Ngoại Hạng Anh

Nhận định, soi kèo Ventforet Kofu vs Melbourne City, 17h00 ngày 29/11

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-17 04:46:02 我要评论(0)

ậnđịnhsoikèoVentforetKofuvsMelbourneCityhngàv-league 2024 Hồng Quân - 29/v-league 2024v-league 2024、、

ậnđịnhsoikèoVentforetKofuvsMelbourneCityhngàv-league 2024   Hồng Quân - 29/11/2023 05:00  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Mô hình kiến trúc dữ liệu ngành tài chính. Ảnh: Mof.gov.vn

Bộ Tài chính vừa ban hành Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2019 – 2022, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) sẽ được thử nghiệm áp dụng trong lĩnh vực thuế và hải quan để giải quyết các bài toán nghiệp vụ phức tạp.

Theo tin từ cổng TTĐT Bộ Tài chính, Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính được ban hành nhằm quy hoạch, xây dựng, phát triển các thành phần thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trong một chỉnh thể thống nhất. Đồng thời, các nguyên tắc chủ đạo sẽ được đưa ra để đảm bảo tính liên kết, tích hợp, khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Tài chính.

Mô hình kiến trúc tổng thể của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính bao gồm các lớp thực hiện các chức năng từ việc cung cấp dữ liệu nguồn, tích hợp, thu nhận, chuẩn hóa, lưu trữ, phân tích, trực quan hóa dữ liệu tổng hợp từ các nguồn, đến việc phân phối sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, an toàn, kiểm soát chất lượng và thống nhất của dữ liệu.

Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính sẽ hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính, hướng tới xây dựng Tài chính số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở. Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính sẽ tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam.

Đây cũng là cơ sở để các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện xây dựng, phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về tài chính đảm bảo tính đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai. Hệ thống thông tin, dữ liệu, hạ tầng công nghệ đã được đầu tư được kế thừa, sử dụng lại; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư. Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế, thực tiễn tại Việt Nam và Bộ Tài chính.

" alt="Bộ Tài chính sẽ thử nghiệm AI và Big data để quản lý thuế và hải quan" width="90" height="59"/>

Bộ Tài chính sẽ thử nghiệm AI và Big data để quản lý thuế và hải quan

Một chiếc loa thông minh bao gồm hai phần: phần loa và phần thông minh – chính là hệ thống trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo tích hợp trong thiết bị. Tuần trước, Apple đã chính thức trình làng chiếc loa thông minh HomePod. Và trong khi nó được các reviewer tán dương rất nhiều về chất lượng âm thanh và trải nghiệm nghe nhạc cao cấp, thế nhưng nó lại thua kém các đối thủ về khoản trợ lý ảo – kết quả của bài thử nghiệm do công ty Loup Ventures thực hiện. Trong bài test có sự góp mặt của 4 trợ lý ảo là Siri của Apple, Alexa của Amazon, Assistant của Google và Cortana của Microsoft.

Một bài viết được xuất bản hôm thứ 7 vừa qua, do cựu phân tích viên của hãng Piper Jaffray, ông Gene Munster thực hiện đã thử tài bộ tứ này với 782 câu hỏi để giải đáp thắc mắc đâu mới là sản phẩm "thông minh" nhất.

Bài đánh giá sẽ "đưa lên bàn cân" các trợ lý ảo trong thị trường loa thông minh, so sánh sức mạnh của chúng nhằm đảm bảo có thể mang đến trải nghiệm tốt nhất. Kết quả cho thấy Siri trên HomePod đã trả lời đúng 52,3% số câu hỏi, thấp nhất so với 4 trợ lý loa thông minh còn lại. Cao hơn Siri chỉ đôi chút là Cortana của Microsoft Invoke với tỷ lệ chính xác 57%. Alexa có trên dòng loa Echo của Amazon đạt 64%, trong khi Google Assistant trên Google Home đứng đầu danh sách với con số lên đến 81%.

Munster chỉ ra rằng một phần của vấn đề với Siri là trên HomePod, trợ lý ảo của Apple không thể xử lý các nhiệm vụ hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến điều hướng, lịch, email và gọi điện thoại. Siri sẽ đáp "Tôi không thể _ trên HomePod" khi được yêu cầu làm các tác vụ liên quan đến những ứng dụng trên. Loại bỏ các câu hỏi trên khiến độ chính xác của Siri tăng từ 52,3% lên tới 67% - vượt mặt cả Alexa lẫn Cortana.

Nhà phân tích nói rằng Siri đã hiểu được 99,4% câu hỏi nhưng lại có câu trả lời đúng ít nhất trong số 4 trợ lý ảo trong thử nghiệm. Dẫu sao Munster cho rằng Siri đã thể hiện tốt ngoài sự mong đợi bởi HomePod vốn tập trung vào lĩnh vực âm nhạc chứ không đóng vai trò quản gia ảo.

Bản báo cáo cho biết thêm rằng HomePod có khả năng nghe giọng chủ nhân tốt hơn so với các loa thông minh khác. Chưa kể tới việc Siri ở HomePod cũng giao tiếp giống người hơn là trên iPhone, giọng nói tự nhiên cũng như việc không nhắc lại câu hỏi giống Alexa và Assistant là một điểm cộng rất lớn. Apple cũng được khen ngợi vì bao bì và cách đóng gói sản phẩm không thể chê vào đâu được.

"Xét trên phương diện một chiếc loa, âm thanh nó mang lại thật ấn tượng – sứ mệnh của nó thế là hoàn thành rồi. Còn về mặt trợ lý ảo, Siri đã có màn trình diễn tốt hơn chúng tôi tưởng tượng nhưng vẫn còn thua kém Alexa và Google Hoem khá nhiều." – Gene Munster cho biết.

