Thế giới

Hacker khai thác lỗ hổng 2 năm tuổi, tấn công tống tiền hàng ngàn máy tính

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-17 07:31:03 我要评论(0)

Cơ quan an ninh mạng của Pháp và Ý cho biết các quốc gia của họ,áclỗhổngnămtuổitấncôngtốngtiềnhàngnglich am hôm naylich am hôm nay、、

Cơ quan an ninh mạng của Pháp và Ý cho biết các quốc gia của họ,áclỗhổngnămtuổitấncôngtốngtiềnhàngngànmáytílich am hôm nay cũng như Canada và Mỹ, nằm trong số những nước bị ảnh hưởng.

Tin tặc đã khai thác lỗ hổng an ninh được phát hiện từ 2 năm trước.
Ảnh: Bloomberg

Tin tặc khai thác một lỗ hổng an ninh được phát hiện từ 2 năm trước. Nhóm ứng phó khẩn cấp máy tính của Pháp cho biết, việc áp dụng bản vá bây giờ là không đủ ngăn chặn vì hacker có thể đã xâm nhập và cài cắm mã độc.

Ransomware, phần mềm tống tiền, thường khoá các tệp file và yêu cầu nạn nhân phải trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu của mình.

LockBit, băng nhóm thực hiện cuộc tấn công trong tuần trước vào ION Trading UK, thông báo đã nhận được tiền và mở khoá các tệp dữ liệu. Trong khi đó, nạn nhân ION từ chối bình luận về việc trả tiền chuộc hay chưa.

Theo báo cáo công khai, một số cuộc tấn công mới nhất dường như nhắm vào một lỗ hổng cụ thể trên chương trình máy ảo Vnware ESXi, công cụ cho phép các công ty sử dụng máy ảo để chạy đa điều hành trên cùng một máy chủ.

“Lỗ hổng này đã tồn tại 2 năm nay và lẽ ra phải được vá lại ở thời điểm hiện tại, nhưng rõ ràng nhiều máy chủ vẫn chưa được bảo vệ”, Stefano Zanero, giáo sư an ninh mạng tại Politecnico di Milano, cho hay.

Tuần trước, sàn giao dịch phái sinh ION Trading cũng thông báo sự cố an ninh mạng họ gặp phải có liên quan tới máy chủ VMware.

Thế Vinh(Theo Bloomberg)

Chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu được nhà mạng Mỹ vinh danh

Chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu được nhà mạng Mỹ vinh danh

Ngô Minh Hiếu hay Hiếu PC giờ đây đang làm tốt vai trò của một hacker mũ trắng khi liên tục được ghi nhận bởi nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 - Mức thu nhập Tết Đinh Dậu cao nhất đối với giáo viên TP.HCM là 25 triệu đồng/người, thấp nhất là 500.000 đồng/người.

Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM gửi UBND thành phố và Bộ GD-ĐT về thực hiện tổ chức đón Tết Đinh Dậu nêu rõ: Có 138/141 đơn vị công lập (10.732 người) của ngành giáo dục được chia tăng thu nhập tăng thêm với tổng số tiền 53.225.355.000 đồng (53 tỷ 225 triệu đồng).

Mức chia thu nhập tăng thêm cao nhất là 25 triệu đồng/người. Mức chia thấp nhất là 500.000 đồng/người. Mức chia bình quân là 4,9 triệu/người.

Đối với các đơn vị ngoài công lập, mức thưởng cao nhất 5 triệu/người thấp nhất 500 ngàn/người; bình quân 1,7 triệu/người với mức tổng kinh phí 8,9 tỷ đồng.

Có một đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài có mức thưởng cao nhất là 79 triệu/người, thấp nhất 5,2 triệu/người. Mức thưởng bình quân ở đơn vi này là 10 triệu/ người.

Ngoài ra, trong dịp Tết, ngành giáo dục TP.HCM cũng trao tặng trên 1.023 suất quà với kinh phí 649.200.000 đồng đến các cơ sở trực thuộc, các cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, người già neo đơn, không nơi nương tựa; Trao mái ấm công đoàn cho hai gia đình nhà giáo với mức kinh phí 50 triệu/căn.

