Về sự cố xảy ra đối với tuyến cáp biển SMW-3 theo thông tin mới nhất từ đại diện VNPT, vào lúc 15h00 ngày 15/12/2017 hệ thống SMW3 đã hoàn thành thay thế thiết bị nguồn tại trạm TUAS (Singapore), sau đó tiến hành lên lại nguồn thành công, toàn bộ thông tin từ Việt Nam đi quốc tế qua SMW3 đã được khôi phục.
Trước đó, vào lúc 5h10, ngày 10/10/2017 xảy ra sự cố trên tuyến cáp quang biển quốc tế SMW-3. VNPT đã tổ chức định tuyến ưu tiên lưu lượng, triển khai phương án mở ứng cứu lưu lượng trên các hướng cáp khác như tuyến cáp quang biển quốc tế APG, AAE-1 và tuyến cáp quốc tế đất liền CSC nhằm đảm bảo tối đa chất lượng dịch vụ Internet phục vụ Hội nghị APEC 2017 và các khách hàng trong thời gian xảy ra sự cố.
" alt=""/>VNPT khẳng định tuyến cáp biển SMW3 đã được khôi phục, Internet trở lại bình thườngDigit Three 6000
Hệ thống loa Column Array Digit Three 6000 với công suất 6.000W, được thiết kế đặc biệt dành cho âm thanh biểu diễn với kích thước nhỏ gọn tạo tính linh hoạt cao trong nhiều tình huống. Digit Three 6000 phù hợp để đầu tư cho hệ thống âm thanh phòng trà, âm thanh sân khấu biểu diễn trong nhà hát nhỏ, ngoài ra Digit Three 6000 với áp lực loa lớn có thể đáp ứng các sự kiện ngoài trời với không gian rộng số lượng lên tới 1.000 người.
Hệ thống Digit Three 6000 gồm: 2 loa Subwoofer Active 12 inch đôi, 2 loa Subwoofer Passive 12 đôi, 2 Loa Digit Three Satellites.
Giá trọn bộ Digit Three 6000 là 251.000.000 đồng.
HR12 và HR10
HR12 có thiết kế theo phong cách cổ điển, chất liệu gỗ được xử lý theo công nghệ Ý, đem lại chất âm sâu lắng.
Loa HR12 là dòng loa Passive 2 Way với củ loa bass 12 inch, củ loa treble 1 inch được thiết kế với mạch Crossover chất lượng cao giúp bảo vệ loa tốt hơn và khai thác được tiếng ca trung thực, trong trẻo. Công suất của loa HR12 là 400W, độ nhạy loa đạt 125dB, đáp ứng tốt cho lắp đặt phòng hát, cà phê, bar vừa và nhỏ trong nhà.
" alt=""/>Thương hiệu loa Ý SR Audio ra mắt loạt sản phẩm mới tại Việt NamDạng in 3D phổ biến nhất là stereolithography (tạm dịch là “in nổi thạch bản”), công nghệ dùng tia laser để làm cứng dung dịch polymer lỏng theo thiết kế khuôn mẫu. Trong khi đó khái niệm chế tạo đắp lớp có xu hướng bao hàm công nghệ rộng hơn in 3D.
Ở Việt Nam, công nghệ in 3D ngày nay đã không còn xa lạ khi người ta có thể tìm xưởng in 3D ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... để phục vụ cho công việc của mình.
Trong cuộc thi sáng tạo “Cảm quan Việt Nam” (Senses of Vietnam) thuộc sự kiện Vietnam Creative Festival (VCF2016) vào đầu tháng 10/2016, tác phẩm bộ cờ vua huyền thoại “The Legends” của nhóm sinh viên chuyên ngành Truyền thông số, ngành Thiết kế - Đại học RMIT Việt Nam gồm Nguyễn Anh Duy, Trần Lê Bảo Quân và Phạm Ngọc Hà đã giành giải Nhất trị giá hơn 70 triệu đồng.
Bộ cờ vua huyền thoại “The Legends” chính là dự án in 3D hình những quân cờ được nhóm sinh viên lấy cảm hứng từ những nhân vật trong truyện cổ tích và lịch sử Việt Nam; các nhân vật như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Cổ Loa Thành Yết Kiêu đã lần lượt được nhóm sinh viên chọn để đại diện cho các quân cờ Vua, Hậu, Tướng, Mã, Xe và Tốt trong bàn cờ...
Sản phẩm sáng tạo độc đáo này đã được cả nhóm thiết kế và thực hiện trong vòng 3 tháng, áp dụng kiến thức từ môn chế tác và sản xuất đồ chơi bằng máy in 3D tại Đại học RMIT Việt Nam. Để cho ra mắt 6 mô hình, cả nhóm đã lên quy trình thực hiện gồm việc chọn ý tưởng, nhân vật, phác thảo, xây dựng bản vẽ chi tiết nhân vật, dựng mô hình bằng chương trình 3DS MAX và tạo các nhân vật trong phần mềm Cura để đưa vào máy in 3D.
Trong khi đó từ 2 năm trước, 3 bạn sinh viên trẻ là Cao Đăng Khoa, Phạm Xuân Phương, Trương Minh Vũ, cùng học lớp 10CDT1, khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy in chi tiết nhựa 3D. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
Bạn Khoa chia sẻ: "Đề tài nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy in chi tiết nhựa 3D được lên ý tưởng khi tụi em lên mạng tìm hiểu về các công nghệ khoa học mới nhất. Qua tìm hiểu, thấy in 3D là công nghệ rất hay, mới mẻ được các nước trên thế giới làm thành công ở nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, quân sự…"
" alt=""/>In 3D là gì và tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào