Thủ môn Bùi Tiến Dũng có thêm đối thủ đáng gờm ở TP.HCM

Ngoại Hạng Anh 2025-02-25 04:17:42 9611
ủmônBùiTiếnDũngcóthêmđốithủđánggờmởbảng xếp hạng giải ý   Hoàng Ngọc - 21/01/2021 07:07  V-League
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/8b399359.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2

Screenshot 2024 11 20 at 10.32.24.png
Năng lượng mặt trời có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các nguồn năng lượng thay thế khác. Nguồn: IEA

Khả năng cạnh tranh về chi phí đó đã biến Trung Quốc trở thành chốt chặn trong lộ trình năng lượng xanh của nhiều quốc gia, cả ở Đông Nam Á và rộng hơn nữa.

Bắc Kinh thậm chí còn tận dụng chuyên môn công nghệ về cơ sở hạ tầng năng lượng mặt trời như một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, từ đó mở rộng ảnh hưởng đối với cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng ở các quốc gia như Malaysia, Lào, Thái Lan, Pakistan và Ả Rập Xê Út.

Theo cơ quan năng lượng quốc tế, năng lượng mặt trời được coi là nguồn năng lượng tái tạo dễ tiếp cận, dễ triển khai. Tính riêng năm 2024, đã có tổng cộng 500 tỷ USD đầu tư cho loại năng lượng này, vượt qua các nguồn năng lượng thay thế khác.

Nikkei Asiatrích dẫn nguồn tin cho biết, các dự án điện gió ngoài khơi có thể mất 8 năm hoặc lâu hơn để lập kế hoạch và xây dựng, trong khi các nhà máy điện mặt trời có thể được triển khai trong vòng chưa đầy 2 năm. 

Áp lực áp dụng năng lượng tái tạo đang gia tăng, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á với hy vọng thu hút đầu tư từ các công ty công nghệ khổng lồ nước ngoài.

Các công ty như Apple, Google và Microsoft đều đã tham gia sáng kiến ​​RE100, cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo. 

Sản lượng gấp đôi toàn cầu

Vào những năm 2000, các công ty Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) như Sharp, Motech và New Solar Power dẫn đầu lĩnh vực quang điện, song họ mất dần lợi thế cạnh tranh trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, đi kèm với trợ cấp của Bắc Kinh cho những doanh nghiệp sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời.

Screenshot 2024 11 20 at 10.32.11.png
Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng sản xuất quang điện. Ảnh: Nikkei Asia

Hiện quốc gia này là nơi tập trung của phần lớn những công ty hàng đầu thế giới về năng lượng mặt trời, như Longi Green Energy Technology, Tongwei, GCL, Jinko Solar và TCL Zhonghuan Renewable Energy Technology.

Ngoài ra, cả ba nhà sản xuất biến tần lớn nhất thế giới cũng đều đến từ Trung Quốc, bao gồm: Huawei, Sungrow Power và Ginlong Technologies.

“Tổng công suất sản xuất của Trung Quốc trong một năm có thể cung cấp cho toàn thế giới trong hai năm”, Doris Hsu, Chủ tịch Công ty sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời Sino-American Silicon Products nói.

“Quy mô nền kinh tế và công nghệ khổng lồ của Trung Quốc giúp họ có sức mạnh cạnh tranh về chi phí. Nếu bỏ qua các rào cản thương mại, thì rõ ràng giải pháp của các nhà cung cấp từ đại lục là hợp lý hơn”, Doris Hsu cho biết thêm. 

Theo IEA, đến năm 2030, Trung Quốc vẫn dự kiến ​​sẽ duy trì hơn 80% công suất sản xuất toàn cầu cho tất cả các phân khúc sản xuất quang điện, bất chấp những nỗ lực của Mỹ và Ấn Độ chuyển chuỗi cung ứng tại địa phương.

Cơ quan này ước tính rằng chi phí sản xuất các mô-đun tại Mỹ và Ấn Độ cao gấp hai đến ba lần so với ở Trung Quốc. "Khoảng cách này sẽ vẫn tồn tại trong tương lai gần".

