![]() |
Những nhân vật của bộ phim như "Tôn Ngộ Không" Lục Tiểu Linh Đồng, "Trư Bát Giới" Mã Đức Hoa, "Đường Tăng" Trì Trọng Thuỵ,... trở thành những nhân vật huyền thoại, không ai có thể thay thế. |
![]() |
Người hâm mộ luôn quan tâm tới hậu trường của bộ phim. Mới đây, Sina đã công bố loạt ảnh hậu trường khiến fan vô cùng thích thú. |
![]() |
Thầy trò Đường Tăng chụp ảnh cùng những nhân viên hậu trường trong lúc quay phim. |
![]() |
Những nhân vật "sừng sỏ" của chốn thiên đình trong phim cũng có lúc vô cùng vui vẻ như vậy. |
![]() |
Một nhân vật trong phim. |
![]() |
Tất cả các cảnh quay đều được chuẩn bị rất công phu và tốn công sức của nhiều người trong đoàn làm phim. |
![]() | ||
Nhân vật Phật Tổ Như Lai cũng vui vẻ chụp ảnh trong hậu trường làm phim.
|
Hà Lan
Sau vai diễn thằng Cò trong bộ phim Đất phương Nam, Phùng Ngọc đã rẽ sang một con đường mới, khép lại sự nghiệp diễn xuất. Phùng Ngọc “thằng Cò Đất phương Nam" ngày nào chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp của mình.
" alt=""/>Loạt ảnh hậu trường 'Tây du ký' phiên bản 1986 khiến nhiều người thích thú5 năm sau, bà Tâm đưa hai con rời Sài Gòn về quê Phù Cát, Bình Định sống. Trước khi về quê, bà đến nhà người đàn ông mình đã cho con trước đây ở Quận 10 đón con về nhưng không được vì họ đã chuyển nhà.
Ngồi trên chiếc xe khách về quê, bà Tâm bồn chồn, lo lắng, thương con gái lớn phải chịu bao thiệt thòi. Những năm sau đó, bà tìm chị Hà khắp nơi mà không được.
Tháng 6/2019, nhờ chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, mẹ con bà đã tìm thấy nhau. Ở tuổi 81, bà Tâm bay từ Mỹ về gặp con gái sau 44 năm lạc nhau mà lòng rạo rực, hạnh phúc.
Chị Hà cũng mừng khôn xiết khi tìm được người thân. ‘Thấy mẹ và các em khỏe mạnh, tôi vui lắm. Tôi chỉ cần vậy thôi. Từ nay, tôi đã có quê hương, có mẹ, có em trai, em gái và các cháu. Từ nay, tôi đã được gọi điện thoại nói chuyện với mẹ rồi’, chị nói với VietNamNet khi lần đầu gặp mẹ sau thời gian dài lạc nhau.
![]() |
Chị Hà và em gái. |
Gặp con gái được một tuần, bà Tâm phải trở lại Mỹ sống cùng vợ chồng con trai thứ hai. Chị Hà cũng quay trở lại với công việc đi nhặt ve chai, nuôi con trai đang học đại học.
Mới đây, chia sẻ với VietNamNet, chị cho biết, hơn 7 tháng qua, cứ hai ngày một lần mẹ con chị gọi video nói chuyện với nhau. ‘Dù không được ở bên mẹ, nhưng tôi thấy rất gần’, giọng chị Hà hạnh phúc.
Bà Tâm hứa với con, hai năm nữa cháu ngoại tốt nghiệp đại học bà sẽ về Sài Gòn chúc mừng cháu. Nghe mẹ nói, nước mắt chị Hà rưng rưng vì thương và lo cho sức khỏe của mẹ.
‘Nhiều người nói, giờ tôi đi nhặt ve chai làm gì nữa, có mẹ bên Mỹ gửi tiền về cho rồi. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi tìm mẹ là để mình được ở bên gia đình, con trai tôi có nguồn cội.
Chiếc xe đạp cũ là phương tiện đi làm của chị Hà mấy chục năm qua. |
Em trai tôi bị tật ở chân. Em gái thì đang bị bệnh. Hai đứa nó giờ cũng khó khăn lắm.
Mẹ tôi năm nay bước qua tuổi 82 rồi, trí nhớ không còn minh mẫn nữa. Vừa rồi, mẹ bị té sưng hết cả mặt. Tôi ở xa không lo được gì cho bà cả. Giờ tôi chỉ mong mẹ khỏe mạnh, sống lâu hơn nữa để tôi được gọi điện nói chuyện với bà mỗi ngày. Còn vật chất, trước đây tôi sống ra sao thì giờ vẫn vậy’, người mẹ một con nói.
