当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs FC Anyang, 12h00 ngày 16/2: Lần đầu chạm mặt 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Veraguas vs San Francisc, 08h30 ngày 18/2: Cơ hội cho chủ nhà
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác (Ảnh: Freepik).
Các triệu chứng ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau, khi khối bướu phát triển, xâm lấn xung quanh và có thể đã di căn. Nếu phát hiện bệnh càng muộn, tỷ lệ chữa khỏi càng thấp, giai đoạn đầu khoảng 85 - 90%, giai đoạn 2, 3 chỉ còn khoảng 50%. Giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 15%.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do vậy các chị em phụ nữ cần lắng nghe cơ thể mình để sớm phát hiện những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung dưới đây:
Chảy máu âm đạo bất thường
Đây là biểu hiện ung thư cổ tử cung đặc trưng nhất ở giai đoạn đầu, gây ra do niêm mạc cổ tử cung biến đổi hoặc khối ung thư phát triển kích thước, xâm lấn sang các mô lân cận, tạo ra các mạch mới, dễ vỡ, gây chảy máu.
Tình trạng chảy máu âm đạo bất thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh, sau khi đi vệ sinh… Mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, máu thường đỏ tươi, lượng ít - nhiều, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần tần suất.
Dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo (huyết trắng) tiết ra lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hoặc nhầy, trắng đục hoặc xanh như mủ, hoặc lẫn màu hồng của máu, lâu ngày có mùi khó chịu.
Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ
Tình trạng đau khi quan hệ tình dục là dấu hiệu quan trọng cảnh báo các tổn thương ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung. Có nhiều nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục, nếu gặp phải tình trạng này bạn nên đi kiểm tra sớm để có hướng điều trị phù hợp hoặc chẩn đoán phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn đầu.
Đau vùng chậu, đau lưng dưới
Nếu bạn bị đau nhiều vùng thắt lưng, xương chậu, đặc biệt là vùng chậu, vùng lưng dưới cũng là triệu chứng cảnh báo của việc thay đổi ở cổ tử cung.
Sự hình thành và phát triển của khối u trong cổ tử cung gây nhiều cản trở đến quá trình cung cấp oxy của tế bào. Vì vậy, khi có cơn đau âm ỉ, đôi khi là dữ dội vùng tiểu xương chậu cần lưu ý thăm khám sớm.
Khó chịu khi đi tiểu
Khó chịu, châm chích khi đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Tần suất đi tiểu nhiều hơn, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có màu, mùi bất thường, đặc biệt đi tiểu ra máu. Thông thường, các dấu hiệu ở đường tiết niệu xảy ra khi ung thư đã lan đến các mô lân cận.
Tiểu không kiểm soát
Khối u ở tử cung hoặc sự chèn ép của u có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của lưu thông đường ruột và đường tiểu, từ đó làm thay đổi thói quen đại tiện - tiểu tiện của người bệnh.
Người bệnh có thể bị rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón, tiêu chảy xen kẽ táo bón hoặc gặp tình trạng đi tiểu không kiểm soát.
Rối loạn kinh nguyệt
Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh, kinh nguyệt có màu đen sẫm.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Sụt cân là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà người bệnh có thể gặp từ sớm, nguyên nhân có thể liên quan đến bất thường ở đường tiêu hóa, hoặc rối loạn toàn thân do bệnh ung thư gây ra.
Nếu bị giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Liên tục mệt mỏi
Hầu hết các loại ung thư đều gây ra tình trạng giảm cân, chán ăn, sụt cân.
Ung thư cũng làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay thế bằng các tế bào máu trắng để cố gắng chiến đấu với căn bệnh này. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy giảm miễn dịch, gây ra tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Sưng đau ở chân
Khi khối u phát triển lớn dần và lan rộng sẽ gây chèn ép dây thần kinh và làm tắc nghẽn máu không đến được tứ chi, gây sưng và đau chân, tình trạng đau có xu hướng liên tục và tăng nặng theo thời gian.
" alt="Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư nguy hiểm ở phụ nữ"/>Dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
Giai đoạn nặng
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn nặng hơn bao gồm:
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.
- Dịch âm đạo chảy nước, có máu, có mùi hôi.
- Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp.
Khi nào đến gặp bác sĩ
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong cổ tử cung phát triển những thay đổi (đột biến) trong DNA của chúng. DNA của tế bào chứa các chỉ dẫn cho tế bào biết phải làm gì.
Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên theo một tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết vào một thời điểm nhất định. Các đột biến đưa ra các chỉ dẫn sai khiến các tế bào phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát, và chúng không chết. Các tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối u. Tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể vỡ ra khỏi khối u để di căn đến những nơi khác trong cơ thể.
Không rõ nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, nhưng chắc chắn rằng HPV đóng một vai trò nào đó. HPV rất phổ biến, và hầu hết những người nhiễm virus này không bao giờ phát triển thành ung thư. Điều này có nghĩa là các yếu tố khác - chẳng hạn như môi trường hoặc lựa chọn lối sống của bạn - cũng xác định liệu bạn có phát triển ung thư cổ tử cung hay không.
Ung thư cổ tử cung xếp thứ 2 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú.
Các loại ung thư cổ tử cung
Loại ung thư cổ tử cung mà bạn mắc phải giúp xác định tiên lượng và cách điều trị. Các loại ung thư cổ tử cung chính là:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng gọi là tế bào vảy. Hầu hết ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Ung thư biểu mô tuyến: Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu từ các tế bào tuyến hình cột nằm trong ống cổ tử cung.
Đôi khi, cả hai loại tế bào này đều có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Rất hiếm khi ung thư xảy ra ở các tế bào khác trong cổ tử cung.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung
Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình của bạn càng nhiều thì khả năng nhiễm HPV của bạn càng lớn.
- Quan hệ tình dục sớm: Quan hệ tình dục khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (STIs): Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác - chẳng hạn như chlamydia, lậu, giang mai và HIV / AIDS - làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Bạn có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do một tình trạng sức khỏe khác.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc có liên quan đến ung thư cổ tử cung tế bào vảy.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, bạn có thể lưu ý một số điều sau:
Tiêm vaccine ngừa HPV
Tiêm phòng để ngăn ngừa nhiễm HPV có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV. Hãy hỏi bác sĩ của bạn liệu một loại vaccine ngừa HPV có phù hợp với bạn không.
Làm xét nghiệm Pap định kỳ
Xét nghiệm Pap có thể phát hiện các tình trạng tiền ung thư của cổ tử cung, do đó chúng có thể được theo dõi hoặc điều trị để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Hầu hết các tổ chức y tế đề nghị bắt đầu xét nghiệm Pap định kỳ ở tuổi 21 và lặp lại chúng sau mỗi vài năm.
Thực hành tình dục an toàn
Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục và hạn chế số lượng bạn tình mà bạn có.
Đừng hút thuốc
Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chiến lược giúp bạn bỏ thuốc lá.
" alt="Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa"/>Thử thách bắn dây thun vào tay đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận (Ảnh: Cắt từ video).
Theo cô, thử thách trong cuộc đời "đau hơn gấp trăm lần" so với việc bị bắn dây thun.
Dưới góc nhìn y khoa, bác sĩ đánh giá thử thách tưởng đơn giản này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
Nguy cơ tổn thương mạch máu
Trao đổi với phóng viên Dân trí,ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cảnh báo, việc sử dụng dây thun cao su để bắn vào cổ tay có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, đến các mạch máu và mô mềm.
"Tôi bị choáng khi xem video này. Cổ tay là khu vực nhạy cảm với rất nhiều dây thần kinh, gân và mạch máu nằm ngay dưới bề mặt da.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam (Ảnh: M.N).
Đặc biệt, động mạch quay nằm rất nông ngay dưới da cổ tay, chỉ cần một lực tác động mạnh là có thể gây ra chấn thương. Khi dây thun cao su bị kéo căng và bắn với lực mạnh, tác động trực tiếp lên vùng cổ tay có thể dẫn đến các chấn thương", BS Mạnh phân tích.
Theo chuyên gia này, người tham gia thử thách có thể đối mặt với các nguy cơ sức khỏe sau:
- Bầm tím và chảy máu dưới da: Lực va chạm mạnh từ dây thun cao su có thể gây bầm tím, chảy máu dưới da. Các mao mạch dễ bị vỡ khi chịu áp lực cao, dẫn đến xuất hiện các vết bầm tím hoặc mảng xuất huyết ngay lập tức.
BS Mạnh cho biết, trong trường hợp nhẹ, vùng cổ tay sẽ bị đỏ ửng lên, nhưng nếu lặp đi lặp lại, vùng tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tổn thương dây thần kinh và đau dây thần kinh kéo dài: Cổ tay là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng như: Dây thần kinh giữa (median nerve) và dây thần kinh trụ (ulnar nerve).
Nếu dây thun bắn trúng vị trí này, nó có thể gây đau tức thời hoặc thậm chí làm tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê, mất cảm giác hoặc yếu tay.
