当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1: Nỗ lực vượt khó
Công bố đường dây nóng phản ánh việc chở quá tải
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc kinh doanh Công ty du lịch TransViet Travel, "Ngày 4/6, vụ tai nạn chìm tàu trên sông Hàn xảy ra vô cùng đáng tiếc và đau buồn. Vụ việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến du lịch Đà Nẵng và làm xấu thêm bức tranh về du lịch thủy và du lịch nói chung ở Việt Nam. Sự việc cho thấy tình trạng phổ biến chở quá tải trọng bất chấp an toàn để thu lợi nhuận và sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng".
Chìm tàu du lịch trên sông Hàn ngày 4/6 |
Theo ông Đạt, "Nguyên nhân xác định ban đầu là do tàu không bảo đảm chất lượng (được hoán đổi từ tàu cá sang) chở khách du lịch không phép, đã từng bị chìm cách đây 2 năm. Hơn nữa tàu cũng chở quá số người quy định.
Ngoài ra, khách lên tầng 2 làm trọng tâm tàu nâng cao. Tàu không đủ áo phao và phao để cứu hộ và không kịp thời sử dụng phương tiện cứu hộ.
Khách đi du lịch cũng tự mua trực tiếp, chọn giá vé rẻ, chất lượng tàu không bảo đảm. Khách thấy tàu nhỏ, đông người, quá tải trọng mà vẫn lên tàu. Bản thân hành khách cũng vô cùng chủ quan".
Ông Đạt cho biết, thực tế chuyên chở hành khách tại Việt Nam bằng ô tô hay tàu vào dịp cao điểm thường bị tình trạng nhồi nhét khách để thu lợi, bất chấp thiếu an toàn.
Vì vậy theo ông Đạt, Thời gian này các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra và xử phạt nặng những tàu đang vi phạm về tải trọng, về an toàn khi lưu thông. Cần quy định các tàu chở khách phải ghi rõ nơi dễ nhận biết trên tàu thông tin tải trọng có thể chở. Như vậy, hành khách và cơ quan chức năng dễ giám sát tình trạng chở quá tải.
“Đặc biệt, cần công bố đường dây nóng để người dân phản ánh các trường hợp vi phạm chở quá tải.
Cần có quy định các thuyền phải có hướng dẫn của tàu cho khách về các biện pháp an toàn và sử dụng phương tiện cứu hộ. Hành khách trước khi lên tàu nên quan sát và không nên lên các tàu có khả năng ko an toàn: tàu bé, mục nát, chở quá số người quy định, không có đủ áo phao, phao cứu hộ.
Người không biết bơi và trẻ em nên cần phải mặc áo phao (trong nhiều trường hợp thì ngay cả người biết bơi cũng phải mặc áo phao như đi cano, tàu cao tốc… hoặc trong các trường hợp cảm nhận nguy hiểm…). Gia đình, nhà trường cần chú trọng dạy và học môn bơi một cách thực chất để tránh các tai nạn đuối nước đáng tiếc”, ông Đạt nhấn mạnh.
Lựa chọn công ty du lịch, hãng lữ hành chuyên nghiệp
Theo bà Trần Thị Bảo Thu, GĐ. Tiếp thị & Truyền thông, Công ty Fiditour thì cho rằng: “Sự việc lật tàu đáng tiếc ở Đà Nẵng vừa qua thể hiện việc quản lý còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của chủ kinh doanh và sự chủ quan của khách đi tàu. Tuy nhiên, những tai nạn này là có thể tránh được, do đó, không nên tẩy chay hoặc thành kiến với giao thông đường thủy trong lúc du lịch đường sông đang là mũi đột phá của nhiều địa phương, nhất là miền Tây Nam Bộ”.
Cần chọn những hãng lữ hành uy tín khi du lịch đường thủy. Ảnh minh họa |
Để có một chuyến đi an toàn, bà Thu khuyến cáo: “Khách du lịch cần cân nhắc chọn những công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp có danh tiếng và uy tín trong ngành. Trách nhiệm của những công ty tour chuyên nghiệp là luôn chọn lọc những dịch vụ, đối tác có chất lượng tốt để xây dựng chương trình tour an toàn cho du khách.
