Thế giới

Nhận định SHB Đà Nẵng vs SLNA, 17h00 ngày 20/10

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-03-31 20:58:05 我要评论(0)

Hoàng Ngọc - 18/10/2020 19:11 Việt Nam vleague hôm nayvleague hôm nay、、

ậnđịnhSHBĐàNẵngvsSLNAhngàvleague hôm nay   Hoàng Ngọc - 18/10/2020 19:11  Việt Nam

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Liên quan tới thuốc, thống kê của WHO chỉ ra có tới 12% tổng số người bệnh gặp sự cố từ kê đơn. 6-7% người bệnh nội trú gặp sự cố có liên quan tới thuốc. 30% người bệnh gặp sự cố khi dùng 5 loại thuốc trở lên.

Tại Anh, tỷ lệ đơn thuốc có sai sót là 5%, ở Arab Saudi là 20%, ở Mexico lên tới 58%. Trong đó, kê đơn sai liều lượng chiếm 27,6%.

Tại Việt Nam, từ năm 2019 đến tháng 8/2022, tính chung trên cả nước, có 35% bệnh viện triển khai báo cáo sự cố y khoa, riêng tuyến Trung ương cao nhất với hơn một nửa số bệnh viện báo cáo. 

Theo thống kê, gần 100.000 sự cố y khoa được 540 bệnh viện (ngành, thuộc Bộ Y tế, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tư nhân) ghi nhận qua các năm. Trong số này, có tới 50.100 sự cố được bệnh viện tuyến tỉnh báo cáo; gần 13.000 sự cố y khoa tại bệnh viên trực thuộc Bộ (tuyến Trung ương).

Triển khai báo cáo sự cố y khoa qua các năm tại Việt Nam từ năm 2019 đến tháng 8/2022. Nguồn: Bộ Y tế

Nhầm liều, nhầm thuốc là sự cố dược lâm sàng gặp nhiều nhất

Sự cố gặp nhiều nhất trong dược lâm sàng ở nước ta là nhầm liều, chiếm 20% tổng số sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến Trung ương và 18,5% tổng sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến tỉnh.

Riêng tại bệnh viện tuyến huyện, nhầm thuốc là sự cố gặp nhiều nhất với 23,7%; nhầm liều là sự cố xếp thứ 2 với 10%.

Trước thực tế này, ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần kê đúng thuốc, đúng người, đúng bệnh. “Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám, chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả”, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nói.

Người bệnh trước khi sử dụng thuốc cũng cần biết thông tin về thuốc, kiểm tra liều và thời gian sử dụng, hỏi lại nhân viên y tế nếu chưa hiểu rõ.

'Quen ai không, có phong bì không?', câu hỏi phổ biến nhất khi đi bệnh việnThực tế trước khi đi bệnh viện khám, chữa bệnh, không ít bệnh nhân hay người nhà có 2 câu hỏi phổ biến nhất: “Có quen ai không?” và “Có phải phong bì không?”." alt="Bộ Y tế: Nhầm liều thuốc là sự cố y khoa hay gặp nhất trong dược lâm sàng" width="90" height="59"/>

Bộ Y tế: Nhầm liều thuốc là sự cố y khoa hay gặp nhất trong dược lâm sàng

Câu trả lời giúp các nhà chuyên môn có thông tin hỗ trợ bệnh nhân hấp thụ đủ nước và có một giấc ngủ ngon. 

Chuyên gia Bragagnini cho biết, uống quá nhiều bất kỳ loại chất lỏng nào trước khi ngủ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon vào ban đêm rất quan trọng để giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm cũng như tác động tới tâm trạng và khả năng hoạt động tổng thể của bạn mỗi ngày.

Theo Huffpost, mọi người nên ngừng uống hầu hết các loại chất lỏng ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, nhưng khung thời gian tốt nhất phụ thuộc vào từng loại. 

Bạn không nên uống rượu bia 4-5 giờ trước khi ngủ. Ảnh minh họa: Eatthis

Cà phê 

Bạn có thể muốn uống cà phê hoặc một loại đồ uống có chứa caffeine để không buồn ngủ vào buổi chiều. Nhưng khi bạn uống cà phê càng muộn, nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ càng cao. Uống hơn 400mg caffeine mỗi ngày - tương đương với khoảng 4 tách cà phê 250ml - có thể gây bồn chồn, mất nước, lo lắng và mất ngủ.

Nhà thần kinh học Chris Winter khuyên, để có một giấc ngủ ngon vào ban đêm, nghiên cứu cho thấy bạn nên ngừng uống cà phê ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.

Caffeine có thể hoạt động như một chất kích thích, làm gián đoạn giấc ngủ sâu và ảnh hưởng đến thời gian ngủ. 

Rượu, bia

Một ly rượu hoặc bia gần giờ đi ngủ dễ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng thực sự lại làm gián đoạn giấc ngủ. Đó là bởi rượu có thể có cả tác dụng an thần và kích thích. 

