Thấu hiểu sự khó khăn trong việc giảng dạy, cũng như điều kiện để các em học sinh được tiếp cận với giáo dục thời đại 4.0, chương trình “VietNamNet kết nối ước mơ” do Báo VietNamNet đã hỗ trợ nhà trường, kết nối với các doanh nghiệp để kêu gọi kinh phí mua 20 bộ máy vi tính, tương đương 200 triệu đồng.
![]() |
Đại diện Báo VietNamnet và nhà tài trợ trao 200 triệu đồng cho Trường TH Nguyễn Thị Tốt. |
![]() |
Ông Đặng Ngọc Chính - Đại diện Báo VietNamNet (phải) và thầy giáo Phạm Công Cẩn - Hiệu trưởng nhà trường. |
Đồng hành cùng chương trình của Báo VietNamnet lần này là Công ty cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam và Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long. Mỗi đơn vị tài trợ 100 triệu đồng
Ông Nguyễn Chí Thiện – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hựu chia sẻ với VietNamNet: “Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Gò Công Tây, cũng như sự chỉ đạo của Đảng ủy UBND xã, chất lượng giảng dạy trong nhà trường hằng năm có nâng lên, đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo tại địa phương.
Trong thời gian qua, Phòng GD&ĐT và UBND xã rất chú trọng quan tâm về cơ sở vật chất cho nhà trường, tuy nhiên nguồn lực ở địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nay nhờ có sự giúp đỡ của Báo VietNamNet và các đơn vị tài trợ, giúp nhà trường có điều kiện trang bị 20 máy tính, thay mặt Đảng ủy UBND xã Vĩnh Hựu, tôi xin trân trọng cảm ơn”.
![]() |
Đại diện Báo VietNamNet, đơn vị tài trợ đi tham quan trường học. |
![]() |
Thư viện thân thiện còn khá đơn sơ, thiếu thốn. |
Trong buổi gặp gỡ, thầy giáo Phạm Công Cẩn – Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thị Tốt bày tỏ sự xúc động khi nhận được sự quan tâm của Báo VietNamNet cùng các nhà tài trợ.
“Đại diện nhà trường, tôi xin hứa với các nhà hảo tâm là sẽ phục vụ đúng mục đích tài trợ. Nhà trường cũng luôn đặt mục tiêu đầu tư cho phòng học của các em học sinh trước, sau đó mới là phòng làm việc của các thầy cô giáo”, Thầy Phạm Công Cẩn khẳng định.
Khánh Hòa
Con trai không may gặp tai nạn, bị vỡ sọ, gãy chân trái. Cô Dương Thị Chính phải bán hết gà, lợn và chiếc xe máy cũ được 9 triệu đồng để đưa con đi viện.
" alt=""/>VietNamNet trao 200 triệu đồng để trang bị máy vi tính cho Trường TH Nguyễn Thị TốtĐể bảo vệ thận khỏi những tổn thương, hãy từ bỏ những thói quen dưới đây:
Lười uống nước
Để lọc máu và loại bỏ các độc tố và chất thải, cơ thể cần nước. Khi bạn không uống đủ nước mỗi ngày, độc tố và các chất thải sẽ được tích lũy trong cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận.
![]() |
Nhiều thói quen hàng ngày đang khiến thận của bạn quá tải |
Ăn quá nhiều muối
Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng huyết áp mà còn gây ra rất nhiều áp lực cho thận và khiến chúng suy giảm chức năng. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tiêu thụ quá 5 gram muối mỗi ngày.
Thường xuyên nhịn tiểu
Công việc bận rộn khiến bạn có thói quen nhịn tiểu. Chúng là nguyên nhân làm tăng áp suất nước tiểu dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ.
Tiêu thụ đồ uống nhiều đường
Nghiên cứu khoa học cho thấy những người uống 2 hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu. Đấy là một dấu hiệu sớm của tình trạng suy giảm chức năng thận.
Thiếu vitamin và khoáng chất
Để thận hoạt động tốt, bạn cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể với các loại rau, củ, quả… Thiếu vitamin và khoáng chất có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận hoặc suy thận. Vitamin B6 và magiê là 2 trong số những yếu tố quan trọng giúp bạn giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Ăn nhiều protein động vật
Protein động vật, đặc biệt là protein từ thịt đỏ làm tăng áp lực cho thận. Thận sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn và điều này có thể làm cho chúng bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng theo thời gian.
Thường xuyên mất ngủ
Thường xuyên mất ngủ có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh thận. Khi ngủ vào ban đêm, mô thận sẽ có thời gian để tự sửa chữa những tổn thương mà chúng bị vào ban ngày. Nếu bạn mất ngủ, chức năng này không được thực hiện, lâu dần sẽ gây nên các bệnh thận nguy hiểm.
Uống nhiều cà phê
Cũng như muối, caffeine có thể làm tăng huyết áp và tạo nhiều áp lực cho thận. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể làm suy giảm chức năng và gây ra nhiều bệnh thận.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây ra rất nhiều tác hại không chỉ cho thận mà còn cho cả gan của bạn.
