您的当前位置:首页 > Bóng đá > Sau Apple, đến lượt Valve bị kiện độc quyền khi áp thuế 30% trên Steam 正文

Sau Apple, đến lượt Valve bị kiện độc quyền khi áp thuế 30% trên Steam

时间:2025-01-24 08:28:53 来源:网络整理 编辑:Bóng đá

核心提示

Valve bị cáo buộc lạm dụng nền tảng Steam độc quyền để "hút máu" các nhà phát triển game PC với mức ngan 98 nudengan 98 nude、、

Valve bị cáo buộc lạm dụng nền tảng Steam độc quyền để "hút máu" các nhà phát triển game PC với mức phí lên đến 30%.

Logo Valve được khắc trong một phòng làm việc.

Nhà phát triển game Indie đồng thời cũng là sáng lập gói mua game chung Humble Indie Bundle,đếnlượtValvebịkiệnđộcquyềnkhiápthuếtrêngan 98 nude Wolfire Games, đã đệ đơn kiện đối với Valve  - nhà sản xuất đứng sau nền tảng phân phối game Steam nổi tiếng. Cáo buộc công ty này sử dụng lợi thế độc quyền của Steam trên nền tảng PC, nhằm trích "mức hoa hồng cao quá đáng cho gần như mỗi giao dịch thông qua cửa hàng của họ - 30%".

Thế độc quyền không thể phá vỡ

Vụ kiện đã được đệ trình lên tòa án liên bang Washington, tập trung vào những cáo buộc được cho là ràng buộc bất hợp pháp của nền tảng Steam và cửa hàng Steam đối với các nhà phát triển game. Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, đại đa số các game thủ PC đều đã bị "gắn chặt" với Steam do hiệu ứng rộng lớn của nó cũng như phí chuyển đổi khá cao nếu muốn chuyển sang một nền tảng mới.

Điều đó đã biến nền tảng này trở thành "một thứ buộc phải có của các nhà phát hành game", những người cần tiếp cận thị phần khách hàng trên Steam để phát triển. Tuy nhiên, các tựa game có mặt trên Steam Store đều phải trả "khoản thuế 30%" trong tổng doanh thu cho Valve. Bằng cách sử dụng vị thế như là "kẻ gác cổng" cho cửa hàng độc quyền của mình, Valve đã áp đặt quyền uy lên các nhà phát hành game PC, dẫn đến khoản thuế "nhỏ nhưng đáng kể và kéo dài" nếu so sánh với một thị trường có tính cạnh tranh thực sự.

Vụ kiện lần này là sự góp mặt của một loạt các đối thủ cạnh tranh với Steam. Có thể điểm qua một vài cái tên cộm cán trong "tập thể nguyên đơn" này như: CD Projekt Red, EA, Microsoft, Amazon và Epic. Chưa kể đến các "nhà phân phối thuần túy" với các cửa hàng vật lí như GameStop, Green Man Gaming, Impulse và Direct2Drive).

Các đối thủ cáo buộc trạng thái "đóng kín" của Steam khiến cho không một cửa hàng nào có thể làm "sứt mẻ" vị thế độc quyền của Valve, mặc cho những khoản tài trợ khủng. Ngay cả Epic Games Store "đốt" hàng trăm triệu USD để giữ game độc quyền và phát hành các trò chơi miễn phí trên nền tảng, cũng chỉ chiếm thị phần "trên 2% một chút" (trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm ngoái, CEO Tim Sweeney của Epic ước tính thị phần của Epic Games Stores khoảng 15%).

Thế độc quyền lớn đến thế nào?

Wolfire ước tính Valve kiểm soát "khoảng 75%" thị trường bán game 30 tỷ USD, một con số tương ứng với các ước tính công khai khác về sự thống trị của Steam. Thu phí dịch vụ 30%, doanh thu 6 tỷ USD từ cửa hàng chia cho đầu người khoảng 360 nhân viên của Valve rơi vào khoảng 15 triệu USD doanh thu mỗi nhân viên.

Giới hạn Steam key

Có một cách khác để các nhà phát hành game có thể bán các tựa game trên Steam ở các cửa hàng khác. Theo đó, một nhà phát hành có thể tạo key miễn phí từ Steam, sau đó mang các key này đi bán trên các nền tảng khác với hy vọng chỉ phải trả mức hoa hồng thấp hơn.