Cũng theo báo cáo của Sở về tình hình giảng dạy và học tâp sau Tết, trường phổ thông có tỷ lệ học sinh vào học cao nhất đạt 99%, trường thấp nhất 85%. Riêng khối mầm non chỉ có 80% học sinh vào học do tâm lý phụ huynh; 98% giáo viên đến trường giảng dạy sau Tết. Lý do hụt học sinh sau tết được Sở GD-ĐT thành phố đưa ra là học sinh về quê, bị chậm tàu xe, bị bệnh hoặc có lý do riêng…

Lê Huyền

" alt="Giáo viên TP.HCM có thêm thu nhập Tết cao nhất 25 triệu đồng" width="90" height="59"/>

Giáo viên TP.HCM có thêm thu nhập Tết cao nhất 25 triệu đồng

kinh te  bao chi 1.jpg
Với sự phát triển của hạ tầng công nghệ và mạng Internet, các dịch vụ truyền thông số tại Việt Nam đã có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh họa: Phạm Hải 

Đặc biệt, việc triển khai mạng 5G, mặc dù đang trong giai đoạn đầu nhưng cũng đã tạo ra các đột phá vượt bậc về tốc độ kết nối, độ trễ thấp và khả năng kết nối hàng loạt thiết bị thông minh. Điều này sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các ứng dụng công nghệ cao như Internet of Things (IoT), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

Với sự phát triển của hạ tầng công nghệ và mạng Internet, các dịch vụ truyền thông số tại Việt Nam đã có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Từ các nền tảng mạng xã hội, dịch vụ phát video trực tuyến, đến các ứng dụng di động. Sự phát triển này chắn chắn sẽ tạo ra lợi ích kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường kết nối xã hội và thúc đẩy sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mỗi nền tảng truyền thông có một ưu thế riêng và đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng cụ thể. Trong đó, giới trẻ đang là đối tượng tham gia tương tác nhiều nhất trên các kênh truyền thông số, đặc biệt là mạng xã hội. Mạng xã hội gần như là kênh chính để học sinh, sinh viên cập nhật các thông tin.

Cũng theo số liệu thống kê trong báo cáo thường niên về các xu hướng truyền thông xã hội do Meltwater và We Are Social công bố, tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2024, có đến 73,3% dân số sử dụng mạng xã hội. Các nền tảng truyền truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, Zalo và Tiktok dẫn đầu về mức độ phổ biến. Trong đó, nền tảng Facebook có khoảng 72,70 triệu người dùng tại Việt Nam vào đầu năm 2024. Con số này là 67,72 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên với nền tảng Tiktok, 63 triệu người với nền tảng Youtube và 10,9 triệu người dùng với nền tảng Instagram.

Nội dung số và xu hướng tiêu thụ

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng công nghệ và Internet cũng kéo theo sự phát triển phổ biến của nội dung số. Theo thị hiếu, người dùng cũng ưa chuộng những nội dung phong phú, đa dạng loại hình hơn; từ tin tức, giải trí đến giáo dục và thương hiệu.

Nhu cầu cập nhật thông tin nhanh chóng và liên tục đã khiến các nền tảng tin tức số trở nên phổ biến hơn.

Nội dung số đang chiếm ưu thế với nhiều hình thức phong phú như phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử và các chương trình truyền hình trực tuyến. Không chỉ vậy, nội dung giáo dục số cũng cần phải nhắc đến. Các khóa học trực tuyến, video hướng dẫn và tài liệu học tập số trên nhiều nền tảng đã mở ra nhiều cơ hội học tập cho mọi lứa tuổi. Nội dung học tập đa dạng, chất lượng và dễ tiếp cận cũng giúp người xem tiết kiệm thời gian, chi phí và linh hoạt trong việc tiếp thu kiến thức mới.

Phủ khắp các nền tảng truyền thông là video ngắn. Sự gia tăng của các video ngắn và phát trực tiếp đã tạo ra xu hướng tiêu thụ mới. Người dùng có thể dễ dàng tạo và chia sẻ video ngắn trên các nền tảng như TikTok, Instagram Reels và YouTube Shorts. Đồng thời, các sự kiện phát trực tiếp như livestream bán hàng, sự kiện âm nhạc trực tuyến và các buổi trò chuyện trực tiếp đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống số của người Việt.

Cơ hội phát triển thị trường truyền thông số 

Sự phát triển của công nghệ mới:Các công nghệ mới như AI, Blockchain, AI và thực tế ảo (VR) đang được ứng dụng rộng rãi lĩnh vực truyền thông số và vẫn sẽ phát triển, mở ra nhiều cơ hội trong tương lai. Chúng có thể tạo ra những trải nghiệm người dùng mới mẻ và độc đáo, thu hút sự quan tâm của đối tượng mục tiêu.