Uống quá nhiều rượu
Uống rượu với lượng nhỏ và điều độ rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn lạm dụng thì nó lại là cách nhanh nhất bạn tàn phá cơ thể. Rượu được xem là một loại “độc tố hợp pháp” gây ra rất nhiều áp lực cho thận và gan.
Hệ thống lọc máu là một vòng tuần hoàn, gồm kim ra và kim vào. Máu từ đường ra sẽ qua màng lọc để lọc sạch máu và nước dư thừa.
" alt=""/>Ăn mặn, nhịn tiểu làm thận có sỏiVới vai trò là cơ quan được giao trách nhiệm điều phối, đôn đốc triển khai CPĐT, Bộ TT&TT đã tổng hợp kinh nghiệm, cách làm hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương trên 5 góc độ thành phần của khung kiến trúc. Cụ thể là: phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển cơ sở dữ liệu, phát triển nền tảng, phát triển ứng dụng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Về phát triển hạ tầng kỹ thuật
Nếu như trong các giai đoạn trước đây, hạ tầng kỹ thuật cho CPĐT còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, là điểm nghẽn của quá trình phát triển thì thời gian qua một số bộ, ngành, địa phương đã có cách làm hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển CPĐT.
Thành phố Đà Nẵng đã triển khai trước, thiết kế tổng thể, đồng bộ từ hạ tầng mạng đến Trung tâm dữ liệu, dựa trên công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây, dùng chung cho tất cả các cơ quan Đảng, HĐND và UBND các cấp để triển khai tập trung các ứng dụng có quy mô toàn thành phố.
Mô hình một hạ tầng kỹ thuật dùng chung cho tất cả cơ quan trong hệ thống chính trị tại địa phương thể hiện rõ tính ưu việt. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong xây dựng, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin; đồng thời tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu, tránh chồng chéo, lãng phí.
Bà Rịa - Vũng Tàu, thay vì tự đầu tư, vận hành Trung tâm dữ liệu của tỉnh, đã triển khai hình thức thuê dịch vụ điện toán đám mây của Công viên Phần mềm Quang Trung. Cách làm này đã giải quyết vấn đề tồn tại lâu nay: các trung tâm dữ liệu được đầu tư với chi phí lớn nhưng không sử dụng hết năng lực và hoạt động kém ổn định, hiệu quả do thiếu nhân sự kỹ thuật vận hành.
Về kết nối, chia sẻ dữ liệu
Kết nối, chia sẻ dữ liệu là điểm nghẽn của quá trình phát triển CPĐT nhưng trong năm 2019 và 2020, Việt Nam đã giải quyết vấn đề nhức nhối bằng việc triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương (LGSP).
![]() |
Số HTTT, CSDL kết nối, chia sẻ qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). Nguồn: egov.mic.gov.vn |
Năm 2018 chỉ có 3%, năm 2019 có 27% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, đến năm 2020, con số này là 100%. Năm 2018 chưa có hệ thống thông tin nào kết nối, chia sẻ dữ liệu, năm 2019 có 51 hệ thống và năm 2020 đã có hơn 200 hệ thống kết nối thông qua NGSP. Năm 2019 có khoảng hơn 2 triệu giao dịch, năm 2020 có tới gần 9 triệu giao dịch thực hiện thông qua NGSP. Trung bình, cứ 1 phút có 18 giao dịch chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương qua nền tảng quốc gia.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT đã được xây dựng, bước đầu phát huy hiệu quả, tiêu biểu như CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp do Bộ KH&ĐT triển khai.
![]() |
Tỷ lệ Bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tăng hàng năm. Nguồn: egov.mic.gov.vn |
CSDL quốc gia này tạo ra những cải cách lớn về đăng ký kinh doanh như: đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế trên toàn quốc; giảm thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tin học hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ về đăng ký doanh nghiệp. Tiếp nữa là CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp của Bộ GTVT kết nối thông qua NGSP phục vụ việc cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô. Hoạt động này đã tiết kiệm thời gian, công sức cho xã hội từ việc chứng thực, di chuyển, thời gian chờ xử lý, chưa kể chi phí lưu trữ bản giấy, rủi ro khi tham gia giao thông.
Về sử dụng và phát triển nền tảng
Việc ứng dụng CNTT lâu nay thường làm theo từng bước, từng phần, từng dự án, từng hệ thống thông tin nên chi phí lớn, thời gian dài, khi triển khai trên toàn quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây cũng là một điểm nghẽn trong quá trình phát triển CPĐT.
Một số bộ, ngành, địa phương đã nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của công nghệ để sớm quyết định và lựa chọn sử dụng nền tảng. Điển hình là Bộ Y tế. Trước đây, các hệ thống chuyên ngành như y tế dự phòng, khám chữa bệnh thực hiện kết nối trực tiếp xuống xã - khoảng 12.000 trạm y tế, làm phát sinh nhiều phần mềm, một xã có thể lên đến hàng chục phần mềm nhưng không kết nối, liên thông và không tạo được dữ liệu y tế cơ sở để dùng chung.
