Soi kèo góc Napoli vs Empoli, 1h45 ngày 15/4
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4
Giá xăng ngày mai giảm tiếp?
Minh Huyền
(Dân trí) - Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 25/7 được dự báo sẽ nối tiếp đà giảm theo xu hướng thế giới, mức giảm khoảng 100-200 đồng/lít.
Theo kế hoạch, liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào ngày mai (25/7).
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu phía Nam cho biết sau kỳ điều hành trước, giá dầu thô tăng nhẹ nhưng gần đây đang có xu hướng giảm.
Ngày 22/7, giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường Singapore giảm gần 2 USD/thùng so với ngày trước đó, về mức 95,04 USD/thùng với xăng RON 95 và 90,62 USD/thùng với xăng RON 92. Vì vậy, nhiều khả năng giá xăng trong nước có thể tiếp tục giảm trong kỳ điều hành này.
Cụ thể, giá xăng dự kiến giảm khoảng 200-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm mạnh hơn khoảng 300-350 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm ít hơn.
Tương tự, chủ một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc cũng dự báo giá xăng sẽ giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai. Chiết khấu xăng dầu ngày 23/7 ở nhiều kho đang lên mức khoảng 1.550-2.000 đồng/lít.
Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ có phiên giảm lần thứ 3 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 16 lần, giảm 13 lần. Dầu diesel có 15 lần tăng và 12 lần giảm.
Hiện tại, dư địa quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành gần đây không sử dụng quỹ. Trong đó, tính đến ngày 18/7, Petrolimex ghi nhận mức dương quỹ 3.078 tỷ đồng; PV Oil âm quỹ hơn 138 tỷ đồng; Saigon Petro dương 328 tỷ đồng; Petimex dương 460 tỷ đồng...
Ở kỳ điều hành gần nhất ngày 18/7, cơ quan điều hành quyết định giảm 110 đồng/lít với xăng E5 RON 92 xuống còn 22.170 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 120 đồng/lít, xuống 23.170 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 330 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm 370 đồng/lít và dầu mazut giảm 170 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch ngày 23/7, giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất trong 6 tuần do kỳ vọng ngày càng tăng về lệnh ngừng bắn ở Gaza và lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu ở Trung Quốc.
Cụ thể, giá dầu Brent giảm 1,39 USD, tương đương 1,7%, xuống mức 81,01 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 1,44 USD, tương đương 1,8%, xuống mức 76,96 USD/thùng.
" alt="Giá xăng ngày mai giảm tiếp?" />Cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau
Lễ kỷ niệm đã tái hiện lại dấu mốc một cuộc dịch chuyển lực lượng, giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, góp phần vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu đến dự chương trình (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).
Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình với chủ đề "Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Tham dự tại điểm cầu Cà Mau có: Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.
Tại điểm cầu Hải Phòng có sự tham dự của: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu.
Tại điểm cầu Thanh Hóa có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh.
Tại 3 điểm cầu còn có sự tham dự của các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, nhân chứng lịch sử và đông đảo người dân địa phương.
Lễ kỷ niệm đã tái hiện lại dấu mốc một cuộc dịch chuyển lực lượng, giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, góp phần vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Quyết định đưa cán bộ, chiến sỹ và con em đồng bào miền Nam thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc tạo nền tảng cho việc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, củng cố lực lượng cho cuộc đấu tranh thống nhất.
Cuộc Tập kết ra Bắc đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí của mỗi người dân Việt Nam, họ sẵn sàng hy sinh bản thân, gia đình, cống hiến vì sự nghiệp chung của đất nước; thể hiện tình đoàn kết Nam - Bắc một nhà của dân tộc ta, đất nước ta.
Năm 1954, theo Hội nghị Geneve, nước ta lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Những con sóng theo khơi xa đã đưa những chuyến tàu tập kết ra Bắc, chở theo những khắc khoải nhớ nhung về quê nhà và niềm khát khao cháy bỏng về một ngày đoàn tụ, thống nhất của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam.
Từ lời hẹn 2 năm trở về, cuộc dịch chuyển lực lượng lớn nhất lịch sử đã kéo dài đến tận 21 năm đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Những đứa trẻ ngày ấy tập kết ra Bắc, được đào tạo thành những "hạt giống đỏ" để tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước phát triển, vươn xa.
Tổng Bí thư Tô Lâm với các đại biểu (Ảnh: TTXVN).