Cuộc khảo sát của công ty Loup Ventures cũng cho thấy nhu cầu về HomePod sẽ tương tự nhu cầu dành cho Apple Watch. Munster kỳ vọng rằng HomePod sẽ chiếm 12% thị phần loa thông minh vào năm 2018, so với 52% của Amazon Echo và 32% đối với Google Home. Các sản phẩm khác sẽ chiếm 4% thị phần còn lại.

Theo GenK

" alt="Siri là trợ lý ảo kém thông minh nhất trên smartspeaker" width="90" height="59"/>

Siri là trợ lý ảo kém thông minh nhất trên smartspeaker

"AMP Stories" là gì?

Nếu bạn đang dùng Snapchat, Instagram, hay Facebook, hẳn bạn không còn xa lạ với "Stories". Đây là một loại nội dung hiển thị đầy màn hình, cho phép bạn có thể vuốt hoặc bấm để xem tiếp. "Stories" khởi nguồn từ Snapchat, được Instagram sao chép một cách không thương xót, và Facebook còn đáng sợ hơn khi cố mang "Stories" lên mọi sản phẩm mà họ làm ra.

Một tính năng hấp dẫn như thế không thể thiếu sự "góp vui" của Google. Thế nên họ đã bắt đầu thử nghiệm hiển thị thông tin theo định dạng "Stories" trong kết quả tìm kiếm, nhưng chỉ xuất hiện khi bạn thực sự tìm nó mà thôi. Ví dụ, khi bạn tìm một nhà xuất bản nội dung như People, CNN, hay SBNation, nhiều khả năng bạn sẽ thấy một dãy các nội dung slideshow do chính xác trang web này tạo ra. Nó có thể là slideshow liệt kê một danh sách top ten nào đó, các hình ảnh be bé đang chuyển động, hay một vài nội dung gây tò mò thị giác được thiết kế dành riêng cho di động..

Vậy còn AMP là gì? AMP là một chuẩn cho các trang web có khả năng hiển thị nhanh hơn nhiều so với các trang web di động thông thường, được hỗ trợ bởi Google. Nó là câu trả lời của Google đối với tính năng Instant Articles của Facebook, nhưng lại chạy từ Google Search, Bing và Twitter. GenK là một trong nhiều trang web đã sử dụng tính năng AMP này từ lâu.

Đã có nhiều tranh cãi xung quanh AMP, nhưng không thể phủ nhận rằng nó đã trở thành một nguồn lưu lượng người đọc lớn đối với các nhà xuất bản nội dung đã và đang sử dụng AMP. Do vậy AMP trong "AMP Stories" ám chỉ rằng tính năng "Stories" của Google sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng HTML. AMP Stories được viết và hiển thị bằng nhiều công cụ tương tự vốn được dùng để làm ra các bài báo AMP, nhằm giúp chúng tải nhanh hơn và thậm chí là được lưu xuống bộ nhớ đệm trên điện thoại trước khi bạn bấm vào xem.

Để có các nội dung AMP Stories, Google đã làm việc và trả một lượng tiền cho các nhà xuất bản. Lượng tiền này là bao nhiêu thì không ai biết được, nhưng Google xem nó như một loại quỹ phát triển thay vì là một khoản tiền thanh toán như Facebook đã từng làm với các live video.

Trong bản thử nghiệm đầu tiên này, AMP Stories trông rất giống với các Stories mà bạn thấy trên Snapchat Discover. Nó là sự kết hợp giữa chữ, hình ảnh chuyển động và một video nhỏ. Bạn bấm vào bên phải để xem tiếp, bấm bên trái để quay lại. AMP Stories là một phương thức độc đáo và mới mẻ để kể các câu chuyện, trái ngược với các bài báo AMP - vốn là một trang web thông thường nhưng có khả năng hiển thị nội dung nhanh hơn mà thôi. Google cho biết ở giai đoạn này, họ không cho phép quảng cáo trong AMP Stories, nhưng chắc chắn sau này quảng cáo là không tránh khỏi.

Bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một AMP Story, nhưng Google sẽ không hiển thị mọi AMP Stories của bất kỳ nhà xuất bản nào lên trang tìm kiếm của mình. Hiện họ chỉ cho phép một nhóm nhỏ đã được duyệt tham gia mà thôi. Bạn có thể đưa đường dẫn đến AMP Stories hoặc chia sẻ nó, nhưng chú ý là xem trên desktop sẽ không đẹp như xem trên điện thoại đâu.

Google không cho biết khi nào AMP Stories sẽ chính thức hoạt động, và khi hoạt động rồi thì sẽ hiển thị ở đâu. Nhưng có thể đoán được rằng nó sẽ xuất hiện trong mục "Top Stories" trên Google, trên Google Feed trên điện thoại Android, và bất kỳ nơi nào hợp lý. Nhưng liệu chúng sẽ hiện mãi hay biến mất như các Stories khác? Liệu chúng có phải là những vòng tròn hiện trên đầu các kết quả tìm kiếm không?... Mọi câu hỏi đều chưa được Google trả lời.

Dù sao thì Google cung nên tung ra AMP Stories sớm, bởi vòng đời của những tính năng hấp dẫn trên Internet chỉ khoảng 1-2 năm sau khi phổ biến rộng rãi mà thôi. "Stories" sắp chạm mốc này, AMP cũng vậy. Kết hợp hai thứ này lại với nhau sẽ ra sao? Liệu mọi người sẽ phản ứng như thế nào? Chỉ có thời gian mới cho ta biết được.

Theo GenK

" alt="Google sẽ mang tính năng 'Stories' vào kết quả tìm kiếm" width="90" height="59"/>

Google sẽ mang tính năng 'Stories' vào kết quả tìm kiếm