Kinh nghiệm phát triển chatbot AI phổ biến nhất Trung QuốcChatbot AI của ByteDance đang là ứng dụng AI phổ biến nhất tại Trung Quốc với hơn 51 triệu người dùng hằng tháng. Tất cả là nhờ nguồn vốn phát triển dồi dào, đội ngũ sản phẩm tài năng và triết lý thiết kế độc đáo.">

Trung Quốc nắm 90% thị phần cung ứng năng lượng mặt trời

https   cms image bucket production ap northeast 1 a7d2.s3.ap northeast 1.amazonaws.com images 1 2 8 4 47994821 1 eng GB 2021 08 27T125356Z_1705751089_RC25YL9MX21J_RTRMADP_3_CHINA REGULATION CLOUD.jpg copy.jpg
Huawei kiện MediaTek vi phạm bản quyền sáng chế. Ảnh: Nikkei Asia

Trong khi đó, nguồn tin của YicaiGlobalcho biết, MediaTek nói số tiền bản quyền Huawei yêu cầu là quá cao. "MediaTek bất đồng quan điểm với Huawei về số tiền phải trả cho mỗi bằng sáng chế. Kết quả thế nào phụ thuộc vào lập trường của Huawei và liệu công ty có trụ sở tại Thâm Quyến có định giải quyết hay không", nguồn tin nói.

Đây cũng là lần đầu tiên Huawei khởi kiện một công ty sản xuất chip, thay vì hãng điện thoại. Nếu thành công, vụ kiện có thể trở thành tiền lệ đáng lo ngại đối với các nhà sản xuất linh kiện.

Trang Tom's Hardwaređánh giá, MediaTek có nhiều khách hàng đặt trụ sở hoặc nhà máy ở đại lục. Do đó, nếu không thể dàn xếp ổn thoả dẫn đến việc bị cấm bán, hãng sản xuất chip di động có thể thiệt hại nặng.

Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy, MediaTek đang là nhà cung cấp chip di động hàng đầu thế giới, với thị phần khoảng 40% trong quý 1/2024, cao hơn Qualcomm và Apple. Khách hàng của hãng này bao gồm các nhà sản xuất điện thoại như Samsung, Oppo, Sony, Vivo và Xiaomi và cả Huawei trước năm 2020.

Trong khi đó, Huawei hiện nắm giữ nhiều bằng sáng chế thuộc hàng tiêu chuẩn thiết yếu (SEP), đóng vai trò quan trọng trong các tiêu chuẩn truyền thông không dây. Chẳng hạn, 20% bằng sáng chế liên quan đến 5G trên thế giới đều thuộc về tập đoàn này.

Kể từ 2021, hãng viễn thông Trung Quốc đã nỗ lực thu tiền bản quyền thông qua thỏa thuận cấp phép với nhiều nhà sản xuất ôtô châu Âu như BMW, Mercedes Benz, VAG. Năm 2022, Huawei kiếm được 560 triệu USD từ bản quyền bằng sáng chế. Khoảng 200 công ty trên thế giới, như Amazon, Samsung, Oppo hiện phải trả tiền để sử dụng công nghệ của Huawei.

Trước MediaTek, Huawei từng kiện nhà mạng T-Mobile năm 2014, Samsung năm 2016 và Verizon năm 2020 về các bằng sáng chế về kết nối di động. Năm 2022, công ty Trung Quốc tiếp tục kiện Amazon và Netgear liên quan đến quyền sử dụng bằng sáng chế Wi-Fi 6 và Wi-Fi 5.

(Tổng hợp)

Huawei từng không thể tự sản xuất một chiếc điện thoại 5GRichard Yu Chengdong, lãnh đạo cấp cao Huawei, cho biết tập đoàn này từng đối diện những thời điểm 'vô cùng khó khăn' khi bị Washington đưa vào danh sách đen cấm vận.">

Huawei kiện hãng chip di động MediaTek vi phạm bằng sáng chế

Chiều nay (23/8), ông Đặng Trọng Vân – Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) cho biết, vừa điều ra quyết định chuyển công tác đối với ông Đoàn Minh Lộc, Hiệu trưởng Trường TH & THCS Xy sang làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Hướng Lộc.