Tại Cà Mau, điểm cầu chính nơi diễn ra cầu truyền hình là Tượng đài chuyến tàu Tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
Chương trình nghệ thuật đã ca ngợi sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Cà Mau, nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc; tạm biệt quê hương, người thân để bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến cho ngày nước nhà thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà.
Người ra đi hẹn ngày trở về trong chiến thắng, người ở lại quyết tâm xây dựng vùng căn cứ cách mạng.
Cách đây 70 năm, tại nơi đây đã diễn ra sự kiện 200 ngày tập kết để đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam ra Bắc để sinh sống và học tập.
Bến Sông Đốc giờ đây trở thành di tích lịch sử, ghi dấu một trang sử vàng trong quá trình xây dựng miền Bắc, đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hải Phòng tổ chức cầu truyền hình tại Quảng trường Nhà hát thành phố.
Cuối năm 1954, Hệ thống trường học sinh miền Nam ra đời, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước.
Hải Phòng đón khoảng 15.000 con em miền Nam học tập trong tổng số khoảng 32.000 học sinh miền Nam tập kết ra đất Bắc.
Sau quá trình học tập, từ bến tàu 0 số tại Hải Phòng, đã có những "hạt giống đỏ" được ươm trồng trên đất Bắc quay về giải phóng và xây dựng miền Nam.
Giờ đây, nhiều người trong số họ là các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, nhà khoa học, nhà giáo, nghệ sỹ, doanh nhân có uy tín, đóng góp nhiều cho xã hội. Điều đó đã khẳng định cuộc dịch chuyển học sinh quy mô lớn nhất lịch sử được đánh giá thành công trên cả ba phương diện gồm rèn luyện con người, mô hình giáo dục và chiến lược đào tạo lâu dài.
Vườn ươm đặc biệt của Bác Hồ và chủ trương của Đảng trong những năm kháng chiến đã gợi mở chiến lược giáo dục và đào tạo của Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, Hải Phòng luôn nỗ lực là thành phố đi đầu trong giáo dục và rèn luyện các thế hệ tương lai.
Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cũng là một điểm cầu của chương trình kỷ niệm.
Cách đây 70 năm, Thanh Hóa vinh dự được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tin tưởng lựa chọn là địa phương đầu tiên ở miền Bắc đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết. Địa điểm đón tiếp được đặt tại cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn). Đây là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa chính trị lịch sử đặc biệt, thiêng liêng và vô cùng cảm động giữa người dân xứ Thanh và những người con miền Nam tập kết ra Bắc.
Ngày 25/9/1954 đã trở thành thời điểm lịch sử không thể nào quên, nhất là khi con tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào cửa biển Lạch Hới - Sầm Sơn giữa tiếng reo mừng của hàng ngàn người dân Thanh Hóa hân hoan chào đón những người con của miền Nam ruột thịt.
Thanh Hóa là địa phương đón số lượng đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam nhiều nhất cả nước. Dù còn vất vả, nghèo khó nhưng người dân Thanh Hóa lúc đó đã dành những gì tốt nhất của mình cho đồng bào miền Nam.
Trong 9 tháng (từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955), Thanh Hóa đã đón 45 chuyến tàu chở 47.346 cán bộ, bộ đội; 1.775 thương binh; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc.
Nhân dân Thanh Hóa, trực tiếp là nhân dân Sầm Sơn đã tổ chức đón tiếp, chăm sóc, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam tập kết.
Tại lễ kỷ niệm đã diễn ra chương trình nghệ thuật trực tiếp tại 3 điểm cầu Cà Mau, Thanh Hóa, Hải Phòng gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 với chủ đề "Khát vọng thống nhất" tái hiện lại bối cảnh lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc từ những quyết sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc chuyển quân.
Chương 2 "Một dải sắt son" thể hiện tinh thần, trước quyết định tập kết ra Bắc, lượng quân và dân cả nước cùng chung một lòng quyết tâm thực hiện bằng cả trái tim và nhiệt huyết.
Chương 3 "Rạng danh Việt Nam," truyền tải ý nghĩa của sự kiện tập kết ra Bắc đã trở thành bài học lịch sử cho việc xây dựng một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cùng với đó là phóng sự tổng hợp "Đoàn kết - Sức mạnh xây dựng một Việt Nam vươn mình" cho thấy suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đoàn kết luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động để giành được thắng lợi vẻ vang. Càng trong khó khăn, gian khổ, sức mạnh đoàn kết càng phát huy giá trị.