“Ban đầu rượu, bia có thể giúp ai đó đi vào giấc ngủ nhưng cuối cùng tác dụng an thần sẽ mất dần và nhiều người khó ngủ trở lại sau khi tỉnh giấc”, chuyên gia Bragagnini nói. 

Uống rượu vào buổi tối có thể làm gián đoạn thời gian ngủ sâu nhất, gây ra những giấc mơ đáng sợ. 

Hãy uống ly rượu, bia cuối cùng 4-5 giờ trước khi ngủ. Đây là khoảng thời gian cần thiết để chuyển hóa rượu. 

Đồ uống có đường làm tăng lượng đường trong máu, cần hạn chế uống 2 giờ trước khi ngủ. Ảnh minh họa: Selecthealth

Nước ép trái cây và đồ uống có đường 

Tiêu thụ đồ uống có đường, như nước ngọt hoặc nước trái cây, vào buổi tối sẽ làm tăng lượng đường trong máu, kích hoạt tuyến tụy của bạn tiết ra insulin, loại hormone cho phép glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng.

Lượng đường tăng đột ngột có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh đồ uống có đường ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.

Nước

Janice Johnston, Giám đốc y tế của Redirect Health, giải thích, nước điều chỉnh thân nhiệt suốt đêm, giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, khi sức khỏe không ổn hoặc bạn đang lo lắng, một cốc nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp tinh thần thoải mái, bớt mệt mỏi. 

Chuyên gia Bragagnini cho biết, để một chai nước trên tủ đầu giường là một ý kiến hay nếu bạn thường thức dậy với tình trạng khô miệng. Bạn có thể uống nước ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng để bù nước cho cơ thể sau khi ngủ.

Nhược điểm duy nhất của việc uống nước trước khi đi ngủ là bạn có thể phải thức dậy để đi vệ sinh vào ban đêm. 

Giờ thức dậy tốt nhất cho sức khỏe

Giờ thức dậy tốt nhất cho sức khỏe

Thức dậy trước 7h sáng có thể tăng cường sức khỏe tâm thần và năng suất học tập, làm việc của bạn." alt="Trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng nên ngừng uống các loại chất lỏng" width="90" height="59"/>

Trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng nên ngừng uống các loại chất lỏng

Tọa đàm "Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023" tổ chức ngày 13/1 (Ảnh: VGP)

Cũng theo ông Châu, bất động sản đang có sự lệch pha, cơ cấu sản phẩm trên thị trường lại phát triển mất cân đối. Nhà có giá vừa túi tiền, mức giá khoảng từ 30 triệu/m2 trở xuống hoặc nhà ở xã hội đều rất thiếu. Như ở TP.HCM, năm 2020 chỉ có 1% nhà ở là giá vừa túi tiền, năm 2021 đến nay, không có nhà ở thương mại nào có giá vừa túi tiền.

“Trong khi đó, tỉ lệ nhà ở cao cấp liên tục gia tăng. Vừa thiếu hụt nguồn cung, vừa thiếu hụt nhà ở giá vừa túi tiền nên giá nhà bị đẩy lên mức rất cao. Nhà ở xã hội hiện có những căn giá lên tới 25 triệu/m2, trong khi trước đây mục tiêu chỉ ở mức 15 triệu/m2. Còn nhà ở thương mại, như ở TP.HCM, hiện tìm căn giá dưới 35 triệu là không ra, thậm chí có những nhà siêu sang, được đẩy giá lên tới 500-700 triệu đồng/m2.” – ông Châu nói.

Nhìn nhận từ thực tế, Chủ tịch HoREA cho rằng, khó khăn hiện nay đối là tình trạng thiếu tiền mặt của doanh nghiệp, tình trạng bị giảm thanh khoản, thậm chí có doanh nghiệp bị mất thanh khoản, kể cả những doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Nguyên nhân là giao dịch trên thị trường bất động sản bị sụt giảm, thậm chí không có giao dịch nên không huy động được nguồn vốn của khách hàng. 

Theo ông Châu, không chỉ doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng, kể cả người mua nhà, nhà đầu tư cũng khó tiếp cận tín dụng. Có những hoàn cảnh "trớ trêu" là ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng rồi nhưng dừng giải ngân khiến cả doanh nghiệp và khách hàng đều gặp khó khăn.

Thiếu hụt nguồn cung, lại thiếu hụt nhà ở vừa túi tiền nên giá nhà bị đẩy lên cao. Giao dịch trầm lắng, nhiều dự án đã giảm giá nhưng không nhiều chủ đầu tư sẵn sàng giảm giá sâu (Ảnh: Hoàng Hà) 

Tuy nhiên ông Châu cũng thẳng thắn nhìn nhận, thị trường bất động sản gặp khó có những nguyên nhân do cơ chế, chính sách và Nhà nước đang tháo gỡ, nhưng cũng có nguyên nhân do đầu tư dàn trải của doanh nghiệp, do doanh nghiệp không lượng sức mình. Doanh nghiệp cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường. 

