Nhận định, soi kèo Liberia vs Togo, 21h00 ngày 13/11: Còn nước còn tát
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/826e698527.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Naft vs Diyala, 21h00 ngày 10/4: Tiếp đà khởi sắc
Theo SCMP, Hei Xiaojuan, chủ nhà trẻ Angel Baby ở thành phố Bảo Định, Trung Quốc cho biết, công việc kinh doanh của cô có nguy cơ phá sản, nhà trẻ phải đóng cửa khi các em nhỏ phải ở nhà do đại dịch Covid-19.
Sau khi trả trước 200.000NDT tiền thuê và thêm 400.000NDT sẽ phải nộp vào tháng 9, cộng thêm việc phải trả lại học phí, nhà trẻ mà Hei mở ra ở bên bờ phá sản. “Nếu tôi không tìm được cách kiếm tiền, tôi sẽ phải đóng cửa nhà trẻ của mình, như 7 nhà trẻ ở gần đây”, Hei nói.
Khi các biện pháp phong toả được nới lỏng cách đây vài tuần, đồng nghĩa với việc mọi người có thể ra ngoài ăn, song các bậc cha mẹ vẫn ngần ngại đưa con tới trường, Hei quyết định chuyển nhà trẻ thành làng nướng.
“Chúng tôi có không gian ngoài trời, có giấy phép phục vụ ăn uống, các nhân viên đều có giấy chứng nhận y tế, lại có bàn ghế thừa, vì thế, tôi đã biến nhà trẻ thành nơi bán đồ nướng để tạo thu nhập”, Hei kể.
Hei thông báo với các nhân viên rằng họ sẽ được trả 1.500NDT như lương cơ bản và tất cả mọi người sẽ chia nhau lãi, nếu có. Dù không quảng cáo cho cha mẹ học sinh song việc kinh doanh đã có tiến triển tốt.
Ngay ngày đầu tiên mở cửa, 7 trong số 10 bàn đã được đặt hết và khách cứ tiếp tục tới. “Giá đồ nướng ở nhà trẻ khá rẻ, có nhiều bạn bè và phụ huynh học sinh đã tới”, Guo Chun – hiệu trưởng trường cho hay.
Một nam thực khách nói, anh và con trai đã tìm được một nơi tuyệt vời để dùng bữa. “Rất sáng tạo. Người lớn có thể ăn trong khi lũ trẻ chơi. Thật tuyệt khi kết hợp vừa ra ngoài ăn vừa có chỗ giải trí”.
Angela Baby không phải nhà trẻ duy nhất ở Trung Quốc vượt qua được những tác động của đại dịch Covid-19 bằng việc phục vụ ăn uống. Một trường học ở Lishui, tỉnh Vân Nam với hơn 70 nhân viên và chi phí hàng tháng là 300.000NDT đã bán đồ ăn trẻ em và bánh bao từ tháng 3.
Hoài Linh
">Sáng kiến giúp nhà trẻ kiếm bộn tiền thay vì phá sản thời Covid
>> Lớp mẫu giáo canh tân đầu tiên ở Hà Nội cách đây hơn 70 năm
Tại hội thảo "Tâm lý học trẻ em và giáo dục Mới: Ở Việt Nam và trên thế giới, từ quá khứ đến tương lai" do Viện Pháp ngữ (ĐHQG Hà Nội) tổ chức sáng 27/11, TS Nguyễn Thụy Phương, Giám đốc mạng lưới giáo dục của Hiệp hội các chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam, ĐH Genève (Thụy Sĩ) đã trình bày tham luận về sự thúc đẩy và các thử nghiệm giáo dục mới ở Viêt Nam những năm 1940.
Theo TS Phương, "Giáo dục Mới" là một quan điểm đặt trẻ em vào trung tâm của hệ thống giáo dục và coi trẻ em như một chủ thể vận động trong sự phát triển tự nhiên về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Quan điểm này đã được nhen nhóm vào thế kỷ 18, được hiện thực hóa bằng một số trường học ở châu Âu sau đó, và bị ngắt quãng bởi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Phương pháp dạy ở những trường học kiểu mới này hướng đến việc học thông qua thực hành và khả năng tự quản....
TS Nguyễn Thụy Phương trình bày tại hội thảo. Ảnh: Vũ Sinh |
"Giáo dục Mới thực sự là một thuyết nhật tâm của Kopernik trong ngành sư phạm vì nó “dám” đảo ngược và đổi chiều tư duy giáo dục truyền thống. Trường học phải thích ứng trước nhu cầu và mối quan tâm, sở thích, hứng thú của học sinh, nhà trường phải là nơi vừa học vừa hành và môi trường hợp tác và tương tác giữa học sinh với nhau và giữa giáo viên với học sinh. Giáo dục phải tự nhiên, gắn với đời thực, chuẩn bị hành trang vào đời, giáo dục phải dạy lòng vị tha và tôn trọng sự khác biệt. Đồng thời, phong trào này là một cuộc tái tư duy và tái định nghĩa về mục tiêu của giáo dục, về quan niệm về trẻ em, về chức năng của nhà trường, vai trò của người dạy và về phương pháp và giáo cụ sư phạm" - TS Phương phân tích.