Một điều đáng quan tâm nữa là bảo hiểm du lịch. Chi phí này không lớn nhưng nhiều khi du khách bỏ qua vì nghĩ không cần thiết. Đây cũng là một cơ sở để đánh giá chất lượng phục vụ của nhà làm tour, bảo hiểm du lịch luôn được bắt buộc đưa vào tour đối với các đơn vị lữ hành uy tín, đặt vấn đề an toàn của du khách lên hàng đầu.
Đặc biệt, an toàn du lịch đường thủy là vấn đề mà nhiều du khách quan tâm hiện nay. Đối với các tour có phương tiện đi lại là tàu thuyền, hướng dẫn viên cần đảm bảo du khách được trang bị đầy đủ áo phao và hướng dẫn cách thoát hiểm trước khi xuất phát.
Về phía hành khách, trước khi tàu xuất bến, phải mặc áo phao đúng kỹ thuật. Có thể nóng nực một chút nhưng đảm bảo an toàn. Cũng đừng vì để chụp ảnh đẹp mà đánh cược tính mạng bản thân. Nếu không có áo phao, du khách có quyền từ chối không xuống tàu”.
Cần đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm
Theo ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Giám Đốc Công ty HanoiRedtours thì do đặc điểm mùa này là mùa du lịch cao điểm nhất là du lịch biển nhưng cũng là mùa nước nổi, nên thời tiết thường có những bất thường. Chính vì vậy, việc quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước cần sát sao và thể hiện vai trò của mình hơn nữa.
Ông Hoan cho hay, “Chỉ có cơ quan quản lý nhà nước mới biết những tàu thuyền nào đủ điều kiện an toàn và có chứng nhận cấp phép để vận chuyển du khách”.
Trong quá trình di chuyển, nếu đông người, du khách nên ngồi đều hai bên để tàu dễ dàng di chuyển, tránh nghiêng, lật, tránh để tay lên hông tàu vì sẽ rất dễ bị thương khi tàu va chạm với các tàu khác. Ảnh minh họa. |
Ngoài sự quản lý của cơ quan nhà nước, ông Hoan cũng nêu bật vai trò của các công ty du lịch.
“Với công ty HanoiRedtours khi chọn phương tiện đường thủy cho khách đi du lịch thì chúng tôi thường hợp tác với các đối tác lớn bởi họ là những đơn vị khai thác thường xuyên, đảm bảo độ an toàn. Hơn nữa họ có giấy phép kinh doạnh, có bảo hiểm và có nội quy, quy định chặt chẽ để du khách thực hiện”, Ông Hoan nói.
Ông Hoan cho rằng, "Có một hạn chế thường mắc phải là khi vào mùa du lịch cao điểm, các tàu hoạt động liên tục, nhiều, lượng khách quá đông nên không thể đáp ứng. Vì vậy lúc này sẽ xuất hiện các tàu dù. Đó là những tàu chưa đủ tiêu chuẩn vẫn đưa vào khai thác, tàu hàng ngày phục vụ mục đích khác được cải tạo chở khách mang tính mùa vụ. Thực ra những tàu này có lợi thế là giá rẻ nhưng chất lượng thì ít được kiểm soát. Hơn hết bản thân họ cũng không hề có kinh nghiệm phục vụ du khách".
Vì vậy theo ông Hoan, "Khi các công ty du lịch nhận khách lên tàu , cần yêu cầu du khách tuân thủ nội quy, quy định tàu, quy định an toàn hàng hải và sự chỉ dẫn của người quản lý điều hành tàu như: mặc các thiết bị bảo hộ, ngồi đúng vị trí, không chạy nhảy, di chuyển nhiều trên tàu.
Cần nghiêm cấm việc hút thuốc lá trên tàu bởi đó chính là một trong những nguy cơ gây cháy nổ trên tàu.”.
Việc Ông Hoan luôn trăn trở nhiều nhất chính là làm sao để đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm cho du khách trong trường không may xảy ra.
“Người dân hay du khách đều cần được đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm khi tàu có thể bị cháy nổ, bị lật, bị chìm. Lúc đó họ cần phải làm gì, có phương án tự cứu mình ra sao. Để có thể thực hiện điều này thì vai trò của các hướng dẫn viên cũng vô cùng quan trọng. Ngoài việc cập nhật kiến thức thường xuyên thì khi họ nói chuyện với khách cũng phải khôn khéo mang tính kể chuyện chứ không mang tính dạy khôn. Đây là điều khiến tôi luôn trăn trở”, ông Hoan nói.
