Tôi cười, trả lời mẹ rằng, đúng là đàn ông Pháp ga-lăng nổi tiếng, nhưng trong trường hợp này, nếu người đi trước mẹ là phụ nữ, thì họ vẫn giữ cửa cho mẹ thôi, đó là thói quen của họ rồi.
![]() |
Nguồn ảnh: Torontoist |
Mẹ tôi bảo, hay thật, vậy là mẹ học thêm được một điều mới. Từ đó, mỗi lần đi qua cánh cửa ở nơi công cộng, mẹ tôi đều chú ý giữ cửa cho người đi sau, kể cả về Việt Nam cũng vậy.
Nhưng phần lớn người Việt Nam lại không có thói quen giữ cửa cho người đi sau. Họ đẩy cửa bước đi và đi thẳng, không cần biết phía sau mình có ai hay không. Các con tôi đã không ít lần bị kính cường lực đập vào mặt vì tội cứ lăng xăng đi, nghĩ rằng người đi trước sẽ giữ cửa cho mình.
Mười năm trước, khi lần đầu tiên ra nước ngoài học tập, tôi cũng không có khái niệm gì về việc nên giữ cửa cho người đến sau. Một vài lần tôi đã cảm thấy bối rối vì sự vô ý của mình. Những nơi tôi đã đi qua ở châu Âu, dù ở trường học, bệnh viện, ga tàu hay cửa hàng bách hoá, hầu hết những người đi trước luôn giữ cửa cho người đi sau, những người đi sau nếu thấy người khác giữ cửa cũng sẽ nhanh chân bước và tiếp tay. Đó là một thói quen cực kỳ bình thường và không ai nói nhiều về điều đó.
Thế hệ ông bà, cha mẹ chúng ta sống ở thời đại trước, lúc chưa có nhà cao tầng, chưa có kính cường lực, chưa có những khu lounge sang trọng. Vì thế các cụ hầu như không có thói quen giữ cửa cho người đi sau. Những thế hệ sau này thì sao? Chúng ta sống trong những khu chung cư cao cấp, làm việc trong những toà nhà hiện đại. Bây giờ ở thành phố lớn nhỏ nào cũng có những cánh cửa như vậy ở những toà nhà công cộng. Vậy sao thói quen của chúng ta không đổi?
Tuyệt nhiên phải đến 90% những nơi tôi đi qua ở quê nhà, tôi thấy mọi người không có thói quen giữ cửa. Nghĩa là, họ cứ mở cửa cho họ và khi bước qua là thả ngay, không quan tâm phía sau còn ai hay không. Còn khi tôi giữ cửa cho người khác, phần lớn đều nghiễm nhiên đi qua, lạnh lùng và vô cảm, họ không quay lại tiếp tay giữ cửa cho tôi đã đành (vì lượt họ đến sau) mà còn chả buồn cảm ơn tôi một câu (phép lịch sử tối thiểu). Điều đáng buồn là, rất nhiều người đi cùng trẻ con, và dĩ nhiên trẻ con cũng nhìn vào đó mà học. Một thế hệ nữa lớn lên mà không học được phép lịch sự tối thiểu.
Nhiều khi tôi tự hỏi, các bậc phụ huynh ở Việt Nam quan tâm một cách quá mức về việc học tập của con, chạy đua cho các thành tích của con ở trường. Họ tìm thêm trung tâm cho con học ngoại ngữ, họ cho con học đàn học vẽ, họ cho con học STEM học STEAM. Nếu có điều kiện hơn, họ còn đưa con ra các trại hè nước ngoài. Họ mong mỏi con lớn lên, trở thành những người thành đạt, thậm chí là công dân quốc tế. Vậy mà tại sao, họ lại thờ ơ với chính những kỹ năng sống cơ bản, những thói quen giúp con trở thành một người tử tế và lịch thiệp, dù sống ở bất cứ nơi đâu?
Tôi chỉ mong sao, bên cạnh những đầu tư để mong con lớn lên thành tài, các phụ huynh hãy chú ý dạy con những kỹ năng sống cơ bản này, bằng cách tự rèn luyện cho chính mình để làm gương cho con. Bố mẹ muốn con lớn lên thành người văn minh, hoà nhập với thế giới, thì nên bắt đầu từ những việc rất nhỏ như thế này!