Ở những thời điểm khó khăn của đất nước, dân tộc, tinh thần đoàn kết một nhà lại hiển hiện rõ rệt: thời điểm dịch bệnh, đất nước cùng đồng lòng, sẻ chia. Nhân dân miền Bắc một lòng hướng về miền Nam. Bão lũ thiên tai và đặc biệt ở bão số 3 hay bão lũ ở miền Trung vừa qua, nhân dân hướng về người anh em ruột thịt...
Trong phóng sự, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là kỷ nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thực hiện thành công mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tổng Bí thư yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết, ưu tiên hàng đầu, củng cố phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một trong những giải pháp then chốt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Thực tiễn lịch sử cho thấy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên sức mạnh to lớn và là cội nguồn của mọi thành công của cách mạng Việt Nam. Chỉ có đại đoàn kết mới có thắng lợi.
Sự kiện Tập kết ra Bắc đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, của tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, thống nhất của quân dân ta, ra đi vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cách mạng cao cả vẫn luôn sáng ngời.
Những giá trị thiêng liêng của sự kiện vẫn còn hiện hữu trên con đường xây dựng sự nghiệp của dân tộc ta đến ngày hôm nay.
Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng là hành trình nhìn lại dấu mốc lịch sử của dân tộc, ở đó có những cống hiến, những hy sinh tạo nên nền độc lập, hòa bình, phồn vinh, hạnh phúc.
Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm Di tích Quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam sông Đốc, thị trấn sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau./.
Theo www.vietnamplus.vn" alt="Cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
- ·Vàng miếng SJC bất ngờ giảm nửa triệu đồng sau 14 ngày liên tiếp đứng giá
- ·Giá vàng nhẫn giảm hơn 7 triệu đồng/lượng sau một tuần
- ·Chứng khoán ào ào tăng giá, tiền đổ mạnh
- ·Nhận định, soi kèo Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4: Trở lại với top 5
- ·Thanh Hóa cầu cứu bầu Đệ trước trận gặp HAGL
- ·Israel tấn công đáp trả Iran, giá dầu sẽ tăng vọt?
- ·Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 8 V.League 2019: Viettel vs SLNA
- ·Nhận định, soi kèo Lazio vs Roma, 1h45 ngày 14/4: Derby của Roma
- ·Đoàn xe "ăn bùn thải" ở Đà Nẵng: Yêu cầu khắc phục ngay hậu quả
Trợ lý cũ lần đầu giàu hơn Bill Gates
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Giá cổ phiếu Microsoft tăng cao đã giúp tài sản của ông Steve Ballmer, cựu CEO Microsoft, lần đầu vượt Bill Gates để trở thành người giàu thứ 6 thế giới, nhờ có thêm hơn 3 tỷ USD một phiên.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/7, Steve Ballmer sở hữu 157,2 tỷ USD, nhỉnh hơn Bill Gates với 156,7 tỷ USD. Tài sản của Ballmer tăng 3,1 tỷ USD trong phiên trong khi đó Bill Gates chỉ có thêm 88 triệu USD.
Theo Bloomberg Billionaires Index,Steve Ballmer hiện là người giàu thứ 6 trên thế giới. Tài sản của Ballmer vượt ông chủ cũ Bill Gates nhờ cổ phiếu Micrsosft tăng giá với cơn sốt AI.
Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, hơn 90% trong tài sản ròng 157,2 tỷ USD của Ballmer là cổ phiếu Microsoft. Trong khi đó, người đồng sáng lập Microsoft lại đa dạng hóa danh mục tài sản 156,7 tỷ USD của mình. Một nửa tài sản của ông được giữ trong quỹ đầu tư Cascade. Ông cũng giữ nhiều cổ phần tại trong công ty xử lý rác thải Republic Services.
Bên cạnh đó, tài sản của Bill Gates cũng giảm dần qua các hoạt động từ thiện. Ông cùng vợ cũ Melinda French Gates, ông đã rót gần 60 tỷ USD vào quỹ Gates Foundation, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới.
Bill Gates (trái) và Steve Ballmer (phải) (Ảnh: Getty Images)
Bill Gates sáng lập Microsoft năm 1975 cùng Paul Allen. Ông giữ vị trí CEO đến năm 2000, rồi nhường lại cho Steve Ballmer, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tập đoàn công nghệ khổng lồ này.