"Việc lặp lại hành động này có thể gây ra hội chứng đau mãn tính, khó điều trị", BS Mạnh chỉ rõ.
- Gây viêm, sưng nề: Tác động mạnh từ dây thun có thể gây viêm, sưng nề và ứ đọng máu trong các mô quanh vùng bị bắn. Viêm và sưng có thể kéo dài trong nhiều ngày, ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, hoạt động bình thường của tay, thậm chí làm giảm lưu thông máu, gây đau nhức kéo dài.
- Nguy cơ tắc mạch: BS Mạnh cảnh báo rằng, mặc dù tỷ lệ tắc mạch không cao, nhưng việc dây thun bắn liên tục vào cổ tay với lực mạnh có thể làm tổn thương động mạch quay, gây huyết khối và tắc mạch.
"Nếu tình trạng này xảy ra, nó có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, giảm lưu thông máu và cần can thiệp y tế ngay lập tức. Trong video, có thể thấy rõ phần cổ tay của người tham gia đã đỏ ửng lên, điều này cho thấy nguy cơ bị tổn thương mạch máu và tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng", BS Mạnh nhấn mạnh.
Ảnh hưởng tâm lý, tạo hệ lụy xã hội
Ngoài những rủi ro về mặt thể chất, hành động bắn dây thun vào cổ tay người khác còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý.
BS Mạnh cảnh báo rằng, việc tham gia vào các thử thách đau đớn này không chỉ gây căng thẳng, lo lắng mà còn làm giảm khả năng nhận thức về nguy cơ có thể gây ra, khiến người tham gia dễ bị cuốn vào các hành động liều lĩnh khác.
"Đối với nhiều người, cảm giác đau đớn hoặc thậm chí là chấn thương nhẹ có thể gây sợ hãi, lo âu. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần và có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài, đặc biệt là với những người có tâm lý nhạy cảm", BS Mạnh chia sẻ.
Cũng theo chuyên gia này, TikTok là nền tảng với phần lớn người dùng trẻ tuổi, hành động bắn dây thun có thể bị xem nhẹ, không ý thức được mức độ nguy hiểm. Tham gia thử thách theo trào lưu mà không có sự chuẩn bị hoặc kiến thức y tế có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
"Việc tham gia và lan truyền các thử thách như bắn dây thun vào người khác có thể tạo tiền lệ xấu, khuyến khích các hành vi bạo lực nhẹ trong cộng đồng. Điều này đi ngược lại với các giá trị về tôn trọng và bảo vệ sức khỏe bản thân lẫn người khác", BS Mạnh nêu quan điểm.
Trước tình trạng các thử thách nguy hiểm lan truyền trên mạng xã hội ngày càng phổ biến, ThS.BS Đoàn Dư Mạnh khuyến cáo, mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, không tham gia hoặc cổ súy cho những hành động gây hại.
Những thử thách như bắn dây thun không chỉ gây ra đau đớn tức thời mà còn để lại nhiều hậu quả dài lâu cho sức khỏe.
"Người dân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các trào lưu mạng xã hội, đặc biệt là những hành động có thể gây chấn thương cho bản thân và người khác.
Đồng thời, mọi người cần tự trang bị kiến thức về sức khỏe, nhận biết các nguy cơ từ những hành động tưởng chừng như vô hại là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình", chuyên gia khuyến cáo
" alt="Nữ "tổng tài" bắn dây thun vào cổ tay: Bác sĩ choáng vì độ liều lĩnh"/>Nữ "tổng tài" bắn dây thun vào cổ tay: Bác sĩ choáng vì độ liều lĩnh
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Wolves, 21h00 ngày 16/2: Củng cố ngôi đầu
U xơ tử cung không phải ung thư (Ảnh: Sog).
Nhiều phụ nữ mắc u xơ nhưng không biểu hiện triệu chứng
Tin tốt là u xơ tử cung chỉ thực sự cần phải điều trị nếu nó gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Trên thực tế hầu hết những phụ nữ mắc u xơ tử cung đều không biểu hiện triệu chứng gì.
Theo các chuyên gia, nếu một phụ nữ mắc u xơ tử cung không xuất hiện triệu chứng, người này có thể không cần phải điều trị miễn là nguy cơ mắc ung thư tử cung của người đó được đánh giá là thấp.