{keywords}
Kỷ luật hiệu trưởng bớt xén tiền thưởng, 'ém' tiền hỗ trợ học sinh nghèo

Trước đó, từ phản ánh của báo chí, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Hướng Hóa đã kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với ông Đoàn Minh Lộc.

Đoàn kiểm tra đã phát hiện ông Lộc có một số sai phạm như thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra giám sát trong việc chi trả chế độ cho học sinh hộ nghèo; tự ý điều chỉnh cơ cấu giải thưởng trong cuộc thi về phòng tránh bom mìn và tiền hỗ trợ của ngân hàng cho học sinh...

Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Hướng Hóa kỷ luật ông Lộc với hình thức khiển trách. Đơn vị này cũng đề nghị UBND huyện Hướng Hóa và các phòng ban liên quan xử lý về mặt hành chính đối với ông Đoàn Minh Lộc.

UBND huyện Hướng Hóa sau đó đã kỷ luật ông Đoàn Minh Lộc với hình thức khiển trách và điều chuyển công tác.

Trước đó, học kỳ 1 năm 2018-2019, khối lớp 9 của Trường THCS Xy (sau sáp nhập thành Trường Tiểu học và THCS Xy) có 22 em thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

Theo quy định, mỗi em sẽ nhận được 400 nghìn đồng, tuy nhiên 22 học sinh trên không được nhận.

Một năm sau, giáo viên của trường có ý kiến thì ông Đoàn Minh Lộc, Hiệu trưởng Trường TH & THCS Xy mới nhờ giáo viên của trường đến nhà phát cho học sinh nhưng chưa đủ. Đến thời điểm xác minh, nhà trường đã chi trả đầy đủ.

Tháng 5/2020, có 60 học sinh là cháu ngoan Bác Hồ được nhận mỗi em 500.000 đồng từ số tiền của một ngân hàng trao tặng (tổng là 30 triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi trao quà, ông Lộc đã chỉ đạo giáo viên thu lại mỗi em 400.000 đồng và đưa ông Lộc giữ. Việc này sau đó được giải trình là giữ lại một phần để san sẻ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em đi học chuyên cần, không có biểu hiện tư lợi cá nhân. Sau khi có thắc mắc, ông Lộc đã trao tiền đúng đối tượng và số lượng ban đầu.

Sai phạm thứ 3 liên quan đến tiền thưởng 18,1 triệu được nhà tài trợ hỗ trợ cuộc thi về giáo dục nhận thức bom mìn tại Trường TH &THCS Xy diễn ra ngày 26/3/2021. Theo kế hoạch tổ chức cuộc thi, giải Nhất được trao 1 triệu đồng, nhưng trường chỉ chi 400.000 đồng; giải Nhì 700.000 đồng thì chỉ được nhận 300.000 đồng; giải Ba 500.000 đồng chỉ còn 200.000 đồng.

Số tiền chênh lệch nhà trường dự kiến trích lại cho Đoàn thanh niên để chi các hoạt động Đoàn, đội. Sau khi có ý kiến thắc mắc, ông Lộc đã trao thưởng đủ số tiền theo kế hoạch của nhà tài trợ.

Hương Lài

Hiệu trưởng bị tố bớt xén tiền thưởng, 'ém' tiền hỗ trợ học sinh nghèo

Hiệu trưởng bị tố bớt xén tiền thưởng, 'ém' tiền hỗ trợ học sinh nghèo

Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Xy (xã Xy, huyện Hướng Hóa) bị tố bớt xén tiền thưởng, “ém” tiền hỗ trợ học sinh nghèo. Sau khi có phản ánh, đã trả lại cho học sinh.

