Trả lời VietNamNet, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, cho biết, trường đã tự chủ hoàn toàn (kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư). Như vậy với cơ chế này, nhà trường không còn nhận kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước và phải tự đảm bảo hoàn toàn các khoản chi về lương cho nhân sự, chi phí hoạt động vận hành và đầu tư (phòng học, phòng máy, thiết bị, học liệu, wifi và đặc biệt là xây dựng các công trình mới).
Nguồn thu chính của nhà trường vẫn là học phí, khoảng 65-70% tổng thu; phần còn lại đến từ các nguồn thu hợp pháp khác. Theo TS Cúc Phương, trong bối cảnh tự chủ, học phí sẽ cần có một lộ trình tăng dần để đảm bảo cân đối thu – chi và đầu tư phát triển.
“Khi học phí tăng, quỹ học bổng dành cho sinh viên sẽ tăng vì học bổng khuyến khích học tập chiếm tỉ trọng 8% tổng thu học phí. Chẳng hạn, trong năm học 2022 – 2023, nhà trường cấp hơn 17,3 tỷ đồng cho 1.645 lượt sinh viên”, bà Phương nói.
Ngoài ra, về cơ sở vật chất, nhà trường cũng cải tạo, nâng cấp và xây mới hàng năm. Bên cạnh việc duy tu, bảo trì các công trình hiện có, theo chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, nhà trường cần xây dựng mới một số công trình vì sẽ tăng quy mô đào tạo. Do đó sẽ cần có kinh phí để đầu tư.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ quan tâm đầu tư cho nguồn nhân lực để thu hút các giảng viên có trình độ cao, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
“Để thực hiện được chiến lược phát triển cần có kinh phí và nguồn kinh phí này sẽ đến từ học phí và từ các nguồn thu hợp pháp khác của nhà trường”, bà Phương cho hay.
Theo đại diện trường, đối với các khóa 2020 và 2021, học phí sẽ được giữ nguyên trong 4 năm học. Bắt đầu từ khóa 2022 trở đi, học phí được điều chỉnh theo lộ trình, quy định. Mức điều chỉnh tùy thuộc tình hình thực tế nhưng mức tăng tối đa 15%/năm học.
“Như vậy mức điều chỉnh trên không vượt quá 15% như đã thông tin trong đề án tuyển sinh và quy định học phí các năm”, TS Nguyễn Thị Cúc Phương thông tin.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, Việt Nam hiện có gần 200 công ty phát hành, sản xuất game trong nước.
Khoảng 900 game G1 và hơn 10.000 game G2, G3, G4 đang phát hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, 88% game G1 - thể loại game có hàm lượng gia công cao lại đến từ nước ngoài. Thị trường game Việt Nam đang trở thành nơi để các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh, thay vì người Việt làm chủ.
Trong lĩnh vực game, Việt Nam có nhiều công ty, doanh nghiệp, cá nhân làm game xuất sắc, trong đó có 1 kỳ lân công nghệ về game. Khoảng 50% các tựa game hot nhất hiện nay có bàn tay tham gia của người Việt, thế nhưng chúng ta lại đang làm thuê, gia công cho nước ngoài.
Nhiều tựa game hay do Việt Nam sản xuất chỉ phát hành ra thị trường toàn cầu, thậm chí có công ty đặt trụ sở ở Singapore. Điều này có nghĩa, người Việt Nam giỏi, doanh nghiệp Việt Nam giỏi, nhưng đóng góp của ngành game cho sự phát triển của đất nước còn hạn chế.
Trước thực trạng trên, Cục PTTH&TTĐT đã tham mưu Bộ Thông tin & Truyền thông xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực game trong giai đoạn 2022 - 2027.
Mục tiêu của chiến lược này là trong vòng 5 năm tới giải quyết được các vấn đề lớn của ngành game. Đầu tiên là việc xây dựng các cơ chế chính sách, bổ sung các quy định pháp luật để đơn giản hóa thủ tục hành chính, có chính sách ưu đãi cho ngành game, kéo các công ty đang đặt trụ sở ở Singapore và các nước khác về Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Bộ TT&TT sẽ ngăn chặn những game cờ bạc, game không phép, game lậu cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Cục PTTH&TTĐT sẽ tổ chức các hoạt động, sự kiện xúc tiến hợp tác, giao lưu đầu tư thương mại giữa các công ty game ở trong nước với nhau, với các quỹ đầu tư và các công ty quốc tế. Bên cạnh đó là kết nối các công ty game với cơ quan quản lý, nhằm tìm được tiếng nói chung.
