Samsung đang tích cực đàm phán cung ứng thiết bị 5G tại Mỹ, Anh và các nước phát triển khác trong bối cảnh một số nước châu Âu cân nhắc tẩy chay Huawei. Theo người trong ngành, Ericsson – nhà sản xuất thiết bị 5G lớn thứ hai thế giới – sẽ được hưởng lợi lớn từ lệnh cấm 5G do gã khổng lồ Thụy Điển có đủ năng lực lấp chỗ trống mà Huawei để lại. Ngoài ra, Ericsson cũng ở vị trí trung lập trong thương chiến Mỹ - Trung.
Choi Nam Kon, nhà phân tích của hãng chứng khoán Yuanta, cho biết theo chính sách của chính phủ Anh, các hãng viễn thông chỉ được sử dụng tối đa 35% thiết bị Huawei trong mạng của mình. Lấy nhà mạng BT làm ví dụ, thị phần Huawei khoảng 2/3 còn Nokia là 1/3; với Vodafone, Huawei chiếm 1/3, Ericsson 2/3. Nếu thiết bị Huawei bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Anh từ năm 2027, Ericsson sẽ thắng lớn.
Theo dữ liệu của hãng phân tích thị trường Dell’Oro, quý I/2020, Ericsson chiếm 24,6% thị phần thiết bị 5G toàn cầu, đứng sau Huawei với 35,7%. Nokia xếp thứ ba với thị phần 15,8%. Cơ hội vẫn dành cho Samsung, công ty xếp hạng 4 với 13,2% thị phần, do chính phủ Anh đẩy các nhà cung ứng vào cuộc đua giảm giá khốc liệt nhằm giảm thiểu tác động từ việc cấm Huawei.
Với Samsung, gia nhập thị trường Anh là bước quan trọng để công ty có thể quảng bá thiết bị mạng tại châu Âu và các nước khác. Trước khi Anh tuyên bố cấm Huawei, Phó Chủ tịch Samsung Kim Woo June đã trao đổi với hội đồng các nhà lập pháp Anh rằng họ có thể cung ứng thiết bị 5G mới cho nước này.
Samsung muốn cải thiện thị phần trên thị trường thiết bị 5G béo bở. Viện nghiên cứu Viễn thông và Điện tử Hàn Quốc dự đoán thị trường có thể đạt 37,8 tỷ USD trong năm nay và tiếp tục tăng khi 5G dự kiến phủ sóng hơn 40% dân số thế giới vào năm 2024.
Samsung hi vọng có thể mở rộng tầm ảnh hưởng nhanh chóng sau khi Huawei liên tiếp gặp vận rủi. Trong 7 tháng qua, công ty ký được thêm 5 hợp đồng 5G. Tại Canada, nơi nhà chức trách đang bị Mỹ gây sức ép phải cấm Huawei, Samsung thắng hợp đồng cung ứng 5G cho Telus. Samsung cũng trở thành lựa chọn của nhà mạng Spark (New Zealand). Bên cạnh đó, Samsung thống trị thị trường trong nước khi cung ứng hơn một nửa thiết bị 5G của ba nhà mạng Hàn Quốc.
Du Lam (Theo KoreaTimes)
Samsung Electronics sẽ không tham dự IFA, triển lãm điện tử lớn nhất châu Âu, mà tự tổ chức sự kiện riêng qua mạng để ra mắt thiết bị, công nghệ mới.
" alt=""/>Samsung có thể chớp thời cơ trên thị trường 5G?Trước đó, ngày 23/12/2019 Sở Xây dựng đã có công văn đề nghị UBND 24 quận huyện báo cáo, tổng hợp tình hình khiếu nại, tranh chấp phát sinh tại nhà chung cư trên địa bàn cũng như những khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên đến nay có 3 địa phương không báo cáo, đó là UBND quận 3, UBND quận 8 và UBND huyện Bình Chánh.
Hiện trên địa bàn TP.HCM có 1.401 nhà chung cư. Quận 5 chiếm đa số với 245 chung cư, tiếp đó là quận 1 với 192 chung cư, quận Bình Thạnh có 155 chung cư… Hai địa phương không có chung cư là huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi.
Toàn thành phố hiện có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975. Trong đó có 15 chung cư cấp D (cấp nguy hiểm) và đã tháo dỡ 9 chung cư cũ. Đa số là chung cư cũ được xây dựng thấp tầng, số lượng căn hộ ít và không có thang máy nên hầu hết không thành lập ban quản trị mà chỉ hoạt động theo mô hình tự quản.
Trên địa bàn TP.HCM đã có 15 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 được tháo dỡ. |
Về bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, Sở Xây dựng cho biết trên địa bàn thành phố hiện có 194 chủ đầu tư đã và đang thực hiện bàn giao. Một số chung cư chung chưa có ban quản trị vì chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư để quản lý vận hành chung cư; để quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung; để sử dụng diện tích sở hữu chung.
Những tranh chấp, khiếu nại chủ yếu xảy ra tại các chung cư, đó là tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng chung – riêng; bàn giao phí bảo trì; bàn giao hồ sơ nhà chung cư; chủ đầu tư xây dựng không phép, tự ý chuyển đổi công năng một số hạng mục, chậm lập thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua căn hộ.