">

Kỷ luật hiệu trưởng ở Hướng Hóa bớt xén tiền thưởng, 'ém' tiền hỗ trợ học sinh nghèo

Nhận định, soi kèo Getafe vs Betis, 0h30 ngày 24/2: Cân bằng

Nguyenminhducvecom
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. Ảnh: Lê Mỹ

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho biết theo thống kê của Google trong năm vừa qua, doanh thu TMĐT Việt Nam tăng 18%, nếu so với cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng từ 30-40%; trong đó, người tiêu dùng chủ yếu tập trung mua ở các sàn lớn như Shopee, Tiktok Shop lên đến 90%.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, để hỗ trợ và tiếp sức cho hàng Việt trên sàn TMĐT, trong nhiều năm qua, Hiệp hội đã tổ chức rất nhiều hoạt động như đào tạo tập huấn về TMĐT cho các doanh nghiệp, phối hợp với Sở Công thương các tỉnh, thành trong cả nước để phát triển lĩnh vực này; tổ chức các hội thảo kết nối đưa hàng Việt lên sàn quốc tế như Amazon; triển khai các mô hình biến doanh nghiệp thành gương điển hình tại các tỉnh để truyền cảm hứng và nhân rộng…

Tuy nhiên, theo một thống kê gần đây, trong 10 thương hiệu có doanh số cao nhất trên sàn TMĐT của Việt Nam thì chỉ có duy nhất Vinamilk là doanh nghiệp nội nhưng nằm ở cuối cùng trong danh sách, còn lại là các thương hiệu đến từ Mỹ hay Trung Quốc.

Đáng chú ý, với những sản phẩm như thời trang, gia dụng, mỹ phẩm… tỉ lệ người mua quan tâm đến hàng Việt Nam chỉ chiếm 17%, điểm sáng duy nhất là ở lĩnh vực nông sản và thực phẩm, khi người tiêu dùng quan tâm đến 80% các thương hiệu trong nước. 

Chính vì vậy, đại diện đến từ VECOM cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần phải dựa vào thế mạnh bản địa, am hiểu khách hàng một cách sâu sắc và chăm sóc hậu mãi mới có thể tạo ra được lợi thế khi cạnh tranh. 

Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng các công nghệ để hỗ trợ như livestream bán hàng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chốt đơn ở các phiên bán hàng trực tuyến.

Với việc sử dụng công nghệ này, các phiên livestream có thể bán được hàng nghìn đơn hàng và việc này có thể thực hiện dễ dàng.

Đơn cử, ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ, nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ cần tham gia tập huấn hai đến ba ngày là đã có thể tổ chức livestream, chạy quảng cáo.

Nhiều kênh livestream chỉ mới tạo vài ngày đã thu hút 30.000 – 40.000 người xem và bán được cả ngàn đơn hàng.

daibieuthamdu
Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Lê Mỹ

Ông Trần Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kido, cũng cho rằng bối cảnh hiện nay có thể thấy chưa bao giờ hàng Việt được tiếp sức trên sàn TMĐT nhiều như thế, rất nhiều chiến dịch truyền thông, rất nhiều chương trình hỗ trợ cho hàng Việt được đưa ra. 

Nhưng đại diện Kido cũng đặt ra vấn đề, liệu các doanh nghiệp Việt đã có chiến lược phù hợp chưa và có cam kết kiên trì để làm hay không, đó mới là yếu tố chính để phát triển. 

Ông Trần Quốc Bảo cũng đề xuất, có nên chăng đặt lại khái niệm hợp tác xã online, trong đó có người đứng ra làm việc với các sàn, chi phí ban đầu chia sẻ đều cho các xã viên, bởi thực tế hiện nay chi phí để đầu tư vào TMĐT là không hề dễ cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu.

Bên cạnh đó cũng cần có chỉ dấu thương hiệu Việt trên online, để mọi người có thể nhận biết đó là hàng Việt khi tiến hành mua hàng trên TMĐT. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Hùng, đại diện Sở Công thương TPHCM, cũng chia sẻ hiện nay các chương trình hỗ trợ cho TMĐT được đưa ra rất nhiều, nhưng các doanh nghiệp vẫn chỉ loanh quanh ở các sàn trong nước.

