Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Al Karma SC, 21h00 ngày 28/4: Trả nợ sòng phẳng
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/87e198704.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Westerlo vs Mechelen, 23h15 ngày 26/4: Khách lại ôm hận
Giáo viên xin nghỉ kể phút tâm sự với lãnh đạo Sở Giáo dục để quay lại nghề
Trẻ em Hoàng gia Anh được hưởng phương pháp giáo dục đặc thù, đặc biệt và toàn diện. Trong ảnh: Hoàng tử William, Công nương Diana và Hoàng tử Harry.
Chương trình giảng dạy đa dạng:Chương trình giảng dạy dành cho trẻ em hoàng gia được thiết kế bao gồm nhiều môn học, từ lịch sử, chính trị và ngoại giao đến nghệ thuật, ngôn ngữ và thể dục. Trẻ em hoàng gia thường được tiếp xúc với các ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha.
Xây dựng tính cách và nuôi dưỡng giá trị đạo đức: Ngoài học thuật, Hoàng gia Anh đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nhân cách, thấm nhuần ý thức đạo đức và tính chính trực. Những bài học về lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và khiêm tốn đã được lồng vào quá trình nuôi dạy, đảm bảo rằng họ định vị được bản thân và hiểu cần hành động như nào.
Chấp nhận sự đa dạng và hòa nhập: Trong một xã hội ngày càng mở và kết nối, Hoàng gia Anh tích cực thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập. Trẻ em hoàng gia được khuyến khích giao lưu với các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội và trải nghiệm giao tiếp liên văn hóa.
9 nguyên tắc “bất thường”
Là thành viên gia đình hoàng gia, nghi thức hoàng gia quy định mọi thứ, từ những gì một người được phép ăn cho đến những hướng dẫn xung quanh việc đặt tên cho thành viên mới sinh.
Từ các quy tắc về trang phục phù hợp cho đến nghi thức chính thức về việc nhận quà, dưới đây là một số quy tắc “bất thường” nhất mà trẻ em hoàng gia phải tuân theo, theo tờ People.
1. Trẻ em nam phải mặc quần short thay vì quần dài cho đến khi đến một độ tuổi nhất định: Điều này có thể dễ dàng thấy ở Hoàng tử George. Đó không hẳn là sở thích hay phong cách, vì nghi thức hoàng gia quy định rằng quần dài thường dành cho những chàng trai lớn tuổi hơn và những người đàn ông trưởng thành.
2. Hầu hết quà tặng không được phép giữ lại:Là một đứa trẻ của gia đình hoàng gia, quà là một đặc quyền, tuy nhiên, trẻ em Hoàng gia Anh không được phép giữ hầu hết những món quà mà chúng nhận được. Hoàng tử George được cho là không được phép giữ bất kỳ món quà nào trong số 774 món quà nhận được trong năm 2014. Tuy nhiên, nếu món quà nhỏ, chẳng hạn như một bó hoa, nhiều khả năng người nhận sẽ được phép giữ nó.
3. Các cuộc gặp với lãnh đạo nước ngoài thường bị hạn chế: Hoàng tử George đã phải xin phép gia đình để gặp vợ chồng cựu tổng thống Barack Obama. Tờ Harper's Bazaar lưu ý rằng “việc chào đón các nhà lãnh đạo thế giới và các chức sắc nước ngoài là thường nằm ngoài giới hạn đối với các đứa trẻ hoàng gia”.
4. Việc học ngôn ngữ thứ hai thường là yêu cầu: Mặc dù không có quy tắc chính thức nào yêu cầu trẻ em hoàng gia phải học ngôn ngữ thứ hai, nhưng công chúa Charlotte có khả năng nói cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha khi mới 2 tuổi, Hoàng tử George cũng vậy. Nữ công tước xứ Cambridge trước đó đã tiết lộ rằng con trai cả của bà có thể đếm đến 10 bằng tiếng Tây Ban Nha khi mới 4 tuổi.
5. Trải qua đào tạo về nghi thức:Trẻ em hoàng gia tỏ ra cư xử rất tốt khi ở nơi công cộng vì chúng phải trải qua khóa đào tạo về phép xã giao. Việc đào tạo bắt đầu "ngay khi những đứa trẻ này đủ lớn để ngồi vào bàn".