“Chúng tôi đề nghị doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm để cùng tham gia với Nhà nước, cùng với khách hàng, người chủ trái phiếu của mình để tìm giải pháp. Đứng từ phía doanh nghiệp, chúng ta giảm kỳ vọng lợi nhuận. Thực tế thời gian qua, doanh nghiệp đã thực hiện được các giải pháp như giảm giá bán 45%, 50%, chiết khấu sâu, chuyển đổi trái phiếu… Thậm chí sẵn sàng bán, chuyển nhượng những dự án không đủ sức đầu tư tiếp để có thể cơ cấu lại, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tái cơ cấu lại đầu tư. Chúng tôi cũng rất mong nhà đầu tư, người mua nhà cùng hợp lực với nhau để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản chứ không chỉ đứng từ góc độ Nhà nước, doanh nghiệp” – ông Châu cho biết.

Dự án đầy đủ pháp lý đều được cho vay 

Nhìn nhận về vấn đề thiếu vốn, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng hằng năm bình quân có con số rất rõ, không có gì gọi là "nóng" cả. Có giai đoạn các doanh nghiệp bất động sản huy động vốn bằng trái phiếu. Khi đó áp lực vốn tín dụng với ngân hàng rất lớn. Khi thị trường vốn có vấn đề, huy động khó khăn hơn sẽ dồn tất cả vào thị trường tiền tệ là không hợp lý.

Ông Hùng đánh giá, việc xử lý room tín dụng thời gian qua là phù hợp. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ông Hùng khẳng định, những dự án nào đầy đủ pháp lý đều được cho vay. Còn việc người dân ở nơi này nơi kia không tiếp cận được vốn tín dụng là do tính pháp lý có đảm bảo khả năng trả nợ hay không và có vượt khả năng tài chính của họ hay không?

“Xảy ra bong bóng bất động sản là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở mà mua nhà để tích luỹ, để đầu cơ, dẫn tới việc đẩy giá lên. Tại sao lại có những người mua cả toà nhà, mua nửa toà nhà? Mua nhiều như vậy để đẩy giá lên và chỉ cần thị trường "đóng băng" thì toàn bộ những khoản nợ đấy nếu ngân hàng cho vay sẽ rủi ro rất lớn. Bất động sản được cảnh báo là lĩnh vực rủi ro vì vậy khi cho vay phải xem xét rất thận trọng. Với những dự án vừa tiếp cận vốn vừa vướng thủ tục pháp lý thì ngân hàng không khuyến khích” – ông Hùng nói.

"Các doanh nghiệp bất động sản đã làm gì để tự tháo gỡ khó khăn cho mình. Giá nhà đã giảm bao nhiêu, người dân thực sự có nhu cầu ở đã tiếp cận được các sản phẩm trên thị trường chưa? Doanh nghiệp có chấp nhận trước kia lãi 10 phần giờ giảm đi còn 3 phần, lúc đó dòng vốn sẽ luân chuyển", ông Hùng đặt vấn đề và cho hay, giá bán quá cao thì sao tiếp cận được vốn, sao ngân hàng dám cho vay khi không có dòng tiền.

Vị này cho biết sắp tới ngân hàng sẽ gặp các doanh nghiệp bất động sản đề bàn về giải pháp tháo gỡ cho các dự án đầy đủ tính pháp lý, có hiệu quả và giá cũng hợp lý với thị trường, sản phẩm đáp ứng được đa số yêu cầu của người dân thì mới lành mạnh được thị trường bất động sản.

Trao đổi về việc lệch pha cung cầu, đặc biệt thiếu dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại có giá phù hợp cho người thu nhập thấp, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Vương Duy Dũng cho hay, điều này có liên quan tới quy hoạch, kế hoạch. Việc phát triển các dự án bất động sản, nhà ở không bảo đảm quy hoạch, chương trình kế hoạch sẽ dẫn tới hậu quả cho thị trường bất động sản và làm cho cung cầu của thị trường không phù hợp. Đồng thời ảnh hưởng tới tính minh bạch, ổn định của thị trường…

Nhà đất Hà Nội vọt giá lập đỉnh, vùng ven 'nhảy múa' vượt mặt trung tâmBất động sản tại khu vực vùng ven Hà Nội tăng giá nhanh, có khu vực tăng gấp 2 thậm chí gấp 3 lần chỉ trong 2 năm qua, nhiều dự án ở vùng ven có mức giá cao hơn khu trung tâm." alt="‘Rã băng’ bất động sản, nhà đất đã giảm giá bao nhiêu? " width="90" height="59"/>

‘Rã băng’ bất động sản, nhà đất đã giảm giá bao nhiêu?