Ngôi trường đó là Brighton College, nằm ở East Sussex. Brighton coi khóa học này như một cách để khuyến khích bọn trẻ tư duy phản biện về những thông tin mà chúng nhận được trên mạng.
Các bài giảng của Aristotle về sự thật sẽ được đưa vào khóa học được giám sát bởi giáo viên Leak Hamblett – phó hiệu trưởng ngôi trường có mức học phí 36.000 bảng/ năm cho hay.
Cô Hamblett, một giáo viên triết học, hi vọng rằng bọn trẻ sẽ học được cách nói ra những khác biệt giữa “cái thật và cái giả”.
“Tôi muốn dạy bọn trẻ nhìn vào nguồn tin, xuất xứ của chúng, chúng có uy tín hay không. Nếu bạn đọc một cái gì đó, hãy kiểm tra nó ở các nguồn khác nhau. Không nhất thiết phải nghĩ rằng đó là sự thật bởi vì nó tới từ mạng xã hội”.
Cô Hamblett cũng nói rằng, mọi người thường có “xu hướng tự nhiên” là tin vào văn bản, và cần phải có kỹ năng phân tích để đặt câu hỏi và xác định xem liệu những gì mà họ đang đọc có phải là sự thật hay không.
“Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên chưa từng có, nơi mà mọi tin tức và sự kiện hiện ra ngay trước mắt chỉ bằng những cú chạm trên ‘smartphone’ – thiết bị mà phần lớn học sinh trung học đều có, nhưng cho đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa dạy trẻ cách chọn lọc sáng suốt” – cô nói.
“Là những giáo viên, chúng ta phải có trách nhiệm giúp các em hiểu biết hơn về thứ mà các em nghe và đọc được”.
“Các em cần biết rằng không thể tin tưởng vào mọi thứ xuất hiện trên chiếc điện thoại và cần học cách xây dựng quan điểm. Khóa học mà chúng tôi đang giới thiệu sẽ đặt câu hỏi rằng, những thông tin giả mạo có luôn ở dưới một cái tên khác hay không. Khóa học này cũng sử sử dụng mô hình chuẩn của Aristotle về sự thật để giúp học sinh làm sáng tỏ sự thật từ những hư cấu”.
Một bài viết đăng tải hồi đầu năm nay từng cảnh báo rằng, trẻ em và những người trẻ ở Anh đang không có các kỹ năng đọc hiểu phản biện cần thiết để nhận biết thông tin giả.
Tổ chức The National Literacy Trust cho biết, báo cáo cho thấy hiện tượng này là một vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ em và thanh thiếu niên, đe dọa nền dân chủ, sự tin tưởng vào quản trị và niềm tin vào báo chí.
Nguyễn Thảo(Theo Telegraph)
" alt=""/>Trường tư dùng triết gia Hy Lạp dạy học sinh phát hiện tin giả trên mạngÔng Đào Việt Bách, Trưởng phòng Tuyển dụng và thu hút nhân tài một công ty chuyên xuất khẩu dịch vụ phần mềm, cho rằng yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự cần có kinh nghiệm làm việc ngay là chính đáng. Thực tế, 100% công ty, doanh nghiệp đều mong muốn nhân sự có thể đóng góp và tạo ra giá trị cho công ty ngay lập tức.
Nhưng với sinh viên mới tốt nghiệp, kinh nghiệm không nhất thiết đến từ việc thực tập, làm dự án ở các doanh nghiệp lớn mà có thể trau dồi thông qua các đồ án, dự án môn học hoặc tham gia vào các lab tại trường đại học một cách thực chất.
“Có một thực tế rằng sau khi tuyển dụng, tất cả nhân sự đều phải trải qua quá trình đào tạo thích ứng để làm quen với môi trường, văn hóa doanh nghiệp cũng như hệ thống lại kiến thức, quy trình chuẩn quốc tế. Điều này thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp. Trường học sẽ đóng vai trò đào tạo kiến thức nền tảng, tư duy ban đầu”.
Vì thế khi tuyển dụng, ngoài kinh nghiệm làm việc là một điểm cộng, theo ông Bách, tiêu chí các doanh nghiệp hướng tới đầu tiên là kiến thức nền tảng được trang bị trong nhà trường. Ngoài ra, khả năng tự học suốt đời cũng là tiêu chí được doanh nghiệp quan tâm.
“Những kiến thức sinh viên học được trong nhà trường rất có thể sẽ sớm trở nên lỗi thời. Kiến thức thay đổi hàng ngày, do đó để đáp ứng được yêu cầu công việc, ứng viên cần phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu và liên tục làm mới bản thân”, ông Bách nói.
Vừa tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Lương Thị Ngọc Anh cho biết, trong 3 tháng qua, em đã nộp đơn vào 3 công ty. Các công ty này đều đòi hỏi người có kinh nghiệm cho vị trí Ngọc Anh ứng tuyển.
Tuy nhiên, nữ sinh Bách khoa cho rằng điều này cũng không có gì vô lý bởi doanh nghiệp là nơi làm việc chứ không phải đào tạo nghề.
“Doanh nghiệp muốn tìm người làm việc chứ không phải học việc, do đó yêu cầu này là phù hợp. Thực tế, có nhiều sinh viên trong quá trình đi học đã sớm tìm được niềm yêu thích, từ đó tham gia đi thực tập, đi làm và có kinh nghiệm làm việc từ sớm”, Ngọc Anh bày tỏ.