H.Thúy
Tin liên quan:
Món ngon làm nên thương hiệu du lịch biển Vũng Tàu" alt="Chuyên gia chỉ cách đi du lịch an toàn sau sự cố chìm tàu Sông Hàn"/>Chuyên gia chỉ cách đi du lịch an toàn sau sự cố chìm tàu Sông Hàn
Xã Quyết Thắng nơi chị Thiết công tác là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Lạc Sơn 14km. Dân số đông, đại đa số là người dân tộc Mường. Đường xá khó khăn, nhân lực Trạm Y tế xã ít ỏi, để tuyên truyền về y tế, dân số, chị Thiết và các cán bộ của trạm phải phân chia thời gian đến từng thôn, xóm hoặc hộ gia đình. Chị nhớ những lần sau đợt mưa lớn, cùng y tế thôn bản hoặc cô đỡ thôn bản lội bộ, bùn bám chặt chân 3-4 km tới những xóm trên rừng.
“Được tư vấn, tuyên truyền, hiện nay xã không còn trường hợp sinh con tại nhà. Hầu hết thai phụ đều được khám thai tối thiểu 4 lần. Trong nhiều năm không có tử vong mẹ, số trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm dần, 100% bà mẹ được tiêm phòng uốn ván”, nữ cán bộ y tế cho biết.
Cũng thuộc vùng cao đặc biệt khó khăn, xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, gần đây đã thành lập 3 mô hình điểm chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời. Hàng tháng, Trạm Y tế xã mở các lớp truyền thông, trình diễn bữa ăn. Bên cạnh việc truyền thông trực tiếp cho các phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, cán bộ y tế còn phối hợp với hội phụ nữ, đoàn thanh niên xã hoặc đưa nội dung làm mẹ an toàn vào các sinh hoạt cộng đồng, dòng họ…
Không chỉ tăng cường tuyên truyền, vận động phụ nữ và gia đình thực hiện các biện pháp làm mẹ an toàn, như đi khám thai định kỳ, sinh con tại các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe sau sinh, mà những buổi tuyên truyền cho các bà mẹ sau sinh cũng không quên “nhắc nhở” chị em ghi nhớ kế hoạch hóa gia đình an toàn, tránh mang thai ngoài ý muốn,…
Tham gia buổi tư vấn làm mẹ an toàn tại trạm Y tế xã Ngọc Sơn cuối tháng 9, chị Bùi Thị Luyến, 37 tuổi, chia sẻ lần sinh con trước, chị đi làm thuê ở nước ngoài, không được tư vấn đầy đủ, nghĩ cứ mang bầu và mẹ tròn con vuông là xong.
"Từ khi dự định mang bầu lần 2, được cán bộ y tế tư vấn bổ sung sắt, canxi, đến lúc mang bầu, được tư vấn tiêm phòng, khám thai, chế độ dinh dưỡng. Bác sĩ tại trạm cũng dặn dò có dấu hiệu sinh thì cần gọi ai, dấu hiệu nào cần đi viện ngay…”, chị chia sẻ.
Vui nhất là người dân tin tưởng cán bộ y tế
Y sĩ Nguyễn Thị Liên, Phó trưởng trạm Y tế Ngọc Sơn, cho hay niềm vui lớn nhất của cán bộ y tế ở vùng cao là được người dân tin tưởng. Nhiều người muốn tìm hiểu kiến thức về nuôi con, làm mẹ, tránh thai, nhưng lên mạng hoặc nghe truyền miệng không tin tưởng nên đến hỏi thầy thuốc.
Nữ hộ sinh Quách Thúy An, Trạm Y tế xã Quyết Thắng, cho hay hầu hết các bà mẹ sắp sinh, mới sinh đã hiểu trẻ nhỏ cần được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, nhưng một số chị em vẫn phụ thuộc bố mẹ, chăm sóc trẻ theo phong tục, tập quán cũ.
"Tại không ít gia đình, mẹ trẻ đi làm sớm khi chưa qua 6 tháng thai sản, phải "giao khoán" con cho ông bà trông. Thấy trẻ khóc hoặc gầy so với con người khác, ông bà sốt ruột, lo lắng và cho rằng sữa mẹ không đủ, không có dinh dưỡng hoặc trẻ khát, nên cho ăn dặm sớm khi chưa đủ 6 tháng, bú thêm sữa ngoài hoặc uống thêm các loại nước", chị An cho hay.
