Nhận định

Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-23 19:34:29 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 20/02/2025 09:31 Máy tính lịch thi đấu bóng đá quốc gia việt namlịch thi đấu bóng đá quốc gia việt nam、、

êumáytínhdựđoánGalatasarayvsAZAlkmaarhngàlịch thi đấu bóng đá quốc gia việt nam   Nguyễn Quang Hải - 20/02/2025 09:31  Máy tính dự đoán

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
pham cong hieu 1.jpg
Tai nạn bất ngờ khiến Hiếu nằm liệt.

Thời điểm ấy, túc trực thường xuyên ở viện có mẹ và bà ngoại của Hiếu. Hai người phụ nữ, người đã già yếu, người lại đang mang thai 3 tháng nên việc chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn. Xoay trở trên giường bệnh đã khó, Hiếu còn bị loét tì đè rất nặng, phải cẩn thận, tỉ mỉ. Mỗi lần em tiểu tiện, đại tiện không được để dính vào vết thương, tránh bị nhiễm trùng. Nhất là những đợt em bị sốt, nhiễm trùng máu, phải truyền thuốc nhiều ngày, người thân phải canh liên tục. 

Mấy lần Hiếu bắt gặp mẹ mệt mỏi đến ngủ lịm thì buồn lắm, lại thêm chi phí điều trị tốn kém, em sợ đến một lúc nào đó mẹ không chịu đựng được nữa, sẽ rời bỏ em. Cậu bé từng suy sụp, vài lần tuyệt vọng nói: “Thà để con chết đi…”. Nhưng nhờ tình thương của mẹ, của bà, em dần có thêm nghị lực.

Sau hơn 5 tháng điều trị, Hiếu được bác sĩ cho xuất viện, khi ấy, tay em chỉ mới cử động nhẹ, chân vẫn chưa nhúc nhích. Bác sĩ nhận định em còn phải trải qua quá trình tập vật lý trị liệu kéo dài.

Xin giúp cho em Hiếu có cơ hội phục hồi

Chúng tôi gặp lại Hiếu một ngày cuối tháng 6, tại Bệnh viện 1A. Em đang bắt đầu hành trình tìm lại sức sống cho đôi tay và đôi chân. Lần điều trị này, Hiếu chỉ còn bà Đinh Thị Mùa kề cận chăm sóc. Mẹ của em, chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên còn bận con nhỏ.

phạm công hiếu (1).jpg
Trong đợt nhập viện tập phục hồi chức năng, bà Mùa là người kề cận chăm sóc Hiếu.
phạm công hiếu (3).jpg
"Nếu ngày nào tôi không vào thăm là Hiếu "dỗi", con sợ tôi bỏ con", chị Nguyên tâm sự.

Hiếu vẫn khao khát có mẹ bên cạnh, nhưng chị Nguyên chẳng thể bỏ mặc con gái út còn non nớt để vào viện. Thêm vào đó, chị vẫn đang tìm cách xoay xở tiền bạc cho con trai điều trị. Khoảng thời gian Hiếu nằm viện gần 6 tháng trước đó đã khiến kinh tế gia đình chị kiệt quệ. 

Bác sĩ Khoa Nội (Bệnh viện 1A) cho biết, bệnh viện đã tiến hành phối hợp 3 khoa để điều trị cho em. Khoa Nội để nâng đỡ tổng trạng. Khoa Phục hồi chức năng khám và đưa ra những bài tập phù hợp cho lứa tuổi, mức độ tổn thương của em. Khoa Y học cổ truyền tiến hành châm cứu, mát xa, bấm huyệt để lưu thông khí huyết.

Đối với bệnh nhân bị tổn thương tủy sống thì rất khó để tiên lượng được khả năng phục hồi. Hiện tại, em cầm đồ còn rơi hoặc đưa tay có thể chưa chính xác, nhưng cơ tay, cơ chân có sức. Hơn nữa, tuổi đời của em còn rất trẻ. Hi vọng gia đình có đủ điều kiện để em được điều trị lâu dài”, bác sĩ Lê Thị Minh Thạch chia sẻ.

Các bác sĩ thương Hiếu còn trẻ tuổi, hi vọng em sẽ sớm phục hồi.