Theo ông Lê Trần Kiên – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, việc quản lý các chung cư trên địa bàn có khó khăn là một số chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị. Không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, gây khó khăn cho việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng công trình dẫn đến các ban quản trị gửi đơn khiếu kiện, khiếu nại nhiều nơi.
Ngoài ra, việc tranh chấp quyền sở hữu đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư vẫn diễn biến phức tạp. Một số chủ đầu tư chưa nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã bàn giao căn hộ đưa cư dân vào ở.
Về nội dung cưỡng chế những chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị, Sở Xây dựng kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật theo hướng các bên khởi kiện tại toà án theo pháp luật về tố tụng dân sự. Về lâu dài, nên bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư như hiện nay.
“Việc hình thành quỹ bảo trì phần sở hữu chung của từng chung cư sẽ do ban quản trị chung cư thu của các chủ sở hữu nhà chung cư trong quá trình quản lý, sử dụng theo tỷ lệ phần trăm do hội nghị nhà chung cư quyết định” Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị.
- Dự án đầu tư cụm 8 chung cư lô số Cư xá Thanh Đa khi hoàn thành sẽ là khu nhà ở hiện đại với các chung cư cao từ 38 - 45 tầng, trong khi đó hàng ngàn hộ dân sẽ bị giải toả, di dời.
" alt=""/>Nghìn tỷ bị chiếm dụng, kiến nghị không giao chủ đầu tư thu phí bảo trìTrong đó có 2.716 hộ giải tỏa đã sang nhượng chuyển đổi tên cho người khác; 512 trường hợp người dân ở nhà chồ ven sông, giải tỏa bố trí chung cư để chỉnh trang đô thị … diện này chỉ quản lý, không thu tiền thuê nhà.
Theo đơn vị này, trước đây, việc quản lý bố trí các khu chung cư (do các công ty, BQL dự án bố trí giải tỏa di dời bàn giao đất) đã phê duyệt bố trí căn hộ cho các hộ giải tỏa không rõ ràng.
Bên cạnh đó, UBND TP có chủ trương là không thu tiền thuê nhà đối với các hộ giải tỏa đã tạo ra tư tưởng nhầm lẫn là căn hộ thuộc sở hữu của họ; một số trường hợp xin đăng ký tạm trú hoặc nhập khẩu người thân vào ở…
Để xử lý những bất cập trên, năm 2013 UBND TP Đà Nẵng có chủ trương đối với các trường hợp nhận sang nhượng từ các hộ giải tỏa thì cho phép chuyển đổi tên người ký hợp đồng thuê nhà nếu thuộc diện đặc biệt bức xúc về chỗ ở. Công ty quản lý nhà chung cư đã chuyển đổi tên 2.252 trường hợp.
Đến tháng 11/2016, UBND TP có công văn chấm dứt chủ trương này. Sau đó còn 269 trường hợp đã sang nhượng từ các hộ giải tỏa không được chuyển đổi tên và 195 trường hợp cho thuê cho ở nhờ, hiện đang được kiểm tra, xác minh để báo cáo UBND TP xem xét, quyết định. Từ đó đến nay, việc chuyển đổi tên không còn.
Trung tâm quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng cho biết, hiện nay các hộ giải tỏa được bố trí cho thuê chung cư, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo quy định kể từ ngày 1/1/2020.
Về thông tin nhiều người có điều kiện vẫn chiếm dụng nhà ở xã hội tại theo Trung tâm khai thác và quản lý nhà trong 209 trường hợp sở hữu nhà ở hoặc 2 lô đất trở lên thì hiện có 75 trường hợp đã trả lại căn hộ; còn lại 134 trường hợp trung tâm đã yêu cầu các hộ bàn giao căn hộ trước ngày 30/9.
Đối với 6 căn hộ diện tích nhỏ (29m2) được bố trí sử dụng, trong quá trình sử dụng ở các hộ đã thông 2 phòng với nhau. Đến nay, có 1 trường hợp đã trả lại nguyên trạng; còn lại 5 trường hợp, UBND TP có chủ trương rà soát nhà đất, nếu đảm đủ điều kiện thuê thì bố trí 1 căn hộ khác có diện tích lớn hơn và thu hồi 2 căn hộ nhỏ thông phòng.
Ông Lê Doãn Lâm - Phó GĐ trung tâm Quản lý và Khai thác nhà, cho biết trường hợp 134 người không chịu trả nhà có nêu một số lý do không có nhà hoặc có nhà đứng tên giúp...
"Chúng tôi đã quy định trước ngày 30/9, những người không đúng đối tượng phải trả lại căn hộ nếu không sẽ nhờ chính quyền địa phương cưỡng chế", ông Lâm thông tin.
Hồ Giáp
Tại Đà Nẵng có 9.679 căn hộ chung cư xã hội, tuy nhiên 1/3 số này được sử dụng không đúng mục đích như tự ý chuyển đổi tên, cho thuê lại, ở nhờ…
" alt=""/>Đà Nẵng yêu cầu 134 người không nghèo bàn giao lại căn hộ chung cư