Vì thế, nhiệm vụ của những thầy thuốc vùng cao như chị An, chị Thiết hay y sĩ Liên... cùng lực lượng y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, là tuyên truyền kịp thời không chỉ cho các bà mẹ có thai, mà còn tư vấn cho chồng và người thân của các thai phụ, sản phụ. Nhiều gia đình trước đây vì không hiểu biết nên bữa cơm cữ rất kiêng khem, chỉ làm thịt kho rất mặn, thậm chí cháy khô; không rau, không canh, không cá, tôm, hoa quả...
"42 ngày sau sinh của sản phụ, chúng tôi đến thăm ít nhất 3 lần, xem tận từng bữa ăn của họ. Khi thấy gia đình đổi món, có thịt các loại, cá tôm không sợ tanh, có rau... vậy là chúng tôi nhìn thấy thành công", điều dưỡng Bùi Thị Thiết chia sẻ. Không ít trường hợp sản phụ vì hoàn cảnh khó khăn, rất e ngại cán bộ tới thăm nhà sau sinh, sợ bị nhìn thấy mâm cơm thiếu thốn nên tìm lý do lảng tránh, nhưng những cán bộ như chị An, chị Thiết càng gần gũi động viên, trò chuyện như một người bạn.
"Khi họ coi mình là bạn, họ sẽ chia sẻ. Chúng tôi cũng tư vấn nếu không có đủ gạo có thể ăn nhóm tinh bột khác, nếu khó khăn, chúng tôi sẽ làm cầu nối để cộng đồng giúp đỡ họ", chị cho hay.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, cho biết 99% bà mẹ, trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc y tế trước, trong và sau sinh, giảm thiểu tai biến sản khoa, không có ca tử vong mẹ. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi thấp hơn trung bình cả nước.
Tuy nhiên, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại Hòa Bình còn gặp nhiều khó khăn. Một số trạm y tế xã chưa có đầy đủ những trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh, thiếu tài liệu phương tiện truyền thông tại cộng đồng.
Thực tế tại Trạm Y tế xã Ngọc Sơn và Quyết Thắng của huyện Lạc Sơn, nhân lực y tế rất thiếu so với dân số. Cán bộ y tế tại đây rất mong được cấp thêm tài liệu truyền thông, tờ rơi, tranh, ảnh phù hợp với người dân tộc thiểu số. Cùng đó, đường sá khó khăn, dù người dân muốn được đến trạm xá để siêu âm thai kỳ thuận tiện nhưng vì trạm chưa được cấp máy siêu âm nên phải đi đường xa lên thị trấn.
" alt="Niềm vui đơn giản của bác sĩ vùng cao ở Hòa Bình"/>“Thực sự tôi không ngờ con sống được. Khi chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy về đây, cháu nằm như khúc gỗ, không cử động nhúc nhích hay biết gì cả. Có lúc bác sĩ và gia đình tưởng mất con rồi, phải chuẩn bị hậu sự cho cả hai đứa.
Tôi gửi gắm hết vào các bác sĩ, rồi cầu xin trời Phật. Vài hôm sau, cháu mở mắt nhưng không biết gì cả. Rồi dần dần, con cử động một ngón tay rồi cả bàn tay và hai tay. Tôi mừng lắm và gọi điện thoại báo tin cho các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, ai cũng mừng. Đúng là kỳ tích”, ông Tiến xúc động kể.
Người cha cho hay con trai 26 tuổi làm nghề vá vỏ xe ô tô trên TP.HCM rồi gọi em út 18 tuổi lên làm cùng. Chỉ vài tháng sau, tai nạn xảy ra. "Hai đứa mua cây chả lụa 30.000 đồng ăn với bánh mì, ăn xong thì có triệu chứng rồi nhập viện", ông Tiến nói.
Thời điểm đó (15/5), cả hai anh em được điều trị Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM với chẩn đoán ngộ độc botulinum. Tuy nhiên, do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên người bệnh phải thở máy kéo dài.