6. Phải cúi đầu và cúi chào Nữ hoàng: Cũng giống như bất kỳ thành viên nào khác, trẻ em hoàng gia phải tuân theo nghi thức khi chào hỏi người đứng đầu Hoàng gia Anh. Chuyên gia hoàng gia Marlene Koenig cho biết trẻ em hoàng gia sẽ phải "cúi đầu hoặc cúi chào" Nữ hoàng khi lên 5 tuổi.
7. Giờ chơi diễn ra ngoài trời bất chấp nắng mưa: Trẻ em hoàng gia còn phải tuân theo lịch trình nghiêm ngặt của bảo mẫu, bao gồm cả thời gian vui chơi hàng ngày bên ngoài. “Sẽ có rất nhiều trò chơi ngoài trời, rất nhiều chuyến đi xe đạp, chơi với chó hoặc có thể là làm vườn. Họ có thể làm bẩn tay mình trong đất, nhưng họ đang học cách trồng trọt,” tác giả chuyên viết về Hoàng gia Anh Louise Heren nói.
8. Không được phép đi du lịch với những người thừa kế khác: Hoàng tử George, Công chúa Charlotte, Hoàng tử Louis và cha mẹ chúng thường xuyên “coi thường” quy định này. Tuy nhiên, nếu muốn, các thành viên phải nhận được sự cho phép của Nữ hoàng, theo BBC, trong đó “Nữ hoàng là người quyết định cuối cùng”.
9. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn: Trẻ em hoàng gia có đầu bếp riêng để đảm bảo bữa ăn được chuẩn bị cẩn thận. “Tôi chắc chắn chưa bao giờ nhìn thấy thực phẩm đóng gói cho bất kỳ đứa trẻ hoàng gia nào,” Darren McGrady, cựu đầu bếp của Nữ hoàng Elizabeth, Công nương Diana và Hoàng tử William và Harry, nói với tờ Today. Bà nói thêm: “Tại sao họ lại mua thực phẩm đóng gói khi Nữ hoàng có 20 đầu bếp riêng?”
Việc giáo dục trẻ em hoàng gia trong Hoàng gia Anh là một nỗ lực được tiến hành cẩn thận, kết hợp giữa truyền thống, giáo dục chính quy, phát triển nhân cách và ứng xử thực tế.
Bằng cách thấm nhuần sự tôn trọng sâu sắc đối với di sản hoàng gia, cam kết về các giá trị đạo đức và sự cống hiến, chế độ quân chủ chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tương lai của mình khả năng điều hướng sự phức tạp của một thế giới toàn cầu hóa.
Thông qua phương pháp sư phạm toàn diện này, Hoàng gia Anh đảm bảo tính liên tục của di sản và sự phù hợp lâu dài của chế độ quân chủ trong thế kỷ 21.
Tử Huy
Phương pháp giáo dục của Hoàng gia Anh: 9 quy tắc phải tuân theo
Banerjee theo học Trường Trung học South Point và ĐH Calcutta ở TP Calcutta, hoàn thành tấm bằng thạc sĩ kinh tế tại ĐH Jawaharlal Nehru (JNU). Khi đang theo học tại JNU, ông bị bắt giam trong một cuộc biểu tình của sinh viên phản đối hiệu trưởng trường.
Banerjee được tại ngoại và tiếp tục lấy bằng tiến sĩ tại ĐH Harvard vào năm 1988, theo thông tin trên website Khoa Kinh tế, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông hiện là GS Kinh tế Quốc tế của Quỹ Ford tại MIT, đồng thời giảng dạy tại ĐH Harvard và ĐH Princeton.
Trong khi đó, Esther Duflo sinh năm 1972 tại thủ đô Paris (Pháp), là con gái của một bác sĩ nhi khoa và giáo sư toán học. Thời thơ ấu, Duflo thường cùng mẹ tham gia các dự án y tế nhân đạo- điều đã tác động đến hướng nghiên cứu sau này của bà, theo The New Yorker.
Bà tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử và kinh tế tại trường École Normale Supérieure năm 1994 và nhận bằng thạc sĩ tại Trường Kinh tế Paris (PSE). Sau đó, Duflo lấy bằng Tiến sĩ kinh tế tại MIT năm 1999.
Sau đó, Duflo trở thành trợ lý GS và sau đó là PGS vào năm 2002 (ở tuổi 29), khiến bà trở thành một trong những giảng viên trẻ nhất được phong hàm PGS. Duflo trở thành giáo sư vào năm 2003.
Tình yêu bất chấp lời đàm tiếu và sự công nhận Nobel
Câu chuyện tình của Banerjee và Duflo bắt đầu tại MIT khi bà rời Pháp để đến Mỹ học nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế.
Năm 2012, trang chủ MIT đăng tải bức ảnh Banerjee tay trong tay bên cạnh Duflo. Trên một số diễn đàn kinh tế, nhiều người bàn tán tiêu cực và ác ý.
Nguyên nhân xuất phát từ việc Banerjee là giảng viên hướng dẫn Duflo làm luận án tiến sĩ và ở thời điểm đó, Duflo là một trong những học giả trẻ tuổi sáng giá nhất. Banerjee lại là người từng có gia đình và vợ cũ của ông cũng là giảng viên MIT.
Cặp đôi bị chỉ trích và dè bỉu nặng nề bất chấp việc họ đưa ra những sáng kiến đột phá giúp xóa đói giảm nghèo ở những nước đang phát triển.
Hai vợ chồng đồng sáng lập và đồng Giám đốc của Phòng thí nghiệm Hành động Nghèo đói Abdul Latif Jameel (J-PAL), một trung tâm nghiên cứu và hoạt động quy mô toàn cầu nhằm giảm sự nghèo đói, bằng cách đảm bảo những chính sách được đưa ra dựa trên các bằng chứng khoa học.
Điều thực sự khiến cặp đôi trở nên khác biệt là cam kết không ngừng nghỉ của họ trong việc nghiên cứu, thấu hiểu và cải thiện hoàn cảnh của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
Những nỗ lực hợp tác, được đánh dấu bằng cách tiếp cận thử nghiệm và phân tích ở cấp độ vi mô, đã mang lại những hiểu biết sâu sắc, tác động trực tiếp đến cuộc sống của những người sống trong cảnh nghèo đói.
Đỉnh cao trong hành trình chung của hai nhà khoa học đã thành hiện thực vào năm 2019, khi Abhijit Banerjee, Esther Duflo và đồng nghiệp Michael Kremer từ ĐH Harvard cùng được trao giải Nobel về Kinh tế.
GS Duflo là người phụ nữ thứ hai được trao giải Nobel Kinh tế, sau nhà khoa học Mỹ Elinor Ostrom (1933-2012) nhận giải năm 2009.
Sự công nhận lịch sử này không chỉ khẳng định tài năng cá nhân của họ mà còn là minh chứng cho sức mạnh của những nỗ lực hợp tác chung được thúc đẩy bởi tình yêu, sự đồng cảm và tầm nhìn chung về một thế giới tốt đẹp hơn.
Người chồng lui về hậu phương
Ngoài những thành công trong sự nghiệp, Banerjee và Duflo cũng xây dựng một tổ ấm dựa trên những nguyên tắc của sự đồng cảm, hợp tác và cống hiến.
Abhijit Banerjee và Esther Duflo nói rằng họ cũng giống như bất kỳ cặp vợ chồng nào khác đang cố gắng xoay sở cân bằng giữa con cái và công việc. Các nhà nghiên cứu của MIT có 2 người con, 9 và 11 tuổi, theo tờ Chicago Tribune.
Duflo chia sẻ trong một cuộc họp báo rằng các con của bà “tin rằng chúng là trung tâm của vũ trụ và chúng không chấp nhận cuộc trò chuyện trên bàn ăn về những vấn đề nặng nề như kinh tế”.
Bà dí dỏm nói rằng hai vợ chồng phải lén nói chuyện công việc khi họ đang nấu bữa ăn hoặc đi bộ hoặc đi bộ đến cơ quan.
Được biết, dù là chồng nhưng Banerjee mới là người thường xuyên vào bếp. Ðồng nghiệp tiết lộ ông nấu ăn rất ngon và am hiểu ẩm thực của nhiều quốc gia. Banerjee luôn tôn trọng mọi quyết định của vợ và vui vẻ lui về phía sau, như một hậu phương vững chắc.
