Vì áp lực tăng dân số năm “heo vàng”, số học sinh vào lớp 1 của toàn thành phố tăng khoảng 11.000 em. Ảnh: Hoa Lâm
Đông lại càng đông
Quận Cầu Giấy là một trong những quận có tốc độ phát triển dân số mạnh nhất Thủ đô. Từ nhiều năm nay, hầu hết các trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận đều lâm vào tình trạng quá tải số học sinh dù chính quyền địa phương khá tích cực trong việc đầu tư xây thêm trường mới.
Mười năm qua quận đã đầu tư xây mới khoảng 20 trường với kinh phí hơn 700 tỷ đồng nhưng hiện tại tất cả các trường tiểu học của quận đều có sĩ số bình quân ở mức 50 học sinh/lớp.
Theo khảo sát của phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, số trẻ đến tuổi vào lớp một năm nay (sinh năm 2007) có hộ khẩu trên địa bàn quận nhiều hơn số trẻ vào lớp một năm ngoái là 500 em nên khiến việc sắp xếp chỗ học trong các trường tiểu học càng thêm căng thẳng.
Theo kế hoạch chỉ tiêu của UBND quận giao cho 10 trường tiểu học của quận thì chỉ duy nhất một đơn vị có sĩ số học sinh khối 1 năm học tới khoảng 50 - 51 học sinh/lớp là Trường Tiểu học Dịch Vọng A. Một đơn vị nữa, Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc 54 học sinh/lớp. Tám trường còn lại nếu nhận đủ số trẻ sinh năm 2007 có hộ khẩu trên địa bàn đều phải chịu cảnh 55 học sinh/lớp.
Không chỉ quận Cầu Giấy mới phải chịu áp lực tuyển sinh đầu cấp và đặc biệt là cấp tiểu học. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2013 - 2014 dự kiến số lượng trẻ vào học lớp 1 trên toàn thành phố tăng 11.000 em so với năm ngoái, số tăng chủ yếu tập trung khu vực ven đô và nội thành. Tăng như quận Cầu Giấy là còn ít. Quận Hai Bà Trưng tăng hơn 816 em. Quận Đống Đa tăng hơn 900 em...
Có đủ chỗ học?
Theo một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, những căng thẳng trong tuyển sinh năm nay do hệ luỵ từ sự đột biến về dân số trong năm “heo vàng” 2007. Dẫu vậy, quan điểm của lãnh đạo thành phố là không để học sinh thiếu chỗ học.
Đặc biệt trong cách làm tuyển sinh, các quận/huyện phải lên kế hoạch phân bổ chỉ tiêu cụ thể, phân tuyến rõ ràng và công khai các thông tin này, trong quá trình tuyển sinh không được gây căng thẳng, bức xúc cho phụ huynh học sinh. Với quan điểm này, nhiều quận đã bố trí chỉ tiêu căn cứ vào số lượng trẻ có hộ khẩu trên địa bàn thông qua số liệu khảo sát của khu dân cư, dù điều này khiến sĩ số học sinh/lớp học sẽ chịu mức cao.
Tuy nhiên, trên thực tế một số nơi vẫn chỉ phân bổ chỉ tiêu theo thực tế số lớp học mà các trường có thể bố trí với sĩ số do thành phố quy định từ nhiều năm nay (mức 40 - 45 học sinh/lớp).
Chẳng hạn ở quận Hai Bà Trưng, một loạt trường tiểu học đều được bố trí chỉ tiêu thấp hơn so với số lượng trẻ trên địa bàn. Ví dụ địa bàn tuyển sinh Trường Tiểu học Bạch Mai có 265 em hộ khẩu KT1 nhưng trường chỉ được giao tuyển sinh 5 lớp với 225 em.
Hoặc Trường Tiểu học Tây Sơn là trường có địa bàn tuyển sinh gồm hai phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành, số trẻ trong độ tuổi có hộ khẩu KT1 là 270, KT2 là 183 nhưng chỉ tiêu chỉ có bảy lớp 1 với 315 em… Theo lãnh đạo một số phòng GD&ĐT, khi tuyển sinh các trường sẽ ưu tiên diện học sinh có hộ khẩu KT1, sau đó mới xét đến KT2.
Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, việc tuyển sinh đầu cấp sẽ bắt đầu từ 1/7 đến 15/7. Những trường đến 15/7 nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu được giao thì báo cáo Phòng GD&ĐT để được xem xét tuyển bổ sung cho đủ học sinh trong các ngày từ 18/7 đến 20/7.
Theo một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, những căng thẳng trong tuyển sinh năm nay do hệ luỵ từ sự đột biến về dân số trong năm “heo vàng” 2007. Dẫu vậy, quan điểm của lãnh đạo thành phố là không để học sinh thiếu chỗ học. |
(Theo Quý Hiên/Tiền Phong)
" alt=""/>Quá tải 'heo vàng', tăng chỉ tiêu tuyển sinh“Sống chung” với công nghệ để giúp con học tốt
Không chỉ gói gọn ở TV, truyện tranh, ngày nay, đồ chơi của trẻ em còn bao gồm máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng… Mê mẩn những trò chơi hấp dẫn và tính năng hiện đại của thiết bị điện tử, trẻ em thường mất dần hứng thú và không còn tập trung cho việc học. Cũng vì vậy, công nghệ trở thành đối tượng để nhiều phụ huynh “đổ lỗi” khi con học tập sa sút. “Hở ra chút thời gian là cầm iPad, không lo học bài”, “Vừa về nhà là cầm điện thoại, nhắc mãi mới chịu đi học” trở thành những câu cửa miệng của cha mẹ trong gia đình.