Tôi còn nghĩ, những kỹ năng này còn thể hiện nền tảng văn hoá của một con người và còn có phép màu truyền tải năng lượng tích cực đến cho mọi người. Khi mình làm một việc mình mong muốn người khác làm cho mình, có lẽ sẽ khiến cuộc sống của mọi người tốt hơn. Thêm một chút năng lượng tích cực vào cuộc sống thường nhật đầy căng thẳng này, há chẳng phải tốt hơn hay sao?
Năm Ngà học lớp 10, bà mối đến nhà se duyên cho cô với chàng trai làng bên. Bố mẹ muốn con gái bỏ học lấy chồng nhưng cô lắc đầu.
" alt=""/>Giữ cửa cho người sauBất chấp lời cảnh báo này, người đàn ông vẫn mở cổng bước ra ngoài đường để kiểm tra. Khi đang đứng ở ngoài đường để xem xét tình hình, người đàn ông này nghe thấy tiếng gầm của hổ và nhìn thấy con vật đang lao nhanh về phía mình.
Vừa bước ra khỏi cổng nhà, người đàn ông bị hổ hoang dã lao đến tấn công (Video: Newsflare).
Hình ảnh từ camera giám sát ghi lại cho thấy người đàn ông hốt hoảng quay trở vào trong, đóng cổng trước khi con hổ kịp lao đến. Người này vẫn liều lĩnh đứng giữa sân vì cho rằng con hổ không thể vượt qua được cánh cổng sắt kiên cố.
Chỉ vài giây sau, con hổ đã lao nhanh đến và dễ dàng xô lệch cánh cổng sắt. Đến lúc này, người đàn ông mới hoảng sợ bỏ chạy vào trong nhà. May mắn con hổ đã bỏ đi nơi khác, thay vì tiếp tục đuổi theo để tấn công người đàn ông.
Theo truyền thông địa phương, con hổ đã tấn công một người dân trong làng khi người này đang cho gia súc ăn. Nạn nhân bị thương nặng ở tay. Dù được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, các bác sĩ cho biết vết thương nghiêm trọng và nạn nhân có thể sẽ phải cắt cụt tay.
Người dân đã thông báo về sự xuất hiện của hổ với chính quyền địa phương. Cảnh sát đã kêu gọi người dân ở trong nhà, trong khi lực lượng kiểm lâm sử dụng camera cảm biến nhiệt và máy bay không người lái để truy lùng dấu vết con hổ.
Chính quyền địa phương cho biết họ sẽ tìm cách đuổi con hổ về rừng và sẽ dùng đến phương án cuối cùng đó là tiêu diệt con vật nếu nó quá hung dữ.
Con hổ xuất hiện trong sự việc được xác định là một cá thể hổ Siberia, loài hổ lớn nhất thế giới.
Hổ Siberia còn có tên gọi là hổ Triều Tiên, hổ Ussuri hay hổ Mãn Châu. Cá thể hổ Siberia đực trưởng thành có thể nặng từ 180 đến 306kg, trong khi con cái nặng từ 100 đến 170kg. Có trường hợp ghi nhận hổ Siberia đực nặng đến hơn 400kg, nhưng rất hiếm.
Hổ Siberia đã từng được phân bố rộng khắp bán đảo Triều Tiên, đông bắc Trung Quốc, phía Đông Mông Cổ và miền đông nước Nga. Tuy nhiên, hiện số lượng loài hổ này đã bị giảm sút mạnh, từng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắt quá đà.
Theo ước tính, hiện còn chưa đến 600 cá thể hổ Siberia sống trong tự nhiên, khiến đây là một trong những loài mèo lớn có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất. Hổ Siberia bị xếp vào nhóm động vật nguy cấp cần được bảo vệ. Hiện hổ Siberia chỉ còn được phân bố một phần nhỏ tại vùng biên giới phía Đông Bắc giữa Trung Quốc và Nga.
Con mồi của hổ Siberia bao gồm nai, hươu, sơn dương, lợn rừng… Đôi khi hổ Siberia săn cả những loài động vật to lớn như gấu ngựa, gấu nâu để ăn thịt.
