- Hãy tưởng tượng, đêm chung kết, tên Hoa hậu được xướng lên, cô gái Đặng Thu Thảo, làm nghề trang điểm, làm nghề bán café, hay học sinh trung cấp... chứ không phải sinh viên đại học, là Hoa hậu Việt Nam. Ắt sẽ giảm đi nhiều cảm xúc và hào quang!

Là học sinh trung cấp nhưng trên áp-phích buổi giao lưu khi về trường, tân hoa hậu vẫn được gọi là sinh viên
" />

Hoa hậu Việt Nam và chuyện phiếm về sự trung thực

Công nghệ 2025-04-28 19:48:30 78546

- Hãy tưởng tượng,ậuViệtNamvàchuyệnphiếmvềsựtrungthựtrận đấu sao đỏ belgrade đêm chung kết, tên Hoa hậu được xướng lên, cô gái Đặng Thu Thảo, làm nghề trang điểm, làm nghề bán café, hay học sinh trung cấp... chứ không phải sinh viên đại học, là Hoa hậu Việt Nam. Ắt sẽ giảm đi nhiều cảm xúc và hào quang!

Là học sinh trung cấp nhưng trên áp-phích buổi giao lưu khi về trường, tân hoa hậu vẫn được gọi là sinh viên
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/73f499805.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Kashiwa Reysol vs Albirex Niigata, 12h00 ngày 26/4: Tin vào Kashiwa Reysol

 

Bức thư ngỏ dài 14 trang do thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Hội viết tay không chỉ được đông đảo các giảng viên mà rất nhiều sinh viên đồng cảm, chia sẻ.

Trong thư, thầy hiệu trưởng bày tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ các giảng viên khi đã vượt qua các trở ngại về tâm lý, rào cản về các công nghệ mới để tự tin với các giờ lên lớp qua các ứng dụng như Zoom, Teams, Google Meet… Thậm chí, có nhiều sáng kiến mới, thủ thuật hay được áp dụng.

Thế nhưng, thầy cũng đồng cảm dạy online rồi mới thấy nó vất vả, cực khổ hơn nhiều lần.

“Cá nhân tôi nghĩ, công sức phải bỏ ra gấp 3 lần. Thầy cô vất vả hơn – Vẫn cố gắng được! Nhưng còn học trò của chúng ta thì sao? Khi phải bắt nhịp với Thời khóa biểu học online giống như thời khóa biểu học face to face thì thầy cũng mệt mà trò cũng oải! Ta hãy thử dán mắt vào màn hình mấy tiếng đồng hồ mà xem. Biết nhau ngay!

Thầy mệt không chỉ vì phải chuẩn bị bài nhiều hơn mà còn phải tạo ra nhiều hoạt động hơn, giữ mức độ tương tác nhiều hơn khi chỉ giao tiếp qua màn hình. Sinh viên, sau những hào hứng, phấn khích ban đầu với công nghệ, thì bắt đầu uể oải, mệt mỏi, chán chường! Và lúc này, thầy cô giáo chúng mình bắt đầu phải “lên gân” một chút, bực mình một chút. Chúng ta lo lắng cho lũ học trò không chịu học, mất tập trung trong giờ trực tuyến (mà có Trời mới biết chúng làm gì, kể cả có bật hết Webcam lên!).

Kết quả là, thầy cô bắt đầu yêu cầu cao hơn, giao nhiều bài tập hơn và giọng nói bớt dịu dàng đi. Các giờ học trở nên nặng nề hơn, việc điểm danh sát sao hơn và thầy cô bắt đầu nói về câu chuyện kiểm tra đánh giá (Biết thân, biết phận thì học đi. Học online nhưng thi cử vẫn như bình thường đấy nhé!)”, nội dung thư viết.

Thầy hiệu trưởng chia sẻ điều thôi thúc ông viết thư ngỏ này gửi các thầy cô giáo “là một điều rất giản dị mà chúng ta có thể ngay lập tức hỗ trợ cho sinh viên của chúng ta. Nó nằm vỏn vẹn ở 3 cụm từ thôi: Giảm tải, Giảm yêu cầu và Giảm kỳ vọng”.