Phát hiện của TS Phương - người từng có công trình về lịch sử giáo dục Việt Nam - đó là ngay tại Hà Nội từ đầu thập niên 1940 đã có những thể nghiệm giáo dục mới được tiến hành, đương thời với phong trào sư phạm quốc tế nói trên.
Chính phong trào hướng đạo và hoạt động thiện nghĩa là hai khởi nguồn về nhân lực, tài lực cho mô hình mẫu giáo của giáo dục mới ở Việt Nam; mà công lao phải kể đến sự trợ lực vật chất và tài chính của những nhà thiện nghĩa như một số nhà tư sản người Việt thành đạt: Bạch Thái Bưởi, vợ chồng ông Nguyễn Sơn Hà, Trương Văn Bền, Trịnh Đình Kính...
TS Phương nhận định: "Những thể nghiệm giáo dục này tại phương Tây là nhằm chuẩn bị đào tạo nên một thế hệ công dân mới đủ khả năng kiến thiết lại các quốc gia bị tàn phá và hằn thù nhau sau hai cuộc Đại chiến. Còn ở Việt Nam, những thể nghiệm này trong ánh chiều tà thời kỳ thuộc địa chắc hẳn là mong mỏi của tầng lớp tinh hoa Việt nhằm đào tạo nên những thanh thiếu niên Việt toàn diện chuẩn bị cho nền độc lập mà lúc đó họ đã dự cảm nó đang đến gần".
Dành khá nhiêu thời gian sưu tầm tài liệu, gặp gỡ nhân chứng của các mô hình lớp mẫu giáo thể nghiệm.. rồi trường tư thục Giáo dục Mới đầu tiên của Việt Nam, TS Phương đã phát hiện ra nhiều thú vị của lịch sử giáo dục Việt Nam.
Đó là mô hình Trường mẫu giáo Bách Thảo mở trong 2 năm 1945-1946 của vợ chồng bà Lê Thị Tuất và ông Nguyễn Phước Vĩnh Bang.
![]() |
Lớp mẫu giáo canh tân đầu tiên ở Hà Nội cách đây hơn 70 năm. Hình ảnh này, được đưa ra tại Triển lãm dự án khảo cứu Giáo dục Mới và những nhà tiên phong diễn ra tại TP.HCM, do tổ chức phi lợi nhuận The Caterpies thực hiện. Ảnh chụp lại: Lê Huyền |
Ở ngôi trường này, ông Vĩnh Bang cũng có lập thuyết; quan điểm về giáo viên, phương pháp sư phạm và cách tổ chức hoạt động giáo dục riêng, theo hướng hiện đại. Chẳng hạn, ông gọi giáo viên là hướng dẫn viên; phương pháp sư phạm thì chú trọng đến sự tự do, cá tính ở trẻ; cách giáo dục là khơi gợi, đánh thức tiềm năng; trẻ được học trong môi trường gần gũi với thiên nhiên...
Do chiến tranh bùng nổ, trường Bách Thảo phải đóng cửa vào tháng 12/1946, khép lại một ý hướng khai mở thực hành giáo dục mầm non của vợ chồng ông Vĩnh Bang và cộng sự. Sau đó, ông bà sang Geneva tu nghiệp và sau này, ông Vĩnh Bang trở thành nhà tâm lý học sư phạm hàng đầu của Thụy Sĩ, được xem như "cánh tay phải" của nhà tâm lý học nổi tiếng Jean Piaget.
Từ đầu thập niên 2000 đến nay, làn sóng Giáo dục Mới du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam với các tác phẩm của những nhà giáo dục kinh điển, song song với đó là sự ra đời của các trường mầm non hay tiểu học tư thục ứng dụng các chương trình đào tạo giáo viên theo quan điểm Giáo dục Mới.
Đó là các trường học theo phương pháp Montessori, Wardolf/Steiner, Reggio Emilia hay Jean Piaget. Cũng đã xuất hiện những cá nhân ban đầu đi theo từng phương pháp giáo dục, sau một thời gian trải nghiệm thì xây dựng triết lý giáo dục cho cơ sở của mình và phát triển thành các trường tư thục, không chỉ ở bậc mầm non mà cònở các bậc học cao hơn.
