Theo thông tin ban đầu, giai đoạn giữa năm 2021 trinh sát Phòng PC02 đã nắm bắt về hành tung của một nữ siêu trộm thực hiện hàng loạt vụ ở các cửa hàng, cơ sở kinh doanh tại TP.HCM. Có một số vụ, camera an ninh của cửa hàng đã ghi nhận lại được và phía cửa hàng đã chia sẻ đoạn clip lên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận.
Trinh sát tập trung điều tra đã khoanh vùng được nữ siêu trộm là Trần Thị Lượm với lai lịch như nói trên. Trinh sát làm rõ, mỗi lần gây án, Lượm hoá trang với nhân dạng, đầu tóc khác nhau và đi phương tiện khác nhau.
Vào các cửa hàng, Lượm vờ là khách mua hàng. Sau đó dàn cảnh để đánh lạc hướng nhân viên rồi trộm điện thoại, ví tiền...
Giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, Lượm tạm ngừng hoạt động. Khi tình hình bình thường trở lại, Lượm tiếp tục dàn cảnh trộm cắp. Ngày 16/3 vừa qua, trinh sát Phòng PC02 đã bắt giữ Lượm và giữ một người nghi vấn là đồng phạm khi thường xuyên điều khiển xe chở nữ siêu trộm này đi gây án.
Hiện Phòng PC02 đang điều tra mở rộng và đề nghị ai là nạn nhân thì liên hệ để phục vụ công tác điều tra, xử lý đối tượng.
Để có tiền tiêu xài, Hiếu 8 lần đột nhập vào xưởng sản xuất khẩu trang tư nhân lấy trộm nhiều trang thiết bị, máy móc có giá trị, mang bán cho người thu mua ve chai.
" alt=""/>Chân tướng nữ siêu trộm gây án khắp TP.HCMTại Hà Nội, nhu cầu nhà ở của người dân là rất lớn. Loại nhà được gọi là “chung cư mini” đã tạo nơi ở cho nhiều người… nhưng vì quản lý không tốt nên mới xảy ra việc cháy vừa qua. Vì thế, việc quản lý nhà ở riêng lẻ, chung cư cần phải làm tốt.
Ông Chính cho rằng, những người đưa ra ý kiến nhìn vấn đề đô thị sạch đẹp, văn minh, hiện đại mà không nhìn thấy các vấn đề hiện thực của xã hội, hiện thực của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa.
Vấn đề ở đây chúng ta cần quan tâm đến công tác quản lý. Làm sao để những khu vực thấp tầng đó có quản lý tốt về giao thông, hạ tầng, kiến trúc, xây dựng thế nào để phù hợp với yêu cầu của phát triển đô thị.
“Đề xuất đó không phù hợp, thiếu thực tiễn và không hiểu được hết quá trình đô thị hóa. Nói thì ai cũng nói được, vấn đề thực hiện không đơn giản thế. Nên có quản lý tốt, hạ tầng tốt, có thêm tiết chế về văn hóa, xã hội để phục vụ tốt nhất cho người dân là hạnh phúc nhất.
Làm sao mà bỏ đi được, nhà đó là diện dân cư rất lớn; còn việc xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội cũng chỉ phục vụ được một số người dân chứ không phải tất cả”, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nói.
Ở góc độ là chuyên gia kiến trúc đô thị, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói thẳng: “Việc này không làm được”.
Bởi theo ông, đô thị nào cũng có những kiến trúc truyền thống, hiện hữu như nhà lô phố… tồn tại đến hàng triệu căn nhà chứ không thể xóa đi để xây cao tầng được. Đây là vấn đề không tưởng.
“Nên học quy hoạch của người Pháp, họ làm quy hoạch ô bàn cờ để chia các khu vực thành từng ô, có giao thông thuận tiện, xe cứu hỏa, cứu thương đi vào được… Từ đó mới chỉnh trang kiến trúc đô thị ở khu vực đó.
Đặc trưng của đô thị Việt Nam là từ làng lên phố. Ở đó có hàng triệu người dân ở, nên không phải bảo bỏ đi rồi xây chung cư vào đó được”, ông Tùng nhấn mạnh.
Cũng cho rằng, đề xuất bỏ nhà thấp tầng là “không phù hợp thực tiễn, không phù hợp với lịch sử phát triển các đô thị Việt Nam”, vị chuyên gia kiến trúc đô thị cho hay, muốn chỉnh trang phải có quy hoạch chi tiết, từ đó mới quy hoạch được mạng lưới hạ tầng.
“Những ngôi nhà đó đang tham gia vào phát triển nhà ở, trong khi nhiều người dân thiếu chỗ ở. Thế nhưng phải có định hướng, kiểm soát từ cấp phép xây dựng. Chỗ nào cho xây 3 tầng, 5 tầng… còn cấp phép 6 tầng lên 9 tầng là tùy tiện, gây phản cảm trong xã hội.
Không phải đơn thuần nói xóa là xóa; cũng không hạn chế được, người dân đang có nhu cầu ở nhưng không phải ai cũng có tiền ở chung cư thương mại, đến nhà ở xã hội cũng 20 triệu đồng/m2, người nghèo đô thị làm sao có tiền”, ông Tùng nói thêm.
Theo Tiến sĩ Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, trong Đông y, măng có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu thực.
Măng khô là món ăn truyền thống, vừa chống ngán, vừa bổ sung chất xơ. Thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần giảm mỡ máu và rối loạn cholesterol. Măng còn chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường miễn dịch.
Tuy nhiên, chất xơ trong măng khó tiêu hóa hơn so với các loại rau xanh khác. Măng khô có tính lạnh nên chỉ ăn với liều lượng vừa phải, việc sử dụng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Tiến sĩ Hoàng cho rằng người có bệnh đường tiêu hóa ăn măng sẽ gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Hiện nay, trên thị trường, măng khô có thể bị tẩm các hóa chất chống nấm mốc như lưu huỳnh. Sản phẩm chứa chất này có thể khiến người dùng bị ngộ độc, dẫn đến các triệu chứng như say, nôn, ói. Vì vậy, bác sĩ Hoàng cho biết người dân nên ngâm măng vài ngày và luộc kỹ, sau đó ninh 2-3 giờ để lưu huỳnh bay hơi. Đặc biệt, canh măng không nên để qua đêm vì có thể gây ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi sinh vật.