您的当前位置:首页 > Kinh doanh > Tại sao các phi công luôn dùng suất ăn khác với phần ăn của hành khách? 正文

Tại sao các phi công luôn dùng suất ăn khác với phần ăn của hành khách?

时间:2025-01-21 16:26:21 来源:网络整理 编辑:Kinh doanh

核心提示

This ạisaocácphicôngluôndùngsuấtănkhácvớiphầnăncủahànhkhálịch thi ngoại hạng anhvideoTại sao các philịch thi ngoại hạng anhlịch thi ngoại hạng anh、、

Tại sao các phi công luôn dùng suất ăn khác với phần ăn của hành khách?

Vấn đề ăn uống trên máy bay luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm và bàn luận nhất. Một sự thật không phải ai cũng biết đó là, các phi công thường dùng suất ăn khác với toàn bộ hành khách trên cùng một chuyến bay.

Tại sao các phi công luôn dùng suất ăn khác với phần ăn của hành khách? - 1
Phi công sẽ ăn suất ăn khác nhau, phòng trường hợp cả cơ trưởng và cơ phó đều bị ngộ độc thực phẩm

Một phi công ẩn danh đang làm việc cho một hãng bay của Anh đã hé lộ những gì cơ trưởng và cơ phó sẽ ăn. Với những hành khách trong cùng một hạng ghế, họ sẽ được phục vụ những suất ăn tương tự nhau. Nhưng hai phi công thì lại khác.

Suất ăn của phi công sẽ không giống với đội ngũ phi hành đoàn và hành khách, dù chất lượng bữa ăn như nhau, cùng làm từ một bếp ăn hàng không.

Tại sao các phi công luôn dùng suất ăn khác với phần ăn của hành khách? - 2
Một trong hai phi công không may đổ bệnh thì người còn lại làm nhiệm vụ điều khiển máy bay. Ảnh minh họa

"Hai phi công sẽ ăn riêng, phòng trường hợp nếu tất cả trên máy bay bị ngộ độc thực phẩm thì vẫn còn người đủ sức khỏe để điều khiển chuyến bay. Cơ trưởng và cơ phó đều ăn hai suất không giống nhau, tránh để cả hai cùng đổ bệnh trong tình huống khẩn cấp", viên phi công này cho hay.

Trong trường hợp xấu nhất, một trong hai phi công bị ngộ độc thì người còn lại sẽ điều khiển máy bay chuyển hướng tới sân bay gần nhất.

Được biết, quy định này được áp dụng kể từ năm 1982 sau cự cố 10 thành viên phi hành đoàn, gồm cả cơ trưởng, cơ phó trên chuyến bay bị ngộ độc thực phẩm trên chuyến bay đi từ Boston, Mỹ, tới Lisbon, Bồ Đào Nha. Chuyến bay sau đó phải quay đầu, nhưng may mắn đã hạ cánh an toàn, không gây thiệt hại về người.

Tại sao phi công không được để râu, có sẹo trên người?

Tại sao phi công không được để râu, có sẹo trên người?

Ngoài những quy định chặt chẽ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại hình, nhiều hãng hàng không còn yêu cầu phi công của mình không được phép để râu hoặc có sẹo trên cơ thể. Tại sao?