Người phát ngôn khẳng định, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên được duy trì và phát triển phù hợp với các văn bản, thỏa thuận hợp tác, nhất là Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ hợp tác quốc phòng giai đoạn 2020-2025 và các cơ chế hợp tác khác đã được thiết lập trong thời gian qua. Qua đó, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới.
Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11 tại Nga khai mạc hôm 15/8 với 3 phiên toàn thể cùng phiên thảo luận bàn tròn. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu tại phiên toàn thể với chủ đề “An ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, là bạn với tất cả các nước trên thế giới, là đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không liên minh, liên kết quân sự, không “chọn bên” trong quan hệ quốc tế; tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác; cam kết trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế cao cả. Việt Nam luôn mong muốn đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, phát triển, thịnh vượng của thế giới và khu vực.
Chúng ta chứng kiến sự đầu tư của các công ty Việt Nam vào Mỹ, cũng như các công ty Việt Nam xuất hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ. Đây đều là những tín hiệu thực sự về mối liên kết ngày càng gia tăng giữa nền kinh tế hai nước. Đó là thành tựu lớn, có được nhờ công sức của cả Mỹ và Việt Nam.
Những nỗ lực của cả hai nước trong lĩnh vực khí hậu cũng rất to lớn và sẽ còn phát triển hơn nữa.
Một lần nữa, dù là thông qua hợp tác tài chính, hợp tác kỹ thuật, giáo dục, chúng tôi rất vui khi có nhiều bạn trẻ Việt Nam và có thể cả những sinh viên trong còn quá trẻ muốn học tập tại Mỹ. Chúng tôi tự hào rằng có nhiều gia đình đặt niềm tin vào nền giáo dục Mỹ và sẵn sàng gửi con mình du học tại Mỹ.
Không chỉ riêng bậc đại học, sau đại học, chúng tôi còn triển khai nhiều chương trình nhiều chương trình nhỏ hơn. Ví dụ, Chính phủ Mỹ có các chương trình mà thanh thiếu niên có thể đến Mỹ trong vòng 1 tuần hoặc vài tháng. Đây là cơ hội để những người trẻ ở Việt Nam hoặc Mỹ có cơ hội để đi và học nhiều hơn nữa về đất nước của nhau.
Đó là điều thực sự cần thiết vì mọi thứ chúng ta hợp tác đều dựa trên nền tảng được xây dựng bởi mối quan hệ giữa con người với con người, dựa trên sự hiểu biết và niềm tin.
Năm nay, chúng ta kỷ niệm 35 năm cùng tham gia hoạt động tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Đây là nỗ lực tuyệt vời và đầy tính nhân đạo đến từ Việt Nam và tôi biết có hàng trăm nghìn người Mỹ vô cùng biết ơn những gì các bạn đã làm.
Chúng tôi vài năm trước cũng đã triển khai một sáng kiến nhằm giúp đỡ các bạn trong hoạt động tìm kiếm các trường hợp quân nhân mất tích trong chiến tranh, thông qua việc sử dụng nghiên cứu lưu trữ cũng như phân tích ADN. Hy vọng, chương trình này sẽ giúp khép lại những nỗi đau của nhiều gia đình Việt Nam, theo cách mà những nỗ lực của Việt Nam đã và đang giúp đỡ các gia đình Mỹ.
Hai bên còn thực hiện các nỗ lực khác như rà phá, tháo dỡ bom mìn, dù là ở sân bay Đà Nẵng hay sân bay quân sự Biên Hòa với hy vọng dọn sạch bom mìn còn sót lại sau chiến tranh; hỗ trợ những người khuyết tật. Đây đều là những nỗ lực đã diễn ra từ trước, trong quá trình bình thường hóa quan hệ, giúp thiết lập nền tảng của sự tin tưởng giữa hai đất nước, điều mà đến nay vẫn tiếp tục đem lại lợi ích cho cả hai.
* Phần tiếp theo: Việt - Mỹ cùng thiết lập nền tảng cho sự phát triển mạnh hơn trong tương lai