Giải trí

Tại sao học sinh làm đề văn tả một 'đối tượng không có trong đời em'?

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-27 18:12:42 我要评论(0)

Trong khi thực hiện chương trình Tiểu học hiện hành,ạisaohọcsinhlàmđềvăntảmộtđốitượngkhôngcótrongđờbbayern đấu với leverkusenbayern đấu với leverkusen、、

Trong khi thực hiện chương trình Tiểu học hiện hành,ạisaohọcsinhlàmđềvăntảmộtđốitượngkhôngcótrongđờbayern đấu với leverkusen ở môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn, kiểu ra đề bài “Tả cây hoa hồng nhà em”, “Tả con chó nhà em”, “Tả bố em đang làm việc”… là do sự hời hợt của giáo viên. Phụ huynh không hiểu cứ đổ tại chương trình.

Chương trình và đề làm văn trong sách giáo khoa luôn “mở”

Trong khâu biên soạn sách Chương trình 2000, các tác giả sách giáo khoa đã đề cao quan điểm thực tế của bài học. Môn Tiếng Việt không là ngoại lệ. Vì thế, các bài học  Tiếng Việt từ phân môn Tập đọc cho đến Luyện từ và câu, Tập làm văn…, bao giờ cũng có câu hỏi liên hệ. Dù câu hỏi ứng dụng có in vào sách hay không thì giáo viên vẫn phải hỏi. 

{ keywords}

Chương trình Tiếng Việt 2000, các đề văn rất “mở”

Chẳng hạn, khi học tập đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”, học sinh bao giờ cũng phải liên hệ mình cần học tập đức tính gì của Dế mèn. Học về câu khiến, học sinh được học “Cách đặt câu khiến”, “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị”… Rồi các bài làm văn trao đổi ý kiến với người thân, tóm tắt tin tức, tập ghi chép sổ tay… là những minh chứng cho tính thực tế của nội dung chương trình.

Có lẽ rút kinh nghiệm nhiều bài tập làm văn trong sách chương trình cải cách giáo dục yêu cầu học sinh tả một sự vật cụ thể khiến nhiều em “khóc lóc”. nên đến chương trình Tiếng Việt 2000, các đề văn rất “mở”. Ví dụ, lớp 2 có những đề kiểu như “Kể về người hang xóm”, lớp 3 có đề “Viết một đoạn văn nói về một người thân của em”, riêng bài luyện tập tả con vật lớp 4 thì có những 4 đề bài để học sinh lựa chọn…

Sách giáo khoa đã thực tế hóa nhưng vẫn gò bó

Đáng lẽ ra, để phát huy sự tính tích cực của học sinh, sách giáo khoa chỉ cần ra đề, còn làm văn và viết văn thế nào là tùy cảm xúc của mỗi em. 

Nhưng ngay từ lớp 2, lớp 3, sách giáo khoa lại đưa câu hỏi gợi ý vào bài học. Chẳng hạn như với đề bài viết về người thân thì sách lại in một loạt câu hỏi gợi ý: Người đó là ai? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Người đó đối với em thế nào? Em đối với người đó thế nào?… Thế là học sinh cứ trả lời các câu hỏi đó rồi ghép lại thành văn.

Sự gò bó trong dạy làm văn cho học sinh xuyên suốt chương trình Tập làm văn từ lớp 2 đến lớp 5. Hạn chế đó thể hiện rõ nhất ở câu kết bài. Vì lớp 2, lớp 3 sách gợi ý “Em đối với người đó như thế nào?” và lớp 4, lớp 5 sách lại gợi ý kết bài kiểu yêu quý đối tượng miêu tả, nên thường học sinh kết bài rất giống nhau theo cách “Em rất thích cây phượng vĩ này”.

Tôi đã từng chứng kiến, một học sinh lớp 3 viết bài văn kể về trận thi đấu thể thao và kết thúc bằng câu “Ra về, cầu thủ cả hai đội đều vui vẻ vì đã chơi một trận bóng hay”. Thấy em xong bài trước rồi ngồi chơi, cô giáo đến gần nhắc “Em rất thích trận đá bóng này”. Cậu học trò ngơ ngác một chút rồi vẫn cúi đầu viết thêm câu văn kết bài theo “truyền thống”.

