当前位置:首页 > Công nghệ

Cô gái viết thư cho Bộ trưởng giành học bổng đại học Duke

 - Võ Thị Mỹ Linh không phải là một cái tên xa lạ với nhiều người. Năm 2014,ôgáiviếtthưchoBộtrưởnggiànhhọcbổngđạihọnghệ an 24h cô gái sinh năm 1989 từng gây xôn xao cộng đồng mạng khi viết một bức thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo để so sánh nội dung sách giáo khoa tiếng Anh của Việt Nam và Nepal.

Cũng trong năm đó, Mỹ Linh một lần nữa được báo chí khai thác sau khi sống sót qua trận bão tuyết kinh hoàng trên dãy Himalaya.

{ keywords}
Võ Thị Mỹ Linh từng tốt nghiệp khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Ảnh: NVCC


Cô gái trẻ cũng nhiều lần chia sẻ về những công việc thú vị và nhiều ý nghĩa mà mình đang làm.

Linh là người sáng lập và điều hành Volunteer House Vietnam – tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em, đồng thời cũng là “ngôi nhà” dành cho những người thích “du lịch bụi”. Linh cũng là người mở “tour” leo núi Nepal cho người Việt để giúp đỡ người dân nơi đây sau trận động đất kinh hoàng.

Mỹ Linh còn là tác giả của cuốn tiểu thuyết ‘Bên kia đồi’ và 10 đầu sách (in chung) khác.

Sau rất nhiều dự án và đam mê cá nhân đó, Mỹ Linh quyết định đi học trở lại – một việc mà trước kia cô từng không hứng thú.

“Bản thân tôi trước đây là một người không thích môi trường học thuật. Tôi đánh giáo cao những trải nghiệm từ thực tiễn hơn là sách vở. Nên hồi học đại học ở Việt Nam, tôi toàn bỏ học để đi làm thêm bên ngoài. Đó là lý do vì sao tôi không có nhiều bạn bè đại học, chỉ thân duy nhất với một bạn và bạn đó là người điểm danh giúp tôi những lúc tôi “cúp” học” – Linh chia sẻ.

{ keywords}
Mỹ Linh trong một chuyến đi từ thiện. Ảnh: NVCC

Sau khi tốt nghiệp, Linh trải qua nhiều công việc khác nhau như báo chí, truyền thông, ngân hàng, rồi cô lại bỏ việc đi du lịch.

“Năm 2016, sau một khoảng thời gian điều hành tổ chức phi lợi nhuận do chính mình sáng lập, rồi làm CEO cho một dự án du lịch, tôi lâm vào trầm cảm do bị áp lực từ nhiều phía. Tôi quyết định gác lại tất cả, đi du lịch với mục đích học hỏi từ bạn bè khắp nơi trên thế giới như cách mà tôi đã học trong chuyến đi đầu đời ở Ấn Độ. Nhưng gần cả năm rong ruổi ở Mỹ và Mexico, tôi không có nổi một người bạn”.

Linh gặp nhiều bạn trẻ đến từ những đất nước khác nhau. Họ có thể cùng nhau ngồi uống rượu, hút cần, nói chuyện phiếm rồi tự an ủi nhau “hãy sống điên rồ vì tuổi trẻ có nhiêu đâu mà ngần ngại”.

“Nhưng khi tôi hỏi họ về những dự định cho tương lai, tất cả họ đều không biết muốn trở thành gì. Tôi thấy mình ngồi sai chỗ, nói chuyện với sai người. Tôi muốn tiếp cận, gặp gỡ những người tài giỏi, có khát khao và có mục đích sống giống tôi. Và trường học là nơi có thể giúp tôi hoàn thành nguyện vọng đó”.

