Nhằm tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ngày 26/11/2019 (01/11 năm Kỷ Hợi), tại Cung Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với GHPGVN tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông Nhập Niết Bàn. Hơn 5.000 phật tử cả nước đã tới dự Đại lễ.
Đại lễ tưởng niệm 711 năm Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn là sự kiện trọng đại, là ngày hội của phật tử cả nước, khẳng định phương châm Đạo pháp đồng hành cùng Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng xã hội văn minh no ấm.
![]() |
Thượng toạ Thích Đạo Hiển phát biểu tại Đại lễ. |
Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam, trong sự nghiệp Hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy Đạo Pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.
Nhất là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là Giáo hội thống nhất Phật giáo cả nước, theo truyền thống tốt đời - đẹp đạo hai ngàn năm lịch sử truyền thừa, nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của Tổ, của hồn thiêng sông núi Đại Việt và tinh thần đoàn kết hòa hợp đa tôn giáo, xây dựng một tịnh độ tại nhân gian bằng tinh thần Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Phát biểu tại Đại lễ, Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Chánh thư ký Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang trong quá trình đổi mới thì bên cạnh việc khơi dậy truyền thống và những nét văn hóa tốt đẹp, chúng ta cũng cần bằng tấm lòng, bằng ý thức tuân thủ pháp luật để tất cả những biểu hiện gây chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định xã hội, hay những hành vi vì lợi ích của riêng mình mà xâm hại đến lợi ích người khác hay xâm hại lợi ích cộng đồng cần phải được loại trừ”.
Trước đó, chiều 25/11 hàng nghìn phật tử cả nước đã thực hiện hành trình tâm linh "Con về bên Phật Hoàng" xuất phát từ Cung Trúc Lâm leo núi lên chùa Hoa Yên. Tại đây, các phật tử đã được nghe thuyết pháp về cuộc đời, sự nghiệp của Phật hoàng và tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm.
Đúng 23h30 hàng nghìn phật tử cùng các chư tăng làm lễ truyền đăng, nhiễu tháp Phật Hoàng. Đây là một nghi lễ tâm linh tưởng nhớ thời khắc Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim. Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế anh hùng, người đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông (1258 và 1288) đưa lại độc lập hòa bình cho xứ sở. Sau khi hoàn thành trách nhiệm vẻ vang với dân tộc, năm 1299 Ngài đã về Yên Tử xuất gia tu Phật, thống nhất 3 thiền phái Phật giáo Việt Nam, sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - nền Phật giáo thống nhất của người Việt với tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”; xây dựng một nền Phật giáo nhập thế yêu nước, tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam cho đến tận ngày nay. Trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sinh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vậy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sinh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).
|
Tình Lê
Ảnh: Lê Anh Dũng
Một ngày của các tăng ni tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) bắt đầu từ 4h sáng với nhiều hoạt động học tập và rèn luyện thể chất.
" alt=""/>Ngàn người dự đại lễ kỷ niệm 711 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn![]() |
Nào ngờ không lâu sau, tôi đi học về thì bị một phụ nữ trung niên chặn đường ngay ở cổng trường. Bà ta chửi mắng, đánh đập tôi rồi quay clip tung lên mạng. Hóa ra, người phụ nữ đó chính là vợ hợp pháp của Quang và hai người chưa bao giờ ly dị như Quang nói. Người phụ nữ sau đó còn gửi đơn tố cáo đến trường đại học của tôi khiến tôi xấu hổ phải xin bảo lưu 1 năm rồi mới đi học lại vì không chịu được áp lực dư luận. Nói không sai, cuộc sống của tôi đã bị hủy hoại bởi hai người này. Kể từ đó, tôi không dám yêu nữa. Tôi không dám tin vào đàn ông nữa.
Cho đến khi tôi gặp chồng tôi, một người đàn ông hiền lành và chân thành. Anh biết mọi chuyện trong quá khứ của tôi và nói anh không trách tôi và sẽ bỏ qua hết vì suy cho cùng, tôi cũng chỉ là một nạn nhân. Bố mẹ chồng tôi ly dị đã lâu nay nên sau khi cưới, tôi với chồng sống chung cùng với bố chồng. Bố chồng tôi khá hiền lành, giản dị lại tâm lý. Chính vì vậy, tôi không gặp quá nhiều khó khăn khi sống ở với gia đình chồng.
Cho đến một ngày, bố chồng đưa về nhà tôi một người phụ nữ và giới thiệu rằng đây là người mà ông muốn cưới làm vợ. Lần đầu tiên nhìn thấy người phụ nữ đó, tôi không khỏi choáng váng, chết lặng khi đó không phải ai khác, chính là người phụ nữ năm xưa đã cho tôi một trận đòn ghen bầm dập, buộc tôi phải nghỉ học một năm và rơi bao nhiêu nước mắt! Trong lần gặp gỡ này, người phụ nữ này cũng đã nhanh chóng nhận ra tôi. Cả tôi và bà ấy đều tỏ ra khá sốc và ngượng ngùng trong lần gặp lại này.
Sau lần gặp gỡ đó, tôi khóc và kể tất cả cho chồng nghe. Chồng trấn an tôi và nói rằng dù gì mọi chuyện đã qua rồi, tôi không có lỗi gì cả, tôi lại đang mang bầu, không nên suy nghĩ nhiều. Mọi chuyện cứ để anh giải quyết. Sau đó, chồng vì tôi mà kịch liệt phản đối chuyện tái hôn của bố chồng tôi. Cũng vì chuyện này, chồng và bố chồng tôi cãi nhau, không nhìn mặt nhau cả tháng nay.
