ nhõm khi ông Biden đắc cử và nghĩ rằng mọi việc sẽ trở lại bình thường. Nhưng hiện giờ tôi nghĩ rằng mọi người bắt đầu nhận ra suy nghĩ đó là điều viển vông".
Ông Greene cho biết, tác động của sự thay đổi này vẫn rõ ràng ngay cả khi Nhà Trắng vẫn dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ. Tổng thống Joe Biden đã gặp rất nhiều khó khăn để gói viện trợ mới nhất cho Ukraine được quốc hội thông qua, buộc các đồng minh châu Âu của Ukraine phải bắt đầu nghĩ đến phương án B.
Sự chậm trễ ban đầu trong việc phê duyệt gói viện trợ đã dẫn đến một sáng kiến do Séc dẫn đầu nhằm tìm kiếm và tài trợ các nguồn đạn dược thay thế nguồn cung từ Mỹ cho Ukraine, cùng với các nỗ lực nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi khác.
"Mỹ đang mất dần tín nhiệm trong việc lãnh đạo châu Âu, đây là một thực tế mà người châu Âu đã và đang làm quen", ông Greene nhận định.
Nếu ông Trump chọn một người có lập trường chính sách đối ngoại truyền thống hơn làm ứng cử viên phó tổng thống, như cựu đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley, các đồng minh của Mỹ có thể hy vọng rằng đảng Cộng hòa trong tương lai có thể quay trở lại với cái mà ông Greene gọi là "sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương".
"Thực tế, chúng ta không chỉ nhìn vào một chính quyền Donald Trump khác mà còn nhìn vào tương lai của đảng Cộng hòa do những người như ông J.D. Vance dẫn dắt đó là viễn cảnh đáng lo ngại hơn nhiều đối với châu Âu", ông nói.
Hải Đăng - Anh Ngọc
Theo Washington Post">Lựa chọn "phó tướng" của ông Trump có thể khiến châu Âu bất an
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Getty).
Phát biểu trên truyền hình ngày 21/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội Nga đã tập kích mục tiêu ở Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm tầm trung đời mới có tên gọi Oreshnik và không mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu là một cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine ở thành phố Dnepropetrovsk (hay Dnipro theo cách gọi của Ukraine).
"Tên lửa đã tấn công một trong những khu công nghiệp lớn nhất, nổi tiếng từ thời Liên Xô và vẫn sản xuất tên lửa cũng như các loại vũ khí khác", ông Putin nói khi dường như đề cập đến nhà sản xuất hàng không vũ trụ Yuzhmash thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine, được thừa kế từ Liên Xô.
Chủ nhân Điện Kremlin cho hay, đây là phản ứng của Nga trước các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào cơ sở quân sự trong lãnh thổ Nga bằng hệ thống ATACMS và HIMARS của Mỹ cũng như tên lửa Storm Shadow của Anh.
Tổng thống Putin cũng tuyên bố sẽ công khai bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai nhằm vào các mục tiêu của Ukraine liên quan đến tên lửa Oreshnik "vì lý do nhân đạo" để dân thường rời khỏi khu vực nguy hiểm tiềm tàng. Ông nói thêm, điều này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc tấn công.
Ông nhấn mạnh thêm với tốc độ di chuyển 2,5km-3km/giây, tức nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tên lửa Oreshnik hiện không thể đánh chặn bởi bất cứ hệ thống phòng không nào.
"Chúng tôi sẽ thông báo trước khi tấn công vì lý do nhân đạo mà không có bất kỳ lo ngại nào về biện pháp đối phó của đối phương, những người cũng sẽ nhận được thông báo. Tại sao không phải lo ngại? Bởi vì hiện tại chưa có biện pháp đối phó nào với loại vũ khí này", Tổng thống Putin cho biết.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng xác nhận, Nga đã thông báo trước cho Mỹ về vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung đời mới. "Cảnh báo được gửi ở chế độ tự động thường trực 30 phút trước khi phóng", ông Peskov cho hay.
Không quân Ukraine trước đó cáo buộc Nga đã tập kích thành phố Dnipro bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) cùng với tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và 7 tên lửa hành trình Kh-101.
Kiev khẳng định đã bắn hạ 6 tên lửa trong số đó. Vụ tấn công khiến ít nhất 2 người bị thương, một số tòa nhà bị phá hủy.
