Nhận được thư báo trúng tuyển của hơn 10 trường, nhưng Diệu Trang quyết định chọn theo học tại Học viện Bách khoa Worcester vì nghĩ “đó là một cái duyên”.
Vì thế, trước khi sang Mỹ, Trang đã dành suốt 2 tháng hè để đọc tài liệu và tự học các kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin.
Dù vậy nhưng khi sang Mỹ, Diệu Trang vẫn không khỏi “choáng ngợp”.
“Số lượng con gái theo học ngành này khá ít. Thậm chí, ở một số môn học, em còn là bạn nữ duy nhất trong lớp. Nhưng dù vậy, các thầy cô vẫn coi sinh viên giống như nhau, không có bất kỳ sự ưu ái đặc biệt nào với nữ giới”.
Để đuổi kịp các bạn nam trong lớp - vốn đã có nền tảng từ khá sớm, thậm chí không ít bạn còn có nhiều giải thưởng liên quan đến lập trình, Trang thường xuyên phải “cày” đêm để luyện bài tập.
Nhiều lần, nữ sinh phải “học trong nước mắt” vì mất cả ngày mới hoàn thành bài tập, trong khi các bạn khác chỉ cần 30 phút đã làm xong.
“Không còn cách nào khác, em buộc mình phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Gần như em không bỏ qua bất cứ buổi học nào trong lớp mở đầu, làm quen dù với các bạn khác, những nội dung đó có thể không cần thiết”.
Nhờ những nỗ lực ấy, sau 4 năm học, Diệu Trang đạt điểm GPA toàn khóa là 3.91/4.0, nằm trong top sinh viên có điểm tổng kết cao nhất trường.
Hà Diệu Trang cùng bố mẹ và người thân trong ngày tốt nghiệp tại Mỹ
Không muốn an phận ở những công việc nhàn hạ
Từ năm thứ 2, Diệu Trang bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc ở các công ty công nghệ. Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng và thành tích học tập tốt, đến năm thứ 3, nữ sinh nhận được một lời đề nghị thực tập dài hạn rất hấp dẫn từ PayPal, công ty nổi tiếng thế giới về ví điện tử.
Hà Diệu Trang đã có 5 năm học tập và làm việc tại Mỹ
Trải qua 8 tháng làm việc, Trang nhận thấy công việc ở đây khá thuận lợi, vừa sức mà mức lương lại rất hấp dẫn. Nếu muốn gắn bó lâu dài, công ty cũng sẵn sàng hỗ trợ visa để nhân viên được ở lại Mỹ làm việc.
“Thực tế, việc “apply” vào các công ty công nghệ ở Mỹ rất khó khăn và vô cùng khắc nghiệt. Đặc biệt với du học sinh, điều này càng khó do nhiều công ty thẳng thắn từ chối vì họ không thể hỗ trợ cấp thị thực cho ứng viên quốc tế. Do đó, đây là cơ hội thực sự tốt với em”.
Nhưng điều làm Trang băn khoăn sau một thời gian làm việc, là những công việc được công ty giao thường lặp đi lặp lại một công đoạn, không cần nhiều khả năng tư duy và thử thách vì phần lớn khung kiến trúc kĩ thuật đã được hoàn thiện từ trước đó.
“Mỗi ngày làm việc 8 tiếng, nhưng công việc đó không khiến em cảm giác thỏa mãn. Thi thoảng, em nhìn sang những người bạn cấp 3 của mình, khá năng động và được trải nghiệm nhiều thứ, thậm chí có bạn còn thành lập công ty khởi nghiệp. Trong khi đó, nếu như ở tuổi 20, em đã chấp nhận công việc không mấy thử thách và an phận, em cảm giác mình luôn sống trong trạng thái thấp thỏm vì dường như đang bỏ lỡ một thứ gì đó”.
Vì thế, sau khi kì thực tập kết thúc, Diệu Trang quyết định không tiếp tục làm việc toàn thời gian ở PayPal để chuyển sang làm tại một công ty khởi nghiệp về thiết bị kiểm soát độ an toàn cho tài xế điều khiển phương tiện giao thông thông qua app trên điện thoại.
Diệu Trang và đồng nghiệp ở Paypal...
“Khá nhiều người đã can ngăn em, cho rằng em hơi “dư thừa năng lượng” khi lựa chọn làm ở đây, vì làm trong công ty khởi nghiệp, việc rất nhiều mà không có gì chắc chắn cả. Dù vậy, em vẫn khá thích thú khi được thử sức với nhiều thứ mới và được cống hiến hết khả năng của bản thân”.
Công việc này đã được Trang duy trì đến thời điểm hiện tại. Mặc dù khá vất vả vì “việc ập tới liên tục”, nhưng cô gái sinh năm 1997 vẫn đang hài lòng với sự lựa chọn của mình.
... Và ở công ty mới
“Em nghĩ điều quan trọng nhất là tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình. Khi mình có trải nghiệm đủ nhiều và dày dặn kinh nghiệm, các công ty lớn cũng sẽ sẵn sàng chào đón mình”, Diệu Trang nói.
Thúy Nga
Nghiên cứu sông Tô Lịch giúp cô gái 22 tuổi vào thẳng tiến sĩ tại Mỹ
Chưa tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1999) đã được Trường ĐH California, Berkeley cấp học bổng toàn phần cho 5 năm theo học tiến sĩ.
PV phối hợp với lãnh đạo xã Lưu Vĩnh Sơn trao số tiền độc giả ủng hộ tới em trai của anh Đức
Hằng ngày anh Đức đi làm thuê, phụ hồ, hỗ trợ em trai nuôi các cháu và nuôi mơ ước đợi khi kinh tế ổn định hơn sẽ cưới vợ, lập gia đình. Thế nhưng bao hi vọng dường như dập tắt khi cách đây 3 năm, trong lúc đang đi phụ hồ, anh Đức lên cơn co giật. Sau khi cấp cứu tại bệnh viện, người đàn ông ấy như gục ngã khi bác sĩ cho hay, anh bị chứng hư gan, xơ gan.
Gia đình đã vay mượn khắp nơi để đưa anh đi cấp cứu và chạy chữa nhiều tháng trời. Thế nhưng khi kinh tế của các em đều vắt kiệt, bệnh tình cũng không thuyên giảm, người thân đành đưa anh về nhà.
Sau khi bài viết đăng tải được vài ngày thì anh Đức mất đột ngột. Độc giả Báo VietNamNet đã gửi ủng hộ anh Đức hơn 34 triệu đồng. Số tiền này đã được PV Báo VietNamNet phối hợp với lãnh đạo địa phương trao trực tiếp cho anh Lê Văn Định (em trai của anh Đức).
Thay mặt người anh vắn số, anh Lê Văn Định cho hay: “Số tiền kêu gọi ban đầu mong muốn có tiền cho anh trai chữa bệnh nhưng không may anh mất đột ngột. Chúng em sẽ dùng số tiền này để lo phần mộ, hương khói cho anh trai. Thay mặt anh Đức, em cảm ơn các nhà hảo tâm, báo VietNamNet đã giúp đỡ, động viên gia đình trong lúc gặp tình cảnh trớ trêu, nghiệt ngã”.
Thiện Lương
Trao hơn 24 triệu đồng đến em Bùi Hoài Nam mắc bệnh ung thư xương
Bùi Hoài Nam là cậu học sinh chăm ngoan, học giỏi, bỗng nhiên căn bệnh quái ác ập đến chôn vùi mơ ước của em.
评论专区