Thị trường đang tăng trưởng: Với dân số trẻ và mức độ thâm nhập Internet cao, thị trường truyền thông số tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. Các doanh nghiệp có thể khai thác thị trường này bằng cách tạo ra các sản phẩm và dịch vụ số phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Sự hỗ trợ từ chính phủ:Chính phủ Việt Nam đã và đang có những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế số, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp truyền thông số hoạt động và phát triển.

Tháng 9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. Ngày 3/6/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” hướng đến mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Đặc biệt, Đại hội 13 của Đảng nhấn mạnh: “Phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số”.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số toàn ngành giai đoạn 2021 - 2025 gồm 5 danh mục dự án: Hạ tầng số, nền tảng số, phát triển dữ liệu, ứng dụng - dịch vụ và an toàn thông tin. Kế hoạch này được triển khai cũng là điều kiện thuận lợi, hỗ trợ quá trình phát triển truyền thông số.  

kinh te bao chi.jpg
Tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2024, có đến 73,3% dân số sử dụng mạng xã hội. Ảnh minh họa

Các mô hình sáng tạo trong truyền thông số 

Tận dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy:

Cá nhân hóa nội dung: Sử dụng AI để phân tích dữ liệu người dùng và cung cấp các nội dung phù hợp với sở thích cá nhân. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và tăng tương tác.

Tự động hóa trong sản xuất nội dung: AI có thể hỗ trợ tạo nội dung, từ viết bài báo, biên tập video đến thiết kế đồ họa. Các công cụ AI như GPT-4 có thể tự động tạo ra nội dung chất lượng cao với ít sự can thiệp từ con người.

Thực tế Ảo (VR) và Thực tế Tăng cường (AR):

Trải nghiệm thực tế ảo trong tin tức và giải trí: Sử dụng VR để tạo ra các trải nghiệm tin tức và giải trí sống động, cho phép người dùng cảm nhận như đang ở hiện trường.

Quảng cáo AR: Tích hợp AR trong các chiến dịch quảng cáo để tạo ra các trải nghiệm tương tác hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả quảng cáo.

Phát triển nội dung video ngắn và phát trực tiếp đa nền tảng:

Ứng dụng video ngắn: Phát triển các nền tảng tương tự TikTok, tập trung vào nội dung giáo dục, tin tức và giải trí. Nội dung video ngắn dễ tiếp cận và thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Phát trực tiếp đa nền tảng: Tích hợp tính năng phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội, cho phép người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin và tương tác trực tiếp với các sự kiện, chương trình.

Ứng dụng Blockchain trong truyền thông:

Bảo vệ bản quyền: Sử dụng blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền nội dung số, đảm bảo sự minh bạch và công bằng cho các nhà sáng tạo.

Giao dịch minh bạch: Ứng dụng blockchain trong quảng cáo và tiếp thị để tạo ra các giao dịch minh bạch và đáng tin cậy, từ đó xây dựng lòng tin với người tiêu dùng.

Phát triển nền tảng truyền thông tích hợp:

Siêu ứng dụng truyền thông: Phát triển một siêu ứng dụng tích hợp nhiều tính năng như tin tức, giải trí, mua sắm và mạng xã hội, giúp người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng nhiều dịch vụ từ một nền tảng duy nhất.

Hệ sinh thái số: Xây dựng một hệ sinh thái số kết nối các doanh nghiệp, nhà sáng tạo nội dung và người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và phát triển. 

Truyền thông số tại Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Để tận dụng tối đa tiềm năng của truyền thông số, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng mới, đầu tư vào công nghệ, và chú trọng đến vấn đề an ninh mạng.

Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ chính phủ, doanh nghiệp đến người tiêu dùng, để xây dựng một môi trường truyền thông số lành mạnh và bền vững. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để các chuyên gia, những nhà quản trị truyền thông nghiên cứu phát triển, tạo ra những giải pháp tăng cường hiệu quả và đáp ứng tốt nhất với nhu cầu thị trường.

Ngày 14/6, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo điện tử VietNamNet (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế: “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ sự kiện thường niên của cộng đồng báo chí Việt Nam mang tên “Diễn đàn báo chí tháng 6”- lần thứ ba (năm 2024), do Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo điện tử VietNamNet và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đồng chủ trì.

Hội thảo được tổ chức trong 1 ngày làm việc, với 3 phiên họp, thảo luận.

" alt="Thị trường truyền thông số Việt Nam: Cơ hội và những mô hình sáng tạo " width="90" height="59"/>

Thị trường truyền thông số Việt Nam: Cơ hội và những mô hình sáng tạo