Đến ngày 24/5, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được thuốc giải BAT viện trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhưng đã quá thời gian dùng thuốc hiệu quả nhất. Sau 3 tuần điều trị, tình hình vẫn không khá hơn. Các bác sĩ cố gắng mở khí quản sớm, ngăn ngừa nhiễm trùng, chống huyết khối, hỗ trợ dinh dưỡng... Người em 18 tuổi liệt cơ hoàn toàn, không có bảo hiểm y tế. Chi phí điều trị lên đến 300 triệu đồng.
Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy đã trực tiếp liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang. Cơ quan này đã hỗ trợ thẻ Bảo hiểm y tế cho người em ngay sau đó 2 giờ, giải quyết được gánh nặng viện phí cho gia đình. Các nhà hảo tâm cũng đã hỗ trợ cho hai bệnh nhân 130 triệu đồng.
"Nhận tin hai em hồi phục ngoạn mục, tôi xúc động và mừng cho gia đình. Thời gian qua, người làm cha mẹ như anh Tiến có lẽ đã rất khổ sở. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục đồng hành cùng gia đình bệnh nhân", anh Hiển chia sẻ với VietNamNet.
Trước đó, vào giữa tháng 5, TP.HCM liên tiếp ghi nhận 6 bệnh nhân ngộ độc botulinum gồm 3 trẻ em và 3 người lớn. Nhóm 3 trẻ em ngộ độc botulinum điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, kịp thời truyền 2 lọ thuốc giải độc cuối cùng lúc bấy giờ. Các em đã xuất viện.
Tối 24/5, lô thuốc giải độc BAT được WHO viện trợ về đến TP.HCM. Tuy nhiên, một bệnh nhân 45 tuổi đã tử vong sau hơn 10 ngày điều trị mà không kịp truyền thuốc giải. Hai trường hợp còn lại là anh em ruột phải thở máy kéo dài, không có chỉ định dùng thuốc do quá thời gian.
Hai anh em ngộ độc botulinum không kịp dùng thuốc giải, giờ này ra sao?
Mẹ vô tư dạy con xì mũi sai cách, con có thể bị điếc
Ồ ạt nhập viện sau khi đi bơi, dùng bông ráy tai thường xuyên
10 thứ bạn không nên nhét vào tai
Viêm tai giữa ứ dịch sẽ dễ bị bỏ qua nếu không được thăm khám đầy đủ, tỉ mỉ. bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là ở trẻ lứa từ một đến bảy tuổi.
Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ứ dịch
Nguyên nhân chủ yếu do tắc vòi Eustachi, còn ở trẻ nhỏ thường do viêm amidan quá phát hay viêm mũi họng kéo dài.
Các yếu tố thuần lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa ứ dịch thường được nêu lên như: cơ địa dị ứng, vòi Eustachi bị hẹp, thời tiết lạnh, ẩm…
Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ứ dịch
Đầy nặng tai như cảm giác có nước vào ống tai ngoài, nói nghe vang lên trong tai, Nghe thấy tiếng mạch đập.
Ở trẻ nhỏ có biểu hiện không quay đầu về phía có âm thanh, hoặc đáp ứng chậm với việc học và phát triển ngôn ngữ.
Nội soi tai có thể thấy: Dịch trong lẫn bong khí, dịch vàng nhạt, dịch vàng sẫm, dịch xanh hay nâu đen.
Với người lớn dấu hiệu thường gặp nhất là bị đau, tức trong tai nhưng lại không rõ rệt. Chỉ thấy đau nhói hay âm ỉ từng lúc.
Diễn biến bệnh viêm tai giữa ứ dịch
Viêm tai giữa ứ dịch: có thể tự khỏi khi vòi tai không bị viêm tắc lâu hoặc không bị viêm đường hô hấp trên, nhưng lại dễ bị tái phát.
Bệnh diễn biến âm ỉ, kéo dài và khó phát hiện khi chỉ bị một tai ở trẻ nhỏ.
Dịch tiết đặc dần thành keo dính dẫn tới khả năng viêm tai giữa xơ dính, xơ nhĩ với việc nghe ngày càng kém, có thể tới mức độ nặng.
Viêm tai giữa ứ dịch: nếu kéo dài ở trẻ nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thông bào xương chum. Còn đối với người lớn tì làm mờ thông bào xương chũm, có thể gây túi co kéo để hình thành cholesteatome.
Điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch
Sớm phát hiện bệnh: xác định qua khám tai có thay đổi áp lực khí ống tai, đo nhĩ lượng và sức nghe.