Việt Nam sẽ tập trung hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành game để các công ty trong nước không còn phải đi gia công, mà chuyển hướng sang làm chủ bằng chính đôi bàn tay và khối óc người Việt.
"Ngày hội Game Việt Nam 2023 đánh dấu việc lần đầu tiên cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, phát hành và những người chơi game chung tay cùng phát triển ngành game trong nước", ông Lê Quang Tự Do nói.
Cũng tại chương trình, đại diện VnExpress đã công bố phát động Giải thưởng Game của năm 2023 (Vietnam Game Awards 2023).
Vietnam Game Awards 2023 có 14 hạng mục giải thưởng, bao gồm: Game của năm; Game di động xuất sắc; Game thể thao điện tử xuất sắc; Game Việt xuất sắc, Game có thiết kế đồ họa đẹp nhất; Nhà phát hành game xuất sắc; Đội tuyển game ấn tượng nhất, Người chơi có thành tích xuất sắc; Cộng đồng game được yêu thích nhất, Máy tính chơi game xuất sắc; Điện thoại chơi game xuất sắc; Màn hình gaming xuất sắc; Đồ uống game thủ yêu thích nhất; Kênh thanh toán yêu thích nhất.
Giải thưởng Vietnam Game Awards 2023 khởi động từ tháng 1/2023 và Gala trao giải sẽ được tổ chức vào tháng 3/2023.
Trọng Đạt
" alt=""/>Ngành game Việt thay vì gia công hãy chuyển sang làm chủCác ngành đào tạo gồm: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cộng.
Học phí là 14,3 triệu đồng/năm.
2.Trường ĐH Dược Hà Nội
Đào tạo ngành Dược học và Hóa dược.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
3. Trường ĐH Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trường ĐH Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa có quyết định thành lập năm 2020 trên cơ sở nâng cấp khoa Y Dược của trường này.
Đào tạo các ngành: Y Đa khoa, Dược học, Răng – Hàm – Mặt, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
4.Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Đào tạo các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Dược học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
5. Trường ĐH Y tế Công cộng
Đào tạo các ngành: Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Dinh dưỡng học, Công tác xã hội, Kỹ thuật hồi phục chức năng, Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Học phí: Từ 9,8 đến 14,3 triệu đồng/năm tùy từng ngành.
6. Trường ĐH Y Dược (Đại học Thái Nguyên)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
7. Trường ĐH Y Dược Hải Phòng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
8. Trường ĐH Y Dược Thái Bình
Đào tạo các ngành: Y khoa, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Dược học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
9. Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Đào tạo các ngành: Y khoa, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
10. Trường ĐH Y khoa Vinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Y tế cộng đồng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
11. Trường ĐH Y Dược (Đại học Huế)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế công cộng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
12. Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
13. Khoa Y Dược (Đại học Đà Nẵng)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Điều Dưỡng, Răng-Hàm-Mặt, Dược học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
14. Trường ĐH Y Dược TP.HCM
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng.
Học phí: Từ 30-70 triệu đồng/năm tùy ngành. Năm sau tăng thêm 10% so với năm trước.
15. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng, Khúc xạ nhãn khoa.
Học phí: Từ 14,3-28,6 triệu đồng/năm tùy vào hộ khẩu của sinh viên.
16. Khoa Y (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học.
Học phí: Từ 55-88 triệu đồng/năm, tùy từng ngành.
Hiện chủ trương phát triển Khoa Y thành Trường ĐH Khoa học sức khỏe đã được Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua. Theo lộ trình sẽ mở thêm các ngành Điều dưỡng, Y học cổ truyền.
17. Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Dược học, Điều dưỡng, Y tế cộng đồng, Xét nghiệm y học.
Học phí cho chương trình đại trà: 24,6 triệu đồng/năm.
18. Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Đào tạo ngành Dược học;
Học phí: 40 triệu đồng/năm.