Khác với loài hổ Bengal nổi tiếng tại Ấn Độ, hổ Siberia rất hiếm khi tấn công con người, một phần vì số lượng loài hổ Siberia còn ít nên khả năng đụng độ với con người hiếm khi xảy ra, và lý do khác vì loài hổ này thường ít hung dữ và không chủ động tấn công con người.
Hổ đi lang thang trong làng với móng vuốt dính đầy máu (Video: Weibo).
Vào cuối tháng 1 vừa qua, một cá thể hổ Siberia cũng được phát hiện đi vào ngôi làng ở thị trấn Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Con hổ này đã cắn chết chó nhà để ăn thịt. Camera giám sát sau đó đã ghi lại được hình ảnh con hổ đi lang thang trong làng với móng vuốt nhuốm đầy máu. Con hổ sau đó rời đi mà không để lại dấu vết nào.
" alt=""/>Vừa bước ra khỏi cổng nhà, người đàn ông bị hổ hoang dã lao đến tấn côngPhở Lý Quốc Sư được The Culture Trip gọi tên trong danh sách 6 tiệm phở ngon nổi tiếng Hà Nội. Với người dân Hà thành, thương hiệu phở này không còn xa lạ. Tuy nhiên, tạp chí du lịch nổi tiếng khuyên thực khách nên thưởng thức phở tại cửa hàng đầu tiên được mở trên phố Lý Quốc Sư. Tại đây, phở bò được chế biến theo 6 kiểu khác nhau tùy sở thích của thực khách. Mỗi bát phở có giá trung bình khoảng 60.000 đồng. Ảnh:yuttapol20.
![]() ![]() |
The Culture Trip giới thiệu phở Sướng là tiệm phở lâu năm, luôn giữ được lượng khách ổn định. Quán phục vụ phở bò, có hương vị đặc trưng nhờ công thức nước dùng gia truyền. Tạp chí nước ngoài đánh giá nội thất của quán phở đẹp hơn so với các địa chỉ khác trong danh sách. Giá trung bình của mỗi bát phở tại đây khoảng 45.000 đồng. Ảnh:chucanh_,ogaaao. |
![]() ![]() |
Phở Vui là địa chỉ thưởng thức phở bò nổi tiếng trên khu phố cổ Hà Nội. Theo The Culture Trip, nước dùng tại quán phở có phần béo hơn so với các cơ sở khác. Thực khách tới đây có thể thưởng thức phở chín, tái chín hoặc tái. Ảnh:linhchimm,eatenbylong. |
![]() |
Tọa lạc tại số 49 Bát Đàn, quán phở có tuổi đời nửa thế kỷ thường được người dân Hà Nội biết đến với tên gọi phở Bát Đàn hay phở gia truyền Bát Đàn.Nét độc đáo của quán phở hơm 50 tuổi này là khách đến ăn phải tự phục vụ. Khách xếp hàng dài chờ được ăn phở, tự lấy bát, tự tìm cho mình một chỗ ngồi. Tuy vậy, quán vẫn chưa khi nào vắng khách bởi hương vị đặc biệt được yêu thích. Ảnh:vntravelforfun. |
![]() ![]() |
Quán phở nhỏ, chật hẹp nằm tại số 13 Lò Đúc đã tồn tại đến nay ngót nghét 39 năm. Dù trải qua bao đổi thay, hàng trăm quán phở mọc lên với đủ loại từ tái, chín, nạm, gầu đến sốt vang, phở Thìn Lò Đúc vẫn chỉ duy trì duy nhất phở bò tái lăn làm làm mê mẩn thực khách.Cũng bởi thứ nước dùng hảo hạng với công thức bí truyền, phở Thìn còn thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương khi đến với Hà Nội. Ảnh:yuakyuak5,linlinseatbook. |
![]() |
Trong khi các tiệm phở truyền thống thường phục vụ thịt bò, quán phở Hạnh khác biệt với món phở gà trứ danh. Phở Hạnh chỉ mở cửa vào buổi tối, thu hút lượng khách lớn đến thưởng thức. Thực khách đến đây có thể dùng phở trộn hoặc phở chan tùy sở thích. Ảnh:edwardovadia. |
Mùi thơm cay của các gia vị cùng vị béo bùi của cá sẽ làm bữa cơm của bạn thật ngon.
" alt=""/>6 hàng phở ở phố cổ Hà Nội xuất hiện trên tạp chí nước ngoài