Những ngày cuối năm, ve chai nhiều, công việc của chị Hà bận hơn. Buổi sáng, chị đạp xe ra chợ, đến mấy quán ăn, chung cư gần chỗ ở gom lon bia, sắt vụn, thùng giấy cũ… đi bán. Buổi chiều, được trường đại học của con trai cho giấy vụn, các đồ dùng cũ, chai nhựa bỏ đi, hơn hai năm qua, ngày nào chị cũng đạp xe từ nhà đến Quận 12 lấy về bán kiếm thêm thu nhập. ‘Họ gom sẵn, để một chỗ, tôi chỉ đến lấy về’, chị Hà nói, giọng biết ơn.
Chị Hà cho biết, Tết năm nay chị vui hơn những năm trước, vì được nói chuyện với mẹ, em trai, em gái và các cháu qua điện thoại. |
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết. Chị Hà cho biết, Tết năm nay chị vui hơn mọi năm là vì được chúc mừng năm mới mẹ, gia đình em trai và gia đình em gái.
Ban đầu, chị Hà dự tính sẽ đưa con trai về quê Bình Định ăn Tết cùng gia đình em gái và gặp bà con, nhưng giờ phải hoãn lại. ‘Tôi tính, hai năm nữa con trai tốt nghiệp đại học rồi về luôn. Những ngày đầu năm, ve chai nhiều, tôi muốn đi làm kiếm thêm thu nhập. Tết xong, em gái tôi vào Sài Gòn chữa bệnh thì hai chị em sẽ gặp nhau’, người phụ nữ quê gốc Bình Định chia sẻ.
Chị cho biết, Tết năm nay cũng như mọi năm, chị sẽ đi làm không nghỉ. Chiều ngày cuối năm, chị sẽ mua một con gà, ít trái cây, kho một nồi thịt kho tàu và ít bánh kẹo thắp hương cho ông bà rồi dọn ra hai mẹ con ăn với nhau. Đêm giao thừa chị gọi video chúc mừng năm mới mẹ, vợ chồng em trai, em gái và các cháu ở quê.
'Tết không được ở gần mẹ, các em và các cháu, nhưng với tôi như vậy là vui rồi. Tôi chỉ mong cả gia đình tôi sẽ có sức khỏe, yêu thương nhau là được', chị Hà nói.
Đứng nhìn theo dáng con khuất dần, nghe tiếng khóc của bé Thanh Nga vọng lại, bà Tâm như đứt từng khúc ruột...
" alt=""/>Tết bên gia đình sau 44 năm mẹ cho đi làm con nuôi của chị ve chaiCùng với yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương, định hướng phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045.
Theo đó, mục tiêu tạo bước đột phá phát triển toàn diện các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, bảo đảm hiệu quả, bền vững.
Đến năm 2030, phấn đấu đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; phát triển hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng, xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến “An toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn”.
Đến năm 2045, phấn đấu đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn, nằm trong nhóm 10 điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp 10% GRDP.
Để thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình tập trung thực hiện chuyển đổi số, từng bước hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, du lịch số, coi đây là đòn bẩy cho ngành du lịch phát triển bền vững hơn.
Theo lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Binh Bình, ngành du lịch địa phương đã tập trung triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số.
Trong đó, tỉnh đã xây dựng hệ thống thông tin số du lịch tỉnh Ninh Bình phục vụ công tác quản lý nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch; tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ khách du lịch.
Ngoài ra, Sở Du lịch cũng đã triển khai phần mềm tiện ích du lịch thông minh; hệ thống wifi hỗ trợ các ứng dụng du lịch thông minh, các ki-ốt du lịch hỗ trợ khách tại các khu, điểm du lịch chính trên địa bàn tỉnh; phần mềm ứng dụng hướng dẫn viên du lịch ảo tích hợp trên nền tảng website và thiết bị di động.
Đặc biệt, địa phương cũng đã số hóa 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch; thiết lập kết nối liên thông hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp; thường xuyên cập nhật dữ liệu của ngành trên hệ thống chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh (OIC)….
Đến nay, đơn vị đã xây dựng phần mềm thuyết minh du lịch ảo Chatbox AI đưa vào sử dụng và đã tạo lập gần 100 tài khoản cho các doanh nghiệp để đưa dịch vụ trên phần mềm du lịch thông minh của ngành; triển khai marketing trên 7 nền tảng số của mạng xã hội; xây dựng hơn 120 clip quảng bá với hơn 7 triệu lượt tương tác.
Chuyển đổi số đã góp phần thúc đẩy thu hút du khách đến với Ninh Bình, nhờ đó du lịch Ninh Bình luôn nằm trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước.
Ninh Bình cũng là địa phương được nhiều chuyên trang du lịch có uy tín trong nước và quốc tế bình chọn là điểm đến hấp dẫn, điểm du lịch hiếu khách và được yêu thích nhất.
Đình Sơn
" alt=""/>Ninh Bình tích cực chuyển đổi số trong du lịch