Sau gần 2 tháng tạm dừng, phiên đấu giá 25 lô đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) diễn ra vào sáng nay (ngày 16/11).
Diện tích các thửa đất được mang ra đấu giá từ gần 84m2 đến hơn 143m2, giá khởi điểm là 5,3 triệu đồng/m2, tương ứng tiền cọc 88-151 triệu đồng/lô. Cuộc đấu giá sẽ phải qua tối thiểu 6 vòng bắt buộc, với bước giá 5 triệu đồng/m2. Như vậy, người tham gia phải bỏ ra tối thiểu 30,3 triệu đồng một m2 để trúng đấu giá tại phiên này.
Khu vực tổ chức phiên đấu giá 25 lô đất tại huyện Thanh Oai (Ảnh: Dương Tâm).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, số lượng người tham gia đấu giá hôm nay khoảng hơn 100 người. Trong khi đó, phiên đấu giá trước đó ngày 10/8 với gần 1.500 người tham gia.
Theo danh sách được niêm yết bên ngoài khu vực tổ chức, phiên đấu giá đất hôm nay có 13 người không đủ điều kiện tham gia do không nộp/nộp thiếu tiền đặt trước, không nộp hồ sơ. Bên cạnh những người ở các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Phúc Thọ... (Hà Nội) thì trong số này còn có cả những nhà đầu tư ngoại tỉnh ở Bắc Giang, Nghệ An.
Một số người chờ đợi kết quả phiên đấu giá tại khu vực bên ngoài (Ảnh: Dương Tâm).
Anh Thanh Tùng - nhà đầu tư bất động sản tại địa phương - cho biết, hôm nay nhóm anh tham gia đấu giá 10 lô đất, với mục tiêu trúng khoảng 3 lô, giá 40-45 triệu đồng/m2. So với phiên đấu giá hồi tháng 8, lượng người tham dự ở phiên này đã giảm rất nhiều nên tính cạnh tranh không còn cao.
Anh dự đoán, mặc dù 25 lô đất đấu giá lần này nằm ở vị trí đẹp hơn nhưng mức giá trúng sẽ thấp hơn rất nhiều, cao nhất khoảng 60 triệu đồng/m2. Bởi, phiên đấu giá trước đó những lô đất nộp tiền cao nhất giá chỉ 55 triệu đồng/m2. Những lô đất có giá cao từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng/m2 đều bỏ cọc nên không xác lập được mức giá thị trường khu vực.
Chị L. - nhà đầu tư tại huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) cho biết, hôm nay chị đưa người nhà đi đấu giá 5 lô đất. Chị lo ngại với việc đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng đối với từng thửa đất sẽ khiến phiên đấu giá kéo dài cả ngày.
Bên ngoài khu vực đấu giá, từng nhóm đang bàn luận về mức giá trúng hôm nay (Ảnh: Dương Tâm).
Chị kể, phiên đấu giá hồi tháng 8 chị có tham gia và trúng một lô nằm ở vị trí áp góc với giá 4 tỷ đồng. Vì xác định mua để đầu tư lâu dài nên chị đã nộp đủ tiền. Chị cho rằng, vị trí khu đất tại xã Thanh Cao gần làng nghề dệt nên nếu để lâu sẽ có tiềm năng tăng giá.
Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Các lô đất có diện tích từ 60m2 đến 85m2, với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá thu hút 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Đáng chú ý, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng từ 63 triệu đồng/m2 đến 80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, sau đó có 55 lô bị bỏ cọc, bao gồm cả lô đất giá cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2. Trong tổng số 13 lô nộp đủ tiền, lô cao nhất có giá 55 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Đang đấu giá đất huyện Thanh Oai: Dự đoán giá cao nhất 60 triệu đồng/m2Theo thông tin được đăng tải trên trang chủ của Air Zermatt, sau khi di chuyển bằng cáp treo tới điểm Schwarzsee trên núi, các chuyên gia leo tới vị trí của hai người bị mắc kẹt và đu dây xuống để tiếp cận.