“Các thầy cô hãy tin tôi đi. Lứa sinh viên vượt qua được trận đại dịch này đã xuất sắc vượt qua một khóa học về ứng dụng công nghệ thông tin khó nhất, tích lũy được các kỹ năng quan trọng nhất như: Quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, biết cách vượt qua áp lực, kỹ năng đàm phán, phản biện… và quan trọng hơn các em ấy biết trân quý những giá trị, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô và biết chấp hành kỷ luật.

Những năng lực và kỹ năng này có được trong hơn 2 tháng qua mà nếu bình thường thì phải vài năm mới có.

Do vậy, xin các thầy cô hãy GIẢM TẢI. Xin hãy giảm bớt những nội dung chưa thực sự cần thiết (có thể học sau cũng được mà!). Xin hãy giao bớt bài tập, giảm tần suất các buổi trình bày. Phần thuyết trình của thầy cô xin ngắn lại, tăng giao lưu, tương tác với học trò. Học rồi phải có nghỉ ngơi, tập vài động tác thể dục rồi thư giãn. Cần tăng tiếng cười trong các giờ online thầy cô ạ! Nhìn chúng nó cười qua Webcam cũng vui mà!

Tiếp nữa, chúng mình hãy GIẢM YÊU CẦU, đặc biệt trong kiểm tra đánh giá. Nếu giao sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, xin thầy cô hãy hướng dẫn tỉ mỉ, hãy cung cấp đường dẫn đến tài liệu tham khảo, hãy chọn những chủ đề quen thuộc thôi nhé! Nếu yêu cầu nộp bài sau 01 tuần, xin cho chúng thêm thời gian (thêm 01 tuần nữa chẳng hạn!).

Sắp thi học kỳ II rồi, thầy cô hãy cho sinh viên đề cương ôn tập, trong đó công bố rõ trọng tâm, trọng điểm nội dung cần học (nhớ là GIẢM TẢI nhé). Bình thường chúng ta yêu cầu 10 phần, nay thầy cô chỉ yêu cầu 07 phần là lý tưởng rồi. Sau khi đã giảm tải trong quá trình học, giảm yêu cầu trong kiểm tra đánh giá thì tự nhiên những KỲ VỌNG quá cao của chúng ta cũng được giảm bớt. Mục tiêu nay đã được xác định sát thực hơn, thầy cũng bớt lo mà trò cũng thấy thoải mái. Kết quả khi ấy sẽ tốt hơn và tạo ra cho chúng ta tâm lý tốt hơn – điều mà chúng ta rất cần trong lúc này”.

 

Cuối thư, thầy hiệu trưởng cho rằng các giảng viên không nên quá lo lắng việc liệu chất lượng có bị giảm sút hay sinh viên có tranh thủ để buông xuôi. Bởi các sinh viên cũng có lòng tự trọng và sẽ cố gắng vì biết thầy cô vất vả là vì mình.

“Những gì được dạy trên lớp, sinh viên sẽ học qua nhiều con đường khác. Những gì chưa xuất hiện trong bài kiểm tra hôm nay, không lo – các thầy cô sẽ làm điều đó ở học kỳ sau.

Nhưng nếu mất đi niềm vui thích, động lực họp tập, rất có thể những bước chệch choạc ngày hôm nay sẽ là bước trượt dài ngày mai. Chúng ta phải giữ cho bằng được niềm tin yêu của sinh viên với Nhà trường, với thầy cô. Chúng ta sẽ gặp lại các em ấy trên giảng đường. Và khi ấy, các em đã chững chạc hơn, trưởng thành hơn. Thầy và trò cùng nhìn lại thời dạy và học của kỳ nghỉ Tết kéo dài này và tự nói: WE MADE IT! Chúng ta đã vượt qua và chiến thắng!”.