![]() |
Thấy con ham mê công nghệ, phản ứng của đa số phụ huynh là “cách ly” con khỏi các thiết bị này. Tuy nhiên, cấm đoán nhiều hay quá mạnh tay đôi khi sẽ gây phản ứng ngược. Con không có thêm hứng thú học tập mà càng muốn tìm cách “lách luật” lúc cha mẹ không để ý.
Hơn thế, không có thiết bị công nghệ, con cũng sẽ gặp khó khăn trong việc học. Ngày nay, nhiều bài vở được thầy cô chia sẻ qua mạng xã hội, email… Thiếu thiết bị công nghệ, con sẽ mất đi kênh để nhận và trao đổi thông tin. Ngoài ra, công nghệ cũng là công cụ để con học tốt hơn các môn như tiếng Anh thông qua phần mềm và nguồn tài nguyên số.
![]() |
Thay vì cấm đoán, cha mẹ hãy giúp con dùng công nghệ một cách hiệu quả vào việc học. Dạy con cách sử dụng các phần mềm và tài nguyên số đúng đắn, cha mẹ sẽ tạo được động lực và cảm hứng học tập cho con.
Điển hình như việc cho con xem video hay chơi trò chơi học tiếng Anh, con sẽ có được phản xạ tốt hơn với ngoại ngữ. Mặt khác, nếu con có dấu hiệu “nghiện” thiết bị công nghệ, cha mẹ nên cho con tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài màn hình, kết bạn, học các kỹ năng mềm như giao tiếp, hợp tác… để con hoạt bát hơn. Có nhiều kỹ năng mềm, con sẽ kiểm soát tốt việc sử dụng công nghệ của mình và học tập tốt.
![]() |
Dùng thiết bị công nghệ hiệu quả với khoá học ở ILA
Để giúp con biết cách dùng thiết bị công nghệ hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo các khoá học của ILA. Chị Uyên (32 tuổi, TP.HCM), có con đang học khoá Super Juniors cho biết: “Khi đăng ký học tại ILA, con mình được cấp tài khoản ILA Google for Education. Sau đó, con được khuyến khích mang theo thiết bị cá nhân đi học để thực hiện dự án học tập thông qua hệ thống ILA Connect. Thầy giáo và trợ giảng ở ILA hướng dẫn con cách tìm và sử dụng nguồn tài nguyên số an toàn, có định hướng nên mình rất yên tâm. Con mình cũng rất hào hứng vì phương pháp học mới.”
Cùng thảo luận, thực hiện các dự án với sự hỗ trợ của công nghệ và thuyết trình bằng tiếng Anh, trẻ sẽ không chỉ học ngoại ngữ ở ILA mà còn rèn luyện được thêm 6 kỹ năng mềm thiết yếu cho thế kỷ 21 là khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, khả năng tự hoàn thiện bản thân và kiến thức công nghệ.
Đặc biệt, mùa tựu trường này, ILA đang có chương trình ưu đãi cho học viên đăng ký học trước tháng 9, với cơ hội tham gia gói học bổng lên đến 36 tỷ đồng, cùng ba lô và nhiều phần quà hấp dẫn khác. Những món quà cùng với khoá học thú vị sẽ là “đồng minh” hữu ích để cha mẹ giúp con ham học hơn với thiết bị công nghệ.
![]() |
Kiến thức công nghệ là kỹ năng cần thiết để con cạnh tranh trong thế kỷ 21, chính vì vậy, cha mẹ hãy giúp con “sống chung” với công nghệ một cách hiệu quả nhất! |
Thông tin chi tiết của chương trình ưu đãi xem tại website: https://ila.edu.vn/hanh-trinh-tuong-lai
Vũ Minh
" alt=""/>‘Cách ly’ công nghệ có giúp con học tốt hơn?Biển báo lạ tại cầu Ba Khe đã được tháo xuống (Ảnh: Dương Nguyên).
"Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ báo Dân trí, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo UBND xã Hà Linh. Chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân cắm tấm biển đó phải tháo gỡ xuống ngay. Chúng tôi đã đi kiểm tra trên tuyến đường và ghi nhận tấm biển lạ này không còn tồn tại", vị này thông tin.
Như Dân tríđã phản ánh, thời gian qua, người tham gia giao thông khi di chuyển trên quốc lộ 15, đoạn qua cầu Ba Khe, xã Hà Linh tỏ ra bất ngờ trước một biển cảnh báo lạ có nền đỏ, chữ trắng với nội dung: "Khu vực tâm linh, xin giảm tốc độ".
Nhiều tài xế, họ chưa từng gặp biển báo này bao giờ và cảm thấy bất ngờ khi di chuyển qua đoạn đường này. Việc xuất hiện của tấm biển lạ khiến tâm lý của họ bị ảnh hưởng, đặc biệt vào buổi tối.
Biển báo lạ trước đó xuất hiện tại cầu Ba Khe (Ảnh: Dương Nguyên).
Ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh, cho biết quốc lộ 15, đoạn qua địa phương này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông nên người dân đã tự ý cắm tấm biển cảnh báo lạ nêu trên.
Theo đại diện Hạt giao thông số 4, để giảm thiểu tai nạn giao thông qua khu vực trên, ngành chức năng đã cắm các biển báo giới hạn tốc độ tối đa cho phép gồm 70 và 50 tại cung đường nêu trên.
Còn trong Luật giao thông đường bộ, không có biển báo nào có tên "Khu vực tâm linh, xin giảm tốc độ".
" alt=""/>Vụ biển báo giao thông lạ ở Hà Tĩnh: Chính quyền địa phương vào cuộc