Nhằm khắc phục tồn tại này, năm 2020, Bộ Y tế đã sử dụng Nền tảng V20 để kết nối tất cả các xã, thu thập, quản lý thông tin y tế cơ sở tập trung trên toàn quốc. Từ đó, tổng hợp, phân tích, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho hoạt động y tế của tất cả các tuyến.
Thực hiện tinh thần Make in Vietnam, Bộ TT&TT đã chỉ đạo, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam xây dựng các nền tảng phục vụ phát triển CPĐT và chuyển đổi số quốc gia. Đến nay, đã có gần 40 nền tảng được ra mắt với các “tên tuổi cũ” như Viettel, VNPT, FPT, CMC, BKAV, MISA và “tên tuổi mới” như 1Office, Base, ezCloud.
Về phát triển ứng dụng, dịch vụ
Một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất của CPĐT là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 4. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất mà Nghị quyết số 17 đặt ra.
DVCTT mức 4 năm 2016 chỉ có dưới 2%, năm 2017 dưới 3%, năm 2018 dưới 5% và năm 2019 mới đạt khoảng 10%. Trong bối cảnh đó, tỷ lệ 30% DVCTT mức 4 vào năm 2020 mà Nghị quyết 17 đặt ra tưởng như khó khả thi, nhưng đến hết năm 2020, cả nước đã có gần 31% DVCTT mức 4. Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngay trong năm 2020 đã đạt được con số 100% dịch vụ công đủ điều kiện mức độ 4. Bến Tre, Tây Ninh là các tỉnh điển hình về đích với 100% dịch vụ công đủ điều kiện mức độ 4 chỉ trong năm 2020, trong khi xuất phát đầu năm với tỉ lệ rất thấp.
Về triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Trở ngại trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại cơ quan nhà nước chủ yếu là trình độ nhân lực về ATTT còn hạn chế, chưa có nhiều chuyên gia giỏi, thiếu bộ phận chuyên trách, thống nhất để bảo đảm ATTT.
Để giải quyết các vấn đề trên, Bộ TT&TT đã ban hành hướng dẫn triển khai bảo đảm ATTT theo mô hình 4 lớp gồm: Tổ chức lực lượng ATTT tại chỗ; Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ ATTT; Kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát quốc gia.
Nếu như năm 2019 chưa có bộ, ngành, địa phương nào triển khai bảo vệ 4 lớp thì đến hết năm 2020, 100% các bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo vệ 4 lớp ở mức cơ bản, nâng cao mức độ sẵn sàng hơn trong việc ứng phó với rủi ro mất an toàn, an ninh mạng. Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với nhau tốt hơn, cảnh báo nhiều lỗ hổng, điểm yếu, giúp các cơ quan, tổ chức khắc phục nhiều sự cố nghiêm trọng.
Đề xuất duy trì cơ chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về CPĐT
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, một số nhóm chỉ tiêu chưa hoàn thành là mức độ sử dụng DVCTT của người dân, chỉ tiêu về định danh và xác thực điện tử.
Đối với mức độ sử dụng DVCTT chưa đạt chỉ tiêu, phải đưa 100% DVCTT lên mức độ 3, 4 trước, sau đó thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng. Đồng thời, phát hiện ra những dịch vụ nào không có nhu cầu sử dụng để điều chỉnh.
![]() |
Phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử diễn ra chiều 10/3 |
Đối với chỉ tiêu về định danh và xác thực điện tử, Bộ TT&TT sẽ sớm trình lại Chính phủ xem xét, thông qua Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử sau khi tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ và có kế hoạch thúc đẩy phổ cập danh tính số trên toàn quốc.
Một số chỉ tiêu còn lại đặt mục tiêu 100% trong Nghị quyết 17 đều đã tiệm cận mức độ trên 98% vào cuối năm 2020 và sẽ hoàn thành trong quý I/2021.
Thứ trưởng Bộ TT&TT khẳng định, trong 5 năm qua, đặc biệt là năm 2019 và 2020, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc gia về CPĐT, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương mà một trong những điển hình là Văn phòng Chính phủ, Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, có cách tiếp cận mới để giải quyết các điểm nghẽn. Từ đó, đặt nền móng cho sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn trong giai đoạn 5 năm tiếp theo. Để thay đổi thứ hạng quốc gia, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng xin đề xuất duy trì cơ chế hoạt động hiệu quả này của Ủy ban Quốc gia về CPĐT trong 5 năm, 10 năm và lâu hơn nữa.
VietNamNet
Chính phủ số sẽ được hình thành vào năm 2025. Chuyển đổi từ Chính phủ điện tử thành Chính phủ số là sự chuyển đổi có tính căn bản. Thách thức của Chính phủ số là quản lý sự thay đổi.
" alt=""/>Đề xuất duy trì cơ chế hoạt động hiệu quả của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử