Những trường hợp đính chính sổ đỏ
Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định,ữngtrườnghợpphảiđínhchínhsổđỏbịcấtra cứu lịch âm cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ có trách nhiệm đính chính sổ đỏ đã cấp có sai sót trong những trường hợp sau:
- Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp sổ đỏ của người đó.
- Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Thủ tục đính chính sổ đỏ
Nếu Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện sổ đỏ đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu nộp sổ đỏ đã cấp để thực hiện đính chính.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ Khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ khi thực hiện thủ tục đính chính sổ đỏ như sau:
- Bản gốc sổ đỏ, sổ hồng đã cấp.
- Đơn đề nghị đính chính thông tin sổ đỏ (chỉ phải nộp đơn nếu sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
Bước 3: Thực hiện việc đính chính thông tin
Thông tin đính chính được thể hiện tại cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” của sổ đỏ với thông tin như sau: “Nội dung... (ghi nội dung có sai sót), được đính chính lại là... (ghi thông tin được sửa chữa lại) theo biên bản kiểm tra ngày... của…”.
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Theo Lao động
Những điều người dân cần làm ngay khi phát hiện sổ đỏ sai thông tin
Khi phát hiện sổ đỏ bị sai thông tin, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cần phải yêu cầu cầu cơ quan đã cấp sổ đính chính lại thông tin.