{ keywords}

Linh ở Ấn Độ. Ảnh: NVCC

{ keywords}

Linh trong chuyến "road trip" ở Mỹ. Ảnh: NVCC

Mới đây, Linh nhận tin giành được suất học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ của ĐH Duke (Mỹ) ngành International Development Policy (Chính sách phát triển quốc tế). Suất học bổng này do Hội đồng Rotary International – một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các hoạt động giáo dục và xã hội – trao tặng, trị giá 53.744 USD/ năm. Ngoài ra, Linh còn nhận được hỗ trợ 1.700 USD/ tháng chi phí ăn ở.

Để giành được học bổng này, Linh phải làm hai bài thi IELTS và GRE, viết tổng cộng 7 bài luận (4 bài cho Hội đồng Rotary International và 3 bài luận cho Duke), trải qua 2 vòng phỏng vấn để thuyết phục Hội đồng và ĐH Duke.

Linh cho biết, tùy thuộc vào điểm thi, điểm bài luận và vòng phỏng vấn, Hội đồng Rotary sẽ quyết định cho ứng viên học ở một trong 5 trường mà họ là đối tác. Năm đầu, cô trượt Duke và được hỗ trợ sang Anh học. Nhưng Linh không thực sự thích trường ở Anh, nên cô quyết tâm thi lại một lần nữa.

“Nếu xét về mức độ giỏi thì tôi không phải giỏi so với các bạn bè cùng được nhận học bổng. Hội đồng có gửi cho tôi một bảng đánh giá chung về trình độ của các thí sinh trúng tuyển. Độ tuổi trung bình của các thí sinh là 30, kinh nghiệm làm việc trung bình là 7 năm và hầu hết làm việc ở những tổ chức có tên tuổi ở nước sở tại của các bạn như Unicef, World Bank, Bộ Ngoại giao…. Tôi không có gì để so sánh với họ”.

Nhưng thứ mà ít người có được như Linh là “một câu chuyện để kể”. Thêm vào đó, Linh đã chứng minh được cho hội đồng xét tuyển thấy nỗ lực của mình. Năm đầu, cô trượt học bổng ở Duke vì điểm thi rất thấp so với tiêu chuẩn. Nhưng Linh nói hãy cho cô 6 tháng để chứng minh cho hội đồng thấy là mình có thể làm được.

“Tôi tạm gác lại việc đi du lịch, xin vào làm tình nguyện viên cho các khách sạn ở Mỹ và Mexico để đổi lại ăn ở miễn phí. Mỗi ngày tôi làm việc 5 tiếng, phụ nấu ăn trong khách sạn hoặc hỗ trợ thủ tục cho khách tại quầy lễ tân. Thời gian còn lại, tôi tập trung cho việc học. Sau 6 tháng, tôi thi lại và đạt điểm cao hơn mức mà hội đồng kỳ vọng”.

{ keywords}

Linh trong chuyến đi Củ Chi. Ảnh: NVCC{ keywords}

Linh trong chuyến "road trip" cùng bạn bè ở Mỹ. Ảnh: NVCC

Nhớ lại vòng phỏng vấn, Linh kể, hội đồng có hỏi cô điều gì là quan trọng nhất đối với sự phát triển của một quốc gia. Cô nói, đó là giáo dục. Linh kể cho họ nghe chuyện bố cô từng nói rằng, ông có thể làm mọi thứ, thậm chí bán cả quả thận của mình nếu cần thiết để có tiền cho anh em cô đi học.

“Lý do ông muốn anh em tôi theo đuổi con đường học là vì ông không muốn anh em tôi quay lại nghề làm rẫy như ông. Tôi nghĩ ông nói đúng. Với những người không xuất thân từ giàu có như tôi, học là con đường duy nhất để đổi đời. Trường học cũng là nơi tôi có thể đứng ngang hàng với những người có địa vị cao hơn tôi, cũng là cách duy nhất tôi có thể tiếp cận họ để xây dựng những mối quan hệ cần thiết cho tương lai”.

Nguyễn Thảo

分享到:

相关推荐