{keywords}
Thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ -DDHQG Hà Nội viết thư tay dài 14 trang kêu gọi các giảng viên “giảm kỳ vọng” qua dạy học online đối với sinh viên.

Sau khi nội dung lá thư được đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được hàng trăm lượt yêu thích, bình luận bày tỏ sự cảm ơn thầy giáo khi đã hiểu tâm tư của giảng viên và của chính các sinh viên.

Không chỉ các sinh viên mà nhiều phụ huynh cũng chia sẻ sự ủng hộ của mình với những tâm tư của thầy giáo.

Một thành viên bình luận: “Thầy hiệu trưởng tuyệt vời nhất quả đất. Bức thư sẽ là động lực cho cả thầy và trò nhà trường”

Thành viên khác bình luận: “Không biết nói gì hơn ngoài hai chữ Tuyệt vời. Một người thầy vừa có tâm vừa có tầm. Yêu quý và lo lắng cho đồng nghiệp và sinh viên. Kính chúc thầy cô giáo cùng toàn thể sinh viên và tất cả mọi người trong ngôi nhà ULIS luôn bình an mạnh khỏe trong đại dịch Covid-19”.

Thanh Hùng

Những tình huống hài hước khi dạy học trực tuyến

Những tình huống hài hước khi dạy học trực tuyến

- Vừa bật máy tính kết nối với học sinh để dạy trực tuyến, cô T. hoảng hồn khi thấy qua màn hình ở đầu bên kia nguyên cả một... cái bàn thờ. Hỏi ra mới biết trò vào học ở phòng thờ để có không gian yên tĩnh.

">

Viết thư tay 14 trang về dạy online, thầy hiệu trưởng được 'thả tim' rần rần

Dù cậu con trai vẫn đang cần được điều trị và vật lý trị liệu hằng ngày nhưng chị vẫn rất hy vọng một ngày nào đó Khánh của chị sẽ khỏe dần lên. 

Chị kể với chúng tôi về từng biến chuyển nhỏ của con tăng lên từng ngày. Đối vói chị, dù chỉ một ánh nhìn, một cử động cũng như tiếp thêm sức mạnh cho chị. Bởi chị đã từng nghĩ mình trắng tay, vì một đứa con đã mất, một đứa không còn tiền điều trị để xin về.  

{keywords}
Đại diện Báo VietNamNet trao tiền bạn đọc ủng hộ cho mẹ bé Nguyễn Quốc Khánh

 Vậy mà hôm nay, bác sĩ thông báo với chị rằng, con chị không phải phẫu thuật nữa vì sau khi được điều trị nội vết thương cũ không bị phù lên. Khánh đã được chuyển đến BV Phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp, quận 8 để tiếp tục điều trị và vật lý trị liệu. 

Bệnh của Khánh có thể không khỏi trong một sớm một chiều vì di chứng quá nặng nề. Nhưng hôm nay, chị Thanh đã nhìn thấy chút hy vọng. 

Có được như ngày hôm nay, một phần nhờ vào sự động viên chia sẻ của bạn đọc  Báo VietNamNet. Đã có biết bao nhiêu bạn đọc từ khắp mọi nơi trong ngước cũng như ở nước ngoài gửi tiền về giúp đỡ cho bé Khánh kịp thời. 

Em Trác Quốc Khánh bị tai nạn, sau tai nạn hậu quả khá nặng  nề. Em đã được phẫu thuật 5 lần để điều trị chấn thương sọ não, nhưng tình trạng vẫn không ổn. Sau đó Khánh còn bị viêm màng não do phẫu thuật nhiều lần. Tính mạng của Khánh rất nguy kịch tưởng đã hết cơ hội vì mẹ đã bán cả đất để chữa bệnh cho con cũng không đủ. 

Khi Báo VietNamNet đăng bài: “Em con đã bỏ mẹ rồi, con đừng chết Khánh ơi” đã có rất nhiều bạn đọc quan tâm giúp đỡ.  Số tiền bạn đọc ủng hộ thông qua Báo VietNamNet là 367.605.489 đồng. 