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, doanh nghiệp cần có chiến lược đi ra thị trường nước ngoài để khai thác thị trường rộng lớn hơn, đem lại tăng trưởng cho mình. 

Về câu chuyện hỗ trợ cho hàng Việt trong TMĐT, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM cho rằng, quan trọng là cần hỗ trợ cho các đơn vị làm sản xuất, làm sao để tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn, đưa sản phẩm Việt lên sàn.

Bởi thực tế hiện nay, doanh nghiệp sản xuất thiếu rất nhiều sự hỗ trợ, từ cơ quan chức năng, từ các đơn vị, công nghệ… khiến họ rất khó để phát triển, trong khi đó trên sàn TMĐT hàng ngoại nhập gần như lấn át.

Một điều nữa được ông Nguyễn Ngọc Dũng đưa ra, đó là để đưa được hàng Việt lên sàn TMĐT thành công, một thách thức không nhỏ chính là vấn đề kinh phí.

Đơn cử các sàn TMĐT quốc tế như Temu vào Việt Nam họ bỏ ra rất nhiều tiền chạy quảng cáo từ khắp các nền tảng, điều này khiến cho người ta tò mò và đặt mua hàng thử.

Chính vì vậy, họ nhanh chóng có người dùng mặc dù chưa chắc giá các mặt hàng trên này rẻ và chất lượng hơn hàng trong nước. 

Theo chủ tịch VECOM, vừa qua chỉ có Tiktok là đơn vị bỏ ra rất nhiều tỉ đồng để hỗ trợ cho hàng Việt lên sàn, mà điển hình là sản phẩm OCOP, chính vì thế nó mới tạo được thương hiệu như ngày nay.

Trong khi đó, thực tế OCOP là chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra, nhưng thực hiện lại là Bộ Công thương và VECOM cũng đồng hành cùng với các Sở Công thương khắp cả nước để triển khai tại các tỉnh, thành…

Nhưng vấn đề đặt ra là không có ngân sách để hỗ trợ nên rất khó. 

">

Hàng Việt phải kiên trì nếu muốn tham gia cuộc chơi thương mại điện tử

 Có ý định mua cho mình một chốn an cư sau một thời gian tìm hiểu, tiếp cận nguồn thông tin tôi như bị lạc vào mê trận vì luồng thông tin mỗi nơi một khác với vô vàn những lời hoa mỹ.

Sau khi xem xét nhu cầu và công việc của các thành viên trong gia đình chúng tôi đã lên kế hoạch chọn mua một căn hộ tại quận Đống Đa hoặc Thanh Xuân (Hà Nội). Với số tiền 2- 3 tỷ đồng gia đình tôi có khá nhiều sự lựa chọn tham khảo ở nhiều phân khúc. 

Tại quận Đống Đa, gia đình tôi tìm hiểu một dự án tại Hoàng Cầu. Bước đầu chúng tôi tiếp cận thông tin dự án trên mạng Internet. Theo những thông tin trên các trang mạng rao bán nhà đất dự án này được nhắc đến với nhiều mỹ từ khi sở hữu vị trí hoàn hảo đáng mơ ước, trung tâm quận Đống Đa, giao thông thuận tiện dễ dàng. Hàng loạt những từ giới thiệu về vị trí dự án vô cùng thu hút, từ vị trí vàng, đến vị trí hoàn nhiều lối đi vào dự án, đường ngõ rộng, thông thoáng, ô tô vào tận cổng công trình…

Từ những thông tin tham khảo trên chúng tôi tìm đến thực tế dự án. Tới đây mới thấy lối vào dự án này tứ bề đều là ngõ nhỏ. Chưa kể, ngay cạnh tòa tháp cao cấp này là dự án khác. Đến khi cả khu được hoàn thành và đi vào hoạt động thì hạ tầng giao thông tại đây không biết có gánh đủ, giao thông có thực sự thuận tiện dễ dàng như lời quảng cáo? Rồi hướng nhìn ban công đẹp “lung linh” như gia đình từng nghĩ sẽ là gì ngoài tòa nhà cao vút, chi chít căn hộ?