Ballmer là một trong những nhân viên đầu tiên của công ty. Trong suốt 20 năm đầu tiên gắn bó với Microsoft, Steve Ballmer đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng ở nhiều bộ phận, bao gồm vận hành, phát triển hệ điều hành, bán hàng và hỗ trợ khách hàng.
Lựa chọn Steve Ballmer không phải ngẫu nhiên. Hai người là bạn thân từ thời đại học, cùng nhau gây dựng Microsoft từ những ngày đầu tiên. Steve Ballmer, với khả năng lãnh đạo quyết đoán, tầm nhìn chiến lược sắc bén và tinh thần cống hiến mãnh liệt, được xem là người kế nhiệm sáng giá cho Bill Gates.
Năm 2014, Ballmer nghỉ hưu và trở thành cổ đông lớn nhất của Microsoft cùng năm đó. Ông còn mua đội bóng rổ Los Angeles Clippers với giá 2 tỷ USD năm 2014. Hiện tại, đội bóng này được định giá 4,6 tỷ USD.
Theo Bloomberg, Reuters" alt="Trợ lý cũ lần đầu giàu hơn Bill Gates" />Nắng nóng giảm, hộ gia đình vẫn lo tiền điện tăng cao
Tiến Thịnh
(Dân trí) - Dù nửa cuối tháng 5 được dự đoán không còn quá gay gắt ở cả hai miền, với mức nhiệt tối đa dưới 35 độ, nhưng nhiều gia đình vẫn bày tỏ lo ngại tiền điện tăng cao.
Khác với hình thái thời tiết nắng nóng đỉnh điểm đầu tháng 5, khu vực Hà Nội và TPHCM đã dịu mát đi trong những ngày gần đây nhờ không khí lạnh gây hội tụ gió trên cao và mưa giông diện rộng. Theo dự báo, từ nay đến hết tháng 5, nhiệt độ tại cả 2 thành phố lớn và các khu vực lân cận sẽ dao động từ 23 đến 35 độ, là mức nhiệt tương đối dễ chịu cho sinh hoạt của người dân.
Trước đó, do ảnh hưởng của nắng nóng, chi phí điện sinh hoạt tại hai thành phố lớn tăng cao bất thường. Người dân sử dụng nhiều thiết bị làm lạnh với công suất lớn, thời gian dài, khiến hóa đơn tiền điện theo khảo sát của phóng viên Dân trítăng trung bình 15-35%, cá biệt có trường hợp tăng 100% so với tháng trước.
Tuy nhiên, dù thời tiết những ngày gần đây đã giảm nóng, nhiều gia đình vẫn lo ngại hóa đơn tiền điện không "quay đầu". Lý do là trong ngày, nền nhiệt tuy không cao nhưng cảm giác oi nóng ngột ngạt vẫn tiếp diễn. Đó là chưa kể nhiều trường học chuẩn bị cho học sinh nghỉ hè từ hai tuần cuối tháng 5, do đó, áp lực chi phí điện sinh hoạt của nhiều gia đình cũng tăng lên.
Có 2 con đang học tiểu học tại khu vực quận Hà Đông, Hà Nội, chị Bùi Thanh Thủy cho biết trong năm học, gia đình chỉ sử dụng điện tập trung vào buổi tối. Trong tháng 4 vừa qua, dù lịch sinh hoạt chung vẫn duy trì như tháng trước, tiền điện của gia đình chị đã tăng từ mức 1 triệu đồng lên 1,7 triệu đồng.
"Từ cuối tháng 5, nếu các con nghỉ hè ở nhà, việc sử dụng điện tivi, máy lạnh chắc chắn sẽ tăng cao hơn. Hai vợ chồng tôi đều đi làm, nên phải nhờ bà nội lên trông con. Lúc này, điều hòa ở 2 phòng ngủ phụ và phòng khách sẽ được sử dụng thường xuyên hơn, có thể là cả ngày, nên chắc chắn tiền điện sẽ tăng cao vượt so với tháng 4. Năm ngoái, trong những tháng hè, gia đình có lúc phải chi tới gần 3 triệu tiền điện", chị Thủy cho hay.