“Là phụ nữ, tôi tự hào khi trở thành hình mẫu vì có rất ít phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và kinh tế”, bà thừa nhận khoảng cách giới tính trong lĩnh vực này. “Con gái tôi, 3 ngày sau khi chúng tôi được trao giải, đi học về và nói với tôi: ‘Con hơi mệt khi mọi người ở trường cứ hỏi con”.
Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan ca ngợi họ là “hai trong số những nhà kinh tế vĩ đại nhất thế giới”.
Chia sẻ với tờ Vogue, Banerjee và Duflo nói rằng giải thưởng không phải là đỉnh cao trong công việc của họ. Hai giáo sư còn rất nhiều điều phải làm.
“Giải thưởng đến vào cuối sự nghiệp đối với hầu hết nhà khoa học. Chúng tôi đang ở giai đoạn giữa cuộc sống của mình và vẫn còn một chặng đường dài phía trước với công việc của mình”, GS Duflo kết luận.
Tử Huy
Mối tình thầy
Nhận định, soi kèo Zeleznicar Pancevo vs Radnicki Nis, 23h30 ngày 28/4: Ngôi đầu lung lay
2. Ít ngày trước, thông tin đội bóng của bầu Đức xin mang tên cũ HAGL, chỉ sau một mùa gắn cùng với nhà tài trợ, đối tác LPBank bỗng lại nóng trên mạng xã hội.
Chuyện đội bóng phố Núi đổi rồi xin lấy lại tên sau nửa mùa chuyển thành LPBank HAGL thực ra không mới ở bóng đá Việt Nam bởi trước đây nhiều CLB từng làm. HAGL hay đa số các CLB của bóng đá Việt Nam phải gắn với thương hiệu hay muốn quảng bá sản phẩm nào đó cho nhà tài trợ để duy trì nguồn "dinh dưỡng".
Nhưng vấn đề ở chỗ cái tên HAGL gắn chặt với chiều dài lịch sử V-League, cũng như là niềm tự hào đối với bầu Đức. Tuy nhiên tất cả giá trị ấy chẳng có nghĩa lý gì, khi đội bóng phố Núi… “hết sữa”.
3. Bóng đá Việt Nam sau hơn 20 năm khoác lên mình tấm áo chuyên nghiệp đã thực sự thoát khỏi sự nghiệp dư hay chưa? Câu trả lời nằm ở 2 câu chuyện nói trên với các đội bóng từng được coi thành công nhất V-League giai đoạn đầu tiên.
Cả 2 ông Đoàn Nguyên Đức, Võ Quốc Thắng chỉ được biết tới vai trò doanh nhân một khi bắt tay làm bóng đá và gắn thương hiệu với HAGL, Đồng Tâm Long An để trở thành các ông bầu danh tiếng nhất Việt Nam.
Họ đều yêu bóng đá bậc nhất, sẵn sàng chỉ cả nghìn tỷ cho đam mê… nhưng rốt cuộc cũng không thể biến đứa con tinh thần của mình chuyên nghiệp như mong muốn ban đầu. Tức lấy bóng đá nuôi bóng đá và duy trì một cách dài hơi, tạo dựng nên một giá trị truyền thống bằng thành tích, lối chơi hay cách vận hành.
Những nỗ lực gìn giữ, xây dựng hay tình yêu của bầu Thắng, bầu Đức với Long An, HAGL là đáng ghi nhận, nhưng rốt cuộc giờ thì một đã bỏ chạy thực sự, người còn lại gần như đang mất dần sự kiểm soát và có thể cũng sớm rời đi.
Tình cảnh các đội bóng của bầu Thắng hay bầu Đức không giống nhau, nhưng lại đưa chung một đáp án: Bóng đá Việt Nam chẳng thể chuyên nghiệp khi các CLB chưa tự nuôi nổi mình và chỉ sống bằng bầu sữa từ các doanh nghiệp, địa phương.
Điều này là chắc chắn, cứ nhìn hơn 20 năm lên chuyên nghiệp cũng có chừng đó CLB (thậm chí hơn) giải thể, xin rút lui, thậm chí bỏ chạy khỏi giải hạng Nhất, V-League thì thấy.
Nên tới đây, nếu V-League, giải hạng Nhất đối mặt lại với cảnh các đội bóng xin rút, giải thể... cũng đừng ngạc nhiên, bởi suy cho cùng cái mác chuyên vẫn tù mù nên thật khó trông mong!