"Đó là một loại tên lửa mới của Nga. Tốc độ và độ cao của nó cho thấy khả năng của ICBM. Các cuộc điều tra đang được tiến hành", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu hôm 21/11.
Ông Zelensky chỉ trích vụ tấn công bằng tên lửa đời mới của Nga, cho rằng đây là hành động leo thang nghiêm trọng. Theo ông, Moscow đang thử thách các đối tác của Kiev, do vậy, ông kêu gọi lãnh đạo thế giới gây sức ép với Nga. "Nga phải buộc thỏa thuận hòa bình thực sự. Điều này chỉ có thể đạt được bằng sức mạnh", ông nói.
Theo giới chức Ukraine, tên lửa này được xác định phóng từ tỉnh Astrakhan ở miền Nam nước Nga, cách Dnipro hơn 700 km về phía Đông.
Ông Zelensky cho rằng, Nga đang tìm cách mua sắm tên lửa mới từ nhiều quốc gia trên thế giới và biến Ukraine thành bãi thử.
CNNdẫn đánh giá của hai quan chức Mỹ cho biết, tên lửa đời mới của Nga có thể mang theo nhiều đầu đạn và đây có vẻ như là lần đầu tiên loại vũ khí này được sử dụng trong xung đột Nga - Ukraine.
Thông điệp của Nga
Lính cứu hỏa dập đám cháy ở Dnipro sau vụ tấn công tên lửa đời mới của Nga hôm 21/11 (Ảnh: Anadolu).
Theo một số nhà phân tích, vụ tấn công có thể là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng nước này có khả năng lớn hơn những gì đã thể hiện trước đây.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine tuần này có những bước ngoặt đáng kể, bao gồm việc Ukraine bắn tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất vào lãnh thổ Nga.
Trong khi đó, Nga thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi theo hướng hạ ngưỡng sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân.
Đáng chú ý là, một loạt đại sứ quán nước ngoài, trong đó có Mỹ, Tây Ban Nha và Hy Lạp tại thủ đô Kiev, Ukraine, thông báo đóng cửa ngay trước vụ tấn công. Rất có thể họ đã được thông báo về nguy cơ một cuộc tấn công nghiêm trọng của Nga nhằm vào Ukraine và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn. Một cường quốc hạt nhân, khi sử dụng tên lửa như thế này, có thể chọn cách cảnh báo các cường quốc hạt nhân khác, để họ không nhầm lẫn.
Thiếu tướng Mỹ đã nghỉ hưu Mark MacCarley nhận định, việc Nga lựa chọn tấn công Dnipro có thể là lời cảnh báo rằng nước này cũng có thể nhắm mục tiêu vào thủ đô Kiev.
"Nga bắn vào Dnipro trước như một ám hiệu rằng nếu Ukraine không từ bỏ sử dụng vũ khí tầm xa như tên lửa ATACMS và Storm Shadow do Mỹ, Anh cung cấp, thì Nga sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa tương tự để tấn công Kiev", ông nói.
Ukraine có thể đối phó?
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Ukraine có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ và Đức cung cấp, có khả năng đánh chặn các đầu đạn tên lửa đạn đạo đang bay tới.
Hệ thống Patriot được thiết kế để tấn công các đầu đạn đang bay tới bằng đầu đạn phát nổ của chính chúng hoặc bằng các thiết bị đánh chặn động học.
Các tên lửa đánh chặn Patriot có tầm bắn thẳng đứng khoảng 20km và bảo vệ một khu vực khoảng 15-20km xung quanh khẩu đội.
Quân đội Ukraine cho biết, họ đã sử dụng thành công hệ thống Patriot để đánh chặn tên lửa đạn đạo Kinzhal của Nga vào năm 2023. Tuy nhiên, Kinzhal là tên lửa đạn đạo phóng từ trên không, được bắn từ máy bay chiến đấu MiG và là mục tiêu dễ dàng hơn.
Ukraine chỉ có một số lượng hạn chế các hệ thống và khẩu đội phòng thủ tên lửa Patriot. Một số thành phố, như thủ đô Kiev, được bảo vệ tốt hơn so với những thành phố khác.
Theo RT, Reuters, TASS">Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa đời mới không thể đánh chặn
友情链接