19. Trường ĐH Tây Nguyên
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
20. Trường ĐH Duy Tân
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Điều dưỡng.
Học phí: Từ 14,38- 59,6 triệu đồng/năm, tùy từng ngành.
21. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Điều dưỡng
Học phí: Từ 25-60 triệu đồng/năm, tùy từng ngành
22. Trường ĐH Buôn Ma Thuột
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt.
Học phí: Từ 27,8-30 triệu đồng/năm.
23. Trường ĐH Phan Châu Trinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm- Mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Quản trị bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất (Y khoa) là 60 triệu đồng/năm.
24. Trường ĐH Nam Cần Thơ
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Quản trị bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất khoảng 60 triệu đồng/năm
25. Trường ĐH Tân Tạo
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Học phí: Từ 40- 150 triệu đồng/năm
26. Trường ĐH Võ Trường Toản
Đào tạo các ngành Y khoa, Dược học.
Học phí ngành Y khoa là 28,05 triệu đồng/học kỳ và Dược học 19,45 triệu đồng/học kỳ.
27. Trường ĐH Trà Vinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y học dự phòng, Y tế cộng đồng.
Học phí: Từ 400.000 đồng- 466.000 đồng/tín chỉ
28. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Năm nay Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến đào tạo các ngành Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khỏe răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất là 198 triệu/năm
29. Trường ĐH Hoa Sen
Năm 2021, bắt đầu đào tạo các ngành Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.
Học phí: Từ 55-180 triệu/năm, tùy ngành.
30. Trường ĐH Văn Lang
Đào tạo các ngành Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Năm 2021, dự kiến mở thêm ngành Y khoa, Y học cổ truyền.
Học phí ngành cao nhất: 165 triệu/năm (4,48 triệu đồng/tín chỉ x 221 tín chỉ (6 năm)= 990 triệu/khóa).
31. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
Đào tạo các ngành Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Năm 2021, dự kiến mở thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng
Học phí: Khoảng 45 triệu đồng/năm cho ngành Dược học (cao nhất)
32. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Đào tạo các ngành Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí cao nhất ngành Y khoa là 70 triệu/năm….
Ngoài ra nhiều trường ĐH có đào tạo ngành y như: Trường ĐH Yersin Đà Lạt, Lạc Hồng, Đông Á, Thành Đô, Đồng Nai, Bình Dương, Đại Nam...
Bộ GD-ĐT nói gì?
Trước tình trạng nhiều trường ĐH tư thục "đua" nhau mở ngành Y, Bộ GD-ĐT cho biết, việc các trường đại học mở các ngành và tổ chức đào tạo ngành sức khỏe là nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cấp thiết cho thị trường lao động.
Theo quy định, “các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật”. Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cơ sở giáo dục đại học được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực.
Theo Bộ GD-ĐT, để mở ngành đào tạo mới, điều kiện tiên quyết là các trường phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng. Thông tư số 22 do Bộ GD-ĐT ban hành về điều kiện, quy trình mở ngành và đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học của Bộ GD-ĐT cũng đã quy định tiêu chí cụ thể về giảng viên, cơ sở vật chất.
Riêng với khối ngành sức khoẻ, ngoài các điều kiện mở ngành đã quy định trong thông tư này, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe còn phải tuân thủ các quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định.
Tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới của các cơ sở giáo dục đại học đối với khối ngành Sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, khối ngành Sức khỏe là một khối ngành đào tạo đặc thù. Bộ GD-ĐT sẽ quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.
Với tất cả các hồ sơ mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế theo quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.
Bộ GD-ĐT cho biết, hàng năm, Bộ cũng sẽ thường xuyên tiến hành thanh kiểm tra đột xuất và định kỳ về đào tạo, tuyển sinh, đảm bảo chất lượng và điều kiện duy trì ngành đào tạo. Với những ngành không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng, duy trì ngành đã mở sẽ được thông báo để rà soát, bổ sung. Quá thời hạn, cơ sở đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh
Minh Anh
Trước thực trạng nhiều trường đại học tư thục công bố mở hàng loạt ngành thuộc khối sức khỏe, Bộ GD-ĐT cho biết, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành, các trường phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định.
" alt=""/>Học phí các trường đại học đào tạo Y Dược