Nằm trên giường bệnh, Hiếu lúc này đã có “da thịt” hơn trước. Cậu thiếu niên cảm nhận được những thay đổi từ khi được điều trị, trong lòng nhen nhóm hy vọng có ngày khỏe lại.

Hiếu hào hứng “khoe”: “Em đã tự xúc cơm ăn, tự đánh răng được rồi”; “Sau này khỏe rồi, nếu còn kịp em sẽ xin ông bà và mẹ cho đi học lại, còn nếu trễ thì sẽ kiếm việc làm”; “Em ước mơ trở thành kiến trúc sư”

Thế nhưng, để điều ước của em trở thành hiện thực thì ngay lúc này, em đang rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Ông bà ngoại của em đã già yếu, không thể đi làm kiếm tiền. Những ngày ở bệnh viện chăm Hiếu, bà Mùa bị tái phát bệnh đau lưng, muốn đăng ký tập vật lý trị liệu, nhưng mới được 1 ngày thì bà bỏ cuộc vì sợ tốn tiền. 

Chồng tôi còn già yếu hơn tôi, mà mẹ Hiếu thì bận con nhỏ, chưa đi làm được. Tôi chỉ biết cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng, để cháu tôi được chữa trị, sau này có thể tự lo được cho bản thân. Chúng tôi già cả rồi, không biết còn sống được bao lâu, lo cho cháu được đến bao giờ. Phận nó tội nghiệp lắm”, bà Mùa nghẹn ngào.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 

1. Gửi trực tiếp:Phòng công tác xã hội Bệnh viện 1A hoặc chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên/ bà Đinh Thị Mùa

Địa chỉ: Ấp Bằng Lăng, xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.   

 SĐT: 0938650019 (chị Nguyên) hoặc 0793376140 (bà Mùa).

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.180 (Em Phạm Công Hiếu)

Chuyển khoản:Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148.

Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.

Cha mẹ ly hôn, con trai thất học lại mắc bệnh ung thư máuCha mẹ đều đã có gia đình riêng, nhiều năm nay, em Nguyễn Văn Tiến sống nương nhờ ông bà ngoại. Năm ngoái, em phát bệnh ung thư, ông bà vay lãi nóng cũng không đủ tiền điều trị." alt="Nam sinh lớp 9 bị tai nạn liệt tứ chi, đau đáu nỗi sợ bị bỏ rơi" width="90" height="59"/>

Nam sinh lớp 9 bị tai nạn liệt tứ chi, đau đáu nỗi sợ bị bỏ rơi

Nhà cấp 4 có gác lửng với kinh phí đầu tư cao, trên 500 triệu đồng. 

Lưu ý khi xây dựng nhà cấp 4 gác lửng

Tìm mua các diện tích đất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Những mẫu nhà cấp 4 có gác lửng đẹp đang phổ biến ở Việt Nam thường là 4x12, 4x16, 5x15, 5x20, 7x12,...

Xem xét các yếu tố phong thủy, hướng nhà, hướng gió, môi trường sinh sống.

Xử lý thủ tục giấy tờ pháp lý liên quan về đất đai, giấy phép xây dựng.

Liệt kê danh sách các hạng mục cần hoàn thành: phần thô, phần thiết kế - hoàn thiện.

Chi phí tối thiểu xây nhà cấp 4 có gác lửng dao động từ 300 triệu đến 500 triệu. 

Tìm các bên liên quan về nhà thầu xây dựng hoặc thiết kế nội thất để bàn bạc đưa ra phương án phù hợp nhất.

Mức chi phí tối thiểu xây một ngôi nhà cấp 4 có gác lửng đơn giản dao động từ 300-500 triệu đối với gia chủ muốn xây dựng thêm nhiều phòng, bố trí thêm nhiều nội thất, đồ trang trí hoặc lựa chọn vật liệu cao cấp để có được một ngôi nhà đẹp hoàn hảo.

Khác với biệt thự cao cấp hay chung cư, mẫu nhà cấp 4 có gác lửng thường không đòi hỏi quá cao về các chất liệu xây dựng. Tùy theo gia chủ muốn ở lâu dài hay tạm thời mà quyết định chọn vật liệu thi công phù hợp túi tiền, cũng như đảm bảo được chất lượng xây dựng.