“Nếu không có sự chia sẻ này thì không biết bây giờ Khánh đã ra sao. Chúng tôi đã thực sự bế tắc, tính đưa con về mà không đành. May mắn khi được bạn đọc của Báo VietNamNet gửi tiền đến ủng hộ mà cháu đã được chữa bệnh. Chúng tôi không thể ngờ rằng có nhiều người quan tâm chia sẻ với cháu như vậy. Chúng tôi không thể cảm ơn hết được những tấm lòng vàng đã ủng hộ cho con tôi. Chúng tôi nhờ Báo VietNamNet gửi lời cảm ơn của gia đình đến các độc giả đã yêu thương”, chị Thanh chia sẻ. 

Đức Toàn

Em con đã bỏ mẹ rồi, con đừng chết Khánh ơi!

Em con đã bỏ mẹ rồi, con đừng chết Khánh ơi!

Mỗi lần chị vào thăm, cậu con trai cứ mở mắt nhìn mẹ trân trân, giọt nước mắt trào ra chảy xuống má.

">

Trao hơn 367.605.489đ cho bé Trác Quốc Khánh

Haaland và Mbappe sẵn sàng thay thế cuộc đấu đỉnh cao giữa Messi với Ronaldo

Bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy chút buồn, hụt hẫng khi nghĩ đến một ngày môn thể thao Vua không còn nhìn thấy 2 siêu cầu thủ này tung hoành trên sân nữa.

Tuy nhiên, có lẽ thực tế sẽ không diễn ra tẻ nhạt như vậy, khi Messi và Ronaldo chưa giải nghệ, thì đã có những người kế cận mang tên Erling Haalandvà Kylian Mbappe đợi sẵn rồi.

Cả Haaland và Mbappe đều lần lượt xuất phát cùng Man City, PSG ở trận ra quân Champions League2022/23 và họ đã thu hút mọi sự chú ý.

Haaland với những con số vượt trội so với Ronaldo ở khởi đầu Champions League

Haaland ghi 2 bàn cho Man City trong chiến thắng 4-0 trên sân khách Sevilla. Tại Parc des Princes, Mbappecũng làm điều tương tự với cú đúp tung lưới Juventus mang về thắng lợi 2-1 cho PSG.

Cú đúp của Haaland vào lưới Sevilla đánh dấu lần thứ 20 anh xuất hiện tại Champions League, với 25 bàn ghi được. Chân sút Na Uy trở thành cầu thủ trẻ nhất đạt được thành tích này khi mới 22 tuổi 47 ngày.

Người nắm giữ thành tích ấy trước khi bị Mbappe xô đổ là ai? Chính là Mbappe, đạt mốc 25 bàn lúc 22 tuổi 80 ngày!

Rõ ràng, Haaland và Mbappe đang ‘đấu’ nhau ở điểm đến cả 2 hướng tới: Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

Họ chính là 2 cái tên sẽ tiếp quản cuộc đọ sức đỉnh cao kéo dài bao năm qua giữa Messi và Ronaldo.

Hiện tại, Mbappe (20/12/1998) đang có 217 bàn thắng trong sự nghiệp, còn Haaland (21/7/2022) là 145 bàn. Dĩ nhiên cả 2 còn một hành trình dài để có thể đạt được gia tài đồ sộ như Messi và Ronaldo với tổng 1.588 bàn thắng, chiếm giữ 12 Quả bóng vàng

Ở PSG lúc này, Mbappe cũng là số 1 chứ không phải Messi

Hiện tại, Haaland có được 12 bàn thắng (10 tại Premier League), nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào sau những tuần đầu tiên của mùa giải mới.

Nhiều người hâm mộ nghĩ rằng, với việc sở hữu Haaland trong đội hình, Man City của Pep Guardiola cuối cùng cũng có thể chạm tay vào chiếc cúp Champions League mà họ tìm kiếm bấy lâu.