Tuy nhiên, Valve đã đặt ra những hạn định đối với tính năng này. Valve đề ra một "Quy tắc ngang giá" (Price Parity Rule) hướng đến các nhà phát hành, theo đó các key từ Steam sẽ không được bán trên các dịch vụ hoặc trang web khác nếu mức giá đó thấp hơn niêm yết trên Steam. Ngoài ra, Valve cũng có quyền từ chối các yêu cầu tạo key nếu nhà phát hành đề nghị "số lượng key quá lớn và không đem đến những giá trị tốt đẹp cho khách hàng Steam" (Valve không định nghĩa cụ thể "quá lớn" và "giá trị tốt đẹp" là gì).

Khi yêu cầu key, các nhà phát hành cũng phải đồng ý chọn vào ô có nội dung "Tôi đồng ý sẽ không cung cấp cho khách hàng Steam một thỏa thuận thấp hơn". Valve cũng sử dụng cái mà bên thưa kiện gọi là "Điều khoản phủ quyết về giá" (Price Veto Provision) được thực thi có chọn lọc để thay đổi giá trên Steam Store đối với các tựa game được rao bán "mềm" hơn ở những nền tảng khác, ngay cả trong trường hợp các tựa game đó không sử dụng nền tảng Steam.

Người ta có thể lập luận rằng những hạn chế này của Valve là để ngăn các nhà phát hành game "ngồi không hưởng lợi" từ nền tảng Steam. Chẳng hạn như, bằng cách bán phần lớn các Steam key của họ trên một cửa hàng khác, nhà phát hành game vẫn có thể nhận được tất cả ích lợi từ Steam trong khi vẫn tránh được mức phí 30%. Và chính Apple cũng sử dụng các luận điểm tương tự trong cuộc chiến pháp lý với Epic đối với tựa game Fornite và App Store.

Tuy nhiên, phía Wolfire cho rằng biện pháp bảo vệ giá của Steam thực chất là một "biện pháp hạn chế cạnh tranh" nhằm đảm bảo "Valve có thể ngăn các cửa hàng đối thủ đem đến cho khách hàng mức giá sản phẩm thấp hơn, đối với các tựa game có mặt trên Steam, không khuyến khích lượng lớn người dùng Steam Store chuyển sang nền tảng của họ". Do các biện pháp bảo vệ giá của Valve, mà "các nhà phân phối đối thủ không có cách nào để thu hút khách hàng và lấy đi thị phần từ tay Valve, vì những nỗ lực của họ nhằm cạnh tranh về giá (ví dụ như tính phí hoa hồng thấp hơn) đã bị chặn bởi các yêu cầu ngang giá của Valve". Vì thế, Valve ít phải đối mặt hoặc thậm chí không hề có áp lực cạnh tranh đối với cơ cấu hoa hồng 30% của mình.

Bên nguyên đơn cho rằng cách hữu hiệu duy nhất để chống lại những biện pháp này đó là "tránh sử dụng nền tảng Steam". Nhưng vị thế độc quyền của Valve lại cho thấy "không có lựa chọn thay thế khả thi về mặt kinh tế" dành cho hầu hết tựa game PC. Mặc dù vẫn có một số trường hợp ngoại lệ (chẳng hạn như League of Legends của Riot), nhưng những tựa game như vậy "thường yêu cầu một hành trình dài được công nhận và thành công, trước khi có thể lớn mạnh mà không cần đến nền tảng Steam Gaming".

Đơn kiện cho rằng "về cơ bản, Valve đã áp đặt một khoản thuế lớn đối với ngành công nghiệp game PC. Nếu Valve không có những ngăn cản cạnh tranh về giá đối với các tựa game trên Steam, thì các game thủ và nhà phát hành sẽ được trải nghiệm một nền tảng liền mạch, không phân mảnh mà vẫn được hưởng những lợi ích từ việc cạnh tranh về giá trên thị trường phân phối. Điều đó sẽ cải thiện chất lượng trải nghiệm cho game thủ và nhà phát hành, đồng thời cũng giảm giá tiền cho tất cả các bên".

Vụ kiện lần này xảy ra vào thời điểm mà Microsoft đã công bố kế hoạch cắt giảm tỉ lệ chia doanh thu mỗi tựa game trên Microsoft Store, từ 30% xuống 12%, bắt đầu từ tháng 8. Nó cũng diễn ra vài tháng sau khi một nhóm năm người dùng Steam tiến hành một vụ kiện tương tự cáo buộc vị thế độc quyền của Valve đang giữ giá trò chơi cao một cách phi lý.

(Theo VnReview, Ars Technica)