Nắng nóng, tiêu thụ điện lên cao khiến các gia đình phải chi trả hóa đơn tăng vọt trong những tháng đầu hè 2024 (Ảnh: EVN). Tương tự chị Thủy, gia đình anh Huỳnh Quốc Việt ở Hoài Đức, Hà Nội cũng tính đến phương án mua thêm điều hòa lắp phòng khách để chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè của con bởi dù nhiệt độ đã giảm nhưng hiệu ứng nhà kính chung cư khiến không gian luôn oi bức, khó chịu. Năm nay, con anh Việt vừa học xong lớp 1, sẽ có kỳ nghỉ hè thực sự đầu tiên. Trước đó, khi còn học mẫu giáo, con sẽ được gửi ở điểm trông trẻ xuyên suốt mùa hè thay vì ở nhà.
"Thay vì trả tiền trông trẻ, năm nay gia đình sẽ dùng tiền đó để đóng tiền điện chênh lệch vì con ở nhà cả ngày phải dùng điều hòa. Điều khiến gia đình cân nhắc nhất lúc này là chọn điều hòa nào để vừa tiết kiệm điện, vừa đảm bảo chất lượng, sự thoải mái khi sử dụng, nhất là cho trẻ em", anh Việt đắn đo.
Theo ông Trần Văn Cân, Trưởng phòng Phát triển sản phẩm Casper Việt Nam, để tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa, người dùng nên chọn máy Inverter bởi có thể giảm tiêu tốn điện năng hơn 40% so với dòng máy cơ. Các gia đình cũng cần lưu ý điều chỉnh chế độ nhiệt hợp lý, trong khoảng 26-28 độ C và chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng.
"Thông thường, phòng có thể tích dưới 45 m3 nên lắp điều hòa có công suất 1 HP, phòng từ 45 đến 60 m3 nên chọn điều hòa 1,5 HP và từ 60 đến 80 m3 chọn loại 2 HP", ông Cân cho hay.
Hiện thị trường có nhiều dòng máy lạnh Inventer phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng, điển hình như dòng sản phẩm điều hòa khí mềm EcoPrime vừa được Casper Việt Nam cho ra mắt mùa hè 2024.
Sở hữu tính năng khí mềm không gió buốt SilkAir, EcoPrime có hàng nghìn lỗ khí Micropores Air siêu nhỏ trên cửa gió, giúp khuếch tán khí mát đều khắp không gian. Dòng điều hòa phù hợp với khu vực thời tiết oi bức, phải sử dụng thời gian dài, mang tới không khí mát mẻ, êm dịu, đồng thời tối ưu độ ồn.
EcoPrime sở hữu nhiều tính năng nổi bật, giúp các gia đình giải bài toán kép về nắng nóng và chi phí điện (Ảnh: Phương Nguyên). Đây cũng là một trong những dòng máy lạnh có chế độ hỗ trợ đặc biệt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mang tên BabyCare. Khi kích hoạt trên bộ điều khiển, chức năng sẽ giúp cho máy hoạt động êm hơn và tốc độ gió thấp nhất, duy trì nhiệt độ phù hợp cho trẻ nhỏ, dao động khoảng 26 độ C.
Ngoài lựa chọn điều hòa phù hợp, ông Cân cũng lưu ý người dùng vệ sinh, bảo trì máy lạnh định kỳ, dùng tính năng hẹn giờ tắt máy hoặc tắt nguồn nếu không sử dụng trong thời gian dài để tránh lãng phí điện năng.
" alt="Nắng nóng giảm, hộ gia đình vẫn lo tiền điện tăng cao" />Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới
Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Với chủ đề "Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng," Hội nghị khẳng định quyết tâm hiện thực hóa Tầm nhìn Putrajaya 2040 về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, năng động, tự cường và hòa bình, bảo đảm mọi người dân được tham gia và thụ hưởng từ tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm.
Hội nghị cũng nhấn mạnh ưu tiên duy trì APEC là diễn đàn hợp tác năng động và tự cường, dựa trên các nguyên tắc cơ bản như tự nguyện, không ràng buộc và đồng thuận.
Chia sẻ về tình hình kinh tế thế giới, Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh những dấu hiệu tích cực như lạm phát đang giảm, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế APEC cao hơn mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, và thương mại hiện không còn là động lực tăng trưởng toàn cầu do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng phân mảnh và bảo hộ gia tăng.