Nhưng Pep Guardiola tuyên bố, Man City sẽ không thể giành Cúp C1 nếu dựa cả vào Haaland. Bởi để gặt danh hiệu, không chỉ cần chân sút Na Uy chơi tốt mà cả đội cũng đều phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

">

Haaland, Mbappe sẽ thay thế Messi và Ronaldo trong tương lai

Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs Cerezo Osaka, 17h00 ngày 25/4: Khách ‘tạch’

Chị biết rằng, chỉ một ngày thiếu thuốc là con chị sẽ phải đối mặt với hiểm nguy, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng chị biết phải làm gì để cứu đứa con gái ngây thơ của mình… 

Con mệt lắm mẹ ơi! 

Mở hai hộp cơm vừa mới xin về, chị Diễm chọn những miếng ngon bỏ sang phần ăn của con. Mẹ dỗ dành lắm, cô bé mới trệu trạo nhai miếng cơm. Trong người quá mệt mỏi cô bé cố gắng nhưng dường như nuốt không trôi. 

Cô bé đẩy tay ra và nói: “Mẹ ăn đi, sao mẹ gắp hết cho con vậy. Con cố ăn cho khỏe nhưng con không nuốt được. Con mệt lắm mẹ ơi!”.  

{keywords}
Con mệt lắm mẹ ơi!

Căn bệnh ung thư não đã khiến một cô bé khỏe mạnh hay nói hay cười hoạt bát mà nay phải nằm bẹp một chỗ. Cách đây khoảng 1 năm, cô bé Nguyễn Hà Nhã Trân luôn cảm thấy người choáng váng và buồn ói. 

Có khi một ngày bé phải ói tới 10 lần cho đến khi không còn gì trong bụng mới thôi. Bệnh viện địa phương nghi bé bị rối loạn tiêu hóa, nhưng uống 3 tuần thuốc triệu chứng của bé không bớt mà càng ngày càng tăng nặng thêm. 

Lúc đó, bé Trân đi không vững, bước đi loạng choạng và té ngã, gia đình nghi ngờ con bị té đập đầu nên xin bác sĩ chụp CT. Bác sĩ phát hiện trong não có khối u. Bé được phẫu thuật lấy khối u sau đó. Lành vết thương, bé lại được chuyển đến BV Ung Bướu để điều trị hóa chất. 

Nhiều đêm, chị Diễm thức trọn từ 8h tối đến 4h sáng để chăm sóc cho con. Cô bé Nhã Trân đau đớn vật vã không thể chợp mắt bắt mẹ đấm bóp không ngừng tay. Khi bé vừa chìm vào giấc ngủ, mẹ cũng gục bên cạnh con lúc nào không hay. 

Mỗi một toa  hóa chất, gia đình lại phải vay mượn tiền để đóng những khoản tiền chênh lệch ngoài bảo hiểm y tế. Thời gian nằm viện của bé khá dài nên số tiền vay mượn cũng tăng dần, cho đến hiện tại mẹ bé không còn đủ khả năng vay mượn cứu con. 

Mẹ biết làm sao cứu được con 

Câu chuyện về đời tư về hoàn cảnh gia đình của chị Diễm dường như là một câu chuyện buồn dài bất tận. Chị kể rằng, cuộc sống hôn nhân của chị cũng không được thuận buồm xuôi gió. Chị Diễm đã khóc rất nhiều. Khi bé Nhã Trân 19 tháng tuổi, chị quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân. 

Lúc đó, chị Diễm chỉ nghĩ đến đứa con làm động lực để chị vơi đi nỗi buồn. Cô con gái chị phải nhờ cậy bà ngoại chăm sóc để đi làm kiếm tiền mẹ con sinh sống.  

{keywords}
Mẹ ơi có phải con sắp chết không?

