Người ta gọi anh là “ông trùm hài Tết” và rất giàu nhờ làm dòng phim này?
Đó là tin đồn thôi, tôi làm phim chưa bao giờ lỗ nhưng không giàu. Năm 2022, tôi lỗ khi làm phim Đại gia chân đất 13. Mọi năm, sau khi trả cát-sê cho nghệ sĩ, hậu kỳ và các bộ phận, tôi cũng dư ra khoảng 200 triệu đồng, năm nay không còn đồng nào.
Tôi từng định không làm hài nữa, nghỉ ngơi vài năm vì cũng cạn kiệt sức sáng tạo. Nhưng khi tôi và nghệ sĩ Quang Tèo đi diễn, nhiều người hỏi: ''Có hài Tết chưa anh, nếu không có Đại gia chân đất và Làng ế vợ thì còn gì là Tết''. Sự yêu quý của khán giả là năng lượng tốt để chúng tôi tiếp tục.
Vài năm trở lại đây, hài Tết được chiếu nhiều trên YouTube, doanh thu của anh thế nào?
Trước kia, kênh YouTube của tôi do một đơn vị quản lý, lợi nhuận được chia đôi. Dịp Tết được khoảng 100 triệu, thời điểm khác khoảng 20 triệu/tháng. Đó là tận thu thôi, tài chính chủ yếu là từ các đơn vị tài trợ.
Tôi có những người bạn, đơn vị tài trợ năm nào làm phim cũng đầu tư. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên doanh thu quảng cáo phim Tết gần đây mất đi một nửa.
Nhiều đơn vị kêu nhà tài trợ hay can thiệp vào nội dung phim, nhiều khi còn “bùng” dù đã hứa, anh có gặp tình huống đó?
Tôi chưa gặp chuyện này, họ hứa tài trợ là sẽ làm, chỉ là ít hay nhiều thôi. Có thể khi ngồi nói chuyện, nhà tài trợ bảo đầu tư 100 triệu, nhưng đến lúc làm lại xin bớt, mình cũng chấp nhận rồi “liệu cơm gắp mắm” cho ra sản phẩm tốt.
Nếu có sức, tôi có thể làm phim cả năm nhưng tôi không có hứng làm nhiều vì nhận ra sức sáng tạo đang bị "bào mòn", cảm xúc đang bị cùn đi. Làm phim không phải như một người thợ, muốn là làm được.
Nghe nói những tình huống hài hước về gia đình trong phim của anh lấy cảm hứng từ người vợ chân dài?
Đấy, cạn ý tưởng tới mức mang cả chuyện nhà của mình lên phim (cười).Nhưng, ai xem phim của tôi cũng sẽ thấy chuyện gia đình họ trong đó. Những tình huống hài châm biếm nhẹ nhàng, khi xem, vợ tự rút ra kinh nghiệm cho mình rồi bớt ghen hơn, lãi thế còn gì. Vì làm phim, tôi đã “chữa được bệnh ghen” cho vợ(cười).
Nghĩa là anh từng bị vợ đuổi đánh trốn sang nhà hàng xóm, như trên phim?
Năm 2002, tôi làm trợ lý cho ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam, có dịp làm việc với các thí sinh xuất sắc trong đêm chung kết. Sau một thời gian, khi đang đi trên đường ở Hà Nội, tôi gặp một thí sinh từ cuộc thi năm đó. Cô gái đó nhận ra tôi, chào hỏi niềm nở, tôi không nhận ra nhưng giả vờ như quen thật. Duyên số đưa đẩy, chúng tôi nên duyên sau 3 năm tìm hiểu.
Thuở ban đầu, cô ấy thể hiện tình yêu hơi thái quá, cuồng yêu, hay ghen. Trước kia, ở căn nhà cũ, tôi thường mở cửa cho mấy ông bị đuổi chạy sang trốn, lúc sang nhà mới, đôi lần tôi cũng phải xin hàng xóm mở cửa cho vào (cười).
Vợ hay ghen nên khi mời bố anh - NSND Trần Nhượng - về ở cùng, ông ngại vì sợ chứng kiến cảnh “lục đục”?
Bà xã phụ giúp công việc của công ty, hiểu công việc nên tôi có dàn người đẹp vây quanh cũng không ghen nữa.
Cô ấy biết lo lắng, tháo vát chuyện gia đình. Tôi không khéo ăn nói nên chẳng nịnh được câu nào, cô ấy hiểu tính nên nhiều khi bỏ qua nhiều điểm xấu của chồng.
Bố tôi từ lâu quen ở một mình. Tết đến, mời ông sang ăn bữa cơm tất niên cũng từ chối, kêu bận. Nhưng có lần, ông tự làm cơm tất niên gọi vợ chồng tôi sang ăn. Bố tôi sống rất cảm hứng, nhiều khi muốn Tết đoàn viên cũng khó nhưng tôi tôn trọng quan điểm sống của bố.
Trần Bình Trọng - "Đại gia chân đất":
" alt=""/>Đạo diễn Bình Trọng ‘chữa ghen’ cho vợ nhờ làm phim hài![]() |
(Từ trái sang phải) Ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp Hội Internet Việt Nam, Ông Maurice Nguyễn – Chủ tịch Học viện Intek, Ông Bertrand Lortholary – Đại Sứ Quán Pháp, Ông Tindaro Danze – Phó chủ tịch Siemens Việt Nam. |
Trường học phá vỡ mọi quy tắc truyền thống
Vừa được khai giảng vào hồi đầu tuần, học viện CNTT Intek đã mang đến một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, phá vỡ mọi quy tắc giảng dạy truyền thống. Tại đây, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng bằng cách chơi game hoặc “lăn lộn” vào môi trường làm việc thực tế, được chọn các đề tài dự án, chẳng hạn như vào vị trí một của một kỹ sư phần mềm để thiết kế nên một trang web hoặc một trò chơi máy tính. Công việc của họ là phải hoàn thành dự án thông qua sử dụng các nguồn tài nguyên miễn phí, sẵn có trên Internet và kho tài liệu, chia sẻ mà nhà trường cung cấp. Những giảng viên sẽ đóng vai trò như người tham vấn, người đồng hành hướng dẫn học viên giải quyết vấn đề trong dự án của chính họ.
Phương pháp học tập của nơi này sẽ bù đắp được những nhược điểm trong hệ thống giáo dục truyền thống - vốn biến sinh viên thành các đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động - đó chính là học cách thích nghi với sự thay đổi và hoàn thiện các kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý công việc, làm việc nhóm…
Trong buổi chia sẻ với báo giới, ông Phan Chính, Giám đốc điều hành và là nhà sáng lập Intek Việt Nam cho biết: “Với sự phát triển nhanh chóng đến từng ngày từng giờ như hiện nay của CNTT, chúng ta không thể đem kiến thức của ngày hôm nay để dạy cho các em. Vì một phần mềm hay một chương trình tối tân của hiện tại rất có thể đã trở thành quá khứ lỗi thời của 1, 2 năm sau. Vậy nên chúng ta hãy dạy các em cách tạo nên những phần mềm của riêng mình, tạo nên những chương trình quyết định tương lai hoặc ít nhất, cũng là dạy cho các em cách thích nghi với sự phát triển, thay đổi đó”.
![]() |
Không gian lớp học không giảng viên |
Học không vì bằng cấp, học vì một tương lai vững chắc và tươi sáng
![]() |
Ông Phan Chính (áo trắng) cùng học sinh của học viện Intek |
Ông Phan Chính, Giám đốc điều hành Học viện INTEK cũng chia sẻ thêm, Intek không muốn trao tặng cho các em học viên một tấm bằng đẹp đẽ để treo lên tường mà muốn cung cấp cho học viên cơ hội trở thành nguồn nhân lực mà các công ty phải săn lùng, tìm kiếm, có thể đáp ứng được những yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp, đảm bảo tương lai và công việc sau khi ra trường. Đây cũng chính là cơ sở để Học viện INTEK cam kết việc làm với mức lương từ 1.200 USD/tháng sau khi ra trường đối với những học viên tốt nghiệp loại B+ (tương đương học lực Khá).
Ở năm học đầu tiên này, Intek đã chọn được 34 học viên từ 1.200 hồ sơ đăng ký tham gia một kỳ thi kéo dài 2 tuần và toàn bộ số học viên này đều được nhận học bổng 100%. Ở năm học thứ 2, học phí là 175 triệu đồng. Thời gian theo học dự kiến của mỗi học viên là 2.5 năm. Trong đó, ở mỗi năm học, học viên sẽ có các kỳ thực tập khác nhau ở các công ty công nghệ hàng đầu, kỳ thực tập ngắn nhất là 4 tháng.
Với mong muốn các sinh viên đam mê lĩnh vực CNTT đều có thể tham gia học mà không lo lắng nhiều về vấn đề tài chính, trường Intek đã và đang hợp tác với các doanh nghiệp và ngân hàng để xây dựng các gói tài trợ học bổng hoặc hỗ trợ tài chính. Theo đó, học viên có thể nhận học bổng từ doanh nghiệp và cam kết làm việc cho doanh nghiệp đó trong 1 khoảng thời gian nhất định sau khi ra trường hoặc được ngân hàng hàng hỗ trợ những khoản vay để sau khi tốt nghiệp, họ mới phải bắt đầu trả học phí.
Mô hình đào tạo đặc biệt này đã chứng minh được kết quả xuất sắc và được công nhận ở Pháp và Mỹ. Chính vì vậy, khi mô hình này được Intek áp dụng tại Việt Nam, nó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, cả những công ty hàng đầu thế giới như Dirox, IpSip Group, LinkByNet, Bosch, Siemens, VietJet, FPT Software, KMS Technology… và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ như Amaris, Osam hoặc Topica…
Ngọc Minh
" alt=""/>Trường học không giảng viên, không bục giảng, cam kết lương ngàn đô