Điều trị nội khoa: Chủ yếu điều trị viêm mũi họng và chống viêm tắc vòi Eustachi. Cụ thể là các loại thuốc: kháng sinh + kháng viêm, corticoid + kháng histamine.
Điều trị ngoại khoa viêm tai giữa ứ dịch
- Chủ yếu nhằm phục hồi chức năng vòi tai, đảm bảo thông khí hòm tai.
- Bơm hơi vòi tai khi bị bán tắc, không có viêm mũi họng.
- Đặt ống thông khí qua màng tai: khi viêm tai giữa ứ dịch. Kéo dài trên bốn tuần.
Ống được đặt ở góc hoặc sau dưới của màng căng, ống để lưu từ vài tuần đến vài tháng khi sức nghe đã trở lại bình thường.
- Nạo viêm amidan với trẻ em có viêm amidan. Có thể kết hợp đặt ống thông khí với nạo amidan nhằm tạo điều kiện hồi phục và giảm thời gian phải lưu ống thông khí.
Để việc điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng tự dùng thuốc khi không rõ bệnh.
Dương Thị Uyên
" alt="Bệnh viêm tai giữa ứ dịch"/>Trong vài ngày tới, anh C. tiếp tục phục hồi chức năng và vận động tránh cứng khớp hay loét do tì đè. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra nhiều biện pháp chăm sóc cho bệnh nhân.
Ngày 5/10, các bác sĩ tại bệnh viện cùng đồng đội của anh đã giúp anh có thể đặt những bước chân đầu tiên từ sau đêm định mệnh ngày 12/9.
Ông Cơ chia sẻ những tiến triển về sức khỏe của bệnh nhân không chỉ là niềm vui của gia đình mà còn là kết quả của sự nỗ lực không ngừng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân của y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai.
Thời điểm nhập viện, nam bệnh nhân đã hôn mê nguy kịch do bị ngạt khói, phổi bị ám đen vì khói độc. Đến ngày thứ 6 nhập viện, khi rửa phổi cho bệnh nhân, bác sĩ cho biết dịch vẫn có màu đen kịt. Bệnh nhân đã được các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu (A9) điều trị, sau đó chuyển lên Trung tâm Hồi sức Tích cực.
Nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini Khương Hạ đang tập đi lại
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Diễm Trinh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, lý giải bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường cùng rối loạn lo âu thúc đẩy người phụ nữ cào gãi và móc da, tạo thành các vết loét.
Theo bác sĩ Trinh, ngứa là than phiền thường gặp của bệnh nhân da liễu nhưng có khoảng 8% bị ngứa mạn tính không có bất kỳ sang thương da nguyên phát nào, đặc biệt là ngứa mạn tính do tâm thần - tâm lý. Điều này gây bối rối và khó khăn cho bác sĩ da liễu, đôi khi có thể làm chậm trễ điều trị và chẩn đoán.
Do đó, đối với ngứa mạn tính, bác sĩ da liễu trước tiên sẽ khám da toàn diện và cẩn thận để tìm các sang thương da nguyên phát. Trong trường hợp bệnh nhân ngứa nhưng không có bất kỳ tổn thương da nào, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm máu tổng quát để loại trừ các nguyên nhân bệnh nội khoa - hệ thống gây ngứa như xơ gan ứ mật, suy thận mạn, cường giáp…
Khi các cận lâm sàng không tìm thấy bất thường, cần nghi ngờ ngứa mạn tính do nguyên nhân tâm thần kinh và tìm qua các dấu hiệu gợi ý.
Cụ thể, nếu ngứa do thần kinh, cơn ngứa thường khu trú, đi kèm tình trạng dị cảm, mất cảm giác nhiệt hay sờ chạm... Cơn ngứa xảy ra kịch phát và giảm khi chườm mát.
Nếu ngứa do tâm thần - tâm lý, cơn ngứa thường trùng lặp với các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, ngứa tăng lên về đêm; bệnh nhân có tiền căn mắc các rối loạn tâm thần hoặc sử dụng chất kích thích.
Dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm thần nhiều phụ nữ mắc phảiNgười bị mất ngủ thường xuyên có nguy cơ trầm cảm gấp gần 4 lần. Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới." alt="Tưởng ngứa ngáy vì bệnh da liễu, không ngờ vì tâm thần kinh"/>