![]() |
Đơn trình bày hoàn cảnh của gia đình anh Thắng |
Anh Thắng kể, 12 năm trước trong một lần anh đi làm thợ xây công trình không may bị ngã từ tầng 5 xuống đất khiến anh bị chấn thương cột sống, mất hoàn toàn sức lao động.
"Tôi nghĩ lúc đó tưởng như mình phải sống cảnh liệt giường cả đời bởi vì chấn thương gặp phải quá nặng mà gia cảnh lại khó khăn. Nằm ở viện đằng đẵng mấy tháng trời, bố mẹ tôi phải đem cầm cố cả nhà cửa để lấy tiền chạy chữa. Đến nay, cả chục năm vẫn chưa trả hết nợ” anh Thắng nhớ lại.
May mắn khi tai nạn không cướp tính mạng anh. Sau một thời gian dài, sức khỏe anh Thắng dần bình phục và anh quyết định xây dựng gia đình. Tuy nhiên đến nay, do chấn thương nặng trước đó nên anh Thắng cũng chỉ giúp vợ làm được những công việc nhà mà không thể đi làm thuê kiếm ra tiền được
Cuối tháng 10/2018, niềm vui vỡ òa, khi vợ anh Thắng sinh đôi được hai bé gái, một bé tên Trang và một bé đặt tên Trần Thị Thùy Linh. Chưa kịp vui mừng với niềm vui đó, vợ chồng anh chị nhận được thông báo của bác sỹ rằng bé thứ 2 Thùy Linh mắc phải bệnh tim bẩm sinh phức tạp.
![]() |
Bé Trần Thị Thùy Linh bị bệnh tim phức tạp |
Vừa lọt lòng được ít ngày, bé Thùy Linh phải xa mẹ ra Hà Nội điều trị. Để cấp cứu cho bé, các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật tim lần 1. Ca mổ thành công giúp Thùy Linh duy trì sự sống mong manh.
"Bác sĩ nói sau ca phẫu thuật này, cháu còn 2 lần mổ nữa mới đảm bảo sức khỏe. Việc phẫu thuật cần thực hiện trước 1 tuổi là tốt nhất với cháu nếu không tim sẽ khó chữa lành. Chi phí mỗi lần phẫu thuật lên tới cả trăm triệu, gia đình giờ không biết phải làm sao. Vừa rồi mổ tim lần 1 cho cháu cũng phải vay mượn khắp nơi từ người thân, bạn bè để cứu con. Giờ em đang rất lo lắng vì sắp tới chưa biết lấy đâu ra khoản tiền lớn để lo trang trải mổ cho cháu" – anh Thắng chia sẻ.
Bố mẹ nghèo khó
Được biết, gia đình anh Thắng thuộc diện hộ nghèo ở địa phương. Gia cảnh hai bên, anh chị em cũng đều khó khăn, giúp đỡ nhau chỉ là động viên tinh thần. Bản thân anh Thắng sức khỏe yếu nên mọi gánh nặng lo toan gia đình vợ anh chị Trần Thị Thu (SN 1988) trở thành người trụ cột thay chồng.
Mỗi tháng đều đặn, gia đình phải đưa bé Linh ra ngoài bệnh viện Hà Nội khám và lấy thuốc. Những lần đi như thế vợ chồng anh Thắng lại phải đi vay mượn khắp nơi. Có những lần không vay được tiền, gia đình phải bán đi thùng thóc cuối cùng trong nhà.
![]() |
Nếu như không được phẫu thuật sớm tính mạng bé Linh sẽ gặp nguy hiểm |
Anh Thắng cho hay, vừa qua bé Linh ra ngoài bệnh viện Nhi trung ương khám, bác sĩ đánh giá bệnh tình của bé cần phải mổ tiếp lần hai càng sớm càng tốt nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Thương con nhưng với tình cảnh của gia đình anh lúc này có đủ tiền phẫu thuật lần 2 cho con là điều rất khó khăn. Bởi anh chị không còn biết bấu víu vào ai được nữa, trong nhà cũng chẳng còn thứ gì giá trị để bán hay đem đi cầm cố lấy tiền.
Không có tiền mổ sớm, tính mạng bé Linh có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Sự nghèo khó của gia đình có thể lấy đi sự sống của con. Mong rằng sự hỗ trợ của những tấm lòng thiện nguyện sẽ sớm giúp con được phẫu thuật để vợ chồng anh Thắng không còn phải sống trong cảnh phập phồng nỗi lo mất con.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Trần Đại Thắng ở xóm Phong Đăng, xã Hưng Hòa, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An. SDT:0974347257 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.143 ( Bé Trần Thị Thùy Linh.) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt=""/>Xót thương bé song sinh phải trải qua nhiều lần mổ tim mới giữ được tính mạng
Brendan Ryan là một giáo viên dạy tiếng Anh tại TP.HCM.
Covid-19 đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi kể từ cuối tháng 1. Tôi đến từ Diamondhead, Mississippi, nhưng cho đến một tháng trước, tôi vẫn còn đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM.
Vào tháng 1, tôi đến thăm một người bạn ở Đồng bằng sông Cửu Long để nghỉ Tết Nguyên đán thì hay tin Covid-19 đang ngày càng gia tăng ở Trung Quốc.
Tại Việt Nam, các trường học bắt đầu thông báo sẽ không mở cửa sau Tết, ít nhất là trong một thời gian ngắn nữa. Tôi mua khẩu trang ở một hiệu thuốc địa phương và đeo chúng trong suốt chuyến đi kéo dài 6 tiếng khi trở về TP.HCM.
Tôi thấy các trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 tại Việt Nam diễn ra sớm hơn ở Mỹ. Ban đầu chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng rồi các sự kiện lớn lần lượt bị hủy bỏ. Tôi nhắn tin với những người bạn của tôi ở Trung Quốc để chắc chắn họ vẫn ổn.
Một thời gian không lâu sau đó, Chính phủ Việt Nam đã đóng cửa các quán bar và yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Đây là một yêu cầu bắt buộc. Tại các trung tâm thương mại, bảo vệ đều đứng trước cửa với một chiếc nhiệt kế, sẵn sàng kiểm tra thân nhiệt của mọi khách hàng khi bước vào.
Mặc dù có chung đường biên giới và quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng Việt Nam có số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 cực kỳ thấp. Tại thời điểm tôi đang viết bài này, có 268 ca được xác nhận nhiễm Covid-19 tại đây, chưa có trường hợp tử vong nào.
Đây là một quốc gia có diện tích bằng California nhưng với dân số nhiều hơn gấp 2 lần. Điều này thật kinh ngạc và sẽ có ích nếu đất nước chúng ta học hỏi kinh nghiệm chống dịch từ Việt Nam.
Kể từ cuối tháng 3, bất kỳ ai nhập cảnh vào Việt Nam đều được gửi vào các khu cách ly trong vòng 2 tuần. Họ được xét nghiệm và khi một ai đó trên chuyến bay có kết quả dương tính với Covid-19, toàn bộ hành khách trên chuyên bay đó sẽ được thông báo kịp thời.
Những biện pháp này nghe có vẻ hà khắc, nhưng chúng ta đang sống trong thời kỳ đại dịch mà dường như không phải của TK XXI. Vì vậy, có lẽ đây là những biện pháp hiệu quả nhất mà chúng ta có thể làm.
Tôi đã có ý định ở lại Việt Nam để chờ qua giai đoạn này. Một tuần trước khi rời đi, tôi vẫn dự trữ thức ăn trong căn hộ của mình để không phải đi ra ngoài.
Cảm giác giống như đang chuẩn bị đón một cơn bão, và đó là cách mà tôi hình dung về đại dịch này. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng cơn bão này sẽ đổ bộ và tấn công tới Mississippi. Điều đó đang khiến tôi cảm thấy sợ hãi lúc này.
Thành thật mà nói, tôi không muốn trở về nhà. Tôi cảm thấy an toàn khi ở Việt Nam, giống như tôi đang sống ở một đất nước có chính phủ và người dân cực kỳ nghiêm túc đối mặt với đại dịch này. Tôi lo lắng về việc di chuyển của mình có khả năng lây lan bệnh. Nhưng tôi vẫn chọn trở về nhà vì cha mẹ tôi, những người luôn lo lắng vì sợ tôi cô độc ở một đất nước xa lạ trong đại dịch này.
Tại sân bay ở Việt Nam, chúng tôi được yêu cầu đeo khẩu trang và mọi người chủ động giãn cách xã hội. Trên chuyến bay của tôi từ Sài Gòn đến Nhật Bản, không ai tháo khẩu trang trừ lúc ăn và việc đó cũng diễn ra hết sức nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi tôi đến Houston và đi qua hải quan, không ai hỏi tôi có đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch hay không, và cũng không có ai nói với tôi rằng tôi cần phải tự cách ly tại nhà trong 2 tuần tới. Chúng tôi đều là những hành khách trên chuyến bay kéo dài 13 tiếng và được bao quanh bởi những người có tiềm năng mang virus gây bệnh.
Khi đi qua cổng an ninh, nhân viên an ninh đeo găng tay nhưng không thay chúng sau khi kiểm tra xong mỗi túi hành lý.