Những điều không nên khi làm nhà cấp 4 có gác lửng

Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh, khi làm nhà cấp 4, các gia chủ nên chú ý một số vấn đề như sau:

Gác xép có độ dốc quá lớn:Nhà cấp 4 không nên làm mái quá dốc. Bởi gác lửng quá dốc sẽ khiến không khí nhanh bị thoát ra ngoài. Do đó, gia chủ cần thiết kế gác lửng độ dốc tương thích để có thể tụ khí tốt và mang lại tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao cho nhà.

Thiết kế xà ngang chèn ép gác lửng:Gia chủ không nên để xà ngang đè xuống gác lửng, tránh ảnh hưởng tác động đến tài lộc của gia chủ.

Không thiết kế cửa sổ ở gác lửng:Không thiết kế hành lang cửa số ở gác lửng là sai lầm đáng tiếc khi làm nhà cấp 4 có gác lửng. Thông thường gác lửng có diện tích quy hoạnh nhỏ. Cửa sổ sẽ giúp gia chủ tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp không khí lưu thông, thoáng mát hơn. 

Một số mẫu nhà cấp 4 gác lửng đẹp chi phí 500 triệu

Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng mái Thái

Mẫu nhà cấp 4 mái Thái có gác lửng với cấu trúc đơn giản nhưng thể hiện được tính thẩm mỹ của gia chủ. Khi nhìn vào tổng thể chung của ngôi nhà rất gọn gàng, ấn tượng. Thiết kế ô thoáng hình tròn nhìn ra ngoài vừa hứng được ánh sáng, vừa làm không khí trong nhà thêm thoáng đãng. Khoảng sân phía trước là khu vực để xe máy, ô tô. Nhà gồm: phòng khách kết hợp không gian thờ cúng, phòng bếp – ăn, phòng ngủ và phòng vệ sinh.

Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng mái tôn

Đây là một mẫu nhà cấp 4 có gác lửng đơn giản với mái tôn, được thiết kế tối giản giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thi công. Phù hợp cho những lô đất hẹp và sâu. Gác lửng thiết kế cửa sổ lớn giúp tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, do đặc điểm của kiểu nhà này thường hạn chế ánh sáng bởi chiều sâu lớn. 


Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng mái bằng đẹp

Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng mái bằng sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho bạn. Mẫu nhà này có thiết kế vuông vức, đơn giản, tiết kiệm thời gian thi công. 

Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng có phòng thờ

So với những mẫu nhà cấp 4 đơn thuần thì việc bố trí thêm tầng lửng là hữu ích đối với các gia chủ muốn dành một nơi để làm phòng thờ riêng biệt mà không sợ ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt bên dưới.

Quỳnh Nga

Nhà gác lửng siêu đẹp, không gian thông tầng thoáng đãng

Nhà gác lửng siêu đẹp, không gian thông tầng thoáng đãng

Ngôi nhà cấp 4 có gác lửng với khoảng thông tầng thoáng đãng, mát mẻ gây ấn tượng mạnh với những tín đồ 'nghiện nhà'." alt="Nhà cấp 4 có gác lửng tiện nghi 5 sao với chi phí từ 500 triệu" width="90" height="59"/>

Nhà cấp 4 có gác lửng tiện nghi 5 sao với chi phí từ 500 triệu

W-2.JPG.jpg
Các chuyên gia, diễn giả tham dự buổi tọa đàm (từ phải qua) gồm: Ông Po Trần, ông Đặng Bảo Hiếu, ông Trần Việt Anh và nhà báo Hoàng Tư Giang. Ảnh: Hòa Phạm

Tại buổi tọa đàm, ông Đặng Bảo Hiếu, Chủ tịch Focus Travel, Chủ tịch HĐQT Ana Marina Nha Trang khẳng định bản thân luôn có khát khao làm sao để dòng sông, mặt biển đem lại nguồn lợi chính đáng cho doanh nghiệp, cộng đồng, người dân.

Là doanh nghiệp hoạt động về du lịch, ông Hiếu bỏ nhiều thời gian nghiên cứu thị trường, thói quen du lịch đường sông quốc tế. Quá trình nghiên cứu, ông phát hiện Việt Nam đang bỏ lỡ một cơ hội rất lớn là du lịch đường sông.

Cùng nhận định, ông Po Trần chia sẻ, ở miền Nam, 60% sản phẩm du lịch của công ty do ông quản lý đến từ dòng sông Mekong. Hàng tháng, các sản phẩm du lịch đường sông của ông thu hút từ 500 - 800 khách nước ngoài.

Tuy nhiên, ông vẫn có những trăn trở trong lĩnh vực được nhận định có nhiều tiềm năng này. Một trong số đó là nhận được phản hồi từ du khách về việc những nơi họ được đưa đến có nhiều rác thải, các điểm đến chưa có biểu tượng, dấu ấn đặc biệt để du khách nhớ đến, quảng bá, giới thiệu,…

Trong khi đó, ông Trần Việt Anh trăn trở về việc các doanh nghiệp trong nước chưa có sự hợp tác tốt, đặc biệt là những doanh nghiệp cùng ngành. Theo ông, các doanh nghiệp vẫn hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy làm rồi cạnh tranh với nhau về giá. Điều này khiến ngành du lịch đường sông gặp khó khăn, khó bứt phá.

Bình luận về tương lai, định hướng phát triển kinh tế đường sông ở Việt Nam, nhà báo Hoàng Tư Giang cho rằng, nước ta có rất nhiều sông. Tuy nhiên, tính theo GDP làm ra trên mỗi m3 nước, người Việt Nam kém nhất thế giới.

toa dam 1.jpg
Các chuyên gia cho rằng, để có thể giong buồm đưa kinh tế sông, biển ra biển lớn, mỗi chúng ta cần thực hiện bằng một tình yêu sâu sắc với sông, với biển

Ông Giang nêu dẫn chứng cho thấy, với mỗi m3 nước, người Việt Nam chỉ tạo ra được 2 USD trong khi người nước ngoài tạo ra đến 20 USD. Nhà báo Hoàng Tư Giang nhận định: “Chúng ta giàu có về tài nguyên nước. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết cách khai thác đúng mức.

Hơn thế, người Việt Nam còn lạm dụng, lợi dụng dòng sông và không tính đến việc phát triển bền vững”.

Đề cập đến câu chuyện phát triển bền vững, nhà báo Hoàng Tư Giang cho rằng điều quan trọng nhất là vấn đề thể chế, quy hoạch. Theo ông, cần tạo ra những cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp khai thác những dòng sông tốt hơn về mặt du lịch.

Hiến kế để giong buồm

Theo ông Đặng Bảo Hiếu, nếu theo đuổi vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch sông nước cần phải xác định được 5 thành tố. Đầu tiên, đóng vai trò quan trọng là Nhà nước, tiếp theo là nhà kinh doanh. Các thành tố còn lại gồm nhà đầu tư, nhà địa phương và những người làm công tác truyền thông.

Ông nhấn mạnh: “Sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ của những thành tố trên sẽ tạo nên bức tranh toàn vẹn về phát triển bền vững.

Tuy nhiên, tôi nhận thấy cũng cần thêm một từ khóa vào quá trình này. Đó là tình yêu với những con sông, tình yêu với công việc. Tình yêu ấy sẽ làm cho chúng ta có một khát vọng lớn lao hơn trong việc giong buồm, ra biển lớn”.

Đồng tình với nhận định của ông Hiếu, ông Po Trần cho rằng, sau khi có được tình yêu, thể chế, người làm du lịch cần tìm được “thuyền trưởng, tìm ra tấm la bàn” để con tàu du lịch đường sông đi đúng hướng, phát triển bền vững.

W-chuyen cua nhung dong song 2.jpg
Lễ trao giải cuộc thi "Chuyện của những dòng sông". Ảnh: Nguyễn Huế

Tham dự tọa đàm, TS. Dương Đức Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Viện kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch TPHCM đóng góp thêm từ khóa ngưỡng hội tụ cho quá trình nghiên cứu, thúc đẩy phát triển du lịch đường sông.

Ông nói: “Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch TPHCM đã bắt đầu nghiên cứu ngưỡng hội tụ của những dòng sông từ những năm 2007. Quá trình nghiên cứu, viện nhận thấy cộng đồng dân cư ven sông gần như là cộng đồng yếu thế. Họ luôn khát khao được tiếp cận thế giới bên ngoài và du lịch.

Đây là cơ hội để nhà đầu tư, doanh nghiệp khai thác bằng cách rút ngắn khoảng cách của cộng đồng dân cư ven sông với thế giới bên ngoài.