Kết luận phần trình bày tại hội thảo, TS Thụy Phương nhìn nhận:
"Không phải đến bây giờ những tư tưởng và việc thực hành giáo dục theo phương pháp Giáo dục Mới mới du nhập vào Việt Nam cùng quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế văn hóa. Giáo dục Mới dành cho trẻ em Việt đã từng có mặt ở đất nước chúng ta cách đây hơn 70 năm, bằng tinh thần canh tân của một nhóm nam nữ trí thức xuất thân từ phong trào hướng đạo. Những người đang theo phương pháp Giáo dục Mới của thế kỷ 21 này là "tiên phong giai đoạn 2". Điều này chứng tỏ một điều trong giáo dục rằng: Người đi sau không thể phủ nhận người đi trước, nhưng có quyền phản biện; dựa vào những nền móng đã có để xây dựng nên những tầng cao hơn".
Lớp học 60 học sinh: Không thể áp dụng Giáo dục Mới
|
Tại hội thảo, GS Rita Hofstetter và và GS Bernard Schneuwly (ĐH Geneve, Thụy Sĩ) đã trình bày tham luận. Những biến đổi của Giáo dục Mới ở châu Âu trong thế kỷ 20: Gieneve nền tảng của giáo dục quốc tế". Theo các GS, ở các lớp học có sĩ số đông, lên tới 50-60 em thì không thể áp dụng phương pháp của Giáo dục Mới.
|
Hạ Anh
Bác sĩ người Ý Maria Montessori là người đi tiên phong trong các lý thuyết về giáo dục sớm. Phương pháp giáo dục của bà ở các trường mầm non Montessori vẫn đang được ứng dụng trên toàn cầu.
">'Giáo dục mới: Người đi sau không thể phủ nhận người đi trước'
Bị bố mắng, chàng trai 19 tuổi ăn loại lá kịch độc
Soi kèo phạt góc Wolfsburg vs RB Leipzig, 01h30 ngày 12/4
Năm 2013, ca sĩ Vũ Hà lần đầu công khai cuộc hôn nhân với bà xã Huyền Vân. Thời điểm đó, anh và vợ đã có hơn 20 năm bên nhau. Bạn đời của Vũ Hà sinh năm 1961, là người gốc Huế, từng hoạt động nghệ thuật với vai trò ca sĩ của đoàn Tiên Sa ở Quảng Nam (Đà Nẵng).
Cả hai đã có hơn 30 năm hạnh phúc bên nhau, dù không có con chung. Nam ca sĩ nói thương bà xã vì hiền lành, tử tế và rất tôn trọng chồng. Huyền Vân cũng yêu thương anh vì tính thẳng thắn.
"Chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu thương và sự tin tưởng. Khi đã ở bên nhau đủ lâu, tình cảm của chúng tôi thành tình bạn, tình tri kỷ. Mối quan hệ hiện đã vượt hơn cả tình yêu, đó gọi là nghĩa vợ chồng", ca sĩ tâm sự.
Vũ Hà tiết lộ hằng ngày trước khi ra khỏi nhà, anh đều hôn bà xã. Ngoài ra, anh cũng không ngại nói những lời yêu thương với vợ như một cách vun đắp tình cảm mỗi ngày.
Minh Tuyết và chồng Việt kiều hạnh phúc vì biết sẻ chia
Năm 2000, ca sĩ Minh Tuyết kết hôn với Diệp Nghi Keith - một doanh nhân người Mỹ gốc Việt. Cả hai bằng tuổi nhau, cùng sinh năm 1976. Cặp vợ chồng đã có gần 30 năm bên nhau tính cả yêu lẫn cưới.
Minh Tuyết chia sẻ, chồng là người tâm lý, tình cảm, ít khi tặng hoa hay quà cho vợ nhưng lại thể hiện sự yêu thương bằng những hành động chăm sóc ân cần.
Khi cô đi hát về mệt, Diệp Nghi Keith sẵn sàng xuống bếp hầm canh tẩm bổ cho vợ. Anh cũng thấu hiểu, thông cảm cho công việc của bạn đời. Vì thế, Minh Tuyết có thể thoải mái diện những bộ váy áo gợi cảm lên sân khấu mà không lo chồng ghen.
"Tôi chưa bao giờ giấu giếm hay làm điều gì để chồng có cảm giác không an toàn. Chúng tôi chia sẻ với nhau mọi điều, biết mọi thứ xung quanh cuộc sống của nhau. Với các đồng nghiệp nam, tôi giữ sự chừng mực, chỉ nói chuyện khi đi diễn và chia sẻ về công việc. Vì thế, ông xã chẳng có cớ gì để phải ghen", Minh Tuyết tiết lộ bí quyết giúp hôn nhân bền chặt.