"Hai nhà leo núi mắc kẹt ở địa hình hiểm trở, nằm trên độ cao khoảng 3.500m và thân nhiệt bị hạ nghiêm trọng do chân chỉ mang giày mỏng, nhẹ và đế thấp", thông báo được Air Zermatt đăng tải.
Các chuyên gia sau đó đã đưa hai người trở lại đường leo núi thông thường bằng hệ thống dây cáp cứu hộ chuyên dụng.
Cả đoàn tập kết ở trại Hornlihutte dưới chân núi Matterhorn, trong lúc chờ trực thăng đến đón. Cuộc giải cứu kết thúc sau 14 giờ. Hai nhà leo núi đã trở về nhà sau khi được bác sĩ kiểm tra tình hình sức khoẻ.
Phía Air Zermatt nhận định, nếu không có hỗ trợ kịp thời, hai nhà leo núi người Việt Nam có thể đã không sống sót trong điều kiện khắc nghiệt trên đỉnh núi tuyết.
Một số ngân hàng ở Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường các yêu cầu tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ trong những tuần gần đây. Điều này dẫn đến việc thanh toán tiền mua dầu thô cho Nga bị chậm trễ hoặc thậm chí bị từ chối.
Cụ thể, các ngân hàng yêu cầu bên mua dầu thô Nga phải cung cấp cam kết bằng văn bản rằng không có bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào tham gia hoặc hưởng lợi từ giao dịch này thuộc danh sách hạn chế giao dịch kinh doanh của Mỹ.
Tại UAE, Ngân hàng First Abu Dhabi và Ngân hàng Hồi giáo Dubai đã đình chỉ một số tài khoản liên quan đến giao dịch hàng hóa của Nga.
Trong khi đó, Ngân hàng Mashreq (UAE), Ziraat và Vakifbank (Thổ Nhĩ Kỳ), ICBC và Bank of China (Trung Quốc) vẫn xử lý giao dịch nhưng thời gian giao dịch lên đến hàng tuần hoặc thậm chí là hàng tháng. Các nguồn tin cho hay, các khoản thanh toán bị trì hoãn 2-3 tuần, thậm chí lên đến 2 tháng.
Tàu chở dầu gần thành phố cảng Nakhodka, Nga (Ảnh: Reuters).
Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, xác nhận việc các ngân hàng tại Trung Quốc chậm thanh toán vẫn tồn tại. Theo ông, Mỹ và Liên minh châu Âu vẫn duy trì áp lực chưa từng có với Trung Quốc.
"Tất nhiên, điều này tạo ra một số vấn đề nhất định, nhưng không trở thành trở ngại cho sự phát triển trong quan hệ kinh tế và thương mại của Nga với Trung Quốc", ông Peskov nhấn mạnh trong cuộc họp báo với các phóng viên.
Phương Tây đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt sau xung đột Nga - Ukraine vào tháng 2/2022. Giao dịch với dầu của Nga vẫn hợp pháp miễn là dưới mức trần 60 USD/thùng mà họ áp đặt.
Xuất khẩu dầu của Nga từng gián đoạn trong những tháng đầu tiên sau cuộc xung đột nhưng có dấu hiệu hồi phục khi Moskva chuyển sang bán cho khách hàng châu Á và châu Phi.
Tuy nhiên, đến tháng 12 năm ngoái, việc thu tiền bán dầu bắt đầu khó hơn khi ngân hàng và doanh nghiệp lo ngại các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
Các ngân hàng Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ có làm việc với Nga đã tăng cường kiểm tra, bắt đầu yêu cầu cung cấp thêm tài liệu để đảm bảo các giao dịch dầu mỏ tuân thủ giá trần.
Theo Reuters, RT" alt=""/>Đòn giáng của phương Tây bóp nghẹt nguồn thu chính của Nga