Thứ năm,công tác đầu tư cơ sở vật chất được quan tâm, tập trung thực hiện:
Năm học 2021-2022, khối các trường trực thuộc Sở đã được Hà Nội quan tâm xây mới, thành lập mới 6 trường học các cấp; cải tạo, sửa chữa 45 trường. Các quận, huyện, thị xã đã xây mới, thành lập mới 45 trường học các cấp học; cải tạo, sửa chữa được 560 trường học các cấp học.
Thứ sáu: Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện.
Kết quả thực hiện đến tháng 12/2022: Đã công nhận đạt chuẩn quốc gia cho 22 trường; công nhận kiểm định chất lượng giáo dục, hoàn thành các thủ tục để trình UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia cho 07 trường, công nhận lại 05 trường...
Thứ bảy,chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên.
100% cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học của Hà Nội đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2005. Tổ chức lớp “Bồi dưỡng, nâng cao phương pháp dạy học, công nghệ thông tin ở nước ngoài cho giáo viên đạt điểm IELTS từ cao xuống thấp” tại nước Úc cho 200 giáo viên.
Thứ tám, công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo có sự tiến bộ vượt bậc.
Chỉ số cải cách hành chính của Sở GD-ĐT Hà Nội tăng 8 bậc từ xếp vị trí thứ 17 lên xếp vị trí thứ 9/22 Sở, ngành, cơ quan thuộc thành phố.
Thứ chín, tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế hai kỳ thi quan trọng.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 với tổng số học sinh dự tuyển sinh là 129.000 (tăng 19.000 so với năm học 20221-2022); đảm bảo đủ chỗ học tất cả các em học sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với 97.988 thí sinh tham gia. Kết quả: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt 99,1% (năm 2021, đạt 98,9%); có 31.048 bài thi đạt từ 9 điểm trở lên, trong đó có 401 bài thi đạt điểm 10.
Công tác tuyển sinh trực tuyến vào các lớp đầu cấp năm học 2022-2023 đảm bảo nghiêm túc, công khai.
Thứ mười, học sinh Thủ đô đã khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 125 học sinh đạt giải tại các Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và 82 huy chương, giải thưởng quốc tế; đạt giải Nhất toàn đoàn Hội thi “Giai điệu tuổi hồng toàn quốc lần thứ XII-2022”...
" alt=""/>10 thành tích nổi bật của ngành giáo dục Hà Nội 2022Đáng chú ý, theo chuyên gia RMIT, những công việc sáng tạo nội dung và mang tính chất lặp đi lặp lại trong văn phòng có nhiều khả năng bị thay thế bởi AI tạo sinh, trong đó phải kể đến nghề phân tích thị trường, viết tài liệu kỹ thuật và phát triển website, vốn từng được coi là những nghề ổn định với người có trình độ đại học.
Phân tích kỹ hơn về thị trường lao động Việt Nam, Tiến sĩ Jung Woo Han cho hay, là nền kinh tế mới nổi vẫn phụ thuộc đáng kể vào lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp, Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi AI. Do đó, tác động ngắn hạn của AI tới thị trường việc làm Việt Nam sẽ tương đối thấp so với các quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, chuyên gia RMIT nêu rõ: Điều đó không có nghĩa là thị trường việc Việt Nam an toàn trước công nghệ đột phá và một số lĩnh vực dịch vụ nhất định chẳng hạn như du lịch, sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng trong vài năm tới. Khi AI tiên tiến kết hợp với công nghệ robot mới nhất, thị trường việc làm trong các lĩnh vực có thể bị ‘rúng động’.
Minh chứng cho nhận định của mình, Tiến sĩ Jung Woo Han dẫn thông tin của OpenAI - nhà phát triển ChatGPT cho rằng các công việc có trình độ đại học sẽ chịu nhiều rủi ro hơn so với công việc chỉ đòi hỏi bằng cấp trung học. Bởi lẽ, người có trình độ học vấn làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ có yêu cầu sáng tạo nội dung nhiều hơn. Không chỉ vậy, khả năng tạo nội dung kết hợp yếu tố tương tác trực tiếp còn đe dọa những nhân viên tuyến đầu trong lĩnh vực dịch vụ, như cách AI mang tên Sapia có thể phỏng vấn ứng viên bằng chatbot trong quá trình tuyển dụng.
‘Điều quan trọng là phát triển các kỹ năng AI mới nổi’
Đưa ra lời khuyên với người lao động Việt, Tiến sĩ Jung Woo Han khuyến nghị, thay vì lo lắng quá mức về việc làm sao để giữ công việc, điều quan trọng là cần phát triển các kỹ năng AI mới nổi. “Dù tất cả các kỹ năng và kiến thức dần dà đều có thể bị AI thế chỗ, vẫn có một lĩnh vực có thể không bao giờ bị thay thế bởi bất kỳ công nghệ nào. Đó là thái độ tích cực để xây dựng văn hóa năng suất, nuôi dưỡng đổi mới và sáng tạo, từ đó khai phá tiềm năng vô hạn cho tổ chức”,Tiến sĩ Jung Woo Han nêu quan điểm.
Chia sẻ phát hiện từ tọa đàm ‘Nhân sự RMIT-Deloitte 2023’, Tiến sĩ Jung Woo Han cho biết: Các doanh nghiệp Việt còn chưa nhận thức rõ ràng về cách AI có thể tạo ra giá trị cụ thể cho công việc hằng ngày của họ. "Tại tọa đàm, Phó giáo sư Phạm Công Hiệp, quyền Phó trưởng khoa phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới tại Khoa Kinh doanh thuộc RMIT Việt Nam, nêu ra một vấn đề quan trọng là AI được thiết kế để giao tiếp với con người thông qua giao diện trò chuyện”, Tiến sĩ Jung Woo Han thông tin thêm.
Theo chuyên gia RMIT, học về AI nên được coi như học một ngôn ngữ mới. Một khi càng có nhiều người được đào tạo để giao tiếp hiệu quả với AI thì nó càng có thể giúp tạo ra và mang lại nhiều kết quả có giá trị hơn. Cùng với đó, độ tin cậy và tính đạo đức của việc AI thống trị khả năng tạo ra kiến thức trong xã hội đang dấy lên quan ngại đáng kể. Bởi lẽ, AI tạo sinh ‘cố gắng trả lời các câu hỏi của chúng ta ngay cả khi chúng không hiểu rõ ràng’.
“Mức độ tin cậy và hợp lệ của những câu trả lời tạo ra bởi AI thường bị nghi ngờ, làm dấy lên những vấn đề về bản quyền và đạo văn. Nếu ngày càng có nhiều nội dung được tạo ra dựa trên một AI thống lĩnh trên thị trường, thì thuật toán AI của họ sẽ tạo ra sự thiên vị nhất định. Ngoài ra, có rất nhiều báo cáo và nghiên cứu cho thấy AI có thể làm trầm trọng hóa nạn phân biệt chủng tộc và các hình thức phân biệt đối xử khác trong xã hội con người. Vì vậy, cần phải có khung pháp lý để ngăn chặn những tác động tiêu cực này”, Tiến sĩ Jung Woo Han đề xuất.
" alt=""/>Doanh nghiệp Việt chưa nhận thức rõ cách AI tạo giá trị cho công việc hằng ngày