Bóng đá Việt Nam: Chuyện bầu Thắng, bầu Đức và hai chữ chuyên nghiệp
Khách mời của sự kiện được ghé thăm Hòn Bảy Cạnh thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi diễn ra hoạt động thả rùa con về biển. Đây là khoảnh khắc đáng ghi nhớ với hình ảnh hàng trăm cá thể rùa con đang chập chững trở về với môi trường sống, bắt đầu một hành trình mới.
Đại diện MIA.vn - chị Đặng Ngọc Hiền và anh Nguyễn Đình Trung - đại diện ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đã ký kết biên bản hợp tác chung tay bảo tồn rùa biển Côn Đảo.
Đồng hành cùng chương trình, MIA.vn quyên góp 150 triệu cho chiến dịch “Save The Ocean”. Điều đặc biệt, trong chiến dịch này, MIA.vn đã độc quyền sản xuất dòng vali MIAGO Aquarius được tái chế từ chai nhựa và lưới đánh cá, cam kết đóng góp 100.000 đồng trên mỗi vali Aquarius được bán ra cho quỹ bảo tồn rùa biển tại Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Với tỷ lệ sống rất thấp, chỉ khoảng 1/1000, rùa biển là động vật quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới để bảo tồn trước nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng rùa đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm hơn 85% tổng số rùa đẻ ở khắp các vùng biển Việt Nam.
Thống kê từ năm 1995 đến 2022, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã không ngừng nỗ lực bảo vệ rùa biển, với hơn 35.778 tổ trứng được cứu hộ và 2.397.541 triệu rùa con được thả trở về biển. Hiện nay, vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển.
Đại diện MIA.vn chia sẻ: “Chúng tôi hướng đến là một thương hiệu phát triển hành lý bền vững, với triết lý là lan toả các giá trị tốt đẹp tới cộng đồng. Bên cạnh đó, MIA.vn lựa chọn đồng hành cùng các Hoa hậu, KOLs, người có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng để tạo ra một mạng lưới hành động chung, mang lại lợi ích cho xã hội”.
MIA.vn là thương hiệu chuỗi bán lẻ vali hành lý với hơn 30 cửa hàng tại Việt Nam. Sản phẩm của MIA.vn liên tục được cải tiến, phát triển, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thú vị. Về dòng sản phẩm vali tái chế MIAGO Aquarius, MIA.vn tiên phong sáng tạo và phát triển. Tái sinh từ 1650 chai nhựa và 800m2 lưới đánh cá, sản phẩm này không những đảm bảo về yếu tố môi trường, giảm 0,28 - 0,73 tấn rác thải nhựa đổ ra biển mà còn bảo tồn hơn 15 triệu sinh vật biển. Đây được coi là bước tiến mới cho hành trình phát triển bền vững không chỉ cho MIA.vn mà rất nhiều các doanh nghiệp thương mại khác ở Việt Nam. |
Hồng Nhung
">MIA góp 150 triệu đồng để bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo
Thuật ngữ "Wai Kru" là sự kết hợp của 2 từ tiếng Thái: "Wai", một cử chỉ tôn trọng truyền thống của người Thái và "Kru", có nghĩa là giáo viên. Sự kết hợp của những từ này gói gọn bản chất của buổi lễ, nơi học sinh bày tỏ lòng tôn kính đến thầy cô thông qua một loạt các nghi lễ truyền thống.
Thực hành văn hóa này bắt nguồn từ niềm tin rằng giáo viên giữ một vị trí đặc biệt trong xã hội, giống như cha mẹ và là nhân tố định hình tương lai của đất nước.
Ngày Wai Kru là một biểu hiện sâu sắc của lòng biết ơn và sự khiêm nhường. Buổi lễ đóng vai trò như một nền tảng để học sinh Thái Lan thừa nhận vai trò to lớn của giáo viên. Sự kiện này nuôi dưỡng ý thức tôn trọng, nhấn mạnh các giá trị truyền thống của Thái Lan về sự khiêm tốn, lòng biết ơn và tầm quan trọng của giáo dục.
“Các học sinh tại lễ Pitee Wai Khru bày tỏ lòng biết ơn đối với giáo viên của mình. Các giáo viên dù dạy môn gì đều mang sứ mệnh cao quý là hướng dẫn học sinh trở nên khôn ngoan và thành đạt hơn.