Hiện tại, không khí trong nhà tôi rất nặng nề, chẳng ai chịu nói với ai câu nào. Chồng tôi nói nếu bố chồng tôi vẫn cương quyết cưới người phụ nữ đó, anh và tôi sẽ dọn ra ngoài ở riêng. Nhưng đây đâu phải là cách tính toán lâu dài, trước sau gì vợ chồng tôi vẫn phải về phụng dưỡng bố nhất là khi bố chồng tôi ốm đau bệnh tật.
Hiện tại, tôi không biết phải làm sao cho vẹn toàn. Xin được quý độc giả cho lời khuyên.
Tôi lao vào nghề mát xa cho chị em vì kinh tế gia đình. Điều tôi choáng váng nhất là vợ mình cũng 'nghiện' dịch vụ này.
" alt=""/>Bố chồng bất ngờ tái hôn, tôi sốc ngất khi lần đầu gặp mẹ chồng tương laiXuôi theo dòng kênh quanh co, chiếc xuồng máy đưa chúng tôi xuyên qua những tán tràm cổ thụ nghiêng mình soi bóng trên mặt nước trong veo. Cũng tấm gương khổng lồ ấy còn phản chiếu màu xanh của trời cao vời vợi, mới thấy hết được sự hòa quyện của cảnh sắc thiên nhiên như có bàn tay vô hình nào đó sắp đặt.
Từng chùm dây leo sống bám vào thân tràm già như chứng minh tính bền chặt của sự cộng sinh trong thế giới muôn loài để tồn tại. Du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước những viễn cảnh mở ra ngay tầm mắt về sự đa dạng của thiên nhiên chỉ có ở Rừng Tràm đặc dụng này. Trước khi tiến sâu vào lõi rừng, du khách sẽ được hướng dẫn viên tư vấn nên chuyển sang xuồng chèo tay để tiện cho việc khám phá nét đặc trưng của tâm rừng.
Để mục sở thị hết “tài nguyên” của vùng lõi, thì tránh tiếng ồn để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống vốn rất yên bình của những loài lông vũ quí hiếm là điều quan trọng nhất. Do vậy, xuồng chèo tay là giải pháp thích hợp để du khách dễ dàng “chạm” đến những vẻ đẹp sinh động ở khu vực này.
Những tổ chim - cò đeo bám trên nhánh tràm, ngọn tràm. Những con cuốc cao, điêng điểng, cồng cộc, cò lạo chấp chới chuyền cành, hoặc thẫn thờ tản bộ trên những cồn thảm thực vật quấn quýt vào gốc tràm. Và đâu đó có những chú chim đứng yên nghiêng đầu, tròn xoe đôi mắt như một nghi thức chào hỏi “đầy bản sắc” với du khách. Những loài ong bướm đủ màu sặc sỡ thi nhau vờn quanh từng chùm bông tràm trắng thơm bảng lãng lay động lòng người.
Bản giao hưởng của rừng
Tiếng gió thổi - tiếng chim hót - mái chèo khua nhẹ vào làn nước cùng nhau tạo nên bản giao hưởng mang tên Trà Sư. “Phượt” nhẹ nhàng trên chiếc xuồng chèo tay sẽ mang đến cho bạn phong cách tận hưởng cung bậc cảm xúc “thật Trà Sư” đến lạ.
![]() |
Du khách nao lòng Trà Sư mùa nước nổi |
Đã có hàng triệu du khách đến tham quan và trong số đó cũng đã có rất nhiều người quay lại n lần để thả hồn vào không gian thanh bình bát ngát, hít thở không khí trong lành của lá phổi xanh giữa đồng bằng. Đắm chìm trong cảm giác rất phiêu bồng trên sóng nước phủ xanh thảm nhung bèo sẽ là những ấn tượng không quên.
Càng thú vị hơn khi trải nghiệm rất “xì - tin” trên những con đường dài hun hút len lỏi giữa hai hàng tràm xanh rợp mát bằng cách tản bộ hay đạp xe. Những giỏ hoa không chạm đất treo lủng lẳng trên thân tràm. Những bè hoa rở nộ khoe hương sắc hoang dã dập dềnh trên sóng nước Trà Sư. Hàng trăm chú chim bồ câu rừng vô tư bay là đà như là khúc nhạc thiên nhiên thật năng động trên những thanh âm vi vu không dứt.
Trải nghiệm cuối cùng sẽ mang lại thông điệp đẹp đẽ về một Trà Sư “níu giữ” chân ngươi đó là thưởng thức đặc sản. Đọt dương xỉ xanh non tơ, đọt chạy, rau tai tượng, thân cù nèo, rau muống đồng, bông điên điển, cá, tôm, cua, tép…. được chế biến thành hàng chục món ăn đậm vị khiến mọi người “hao cơm” sau những khoảng khắc phiêu bồng cùng cảnh sắc Trà Sư.
Mùa thu trên con đường xanh Trà Sư ắp đầy tiếng gió thổi, tiếng chim hót lảnh lót vang xa đã đi vào cõi nhớ của bao du khách. Trà Sư đẹp bốn mùa với những sắc màu lung linh và đã trở thành “Avatar” khi nói về du lịch An Giang.
Điền Quân
" alt=""/>Quyến rũ thu Trà Sư