Trước tình tình đó, các nhà lãnh đạo APEC nhất trí tiếp tục xây dựng một môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, không phân biệt đối xử, minh bạch; ủng hộ các nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để ứng phó hiệu quả hơn các thách thức kinh tế và thương mại hiện nay.
Các nhà lãnh đạo thống nhất đẩy mạnh hợp tác nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế APEC; chuyển đổi số trên toàn khu vực, phát triển hạ tầng số và kỹ năng số, tạo thuận lợi cho thương mại điện tử; ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu; đồng thời tạo thêm việc làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và các nhóm yếu thế, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chỉ ra 3 nét tương phản lớn trong bức tranh kinh tế thế giới hiện nay: căng thẳng địa chính trị, bất ổn vĩ mô đang ảnh hưởng tăng trưởng toàn cầu, song châu Á - Thái Bình Dương vẫn là đầu tàu, động lực tăng trưởng của thế giới. Tình trạng bảo hộ, phân mảnh, phân cực gia tăng, song nhu cầu hợp tác, liên kết kinh tế vẫn rất mạnh mẽ. Khoảng cách phát triển và các vấn đề môi trường toàn cầu tiếp tục là những thách thức hàng đầu, tuy nhiên sự phát triển của các công nghệ đột phá, xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngày càng sâu rộng và toàn diện, đang mang đến nhiều giải pháp sáng tạo và cơ hội hợp tác.
Để APEC tiếp tục đứng vững trước thách thức và nắm bắt hiệu quả các cơ hội, Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới:
Một là, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Kiến tạo và duy trì các liên kết kinh tế thông suốt. Tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy tài chính, công nghệ, tri thức và lao động xuyên biên giới. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng có sức chống chịu cao, bền vững.
Hai là, đẩy mạnh các chương trình hợp tác, sáng kiến về tăng trưởng bao trùm, công nghệ bao trùm. Lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ưu tiên các giải pháp thu hẹp khoảng cách số, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các công nghệ số và thành quả của đổi mới sáng tạo. Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng xanh, hạ tầng số, hợp tác chia sẻ ứng dụng công nghệ mới trong xử lý các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Ba là, không ngừng nâng cao năng lực thể chế và quản trị toàn cầu. Đẩy mạnh cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế của APEC theo hướng tinh gọn, năng động, thích ứng, đón đầu, sẵn sàng kiến tạo các động lực tăng trưởng mới. Khuyến khích sự tham gia, đóng góp sâu rộng của doanh nghiệp và người dân - những chủ thể, mục tiêu và trung tâm của hợp tác APEC.
Chủ tịch nước cũng khẳng định trong vai trò nước đăng cai APEC 2027 và thành viên Nhóm xây dựng chương trình cải cách cơ cấu mới của APEC giai đoạn 2026-2030, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn của hợp tác APEC.
Sau phần thảo luận, hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung các Nhà Lãnh đạo APEC cùng 2 sáng kiến dấu ấn của nước chủ nhà Peru gồm Lộ trình thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức và toàn cầu, và Tuyên bố về cách nhìn mới về khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Các Nhà Lãnh đạo cũng hoan nghênh Hàn Quốc đăng cai APEC 2025, Trung Quốc đăng cai APEC 2026, và Việt Nam đăng cai APEC 2027.
Chiều 16/11, theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam đã rời sân bay quốc tế Jorge Chavez, Lima, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 và thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru./.
Theo www.vietnamplus.vn" alt="Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới" />
- ·Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Huracan, 4h00 ngày 15/4: Chủ nhà sa sút
- ·Đâm vào ô tô đỗ bên đường, 2 bố con đi xe máy tử nạn
- ·Chiến thắng của Tổng thống Donald Trump thổi bùng sóng tăng giá bitcoin?
- ·HLV Trần Minh Chiến hé lộ nguyên do phải chia tay B.Bình Dương
- ·Nhận định, soi kèo Como vs Torino, 22h59 ngày 13/4: Sân nhà là tất cả
- ·Chính thức dừng tìm kiếm 4 nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu
- ·Eximbank chốt chuyển trụ sở ra Hà Nội, miễn nhiệm 2 phó chủ tịch
- ·Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến
- ·Nhận định, soi kèo Domzale vs Radomlje, 22h30 ngày 14/4: Khách ‘tạch’
- ·Mua phải hàng lởm,Thanh Hóa thay ngoại binh trước đại chiến Viettel