{keywords}

Tại các quận nội thành Hà Nội, dự án chung cư cao tầng mới nằm trên các con ngõ, hoặc phố chật chội nhưng vẫn được quảng cáo với những lời “có cánh” (Ảnh minh họa).

Nằm trong vùng được mệnh danh là “tam giác vàng” của bất động sản Hà Nội, quận Thanh Xuân cũng đang có nhiều dự án. Tôi cũng đi khảo sát một số dự án trong khu Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng. Đi rồi mới thấy dù nằm trong những con phố nhỏ hẹp, chật chội nhưng luôn được giới thiệu với vị trí vàng, khu vực trung tâm đúng theo phương châm lựa chọn nhà ở được quan tâm “vị trí, vị trí và vị trí”.

Sự “đắc địa” hiện được sử dụng khá phổ biến trong việc quảng cáo các dự án bất động sản, dự án nào cũng có vị trí đắc địa, cách các điểm đến trong vòng bao nhiêu phút, bao nhiêu km khiến người mua choáng ngợp trong ma trận thông tin dự án.

Một trong những khó khăn đối với tôi khi tìm mua nhà đất hiện nay là tìm kiếm một nguồn thông tin khách quan, chính thống để kiểm chứng. Có khi chỉ ở một dự án nhưng tìm hiểu ở sàn này là một giá, sàn kia lại một giá khác nhưng có điều sàn nào cũng khẳng định là đơn vị phân phối độc quyền.

Gia đình chúng tôi vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm nhà với lượng thông tin “ngồn ngộn”. Trước đó, chúng tôi có tìm hiểu thêm một dự án nằm trên phố Nguyễn Tuân. Cũng như nhiều dự án khác, dự án này được giới thiệu trên Internet với mật độ dày đặc từ vị trí đến phong cách sống đẳng cấp.

Nhưng sau những lời quảng cáo, thời điểm ấy khi tìm hiểu kỹ thêm thông tin tôi lại được biết dự án chưa đủ điều kiện bán hàng nhưng vẫn rao bán với hình thức đặt chỗ. Điệp khúc dự án đang rất hot, nhiều người mua nếu không đặt chỗ ngay bây giờ thì sau giá sẽ cao, không còn cơ hội sở hữu luôn được đưa ra để thuyết phục khách hàng. Người mua nhà thật sự thấy như lạc vào “ma trận” với những quảng cáo kiểu “có cánh”, thậm chí bóp méo sự thật.

Tôi cũng được biết nhiều câu chuyện người mua nhà khi dọn về ở lại “ngã ngửa” với quy hoạch tổng thể của cả khu. Bởi thực tế, người mua căn hộ luôn chỉ có tâm lý chọn tầng, chọn hướng ban công phù hợp với phong thủy của gia chủ. Các chủ đầu tư, nhân viên môi giới chỉ nêu các tiện ích xung quanh như vườn hoa, trường học, bệnh viện,… còn trước mặt dự án bị chung cư khác che chắn hay nghĩa trang, chẳng nhân viên môi giới nào giới thiệu cho khách hàng cả. Cứ nhìn trên bản vẽ của dự án, xung quanh của tòa nhà là cây cối, vườn hoa, mọi thứ đều lung linh.

Tình trạng quảng cáo thiếu trung thực, thậm chí sai lệch hoàn toàn về hàng hóa bất động sản tôi thấy đang “đổ bộ” lan tràn trên mạng Internet, nhiều khi làm méo mó thông tin về thị trường. Một phần nguyên nhân cũng là do người mua nhà chủ quan hay quá tin lời giới thiệu của nhân viên môi giới. Tuy nhiên, sự thay đổi “chóng mặt” của quy hoạch cũng khiến người mua không thể tính hết được. Phải chăng mua nhà giờ vẫn chỉ dựa vào may mắn?