Từ năm thứ 4, Ngọc Anh cũng đi làm thêm ở một công ty sản xuất. Mặc dù mức lương nhận được không cao nhưng nữ sinh chấp nhận làm để lấy kinh nghiệm. Quãng thời gian này, theo Ngọc Anh, đã giúp em hiểu được cách vận hành, yêu cầu của công việc, môi trường làm việc để sẵn sàng gia nhập vào thị trường việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đồng quan điểm, Trần Phương Nam, sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật cơ khí, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết không khó để sinh viên có kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp.
Từ cuối năm thứ 4, sau khi hoàn thành các tín chỉ của chương trình học và chỉ còn chờ làm đồ án tốt nghiệp, Nam đã xin đi thực tập tại một công ty dịch vụ kỹ thuật vật liệu và linh kiện toàn cầu.
“Quãng thời gian này giúp em nắm được cách làm việc trong một doanh nghiệp cũng như cách xử lý vấn đề. Nếu như ở trường, chúng em chỉ dừng lại ở việc xử lý vấn đề trong một dự án của môn học thì khi làm ở công ty, có những vấn đề liên quan đến hợp đồng nhiều tỷ đồng nên trách nhiệm cũng sẽ lớn hơn rất nhiều”, Nam nói.
Dù chưa ra trường, hiện tại Nam đã được nhận vào làm nhân viên chính thức với vai trò là kỹ sư công đoạn. Để có được cơ hội này, Nam cho biết trước đó, bản thân cũng đã tích cực tham gia vào lab và một số cuộc thi nghiên cứu khoa học để tự nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân.
Với vai trò là đơn vị đào tạo, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng mong muốn của doanh nghiệp đòi hỏi sinh viên ra trường phải đáp ứng yêu cầu công việc ngay là chính đáng.
Tuy nhiên, chương trình đào tạo tại các nhà trường rất rộng nhằm cung cấp nền tảng, kỹ năng cho sinh viên. Do đó, để đào tạo sát với thực tế của từng doanh nghiệp, theo ông Chính, cần phải có sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.
“Doanh nghiệp cần phải trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường. Nếu quá trình này được thực hiện chặt chẽ và từ sớm, chắc chắn chúng ta sẽ có nguồn nhân lực đáp ứng ngay yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp”, ông Chính nói.
7 sở được xếp loại tốt gồm: Ngoại Vụ (86,72 điểm), KH&CN (85,19 điểm), NN&PTNT (83,31 điểm), Giao thông vận tải (83,15 điểm), GD-ĐT (82,96 điểm), Tư pháp (82,48 điểm), VH,TT&DL (80,73 điểm)...
Ở bảng tổng điểm, phân loại, xếp hạng 18 huyện, thị xã, thành phố có 13 huyện được xếp loại tốt, gồm: Nam Giang, Hiệp Đức, Đại Lộc, Tiên Phước, Hội An, Nam Trà My, Điện Bàn, Núi Thành, Duy Xuyên, Bắc Trà My, Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang…
Bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đạt 79.6 (bình quân cả nước 72,2 điểm); xếp vị trí 15/63. Trong đó có 2 chỉ số tăng điểm gồm: Công khai, minh bạch tăng 0,8 điểm; Số hóa hồ sơ tăng 0,1 điểm.
Số liệu cụ thể như sau:
Công khai, minh bạch đạt 13/18 điểm, bình quân cả nước là 10,4 điểm; tăng 0,8 điểm.
Tiến độ giải quyết 18,1/20 điểm, bình quân cả nước là 18,2; không tăng điểm.
Dịch vụ công trực tuyến đạt 7,8/12 điểm, bình quân cả nước là 6,1 điểm; giảm 0,1 điểm.
Thanh toán trực tuyến đạt 7,7/10 điểm, bình quân cả nước là 6,4 điểm; không tăng điểm.
Mức độ hài lòng tỉnh đạt 17,6/18 điểm, bình quân cả nước là 17,4 điểm; không tăng điểm.
Số hóa hồ sơ 15,4/22 điểm, bình quân cả nước là 13,6; tăng 0,1 điểm.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu ký văn bản gửi Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số…nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ ở 7 lĩnh vực.
7 lĩnh vực gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người đứng đầu trong thực hiện công tác CCHC được căn cứ vào kết quả xếp hạng công tác CCHC của cơ quan, đơn vị, địa phương hằng năm.
Ngày 3/6, UBND huyện Thăng Bình ban hành kế hoạch triển khai hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn huyện năm 2024. Theo đó, mục tiêu là triển khai hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng ở tất cả các thôn, khu phố thuộc 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tùy theo đặc thù, mỗi thôn/khu phố có thể có nhiều hơn 01 tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động để hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân. Lộ trình đặt ra trong năm 2024 có 100% thành viên tổ công nghệ số cộng đồng được tập huấn, hướng dẫn về cách thức triển khai nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số cho với người dân. Phấn đấu 80% số hộ gia đình trong thôn/khu phố được tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn triển khai cài đặt các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số; 50% số hộ gia đình có thành viên cài đặt app công dân số (Smart Quảng Nam); 50% số hộ gia đình có thành viên có tài khoản thanh toán điện tử; 30% số hộ gia đình có thành viên có chữ ký số… |
An Nhiên
" alt=""/>Quảng Nam tăng 1 bậc về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp