“Con tròn 6 tuổi, chúng tôi đưa con tới Học viện Âm nhạc vũ Hán. Con ở đây một năm đã phát huy mọi khả năng. Trong trường có vài trăm thí sinh, con gái đứng trong top 3, được miễn phí tiền học.
Trường Âm nhạc Vũ Hán rất tốt nhưng không dạy kiến thức văn hóa thông thường. Vì thế, tôi đưa con tới Mỹ”.
Con gái bà đỗ vào trường âm nhạc Juilliard ở New York. “Năm 2005, con gái đỗ vào trường, lúc đó tròn 14 tuổi. Theo quy định về tuổi học ở Mỹ, con gái cần có người giám hộ cùng đi. Tôi không mất nhiều thời gian để quyết định từ chức. Lần đầu tới New York, hai mẹ con lại dừng chân ở Hàn Quốc vì tiếng Anh không tốt. Chúng tôi đành phải ngồi đợi ở sân bay một ngày một đêm”, bà nhớ lại.
“Sau lần đó, tôi hạ quyết tâm phải học tốt tiếng Anh. Khi ăn cơm hay lúc ngồi tàu điện ngầm, tôi đều cố gắng học”, bà Tiêu Vĩnh Liên nói.
Đến Mỹ, bà nhận ra sự khác biệt về giáo dục giữa Mỹ và Trung Quốc là rất lớn.
“Tôi cũng không để bản thân lơ là nên tiếp tục xin việc làm thêm là giảng dạy ở Mỹ. Lớp của tôi có một nửa là người Trung Quốc, nửa còn lại là các cháu người Mỹ. Tiếng Anh của tôi không tốt nhưng tôi đã bù đắp dần dần bằng âm nhạc”, bà kể.
Tiêu Vĩnh Liên luôn tự hào về con gái. Cô tốt nghiệp trường Havard. Trong những năm ở Mỹ, cô học từ 7h sáng và không bao giờ ngủ trước 2h sáng.
Mỗi năm, con gái Tiêu Vĩnh Liên đều nhận được khoảng 10.000 USD học bổng. Khi ra trường, cô nhận được lời mời giảng dạy từ những trường đại học danh giá như Havard, Stanford và Columbia.
“Tôi cũng tới Metropolitan College để theo học một văn bằng giáo dục. Công việc học tập quả thật vất vả, tôi chỉ muống bỏ tất cả. Những lúc chán nản nhất, tôi gọi cho con gái ở Havard và khóc. Con gái lại là người giúp tôi làm bài tập. Con nói khi còn tiểu học, mẹ giúp con làm bài, hiện tại con giúp mẹ viết bài”, bà Tiêu Vĩnh Liên nói.
“Các thầy cô giáo ở Mỹ thường nói với con gái rằng mẹ con là tấm gương của các thầy cô còn con là tấm gương của các du học sinh. Còn tôi, điều khiến tôi tự hào nhất là có thể cùng con trưởng thành”, bà Tô Vĩnh Liên tự hào.
Hà Thanh
Bà Hesung Chun Koh ở tuổi 90 có niềm tự hào khi có 6 người con đều trưởng thành, tốt nghiệp những trường đại học danh giá nhất thế giới.
" alt=""/>Học tiếng Anh kém, hiệu trưởng đưa con đi Mỹ lại bay nhầm sang HànHiện Alternō đang phát triển các phiên bản công nghiệp của pin cát với công suất lớn, từ 250 kWh đến 1,8 MW. Quá trình này dự kiến sẽ được thúc đẩy nhanh hơn nữa sau khi Alternō nhận vốn từ nhiều quỹ đầu tư như The Radical Fund, Touchstone, Antler, Impact Square… và nguồn tài trợ bởi các tổ chức quốc tế.
Do là giải pháp năng lượng bền vững, hướng tới môi trường, trước đây, Alternō từng nhận tài trợ từ nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm 250.000 USD từ Quỹ Temasek và 350.000 USD từ P4G. Ngoài ra, startup Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức như JETRO, Qualcomm, NUS, Leave A Nest, BSSC, IBP, Quỹ Hanns Seidel, Climate Launchpad, VSV, ASSIST, New Energy Nexus.
Nhận xét về startup, ông Alina Truhina, Giám đốc điều hành và Đối tác quản lý của Quỹ đầu tư The Radical Fund cho hay, Alternō hiện là đơn vị sản xuất pin nhiệt (FOAK) đầu tiên và là công ty khởi nghiệp duy nhất về lưu trữ năng lượng ngắn hạn (LDTES) phục vụ mục đích nông nghiệp ở Đông Nam Á. Sau khi triển khai tại Việt Nam, tiềm năng của startup là rất lớn khi nhắm đến thị trường các nước Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ và Trung Đông.
Theo nhà sáng lập Hồ Việt Hải, giải pháp pin cát không chỉ góp phần giảm phát thải carbon trong ngành nông nghiệp, mà còn giúp các công ty Việt Nam tăng tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế với các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thế giới.
Chi phí đầu tư cho một hệ thống pin cát Make in Viet Nam chưa đến 500 triệu đồng. Trong quá trình vận hành, hệ thống pin cát được đội ngũ phát triển theo dõi và cập nhật thuật toán từ xa, tại trụ sở TP.HCM.
Phản ánh của người dùng cho thấy, tại các mô hình đã triển khai ở Khánh Hòa, Lâm Đồng, pin cát của Alternō cho nguồn nhiệt ổn định, không bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết nên có thể đáp ứng được công suất sấy liên tục cho nông trại.
Tại những vùng chưa có điện lưới, nhiều nông hộ đã chọn hệ thống tấm quang năng cùng pin cát để lưu trữ năng lượng nhiệt thay thế, phục vụ cho việc sấy khô nông sản, thay vì phải kéo điện về sử dụng.
![]() |
Tìm đường trên ứng dụng VAV |
Từ thực tế các “trơ lý ảo” trên điện thoại thông minh được rất ít người dùng Việt Nam sử dụng do không nhận diện được tiếng Việt và chưa tối ưu cho người Việt, nhóm tác giả MDN-Team đã phát triển một ứng dụng “trợ lý ảo” dành riêng cho người Việt với tên gọi VAV (Virtual Assistan for Vietnamese).
TS. Phan Xuân Hiếu – trưởng nhóm phát triển sản phẩm cho biết, các “trợ lý ảo” trên di động như Apple Siri, Microsoft Cortana, Google Now được nhiều người biết đến, tuy nhiên rất nhiều tính năng, thông tin người dùng Việt cần nhưng chưa hoặc không được hỗ trợ trên các trợ lý ảo này. Vì thế, MDN-Team, với lực lượng chỉ hơn mười sinh viên, đã cùng quyết tâm phát triển ứng dụng này với mong muốn đem lại sự tiện lợi trong công việc và trải nghiệm thú vị cho người dùng di động Việt Nam.
Cụ thể hơn, VAV cho phép người dùng tương tác với smartphone bằng giọng nói hoàn toàn tiếng Việt để thực hiện các tác vụ cần thiết hàng ngày. Với VAV, bạn có thể dễ dàng hẹn chuông báo thức, đặt lịch cho một cuộc họp, bật/tắt định vị, gọi điện, nhắn tin cho ai đó, gọi taxi, mở một ứng dụng trên máy, duyệt web, tìm đường trên bản đồ, tìm cây ATM gần bạn, tra từ điển, tra cứu Wikipedia, hay mở một bản nhạc yêu thích … chỉ đơn giản bằng các mệnh lệnh hay câu hỏi hết sức tự nhiên.
Ví dụ như, thay vì phải bật ứng dụng bản đồ Google, tìm chức năng tìm đường và gõ đích đến là “144 Xuân Thủy” rồi nhấn nút tìm kiếm thì với VAV bạn chỉ cần hỏi “tìm đường đến 144 Xuân Thủy” hoặc “đến 144 Xuân Thủy thì đi thế nào”…
VAV đã ra mắt phiên bản đầu tiên trên chợ ứng dụng Google Play vào ngày 18/11/2015 và ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của nhiều người dùng trong giới công nghệ Việt Nam. Chỉ sau 2 tháng có mặt trên Google Play, VAV cán mốc 75.000 lượt tải về và cài đặt ứng dụng.