Cuộc sống của mẹ con chị không được như mong muốn, khi cô con gái đổ bệnh, chị phải nghỉ liên tục chăm con. Gần 1 năm nay, chị phải bỏ hẳn công việc sống cùng con trong bệnh viện. Suốt thời gian dài chỉ dựa vào sự cưu mang của bà ngoại và những người thân giúp đỡ. Các khoản nợ của chị cũng tăng dần và đến nay chị bảo không thể vay được nữa. 

Cô bé Nhã Trân vẫn đang cần được điều trị, nhưng người mẹ trẻ không còn khả năng kiếm tiền. Chỉ cần ngưng chữa bệnh cho Nhã Trân là “tử thần” sẽ  mang bé đi bất cứ lúc nào. 

Chia sẻ với chúng tôi chị Diễm mếu máo cho biết: “Đau đớn lắm anh (PV) ơi! Chắc cháu thấy bệnh lâu dài và đau nhiều nên cứ hỏi mẹ, con sắp chết phải không. Tôi buộc phải nói dối dỗ dành con lảng qua chuyện khác. Tôi phải cắn chặt hai hàm răng, ngoảnh mặt đi để không khóc trước mặt con. Sợ lắm, khi nghe con hỏi những câu như vậy”. 

Đức Toàn

Mọi đóng góp có thể gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Chị Hà Dương Kiều Diễm (khóm 2, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. ĐT: 0942 888 742)

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.146 (em Nguyễn Hà Nhã Trân)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436

Bố mẹ nghèo bất lực nhìn con héo mòn vì bạo bệnh

Bố mẹ nghèo bất lực nhìn con héo mòn vì bạo bệnh

- Cậu bé ngồi thẫn thờ trên giường bệnh với chiếc đầu trọc lóc, không còn một sợi tóc. 7 tuổi, Đạt gần như từ bỏ giấc mơ đến trường để chiến đấu với căn bệnh u não

">

Mẹ ơi có phải con sắp chết không?

 

Trong bộ 15 tiêu chí này, có 7 tiêu chí để đánh giá mức độ an toàn trước khi học sinh đến trường; 6 tiêu chí đánh giá khi học sinh học tập tại trường; 2 tiêu chí khi kết thúc buổi học.

{keywords}
 
{keywords}
15 tiêu chí đánh giá an toàn phòng Covid-19 đối với trường học


Mỗi tiêu chí có 2 mức độ đánh giá là “Đạt” và ‘Không đạt’.

Trường học được đánh giá “Đạt” từ 11 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí về việc 100% học sinh, cán bộ giáo viên thực hiện đeo khẩu trang đúng cách trên đường đến trường, trong quá trình học tập tại trường, tiêu chí về vệ sinh khử trùng trường lớp, trang thiết bị đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (tiêu chí 4, 5, 10, 11) sẽ xếp loại là “trường học an toàn”. Bộ GD-ĐT khuyến nghị các cơ sở này này thường xuyên kiểm tra để duy trì các tiêu chí đạt.

Trường học được đánh giá “Đạt” từ 8 đến 10 tiêu chí, trong đó phải có các tiêu chí 4, 5, 10, 11, được xếp loại “thực hiện khá, trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại”. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục này cần kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí không đạt.

Đạt từ 7 tiêu chí trở xuống, trường học được đánh giá đạt mức độ “thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học được Bộ GD-ĐT phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và tham khảo ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế để xây dựng.

Căn cứ vào bộ tiêu chí này, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở xây dựng các tiêu chí cụ thể gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, làm cơ sở đánh giá mức độ an toàn của nhà trường khi cho học sinh đi học trở lại. Đồng thời cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện công văn hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học.

Thanh Hùng

Trường học bố trí giờ vào lớp, giải lao xen kẽ khi đi học trở lại

Trường học bố trí giờ vào lớp, giải lao xen kẽ khi đi học trở lại

- Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn các các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ và TC sư phạm cùng các đơn vị trực thuộc các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại và xử trí trường hợp nghi mắc Covid-19 trong trường.

">

15 tiêu chí an toàn phòng Covid

友情链接