Có lẽ không chỉ gia đình tôi mà còn cũng có không ít gia đình vẫn đang lạc vào ma trận và chưa thể tìm cho mình một dự án để an cư. Với tầm tiền 2 tỷ thì tôi có thể mua được dự án nào ở Hà Nội nhờ mọi người tư vấn giúp.

Độc giả Ngô Văn Chiến(Hà Nội)

Nhà giàu Hà Nội khóc ròng vì mác chung cư cao cấp">

Quảng cáo bất động sản: Hoa mắt vì mỹ từ

Sau hơn 10 năm khởi động, chủ trương cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội vẫn chưa được quá 2%, do những vướng mắc về cơ chế chính sách không được giải quyết kịp thời. Trước thực trạng trên, rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra nghi ngại về mục tiêu cải tạo, xây mới 10 dự án chung cư cũ với trị giá gần 320.000 tỷ đồng Hà Nội đang kêu gọi đầu tư.

Hoàn cảnh trớ trêu này đang xảy ra với Cty CP Đầu tư xây dựng nhà số 7 (Handico 7), chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư A1 - A2 Nguyễn Công Trứ. Khi được giao đầu tư thí điểm cải tạo khu chung cư Nguyễn Công Trứ (gồm 12 khối nhà cũ, thành 6 khối nhà mới), Handico 7 đã đầu tư hơn 500 tỷ xây hai toà nhà tạm cư CT2 - CT3 Vĩnh Hoàng (Hoàng Mai) phục vụ việc di chuyển cư dân khỏi nhà cũ từ đầu năm 2008. Cùng lúc, Handico 7 tiếp tục huy động 500 tỷ đồng để xây dựng nhà N3 cao 19 tầng, với tổng số 318 căn hộ trên nền đất cũ nhà A1- A2.

Đúng hẹn, đến tháng 1/2016, chủ đầu tư đã hoàn thành việc xây dựng và sẵn sàng đón cư dân về nhận nhà theo chính sách tái định cư tại chỗ. Tuy nhiên, mong muốn thu lại vốn, đồng thời tiếp tục triển khai cải tạo những dẫy nhà tiếp theo của Handico 7 đã bị giội “gáo nước lạnh” khi đa phần cư dân từ chối nhận nhà, vì cho rằng mức giá tạm thu 26,4 triệu đồng/ m2 ngoài phần đền bù là quá đắt. Ngay cả khi doanh nghiệp giảm mức tạm thu xuống 20,8 triệu đồng/m2, người dân vẫn không chấp thuận và tiếp tục kiến nghị xem xét giảm giá tạm thu dưới mức 20 triệu đồng/m2.

{keywords}

Khu chung cư cũ Thành Công đã xuống cấp nghiêm trọng.

Vì chưa nhận được sự đồng thuận của cư dân, nên đến nay nhà N3 mới đón được 81/201 hộ dân nằm trong diện tái định cư tại chỗ về nhận nhà, mặc dù nhà mới đã hoàn thành nửa năm. Trong lúc chờ đợi các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh giá, các hộ dân vẫn giữ nhà tạm cư khu Vĩnh Hoàng nên buộc doanh nghiệp phải nuôi 2 bộ máy vận hành gây lãng phí lớn cho ngân sách, mặt khác không thể triển khai dự án cải tạo mới do chưa có quỹ nhà tạm cư để di dân.

Doanh nghiệp phải tự cứu mình

Trong lúc chờ đợi UBND thành phố Hà Nội xem xét phương án tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thời gian quyết toán công trình nhà N3, Handico 7 phải tự tìm đường tạm thoát ra cảnh khó khăn bằng cách miệt mài thuyết phục cư dân nhận nhà theo mức giá tạm thu được Sở Xây dựng phê duyệt.

Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền thuyết phục, trong các cuộc họp đầu tháng 6/2016, chủ đầu tư nhà N3 còn mời cả ngân hàng tham gia tư vấn - hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn về tài chính, thậm chí chấp nhận hỗ trợ một phần lãi suất, hoặc xem xét cho trả chậm đối với các hộ dân thuộc diện chế độ chính sách, hộ dân thuộc hộ nghèo, miễn là người dân đồng ý nhận nhà mới khang trang vừa hoàn thành.

“Những khó khăn mà Handico 7 đang phải đối mặt là một điển hình mà tất cả các doanh nghiệp đang, hoặc sắp tham gia vào chủ trương cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội phải nhìn vào. Để các doanh nghiệp không rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”, thành phố Hà Nội cần có cơ chế nghiệm thu, quyết toán công trình trong thời gian ngắn nhất để chốt mức giá chính thức giúp người dân yên tâm nhận nhà.

Đồng thời, thành phố cần quy định rõ thời gian cư dân phải trả nhà tạm cư khi nhà mới đã hoàn thành. Làm được như vậy mới không gây lãng phí, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, một nhà đầu tư đã tham gia cải tạo chung cư cũ cho biết.

Miếng bánh ưu đãi không còn hấp dẫn

Đối với các doanh nghiệp bất động sản, khi quyết định đổ cả nghìn tỷ đồng vào cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố, mục tiêu lớn nhất của họ không gì khác là tận dụng cơ chế ưu đãi của thành phố về quỹ đất, cũng như chính sách hỗ trợ về tài chính. Doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ có cơ hội được vay vốn từ các nguồn vốn vay ưu đãi của thành phố để thực hiện việc xã hội hoá đầu tư, ưu đãi về đất đai, giảm thuế thu nhập trong thời gian 15 năm… Ngoài ra, chủ đầu tư còn được phép bán một phần các căn hộ theo giá thương mại đối với số căn hộ nằm ngoài danh sách tái định cư tại chỗ.

Với mong muốn đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ chế khi 2/3 các hộ gia đình đã nhận tiền tạm cư và di chuyển, UBND quận có đủ điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế hành chính đối với số hộ dân còn lại chưa đồng thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, để thực hiện việc cưỡng chế là điều không dễ dàng, bởi doanh nghiệp không có thẩm quyền cưỡng chế, còn chính quyền các quận luôn ngại tổ chức cưỡng chế. Vì lý do này mới dẫn đến việc Handico 7, hoặc Cty Gia Bảo không thể triển khai cải tạo nhà A1- A2 Nguyễn Công Trứ và D2 Giảng Võ đúng tiến độ chỉ vì 5 - 10 hộ dân không chấp hành di dời.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Tuấn Long, Phó Tổng Giám đốc Handico 7 cho biết: “Khi tham gia cải tạo chung cư cũ doanh nghiệp có nhận được những chính sách ưu đãi, nhưng thực tế chính sách GPMB vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc tổ chức cưỡng chế đối với các hộ dân không đồng thuận chính sách khi mà trên 80% cư dân đã đồng thuận, việc này vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp và không công bằng với các hộ dân chấp hành. Như trường hợp nhà N3, thời gian các hộ phải ở nhà tạm cư lâu nhất là 7 năm (chuyển đi đợt đầu năm 2008). Nếu những vướng mắc GPMB không được tháo gỡ kịp thời, chính sách ưu đãi cũng không bù lại được chi phí doanh nghiệp đã đầu tư vào dự án…”.

Để triển khai dự án cải tạo chung cư cũ, các doanh nghiệp phải vay ngân hàng cả trăm tỷ đồng xây nhà tạm cư phục vụ việc di chuyển cư dân khỏi chung cư cũ, đổ ra hàng trăm tỷ xây dựng nhà mới trong thời gian sớm nhất với mong muốn thu lại vốn. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lại rơi vào cảnh “thả gà ra đuổi” vì người dân không nhận nhà mới.

Theo Tiền phong

">

Cải tạo chung cư cũ: Vẫn “rùa bò”

友情链接