Một hành khách đã yêu cầu họ thay găng tay mới khi kiểm tra túi của anh ta, nhưng những nhân viên này tỏ ra khó chịu. Cuối cùng, chỉ đến khi hành khách này yêu cầu quá nhiều lần, các nhân viên mới chịu thay găng tay khác.
Trên chuyến bay gần như không người từ Houston đến Gulfport, tôi là người duy nhất đeo khẩu trang. Tiếp viên hàng không trên máy bay nói rằng chúng tôi có thể ngồi giãn ra nếu muốn, nhưng không một người nào làm như thế.
Khi trở về nhà, tôi đã tự cách ly trong hai tuần, tránh tất cả những nơi công cộng và cố gắng hết sức để không tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ ai.
Bây giờ tôi có thể đi đến các cửa hàng, nhưng tôi thấy mọi người ngang nhiên bỏ qua biện pháp giãn cách xã hội. Tôi thấy các bãi đậu xe của Lowe’s và Home Depot vẫn chật cứng ô tô.
Đây không phải là một kỳ nghỉ, càng không phải là khoảng thời gian để thực hiện ước mơ cải tạo, sửa chữa nhà. Những hành vi này là ích kỷ và mang đến nhiều rủi ro cho mọi người.
Tôi không biết câu trả lời cho Mississippi là gì. Tôi cũng không nghĩ rằng các phương án phòng dịch của Việt Nam nhất thiết phải được thực thi tại đây. Tôi biết rằng nếu chính phủ buộc người dân phải cách ly tại nhà, mọi người sẽ gây náo loạn.
Có một khẩu hiệu đang lan truyền trên khắp các phương tiện truyền thông của Việt Nam là “Ở nhà là yêu nước”. Điều đó có nghĩa, nếu bạn yêu Mississippi và muốn bảo vệ nó thì hãy ở nhà.
Trong thời gian này, đó là cách tốt nhất để thể hiện tinh thần yêu nước của bạn.
Trường Giang (Theo The Sun Herald)
"Tất cả mọi thứ đều được miễn phí. Chúng tôi không phải trả thêm bất cứ khoản tiền nào cả. Cuộc sống ở đây thật thoải mái và không có gì để phàn nàn".
" alt=""/>Thầy giáo tiếng Anh ở TP.HCM kể trải nghiệm chống dịch tại VN và MỹBé Lý Thành Gia Huy, con anh Đạo mắc chứng bệnh dính khớp sọ bẩm sinh. Nếu không được phẫu thuật sớm sẽ để lại rất nhiều di chứng và hậu quả ảnh hưởng tới cuộc sống của bé.
![]() |
Đại diện Báo VietNamNet (bên trái) đã đóng tiền tạm ứng cho bé Gia Huy |
Với tình trạng dính hai khớp sọ trước và sau, bé phải trải qua 2 lần phẫu thuật mới xong. Sau lần phẫu thuật thứ nhất, gia đình gần như bất lực vì không biết kiếm đâu ra tiền để làm lần thứ 2 cho con.
Mặc dù bé Gia Huy còn rất nhỏ trong độ tuổi hưởng bảo hiểm y tế 100% nhưng những dụng cụ cần lại nằm ngoài danh mục. Dự kiến chi phí sau khi trừ bảo hiểm y tế, gia đình còn phải đóng tới 100 triệu đồng.
Bạn đọc giúp bé Huy gần 30 triệu đồng |
Đây quả là một số tiền lớn đối với gia đình anh Đạo, bởi những lần trước đưa con đi chữa bệnh hầu hết là tiền vay mượn. Lịch mổ đã có, tuy nhiên chưa chạy đâu ra tiền, những ngày đó đối với gia đình anh vô cùng khổ sở.
Cậu con trai đau đớn cứ khóc hoài nhưng chờ cha mẹ có đủ tiền biết đến khi nào. May mắn thay, khi bài báo Cần 100 triệu đồng điều trị dính khớp sọ giải nguy bé trai đăng tải, n người đã quan tâm, ủng hộ kịp thời. Qua báo, bé được giúp 29.645.000 đồng. Số tiền này chúng tôi đã đóng tạm ứng viện phí cho bé.
Với sự chia sẻ giúp đỡ nhiệt tình của bạn đọc, hy vọng bé Lý Thành Gia Huy sẽ sớm khỏe mạnh.
Đức Toàn
Cậu bé 18 tháng tuổi bị dính khớp sọ bẩm sinh đang rất cần tiền để phẫu thuật tạo hình lại, giải phóng chèn ép não
" alt=""/>Trao gần 30 triệu đồng cho bé dính khớp sọ chữa bệnh