Để giữ sự tươi mới và những mối quan tâm chung trong gần 30 năm bên nhau không con cái, Minh Tuyết tiết lộ bí quyết nằm ở sự sẻ chia.
"Với cách sống ở Mỹ, có con hay không cũng chẳng có gì khác biệt. Quan trọng là hai vợ chồng chia sẻ được với nhau hay không. Tôi và ông xã nói với nhau đủ chuyện nên hiểu được đối phương cần gì. Do đó, vợ chồng tôi vẫn hạnh phúc dù không có con", Minh Tuyết bày tỏ.
Minh Tuyết, Bằng Kiều hát 'Bởi vì anh yêu em':
Vũ Hà, Minh Tuyết có hôn nhân hạnh phúc bên bạn đời dù không con cái
Nữ sinh Ams xinh đẹp trong ngày hội áo dài
Vợ tôi bán hàng tại hiệu thuốc lớn nhất thị trấn. Cô ấy luôn nhẹ nhàng, tận tình trong công việc nên được khách hàng yêu mến, chị chủ tăng lương liên tục. Cô ấy bàn tính với tôi, đúng 3 năm nữa sẽ tích góp xây nhà mới.
Tôi rất tin tưởng vợ, tiền lương kiếm được, tôi chỉ giữ lại 2 triệu chi tiêu, còn lại, tôi đưa hết cho vợ.
Tháng vừa rồi, không biết vì lý do gì, cô ấy hào phóng mua tặng mẹ chồng dây chuyền 2 chỉ vàng. Mẹ tôi vui mừng khoe con dâu hiếu thảo với hàng xóm xung quanh, nhiều người không giấu được vẻ mặt ghen tị...
Công việc chạy hàng bánh kẹo cuối năm của tôi rất bận rộn. Bất ngờ, tôi nhận được điện thoại của chị chủ cửa hàng thuốc lúc 7 giờ tối, chị ấy báo tôi đến gấp, có chuyện quan trọng liên quan đến vợ tôi.
Tôi sốt ruột phi xe tới, vợ chồng chị chủ cửa hàng đang mải miết xem lại camera, vợ tôi ngồi gục mặt, khóc nức nở.
Chị chủ thông báo, vợ tôi ăn cắp tiền hàng, bằng chứng là cọc tiền rơi từ túi áo vợ tôi trong lúc vội vàng ra về. Chị chủ nghi ngờ, dò hỏi, vợ tôi nói dối là tiền tiết kiệm định đi gửi ngân hàng để quên trong túi áo khoác.
Hai vợ chồng chị xem lại camera thì phát hiện vợ tôi lấy trộm tiền bán hàng và giấu vào một cái hộp nhỏ. Vợ tôi đành nhận lỗi. Cô ấy kể mỗi ngày đều bớt tiền bán hàng 500 ngàn. Sự việc trót lọt suốt 3 tháng nay.
Chị chủ hiệu thuốc nói sẽ báo công an tới điều tra để rõ trắng đen nên vợ chồng tôi đã cùng quỳ xuống xin anh chị ấy tha lỗi. Chúng tôi sẽ trả lại hết số tiền mà vợ tôi lấy cắp.
Mẹ tôi biết tin con dâu mất việc vì trộm tiền nên đem trả dây chuyền vàng. Bà mắng vợ tôi tham lam, lóa mắt vì tiền làm cả nhà mất mặt, bà xấu hổ không dám sang chơi nhà hàng xóm.
Vợ tôi nổi khùng cãi láo mẹ chồng. Cô ấy bảo, chỉ vì nhà chồng nghèo khó mới khiến cô ấy nghĩ quẩn. Tiếp sau đó, cô ấy hung hăng đập vỡ đồ đạc trong nhà khiến mẹ tôi uất hận. Bà mắng con dâu hỗn láo rồi đuổi vợ tôi ra khỏi nhà và bắt tôi ly dị.
Tôi đau khổ, buồn bực vì vợ gây chuyện không hay, giờ lại đau đầu vì phải lựa chọn mẹ hay vợ nên tìm đến rượu bia giải sầu.
Người yêu cũ cùng làng đã ly dị chồng 2 năm nay liên tục nhắn tin, gọi điện tâm sự với tôi, rủ tôi đi chơi. Tôi rủ cô ấy đi cà phê và cô ấy thổ lộ vẫn yêu tôi tha thiết, chỉ cần tôi bớt chút tình cảm cho cô ấy…
Tôi không muốn bỏ vợ càng không muốn lợi dụng người yêu cũ. Nhưng tôi rất bế tắc và không biết mình phải làm gì. Mong mọi người cho tôi lời khuyên…
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!">Chồng ngỡ ngàng trước sự thật cọc tiền trong túi áo của vợ
友情链接