Giống như ngọn hải đăng rực rỡ, thầy cô dẫn dắt mỗi người vượt qua những con sóng của vùng biển tối tăm… Kho báu lớn nhất chúng ta có thể nhận được từ các giáo viên là kiến thức mà họ mang theo, điều mà không ai có thể coi là điều hiển nhiên. Chúng ta phải tôn trọng các giáo viên, bất kể điều gì xảy ra”.
Vua Thái Lan Mongkut (Rama IV), trị vì 1851-1868, đã mô tả tầm quan trọng của giáo viên đối với sự phát triển của học sinh.
Ngày Wai Kru được đánh dấu bằng một loạt các nghi lễ phức tạp phản ánh các khía cạnh văn hóa và tinh thần sâu sắc của xã hội Thái Lan. Hoạt động trung tâm là Wai, một cử chỉ tôn trọng truyền thống của người Thái.
Các em học sinh trong trang phục đồng phục của trường tụ tập trước sự chứng kiến của các thầy cô, tạo thành một khung cảnh đoàn kết và tôn kính. Wai bao gồm việc ấn hai lòng bàn tay vào nhau theo kiểu giống như đang cầu nguyện, kèm theo một cái cúi đầu nhẹ.
Trọng tâm của buổi lễ Wai Kru là lễ dâng hoa. Học sinh tặng những bông hoa được cắm đẹp mắt cho giáo viên của mình như một biểu tượng của sự cảm kích và ngưỡng mộ. Hành động tặng hoa không chỉ dừng lại ở vật chất mà còn là một cử chỉ tri ân những kiến thức và nguồn cảm hứng mà thầy cô đã truyền đạt, giống như sự nở rộ của một bông hoa.
Những loại hoa không thể thiếu được dùng làm lễ vật là cỏ Bermuda (yah praek) và hoa cà tím (dohk makhuea) với khả năng sinh sôi và nảy nở, biểu tượng cho khả năng và kiến thức của học sinh nhờ thầy cô.
Cầm hoa, học sinh kính cẩn quỳ gối cầu tụng: "Cầu mong con được ban phước với sự lương thiện, sự phát triển và thịnh vượng, giống như bó cỏ Bermuda và hoa cà tím. Cầu mong con tiếp tục phát triển thịnh vượng kể từ ngày hôm nay với sự giáo dụcvà hướng dẫn của thầy cô. Cầu mong con hoàn thành sứ mệnh của mình như con đã mong ước cho ngày hôm nay".
Một khía cạnh không thể thiếu khác của Ngày Wai Kru là chương trình biểu diễn âm nhạc và múa truyền thống của Thái Lan.
Học sinh, thường được luyện tập tỉ mỉ trong nhiều tuần, lên sân khấu để thể hiện bản sắc văn hóa và bày tỏ lòng kính trọng đối với thầy cô thông qua tấm thảm nghệ thuật truyền thống phong phú. Những màn trình diễn này tạo thêm yếu tố năng động và sôi động cho buổi lễ.
Giáo viên cũng nhân Ngày Wai Kru để chia sẻ những lời khuyên khôn ngoan, khích lệ và lời khuyên với học sinh của mình.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục Thái Lan, bắt nguồn từ Phật giáo, có mối quan hệ sâu sắc với các ngôi chùa như những cơ sở giáo dục ban đầu. Các nhà sư đóng vai trò là người hướng dẫn học tập và đạo đức cho học sinh.
Theo truyền thống này, cha mẹ gửi con đi học ở chùa thường cúng dường hoa, nến, trầu và lá cau cho các nhà sư. Nghi thức này nhấn mạnh bản chất đan xen của giáo dục và các giá trị tinh thần, phản ánh cách tiếp cận toàn diện, trong đó kiến thức học thuật được bổ sung bằng sự phát triển văn hóa và đạo đức.
Tử Huy
">Độc đáo nghi lễ học sinh quỳ gối tri ân giáo viên tại Thái Lan
29 học sinh ở Quảng Ninh đau bụng, buồn nôn sau khi ăn kẹo lạ
Giảng viên Đại học Cần Thơ đi học tiến sĩ nước ngoài bị đề nghị thu hồi tiền
友情链接