Giáo viên dạy theo khuôn mẫu, đề bài nào học sinh cũng tả được

Học sinh tiểu học bây giờ không biết giỏi đến đâu nhưng được cái gần như cây gì cũng tả được và… con gì cũng tả được. 

Chẳng hạn, gặp đề bài yêu cầu tả một cây hoa thì học sinh nào cũng biết viết “Trước cửa nhà em có một cây hoa hồng. Cây hồng này do bố em trồng từ lâu rồi… Nhìn từ xa cây hoa như một ngọn lửa khổng lồ. Mỗi bông hoa là một ngọn lửa hồng tươi…”. 

{ keywords}
Ảnh Đinh Quang Tuấn

Nếu gặp đề văn tả người thì còn dễ nữa. Các em tả trăm người như một. Bà thì cứ tóc bạc, da nhăn, nhai trầu… Cô giáo hoặc mẹ thì cứ da trắng, tóc đen, mắt sáng, răng đều.

Sở dĩ học sinh tả mẹ nào cũng giống mẹ nào, bà nào cũng giống bà nào là do cách hướng dẫn của giáo viên. Trong một tiết học 40 phút, sĩ số mỗi lớp trên dưới 40 học sinh, lại chỉ ngồi trong lớp tưởng tượng ra mà tả (thiếu trải nghiệm thực tế) cho nên giáo viên khó lòng tạo điều kiện cho cách nhìn và sáng tạo của từng học sinh để tả nét riêng biệt của mỗi con vật cùng loài. “Biết vậy mà đành chấp nhận” - các cô thường tặc lưỡi.

Từ tư duy tả mọi con vật cùng loài giống nhau đó nên giáo viên ra đề bài không giống hoàn cảnh sống của học sinh là điều dễ xảy ra. Và thực tế, hiếm khi có học sinh ương bướng trả lời “Nhà em không nuôi chó!”.

Điều đáng nói là bài văn thiếu tính thật thà

Không riêng gì thành phố, nông thôn ngày nay cũng dần dần xa lạ với những vật nuôi mà trước đây nhà ai cũng có. Một lúc nào đó, dừng lại để quan sát nhà quê, chúng ta sẽ thấy đúng là học sinh khó có thực tế mà miêu tả, nhất là tả loài vật. 

Người dân thôn quê đang chuyển sang đi làm công nghiệp nên gà ít nuôi, và những chú gà trống oai phong đuôi cong như dấu hỏi là khó gặp. Chó thì nhốt cũi vì thả ra dễ mất nên nó không gần gũi với người. Mèo thì có thời gần như tuyệt chủng, nay hồi phục được số lượng đếm trên đầu ngón tay mỗi làng, mỗi xóm…

Thực tế là vậy nhưng trong bài văn của các em, mỗi khi đi học về chó phải chạy ra cổng đón, mừng tíu tít… Mèo thì đêm đêm chui vào chăn ngủ cùng với em… Rồi mèo lại còn rình chuột bên bồ thóc, “chít” một cái đã bắt sống tên chuột…

Phải viết vậy mới thành bài văn và bài văn mới sinh động. Càng học sinh giỏi càng phải tưởng tượng nhiều mà tả những cái… chẳng thấy bao giờ.

Quả đúng là, văn học thì có chân thực và luôn có hư cấu. Vấn đề tính thật thà trong bài văn của trẻ xin dành cho bạn đọc luận bàn.

Còn tôi, tôi chỉ xin được lí giải đôi chút về những đề văn yêu cầu tả đối tượng mà có học sinh chẳng thấy bao giờ (hay nói cho văn hoa là “Đối tượng tả không có trong đời em”). Qua phân tích trên, có thể kết luận nguyên nhân vấn đề này mang tính hệ thống: Từ nội dung chương trình tuy đã thực tế nhưng vẫn gò bó, thiếu sáng tạo, đến tư duy dạy văn khuôn mẫu những người thầy, không tạo được điều kiện cho học sinh có những chấm phá riêng.

Tùng Sơn (giáo viên tiểu học)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评