Cắt bỏ tử cung không còn là lựa chọn điều trị duy nhất
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều các liệu pháp mới có thể được sử dụng để làm teo nhỏ hoặc làm chậm lại sự phát triển của khối u xơ, bao gồm: liệu pháp hormon, liệu pháp siêu âm hay thủ thuật cắt bỏ u cơ (myomectomy) chỉ loại bỏ các u xơ mà không làm ảnh hưởng đến tử cung.
Nếu khối u xơ không cần thiết phải loại bỏ, những biện pháp điều trị khác có thể giúp giảm các triệu chứng như: sử dụng thuốc giảm đau (ibuprofen), sử dụng viên uống tránh thai hay sử dụng sóng cao tần để phá hủy mô.
Triệu chứng thường gặp nhất của u xơ tử cung là ra máu nhiều trong chu kỳ
Những phụ nữ mắc u xơ tử cung thường bị ra rất nhiều máu, thậm chí máu bị vón cục trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. U xơ cũng có thể gây xuất huyết giữa các chu kỳ, cảm giác buồn tiểu, đau vùng chậu, chướng bụng hay đau khi quan hệ.
Phụ nữ mắc u xơ tử cung vẫn có thể mang thai nhưng khó khăn hơn bình thường
Hầu hết phụ nữ với căn bệnh u xơ tử cung vẫn có thể mang thai được nhưng cũng dễ gặp phải một số biến chứng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số dạng u xơ tử cung có thể làm thay đổi kích thước và hình dạng tử cung, gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ - mặc dù các chuyên gia ước tính chỉ khoảng 1-2% trường hợp u xơ tử cung là bị vô sinh.
Căn bệnh u xơ tử cung còn làm nguy cơ sinh mổ của người mẹ cao gấp 6 lần bình thường và dễ bị xuất huyết nghiêm trọng sau sinh.
Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh
Cơ chế chính xác gây u xơ tử cung vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nghiên cứu hiện nay nghiêng chủ yếu về tác động của các hormon như estrogen và progesterone, bởi các khối u hiếm khi xuất hiện trước kỳ kinh đầu tiên và sau thời kỳ mãn kinh. Stress, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố thuộc môi trường có thể đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của u xơ tử cung.
" alt="Những điều cần biết về u xơ tử cung"/>Các đối tượng cắt ghép, giả mạo văn bản của cơ quan nhà nước và con dấu sở Sở Y tế TPHCM (Ảnh: SYT).
Để tạo niềm tin cho chủ cơ sở, các đối tượng đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan nhà nước để cắt ghép. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ nhận ra là giả mạo, do văn bản có nhiều lỗi chính tả và sai chức danh người ký ban hành.
Đây là thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội giả danh cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để yêu cầu các chủ cơ sở chuyển tiền "lo lót", với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 30/12/2023, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị công bố thành lập Sở ATTP TPHCM, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở này.
Theo đó, Sở ATTP là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TPHCM, có chức năng tham mưu, giúp Thành phố quản lý nhà nước về ATTP, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP.
Ông Hân khẳng định, từ năm 2024 trở đi, Thanh tra Sở Y tế TPHCM không còn chức năng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Sở Y tế TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng nhiều lần bị mạo danh. Vào năm 2016, một đối tượng đã tự xưng là nhân viên của Thanh tra Sở Y tế, yêu cầu các cơ sở đóng một khoản chi phí để không bị thanh tra.
Đến năm 2017, một số điện thoại 0903.188.xxx đã được các đối tượng tự xưng là lãnh đạo, nhân viên của Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM sử dụng để gọi đến, yêu cầu các cơ sở đưa phong bì 5 triệu đồng/người (với đoàn thanh tra trên 10 người) để không bị kiểm tra và xử lý vi phạm.
Sau khi nhận tin, Thanh tra Sở Y tế đã phát lên thông báo về việc không bao giờ có việc liên hệ với các cơ sở để yêu cầu nộp các khoản tiền, hoặc bán sách báo, tài liệu…
Tất cả cán bộ, công chức của Thanh tra Sở Y tế khi đến các đơn vị làm việc phải có tên trong Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra, hoặc có công văn, giấy giới thiệu do lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế ký. Giấy tờ phải ghi rõ họ tên, chức danh của cán bộ đến làm việc, nội dung làm việc và thời hạn.
Để kịp thời ngăn chặn hành vi có dấu hiệu lừa đảo và xử lý thông tin mạo danh, Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo. Nếu nhận được thông báo như trên, hãy liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
" alt="Vụ giả mạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM để lừa "lo lót": Chánh Thanh tra nói gì?"/>Vụ giả mạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM để lừa "lo lót": Chánh Thanh tra nói gì?