Với cách nhìn về ngưỡng hội tụ này, Viện đồng hành cùng Sở Du lịch TPHCM ra mắt mô hình du lịch cộng đồng ở Thiềng Liềng. Và, đây là một trong những sản phẩm gây thương nhớ cho du khách gần xa.

Quan điểm thứ 2 về ngưỡng hội tụ, theo tôi, đó là tránh sự đa dạng hóa những dòng sông. Bởi có dòng sông rất đẹp, rất lung linh nhưng cũng có dòng sông đang có những nguy cơ và thách thức của riêng mình.

Và trong bối cảnh ấy, chúng ta cần có quan điểm tiếp cận đa dạng để có thể giải quyết nó một cách tốt nhất”.

Cũng góp mặt tại buổi tọa đàm, trong vai trò thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, TS. Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Bamboo Airways khẳng định có những cơ hội để giúp ngành du lịch sông nước phát triển hơn, sinh ra nhiều lợi ích hơn cho các địa phương và cộng đồng xung quanh các dòng sông.

Để hiện thực hóa những cơ hội này, ông cho rằng, tất cả các địa phương phải có sự đầu tư nhiều hơn về trí tuệ, nội lực, tài chính, cơ chế,... Ông đề nghị các thành phố đẩy mạnh đầu tư vào việc quy hoạch cảnh vật ở 2 bên bờ sông thật đẹp. Điều này sẽ giúp tăng sản phẩm tham quan trên sông, thu về nhiều lợi ích.

W-toa dam 3.jpg
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch TPHCM phát biểu, đóng góp ý kiến trong buổi tọa đàm. Ảnh: Nguyễn Huế

Lắng nghe những trao đổi của các chuyên gia, diễn giả trong buổi tọa đàm, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa khẳng định, giong buồm là từ khóa mở để mọi người cùng suy nghĩ, đi đến nhiều ý tưởng.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Ánh Hoa cho biết: “Việc tôn vinh, đánh giá nguồn lực tài nguyên sông nước ở nước ta đã được nhìn nhận. Tuy nhiên để khai thác đúng mức, đúng tầm nguồn tài nguyên này còn cần phải bàn thêm.

TPHCM cũng nằm trong bối cảnh chung này. TPHCM có định hướng rất rõ ràng rằng phải khai thác được đặc trưng là một đô thị bám sông và hướng biển. Một trong những khát khao của Sở Du lịch TPHCM là trong tương lai sẽ đưa du lịch sông nước thành một trong những sản phẩm đặc trưng của thành phố.

Tôi cũng đồng ý với từ khóa bền vững. Nếu chúng ta có cùng một tầm nhìn về hướng bền vững thì tất cả các hành động của chúng ta sẽ đi cùng một hướng”.

Sau khoảng 1 tiếng thảo luận sôi nổi, buổi tọa đàm với chủ đề Giong buồm kết thúc với những giải pháp hướng đến việc phát triển kinh tế sông, kinh tế biển của Việt Nam.

Các chuyên gia, diễn giả đều cho rằng, để có thể giong buồm đưa kinh tế sông, biển ra biển lớn, mỗi chúng ta cần thực hiện bằng một tình yêu sâu sắc với sông, với biển. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng cần tìm ra vị thuyền trưởng, tấm la bàn để con tàu du lịch đường sông đi đúng hướng.

Quan trọng hơn cả, các diễn giả nhận định cần có những thể chế, quy định để thực hiện việc giong buồm, vượt khơi một cách bền vững.

Tác giả Phước Bảo: Vỡ òa khi đoạt giải Nhất 'Chuyện của những dòng sông'

Tác giả Phước Bảo: Vỡ òa khi đoạt giải Nhất 'Chuyện của những dòng sông'

Tống Phước Bảo vui mừng khi đoạt giải Nhất cuộc thi "Chuyện của những dòng sông" với tác phẩm về sông Lòng Tàu. Giải thưởng đánh dấu bước ngoặt của anh trong thể loại bút ký và khai phá thêm hành trình sáng tác." alt="Hiến kế để ‘giong buồm’, đưa kinh tế du lịch đường sông Việt Nam ra biển lớn" width="90" height="59"/>

Hiến kế để ‘giong buồm’, đưa kinh tế du lịch đường sông Việt Nam ra biển lớn